Nhận biết nhanh các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ADua86, 04/07/2022.

1086 người đang online, trong đó có 434 thành viên. 06:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 690 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. ADua86

    ADua86 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2020
    Đã được thích:
    135
    Nhận biết nhanh các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán

    Thị trường chứng khoán Việt Nam đã rơi vào downtrend được 3 tháng, có rất nhiều yếu tố vĩ mô ảnh hưởng xấu đến thị trường. Hiện tại, nhà đầu tư mới bắt đầu đi tìm lý do cho sự sụt giảm này. Và yếu tố được họ nhắc tới nhiều nhất là Lạm phát và tăng Lãi Suất của FED. Tuy nhiên, trên thực tế, lạm phát đã bắt đầu nhen nhóm khi mà xung đột giữa Nga - Ukraine diễn ra, khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy và giá hàng hóa liên tục tăng. Trong khi đó, lãi suất cũng đã có xu hướng tăng từ thời điểm đầu năm 2022, chứ không phải hiện tại FED mới bắt đầu nâng lãi suất.

    Như vậy, đây là những rủi ro hệ thống mà nhà đầu tư khó có thể tránh được. Bởi vậy các bạn cần phải nhận biết một cách nhanh hơn và phải nắm rõ được các yếu tố vĩ mô nào ảnh hưởng đến thị trường. Việc nắm được diễn biến kinh tế vĩ mô luôn là điều cần thiết với các nhà đầu tư tài chính. Điều này giúp các nhà đầu tư biết được mình đang trong giai đoạn nào của chu kỳ kinh tế tăng hay giảm, triển vọng sắp tới ra sao, để xây dựng được vị thế trong kế hoạch đầu tư phù hợp hơn.

    1. Lạm Phát
    Lạm phát là yếu tố mà NĐT nhắc đến nhiều nhất. Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập không thay đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống. Lạm phát làm hao mòn giá trị của những tài sản có giá trị, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi.
    Khi lạm phát tăng lên, buộc các nhà hoạch định chính sách kinh tế của Ngân hàng trung ương các nước phải đưa ra các chính sách tiền tệ phù hợp, nhằm tăng lãi suất, hút tiền từ bên ngoài lưu thông về để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, Việc tăng lãi suất nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.

    2. Yếu tố chính trị trong nước và toàn cầu
    Những quy định mới của chính phủ có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hệ thống quản lý mới của chính phủ có thể làm thay đổi các lĩnh vực ngành nghề nhất định và thậm chí là toàn bộ nền kinh tế. Trung Đông bất ổn thì sẽ đẩy giá dầu tăng, gây ra những khó khăn nhất định.
    Hay Trung Quốc thực hiện zero covid cũng khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nền kinh tế phụ thuộc
    Hoặc gần đây là xung đột Nga - Ukrane, và các biện pháp trừng phạt từ các cường quốc khác như Mỹ hay EU lại càng khiến tình hình chính trị trở lên căng thẳng, lạm phát tăng, thất nghiệp tăng, nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề

    3. Các tổ chức, hiệp định thương mại toàn cầu
    Tình hình hội nhập về kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng mở rộng, trong đó có Việt Nam. Việc đạt được các thỏa thuận kinh tế lớn có thể giúp 2 bên cân bằng được các yếu tố về thuế, phí... tạo động lực phát triển cho cả 2 bên thỏa thuận. Các yếu tố về thương mại, xuất nhập khẩu, thuế phí có tác động lớn đến thị trường ví dụ như các ngành được miễn thuế, miễn phí thì lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng lên,..
    ví dụ: VHC đạt được thuế suất 0% khi xuất khẩu cá tra sang Mỹ, đã khiến biên lợi nhuận của doanh nghiệp này tăng lên đáng kể

    4. Chính sách tiền tệ
    Các doanh nghiệp cá nhân khi lãi suất cho vay giảm cũng sẽ gia tăng đầu tư sản xuất vì chi phí lãi vay bây giờ rẻ và đồng thời cũng có một lượng tiền đẩy vào kênh đầu tư chứng khoán nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư ngắn hạn . Động thái hạ lãi suất này vừa tác động truyền dẫn giúp nền kinh tế tăng trưởng, giúp cho thị trường chứng khoán tăng trưởng.
    Ngược lại, khi lãi suất tăng, lượng tiền lưu thông bên ngoài thị trường sẽ được thu về, để làm giảm áp lực lạm phát, điều này sẽ kìm hãm lại sự tăng trưởng của nền kinh tế và thị trường chứng khoán.
    Về dự trữ bắt buộc: Thực tế đối với thị trường chứng khoán Việt Nam thì mỗi khi ngân hàng nhà nước thực hiện tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì đều khiến cho thị trường chứng khoán giảm sâu và ngược lại khi ngân hàng nhà nước giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì đều hỗ trợ giúp cho thị trường chứng khoán tăng mạnh

    5. Chỉ số kinh tế (GDP, CPI)
    Nếu các quốc gia phát triển mạnh, GDP tăng, CPI tăng, lạm phát được duy trì ở mức an toàn sẽ thu hút đầu tư, FDI tăng sẽ giúp nguồn vốn ngoại được hoạt động tốt hơn ở Việt nam.
    Nếu GDP tăng trưởng thấp thì sẽ phản ảnh kết quả hoạt động của các doanh nghiệp trên toàn quốc, ảnh hưởng các yếu tố về thương mại, xuất khẩu kém. GDP giảm sẽ cho thấy nền kinh tế đang có dấu hiệu suy giảm

    6. Giá dầu, giá vàng
    Tất cả nền kinh tế trên thế giới hiện tại đều phụ thuộc vào dầu, máy móc, xe cộ, phương tiện,... vấn đề về dự trữ dầu, nguồn cung dầu luôn là vấn đề mà phải quan tâm
    Ngoài tiền thì vàng là kênh thanh khoản cao thứ 2 sau tiền. Các quốc gia đa phần là trữ vàng chứ không phải trữ đô-la. Còn hầu hết tiền thì dùng để mua trái phiếu chính phủ hoặc đầu tư.

    7. Kết quả kinh doanh của công ty
    Có lẽ ảnh hưởng lớn nhất đối với thị trường chứng khoán là kết quả kinh doanh của các công ty. Thu nhập của một công ty là động lực thúc đẩy giá cổ phiếu. Các nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu để có thể tham gia vào lợi nhuận của một công ty. Giá cổ phiếu tăng nếu lợi nhuận của công ty tăng và ngược lại giá cổ phiếu giảm nếu lợi nhuận của công ty giảm hoặc tăng trưởng chậm hơn.
    Tuy nhiên sẽ có những trường hợp mà chúng ta cần phải xem xét tới cả kỳ vọng của NĐT, bởi 1 doanh nghiệp đang trên đà giảm KQKD nhưng NĐT kỳ vọng thời gian sau đó doanh nghiệp sẽ phục hồi thì giá cổ phiếu cũng có thể tăng trở lại

    Trong trường hợp này nhà đầu tư cần linh động để đánh giá doanh nghiệp
    --- Gộp bài viết, 04/07/2022, Bài cũ: 04/07/2022 ---
    Chia sẻ chân tình : https://3c5.com/ppA85

Chia sẻ trang này