Nhận diện đòn thao túng tren TTCK

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhlong_vn, 26/08/2006.

5582 người đang online, trong đó có 820 thành viên. 08:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1238 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Nhận diện đòn thao túng tren TTCK

    Nhận diện đòn thao túng

    Trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến đầu tháng 5 năm 2006, TTCK Việt Nam đã có hai mức tăng trưởng đột biến, đó là sự gia tăng số tài khoản giao dịch và sự tăng giá của nhiều loại cổ phiếu (CP). Nhiều nhà đầu tư (NĐT) đã được tận hưởng niềm hân hoan tột cùng vì giá CP cứ tăng liên tục. Tuy nhiên, từ giữa tháng 5 đến nay, không ít NĐT lại đắng cay vì thua lỗ và ngậm ngùi và phải tạm rời bỏ thị trường mà vẫn chưa kịp hiểu vì sao?
    Người viết bài này cảm nhận rằng, một trong những tồn tại hiện nay là ?ohình như? TTCK đang có những ?ophù thủy? thừa năng lực để điều khiển và thao túng thị trường. Họ đã có những hành động tung hứng hoặc đè giá CP để phục vụ cho ý đồ riêng của mình.
    Trong thời gian qua, có một vài DN niêm yết bị thua lỗ và định hướng phát triển chưa có gì rõ ràng, nhưng giá CP vẫn có những đợt tăng đột biến. Ngược lại, có những DN kết quả hoạt động và triển vọng rất tốt, nhưng giá CP lại cứ giảm dần dần? Tất nhiên, hiện tượng tăng hoặc giảm giá của các loại CP nói trên xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng không loại trừ có bàn tay tác động của các ?ophù thủy?.
    Không ít lần bảng điện giao dịch đã bị các ?ophù thủy? tiến hành ?orải đinh? khi hiện lên các lệnh mua ở 3 mức giá cao nhất với số lượng mỗi lệnh chỉ là 10 CP, nhằm mục đích che đi các mức giá mà họ muốn chặn mua. Có lúc bảng điện lại xuất hiện nhiều lệnh bán lớn với giá sàn ngay đầu đợt giao dịch, nhằm mục đích ?okhủng bố? tinh thần của các NĐT yếu bóng vía. Không ít NĐT đã vội vã viết ngay lệnh bán tháo CP và sau đó ?ophù thủy? cứ thản nhiên sử dụng một tài khoản khác để nhập rất nhanh các lệnh mua lớn ở sát mức giá sàn trong 5 phút cuối cùng của đợt giao dịch và thu gom được thêm nhiều CP tốt với giá thấp? Nạn nhân của cách thao túng này thường là những NĐT mới tham gia thị trường và NĐT còn thiếu kinh nghiệm, họ đã và có thể sẽ tiếp tục là nạn nhân bị nhấn chìm trong những vòng xoáy nghiệt ngã của thị trường. Việc xác định có sự thao túng của ?ophù thủy? hay không, xin để cho cơ quan chức năng khẳng định và có biện pháp. Bài viết này chỉ xin nêu tiếp vài vấn đề mà NĐT mới tham gia cần lưu ý.

    ?oLòng tham và sự sợ hãi?

    Khi NĐT không tỉnh táo và kiềm chế được lòng tham sẽ dễ tạo ra những kỳ vọng quá cao, thậm chí sẽ trở thành những ảo tưởng về giá CP. Lúc quyết định đầu tư vào một loại CP nào đó, có thể NĐT chỉ đặt ra một chỉ tiêu lợi nhuận khiêm tốn, khoảng 10 - 25% trên vốn đầu tư. Nhưng gặp lúc thị trường đang có sự kích giá lên của các ?ophù thuỷ? tạo thành trào lưu tăng giá, nhiều NĐT lại tranh mua giá trần khiến cho giá CP cứ tăng mãi, thế là NĐT cứ cho rằng, giá CP mình đang có sẽ còn tăng lên nữa, nên họ tiếp tục găm giữ CP, thậm chí còn huy động thêm vốn để mua thêm CP?
    Và khi các ?ophù thủy? đã ?ohài lòng? về mức giá thì họ sẽ âm thầm bán CP ra trong lúc nhiều NĐT vẫn ?osay máu? tranh mua. Cho đến lúc ?ophù thủy? bán ra gần đủ cơ số thì họ sẽ chờ thời cơ đến, có thể là thời điểm có thông tin xấu về tình hình kinh tế - chính trị của thế giới; của đất nước; của các DN niêm yết? để đặt bán vài lô lớn CP với giá sàn, nhằm gây ra hiệu ứng tâm lý với các NĐT. Lúc này, nhiều NĐT lại hoảng sợ tranh bán, tạo ra một trào lưu rớt giá. Có người khi bán CP ra vẫn còn lợi nhuận, nhưng không ít người sẽ phải bán thấp hơn với giá mua để giảm thua lỗ, hoặc bán ra để rồi hy vọng sẽ mua được với giá thấp hơn.
    Các ?ophù thuỷ? có thể tung ra nhiều ?okịch bản? và ?ođòn đánh? đa dạng: lúc thì để thị trường tăng nhẹ 2 hoặc 3 phiên rồi cho rớt giá; lúc thì vừa rớt giá sàn trong đợt 1 khi đến đợt 3 thì giá lại tăng kịch trần; lúc thì đè giá cho rớt liên tục từ 4 đến 8 phiên; lúc thì cứ để cho giá CP lình xình đi ngang, tăng giảm không đáng kể? Đến một lúc nào đó NĐT không còn sự kiên nhẫn và đã cạn sức chịu đựng phải bán tháo CP và khi giá CP đã rớt đến một mức ?ochấp nhận được?, các ?ophù thủy? sẽ tung toàn lực để thu gom CP. Khi đã gom đủ cơ số và gặp đúng thời cơ thị trường có thông tin tốt thì trên bảng điện giao dịch lại xuất hiện dồn dập những lệnh mua lớn với giá trần để kích giá CP lên và các đại gia lại bắt đầu tạo ra một chu kỳ vận động mới, một vòng xoáy mới.

    NĐT nên làm gì để tự bảo vệ?

    Các NĐT cần xác định mục đích của mình là đầu tư ngắn hạn hay dài hạn và phải trau dồi những kỹ năng cần thiết để tìm hiểu và chọn lựa CP có chất lượng tốt và phù hợp: những loại CP thường có nhiều sự đột biến về giá thì thích hợp cho trường phái đầu tư ngắn hạn; những DN hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, có triển vọng phát triển và giá CP tăng theo kỳ vọng thì lại thích hợp cho NĐT dài hạn; những CP đang rớt giá do DN tạm thời bị thua lỗ trong ngắn hạn, nhưng lại có tiềm năng phát triển trong tương lai thường đem lại lợi nhuận cao cho những NĐT có tầm nhìn xa và dám mạo hiểm chấp nhận rủi ro?
    Nếu là đầu tư ngắn hạn thì khi đã đạt được lợi nhuận mong muốn và cảm nhận được xu thế của cung và cầu gần cân bằng, NĐT nên kiên quyết bán ngay dù cho giá CP có thể lên thêm một vài phiên nữa. Có không ít NĐT ngắn hạn thành công đã được xem là những chuyên gia ?onhảy sạp?, vì họ thường bắt mạch gần đúng các nhịp tác động vào thị trường của các ?ophù thủy?.
    Nếu xác định là đầu tư dài hạn vì kỳ vọng vào sự phát triển của DN hay kỳ vọng vào một mức giá trong tương lai của CP thì NĐT nên kiên định với kế hoạch của mình, tránh dao động bán tháo CP, ngoại trừ trường hợp DN có những thông tin xấu đột biến.
    Khá nhiều NĐT có kiến thức và có kinh nghiệm đã vận dụng rất nhuần nhuyễn giữa hai trường phái đầu tư ngắn hạn và dài hạn. Đối với họ thì không có sự phân biệt nhất định mà họ sẽ linh hoạt vận dụng tùy theo diễn biến của thị trường

    Nguyễn Quý Quýnh
    Báo Đầu tư Chứng khoán
  2. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    ?oLuật chơi? của các nhà tạo giá trên thị trường chứng khoán

    Hai tình huống được nêu sau đây lưu ý các nhà tạo giá không được đưa giá cài khoá (gọi là locked market) và giá vượt chéo (crossed market) vào hệ thống.

    Thế nào là thị trường bị cài khoá?

    Ta biết rằng một báo giá của các nhà tạo giá đưa vào hệ thống gồm có giá thu vào (bid) và giá bán ra (offer). Giá sẽ bị cài khoá khi nào hai giá dùng để tham khảo (giá tốt nhất) không có khoản chênh lệch giá. Cụ thể, một nhà tạo giá đưa ra giá thu vào (bid) bằng đúng với giá bán ra (offer/ask) đã được một nhà tạo giá khác chào trước đó sẽ làm thị trường bị cài vào thế khoá lại.
    Ví dụ, giả định lúc đầu chỉ có mỗi một nhà tạo giá ALFA đưa báo giá vào hệ thống báo giá cho chứng khoán TNA (một chứng khoán OTC giả định). Đến lượt công ty chứng khoán khác, công ty DELTA tham gia tạo giá cho chứng khoán TNA và đã khoanh thị trường lại đối với chứng khoán đang được tạo giá này.

    Thị trường bị cài khoá hay bị khoanh lại chỉ để "hai ta" làm ăn với nhau thôi (có thể vô hình). Trường hợp trên đây giá bán ra của công ty CK ALFA và giá mua vào của công ty chứng khoán DELTA bằng nhau, là 20,5 USD. Do trong báo giá còn nêu cả số lượng sẵn sàng giao dịch, gọi là "firm bid" và "firm ask", (nếu không ghi thì mặc nhiên đó là 1 lô = 100 cổ phần), cho nên, theo nguyên lý hai công ty này sẽ giao dịch với nhau cho đến khi cạn hết lượng chào bán "cứng" đó. Kết quả cạn kiệt này rốt cuộc có thể giải toả thị trường, nhưng lúc đó thị trường sẽ có một tình huống giá tệ hơn (khoảng chênh lệch lớn hơn).

    Thế nào là một thị trường bị vượt chéo?

    Một thị trường bị gọi là vượt chéo khi một nhà tạo giá đưa ra giá thu vào (bid) cho một chứng khoán ở mức cao hơn giá bán ra (offer/ask) do một nhà tạo giá khác đã nhập vào hệ thống (ví dụ hệ thống Nasdaq). Tương tự nếu có một giá bán ra (ask) thấp hơn giá thu vào (bid) trong hệ thống đối với chứng khoán cùng loại, thì thị trường này cũng bị "tréo ngoe". Tình huống này làm cho thị trường tắc tị, cho nên tất cả các hệ thống giao dịch thị trường OTC đều không cho phép các thành viên báo giá có thể gây vượt chéo cho thị trường.

    Một thị trường giá vượt chéo cho hậu quả còn tệ hơn trường hợp nó bị cài khoá. Bắt đầu là chào giá của công ty ALFA. Sau đó, công ty chứng khoán DELTA tham gia đưa tiếp giá của mình vào hệ thống, mà không cần tham khảo chào giá của công ty ALFA, kết quả: Giá thu vào (bid) của DELTA lúc này là 21 USD đã vượt chéo so với giá bán ra (ask) của công ty ALFA đang là 20.5 USD. Hậu quả của việc đưa giá tuỳ tiện này làm cho giá thị trường đang bình thường vọt lên một giá mới khá cao. Trong ví dụ trên đây, với giá rao mua (bid) của DELTA (21 USD) sẽ kích bán, và theo nguyên lý, giá đó cùng với giá ask 20.5 USD của ALFA, sẽ nhanh chóng biến mất, khoét rộng khoảng cách giữa giá thu vào và bán ra sẽ được hệ thống ghi nhận tiếp sau đó là "bid 20 - ask 22". Khoản lệch giá lúc này là 2 USD, còn xấu hơn khoản lệch giá trong trường hợp thị trường bị cài khoá như đã khảo sát ở trên. Trong thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường giao dịch OTC, khi giá chứng khoán bị kích lên hoặc dìm xuống, mà không xuất phát từ vận động cung cầu hợp lý của thị trường, thì các nhà tạo giá có thể bị quy trách nhiệm đã dùng thủ thuật vận hành giá (manipulation).

    Tóm lại, để tránh tình trạng thị trường bị cài khoá hoặc bị vượt chéo, luật lệ giao dịch OTC cấm các nhà tạo giá không được đưa vào hệ thống:

    - Giá thu vào (bid) bằng hoặc lớn hơn giá bán ra (ask) của một nhà tạo giá khác đã nhập vào cho cùng một chứng khoán.
    - Giá bán ra (ask) bằng hoặc nhỏ hơn giá thu vào (bid) của một nhà tạo giá khác đã nhập sẵn vào, đối với cùng một chứng khoán.

    Các nhà tạo giá cũng được lưu ý rằng, các chứng khoán được báo giá và đưa vào hệ thống phải là loại hợp lệ và đưa vào đầu tư cần tham khảo thông tin về chủ thể phát hành loại chứng khoán đó họ sẽ thực hiện dễ dàng.

    Những lưu ý đặc biệt khác về báo giá trên OTC:

    Các báo giá phải đảm bảo thoả mãn cung cầu một lượng chứng khoán ít nhất bằng một lô tròn (100 cổ phần). Đây là một chào giá có cam kết chắc chắn (firm).

    Một báo giá thông thường được yêu cầu phải kèm theo số lượng. Tất cả các chào giá được xem là có cam kết cứng ngoại trừ có chỉ định khác rõ ràng kèm theo. Các chỉ định không chắc chắn đó như: "vào khoảng" (around), "còn tuỳ thuộc" (subject), "theo tính toán" (work out), ... sẽ phải được ghi trước hay sau một báo giá.

    Vì những lý do nghiệp vụ và kỹ thuật, hệ thống báo giá và xác nhận phải được thực hiện bằng mạng truyền in được và hiển thị lên màn ảnh, chứ không thể làm việc này chỉ bằng điện thoại.

    Nguồn: Business World Portal




    Được linhlong_vn sửa chữa / chuyển vào 16:23 ngày 14/11/2006
  3. blacklotus

    blacklotus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Đã được thích:
    0
    bác linhlong này viết sách thì hay phải biết đó . Bác thử cầm khoang 1tỷ nhìn từng fút từng fút mất đứt vài chục tr thì bác nghỉ sao . Nếu bác la đại gia bác cũng phải đổ mồ hôi và lăng tăng ngay tức khác . Ở đây ko nói đến các bác có số vồn cao chịu được nhiệt vì người như vậy ko chiếm số đông TTCK mà ngược lại số bác như em có chút ít vốn đi đầu tư kiếm bữa cơm qua ngày thì rất nhiều . Nên đõi khi gặp trường hợp vậy thì em toàn phòng thủ trước cho chắc ăn . Nên lý thuyêt là chết người là sống . Cư đụng vai lần sẽ hiểu ra vấn đề ngay thôi
  4. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Thủ thuật tung hỏa mù bằng đặt lệnh

    Những nhà đầu tư mới tham gia thị trường, còn thiếu kiến thức về chứng khoán thường nhìn nhận hoạt động giao dịch từa tựa như đi buôn, tức là chớp thời cơ mua ở giá thấp và đợi giá lên cao để bán ra.

    Một trong những dấu hiệu được các nhà đầu tư này sử dụng để đánh giá tình hình là khối lượng dư mua sau khớp lệnh mỗi phiên. Đối với nhiều hình thức đầu tư khác, tình hình cung cầu có thể nhận định khá chuẩn xác nhưng với thị trường chứng khoán, những mánh giao dịch của những cao thủ có thể khiến nhà đầu tư tay mơ phán đoán sai.

    Diễn biến giá cổ phiếu hiện bị tác động chủ yếu bởi quy luật cung cầu. Tuy nhiên, cầu cũng có loại thật và ảo. Cầu ảo dễ dàng được tạo ra bởi những nhà đầu tư nắm trong tay khối lượng cổ phiếu lớn hoặc tài khoản đầy tiền. Cầu ảo được tạo ra bằng những lệnh mua mà người đặt biết chắc chắn rằng lệnh đó không được khớp hoặc có khớp thì cũng chỉ được một khối lượng rất thấp.

    Với quy trình khớp lệnh định kỳ, lệnh nhập phải thông qua công đoạn thủ công tại sàn và trình tự ưu tiên khớp theo thời gian đặt lệnh. Nhà đầu tư có ý định tạo cầu ảo căn cứ vào diễn biến giao dịch để đặt lệnh sát giờ khớp, thường là trong đợt giao dịch thứ ba, đủ để lệnh được vào hệ thống nhưng không được khớp.

    Như vậy, khối lượng này sẽ trở thành dư mua nhưng lại không phản ánh đúng nhu cầu thị trường mà mang tính chất đổ thêm dầu vào lửa. Nhà đầu tư ít kinh nghiệm chỉ biết căn cứ vào khối lượng dư mua thông báo lên tới hàng trăm ngàn cổ phiếu để cho rằng cầu đang rất lớn nghĩa là giá sẽ còn tăng. Mánh này đặc biệt phát huy tác dụng trong thời điểm lượng bán quá ít và giá liên tục khớp mức trần."Anh ơi bao nhiêu thì mua được"? Đó là câu hỏi rất thường thấy tại các sàn giao dịch vì phần đông nhà đầu tư mới tham gia rất ít kinh nghiệm, thậm chí còn chưa đọc thông bảng giao dịch điện tử. Kỹ thuật ?orải đinh" tung hoả mù trên bảng giao dịch đã được nhiều nhà đầu tư lão luyện "bật mí" từ lâu và không còn là bí mật, thậm chí người nước ngoài cũng học được và sử dụng.

    Tuy nhiên, với nhà đầu tư mới chơi, tìm được giá chào hợp lý là một bài toán nhức đầu và nhanh nhất là đặt mua giá trần. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá cổ phiếu bị kích lên cao.

    Kỹ thuật ?orải đinh" rất đơn giản: Lợi dụng giới hạn hiển thị 3 cột giá chào mua, chào bán tốt nhất của bảng giao dịch để che đi mức giá khớp thật. Trong biên độ dao động giá 5%, nhà đầu tư có thể đặt tại nhiều mức giá khác nhau, nhưng trên bảng điện tử chỉ đủ chỗ để hiện 3 giá bán thấp nhất và 3 giá mua cao nhất.

    Như vậy, chỉ cần vài lệnh đặt bán thật thấp và vài lệnh đặt mua thật cao với khối lượng tối thiểu (10 cổ phiếu) là đã chiếm hết chỗ. Giá khớp sẽ là cuộc đấu trí đằng sau bảng giao dịch với các lệnh không hiện lên màn hình.

    Theo lời khuyên của các cao thủ, nhà đầu tư mới nên chú ý tới mức giá khớp dự kiến. Nếu muốn mua, nhà đàu tư nên đặt trên giá khớp dự kiến vài trăm đồng là có thể mua được và nếu muốn bán có thể làm ngược lại.

    Tuy nhiên, để có thể xác định chính xác giá khớp dự kiến, nhà đầu tư cần có thời gian và lượng lệnh tương đối lớn đã vào hệ thống rồi mới đặt lệnh. Cách căn cứ giá khớp dự kiến hầu như không có hiệu quả trong tình hình thị trường bốc hoả như hiện tại với số lệnh quá lớn, thậm chí được đặt ngay từ hôm trước.

    Các mánh giao dịch này đang được áp dụng phổ biến do những hạn chế căn bản của phương thức khớp lệnh định kỳ. Dự kiến trong quý II/2007, Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM sẽ áp dụng phương thức khớp lệnh liên tục - các lệnh nhập vào hệ thống được khớp ngay nếu phù hợp về giá - sẽ giải quyết được tình trạng này.

    (Theo Lao Động)

Chia sẻ trang này