Nguồn cung cổ phiếu dồn dập tăng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi mrleanhcuong, 28/08/2009.

1194 người đang online, trong đó có 477 thành viên. 20:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 256 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. mrleanhcuong

    mrleanhcuong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2008
    Đã được thích:
    583
    Nguồn cung cổ phiếu dồn dập tăng

    Tranh thủ lúc thị trường tích lũy và có xu hướng đi lên, cổ đông lớn xả hàng, công ty niêm yết nơi bán ra cổ phiếu quỹ, nơi phát hành, niêm yết bổ sung.
    Doanh nghiệp đã xong cổ phần hóa cũng rục rịch lên sàn.
    Trong tháng 7 và 3 tuần đầu tháng 8, sàn Hà Nội đón nhận thêm 13 cổ phiếu chào sàn. Cùng với đó là hàng loạt công ty đăng ký niêm yết bổ sung như SHS, KLS, VE9, SKS, DBC, CIC và nộp hồ sơ xin niêm yết như Công ty Thương mại Xi măng, Đầu tư tài chính giáo dục, Ôtô Giải Phóng, Lilama 5, Cơ khí lắp máy Lilama, Xây dựng hạ tầng Sông Đà...

    Trong số này, SHB tung lên thị trường khối lượng lớn nhất, với 150 triệu cổ phiếu, đưa khối lượng niêm yết của ngân hàng tăng gấp 4 lần. Song trong tổng số 200 triệu cổ phiếu đang niêm yết, chỉ khoảng 60 triệu được tự do chuyển nhượng.

    Tại sàn TP HCM, sau 2 đại gia VCB và CTG chào sàn vào cuối tháng 6, nửa đầu tháng 7, thị trường cũng đón nhận thêm khoảng một chục cổ phiếu, như CMS, PHR, VNL, DIG, D2D... Ngoài ra, 3 ngân hàng lớn MB, Eximbank, SCB cũng đang lên kế hoạch niêm yết.
    Nhiều doanh nghiệp tận dụng thời điểm này để niêm yết hoặc bán cổ phiếu quỹ, nhằm tạo vốn cho kinh doanh.
    Hoạt động niêm yết mới, niêm yết bổ sung của các doanh nghiệp tạo nên một lượng cung lớn trên thị trường. Thống kê của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho thấy, trong tháng 6, riêng khối lượng niêm yết lần đầu của các công ty đạt 867,9 triệu cổ phiếu, cao nhất kể từ đầu năm. Trong tháng 7, có thêm 163 triệu niêm yết bổ sung.

    Những công ty phải mua lại cổ phiếu trong năm 2008 làm cổ phiếu quỹ, nhằm đỡ giá, cũng dồn dập bán ra. Trong tháng 7, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (STB) thông báo hoàn tất bán ra 18,2 triệu cổ phiếu quỹ, một bước trước khi phát hành thêm để trả cổ tức.

    Đại gia Hoàng Anh Gia Lai (HAG) cũng rục rịch bán gần 2,8 triệu cổ phiếu quỹ mà các công ty con của tập đoàn này nắm giữ, nhằm bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh. Tại thời điểm mua cổ phiếu quỹ, giá của HAG là dưới 70.000 đồng mỗi cổ phiếu, nay là trên 90.000 đồng. Tính sơ bộ, nếu bán được toàn bộ cổ phiếu quỹ, tập đoàn này sẽ thu về khoản chênh lệch trên 50 tỷ đồng.


    Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cũng đăng ký bán 3 triệu cổ phiếu kể từ giữa tháng 8. Cùng lúc, Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (ABT) thông báo bán toàn bộ 800.000 cổ phiếu quỹ đang nắm giữ, nhằm tái cơ cấu nguồn vốn.


    Cũng trong lúc này, nhiều cổ đông nội bộ và cổ đông lớn của các công ty niêm yết tích cực xả hàng, nhằm tăng cường vốn cho hoạt động kinh doanh và tái cơ cấu danh mục. Chỉ cách nhau vài ngày, 2 đại gia tài chính PVFC và SSI lần lượt đăng ký bán 9,9 triệu và 500.000 cổ phiếu PVD, nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư. Blue-chip này đã tăng giá liên tiếp trong thời gian qua, trong nhiều phiên đi ngược với xu hướng điều chỉnh của thị trường.


    Veil Holdings Limited cũng hoàn tất bán ra 1,9 triệu cổ phiếu REE, đưa tỷ lệ sở hữu xuống 4,85% thay vì 7,28% như trước. Trong khi đó, Grinling International Limited thuộc Dragon Capital và Indochina Capital Vietnam Holdings Limited lần lượt xả hàng đối với 1,2 triệu cổ phiếu CII và 261.000 PNC. Ngoài ra, một loạt cổ phiếu niêm yết như VIS, HCM, TDH, PIT, PTC, BBC cũng bị các cổ đông lớn bán ra.


    Việc cổ đông lớn của doanh nghiệp niêm yết bán ra mạnh mẽ đã góp phần tạo áp lực lên các mã. Thời điểm chỉ số Vn-Index lên mức cao nhất trong vòng một năm qua đã tạo cơ hội để các công ty chốt lời, tạo lợi nhuận cho 6 tháng cuối năm. Nhưng theo chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán TP HCM (HSC) cho rằng, thị trường vẫn thể hiện sự ổn định và tâm lý nhà đầu tư tỏ ra lạc quan.


    Trong một buổi trao đổi với nhà đầu tư, ông Phạm Thành Thái Lĩnh, Phó phòng Phân tích BVSC, cũng nhận định, nguồn cung còn có thể tăng mạnh hơn nữa, do nhiều doanh nghiệp chờ đợi thời cơ thuận lợi để chào sàn hoặc niêm yết bổ sung. Nguồn cung này sẽ hút lượng tiền lớn của thị trường.


    Trong khi đó, cầu chưa thể lên cao, do giới đầu tư vẫn thận trọng trước diễn biến của thị trường tiền tệ. Diễn biến này trong ngắn hạn sẽ tạo sức ép lên thị trường, song theo BVSC, sẽ tăng thanh khoản và sự hấp dẫn cho thị trường trong dài hạn.

Chia sẻ trang này