Nhận định quý 1 - Sự bất ngờ mang tên Việt Nam

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 06/01/2019.

2914 người đang online, trong đó có 1165 thành viên. 16:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 303472 lượt đọc và 1402 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    20.866
    http://mtvjsc.com/cac-quy-etf-tren-...chuc-trieu-usd-trong-nhung-ngay-dau-nam-2019/

    Diễn biến tích cực của thị trường trong những ngày đầu năm mới có sự đóng góp không nhỏ từ các quỹ ETF như VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF), iShare MSCI Frontier 100 ETF, VFMVN30 ETF.

    Từ đầu năm tới nay, diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam tương đối ổn định và chỉ số Vn-Index dần hồi phục lên trên 900 điểm từ vùng đáy 860 điểm. Sự khởi sắc của thị trường trong thời gian qua không thể không nhắc tới dòng vốn ngoại khi họ trở lại mua ròng gần 2.000 tỷ trên toàn thị trường, cũng như nhiều quỹ nội cũng bắt đầu tiến hành giải ngân.

    Trong đó, một phần không nhỏ lực mua trên thị trường từ đầu năm tới nay được thực hiện bởi các quỹ ETF như VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF), iShare MSCI Frontier 100 ETF, VFMVN30 ETF.

    Theo dữ liệu được công bố, quỹ ETF nội VFMVN30 ETF từ đầu năm tới nay đã phát hành ròng 7,5 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 107 tỷ đồng (4,6 triệu USD).

    Thống kê quá khứ cho thấy, mối tương quan giữa các đợt phát hành/rút ròng chứng chỉ quỹ VFMVN30 ETF với diễn biến thị trường là khá chặt chẽ. Mỗi đợt VFMVN30 ETF đẩy mạnh phát hành chứng chỉ quỹ, diễn biến thị trường thường khá thuận lợi, thậm chí bứt phá mạnh như giai đoạn đầu năm 2018. Ngược lại, khi mà VFMVN30 ETF bị rút ròng chứng chỉ quỹ, diễn biến thị trường sẽ kém tích cực, như giai đoạn giữa năm 2018.

    [​IMG]
    VFMVN30 ETF hiện đang thu hút sự quan tâm không nhỏ của giới đầu tư trong và ngoài nước. Mới đây nhất, vào cuối năm 2018, Bualuang Securities (BLS), một Công ty chứng khoán đến từ Thái Lan đã phát hành chứng chỉ lưu ký (DR) với quy mô hàng trăm triệu USD để đầu tư vào chứng chỉ quỹ VFMVN30 ETF. Trong thời gian tới, dòng tiền từ Thái Lan được dự báo sẽ tiếp tục đổ mạnh vào thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua chứng chỉ quỹ VFMVN30 ETF.

    Quỹ ETF ngoại lâu đời trên thị trường Việt Nam là VNM ETF cũng phát hành lượng chứng chỉ quỹ trị giá 15,43 triệu USD (360 tỷ đồng) từ đầu năm tới nay. Đáng chú ý, trong 4 phiên gần nhất, quỹ này phát hành đều đặn lượng chứng chỉ quỹ trị giá hơn 3 triệu USD mỗi phiên, giống giai đoạn đầu năm 2018 khi thị trường chứng khoán Việt Nam thăng hoa rực rỡ.

    Do đó, việc VNM ETF đang duy trì đà mua ròng cổ phiếu thời gian qua là tín hiệu khá tích cực cho thị trường. Hiện tại, tổng tài sản VNM ETF vào khoảng 347 triệu USD và cổ phiếu Việt Nam chiếm tỷ trọng xấp xỉ 75% danh mục quỹ.

    [​IMG]
    Dòng vốn đang trở lại VNM ETF

    Một quỹ ETF ngoại khác là iShare MSCI Frontier 100 ETF cũng phát đi những tín hiệu khá tích cực khi phát hành ròng 150 nghìn chứng chỉ quỹ, tương ứng 4,2 triệu USD (gần 100 tỷ đồng) trong tháng đầu năm. Mặc dù lượng phát hành không lớn, nhưng việc iShare MSCI Frontier 100 ETF hút vốn trở lại cho thấy tâm lý giới đầu tư quốc tế đang lạc quan về thị trường cận biên sau giai đoạn rút vốn mạnh cuối năm 2018.

    Quy mô danh mục iShare MSCI Frontier 100 ETF hiện đạt xấp xỉ 500 triệu USD, trong đó tỷ trọng danh mục cổ phiếu Việt Nam chiếm 16,3% và là thị trường chiếm tỷ trọng lớn thứ 3, sau Kuwait và Argentina.

    Trong khi đó, quỹ FTSE Vietnam ETF đã bị rút ròng nhẹ 14.300 chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 406 nghìn USD (10 tỷ đồng) và là quỹ ETF duy nhất đi ngược xu hướng.

    Tuy vậy, nhìn chung xu hướng các quỹ ETF vẫn là hút vốn và với đặc tính khá nhạy cảm với thị trường, chúng ta có thể kỳ vọng thị trường sẽ khởi sắc hơn trong những ngày đầu năm mới Kỷ Hợi 2019.

    Minh Anh
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    20.866
    Sự gia nhập của nhiều CTCK ngoại với những đợt tăng vốn lớn đang đặt các CTCK nội trước bài toán cạnh tranh ngày càng quyết liệt.


    [​IMG]
    Thấy gì từ kết quả kinh doanh năm 2018 của 672 doanh nghiệp niêm yết?

    Năm 2019 là thời gian quan trọng của chứng khoán Việt Nam khi đứng trước cơ hội nâng hạng của FTSE Russell. Mặt khác, quy mô thị trường cổ phiếu năm qua tăng gần 11%, đạt 3,9 triệu tỷ đồng, tương đương 70,2% GDP. Giá trị giao dịch trung bình phiên cao hơn 29% so với 2017, đạt 6.500 tỷ đồng. Thị trường phái sinh cũng tăng 6 lần về thanh khoản và tăng 2,7 lần vị thế mở.

    Những con số trên cùng với triển vọng nâng hạng lên thị trường mới nổi khiến chứng khoán Việt Nam trở thành “sân chơi” hấp dẫn cho các công ty chứng khoán (CTCK).

    Để đón đầu làn sóng nâng hạng, nhiều CTCK ngoại đã liên tục “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam. Bằng việc mua lại các các đơn vị nhỏ, các "ông lớn" nước ngoài thành công gia nhập thị trường. Đơn cử như Tập đoàn Tài chính KB Hàn Quốc (KBFG) mua lại 99,4% vốn CTCK Maritime và đổi tên thành KBSV. CTCK Đệ Nhất cũng được bán cho nhóm cổ đông Đài Loan (Trung Quốc) và đổi tên thành Yuanta Việt Nam…

    Đại diện của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, có 9 CTCK sở hữu của nước ngoài trên 51%, trong đó 5 doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc đều có mặt tại Việt Nam như Shinhan, KIS, NH, KB, Mirae Asset…

    Với CTCK nội, quá trình tái cấu trúc cũng diễn ra, nổi bật nhất là thương vụ sáp nhập CTCP Chứng khoán SHB (SHBS) vào CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS). Số lượng CTCK đã giảm từ 102 đơn vị xuống còn 77 đơn vị trong 6 năm qua.

    [​IMG]
    Cuộc đua tăng vốn giữ “túi tiền” của nhà đầu tư

    Bên cạnh sự xuất hiện của khối ngoại, thị trường còn chứng kiến những đợt tăng vốn lớn của CTCK trong năm 2018. Trong 20 CTCK vốn điều lệ lớn nhất thị trường, xuất hiện 5 CTCK có vốn ngoại.

    Trong đó, Chứng khoán Mirae Asset (MASC) đã tăng vốn từ 2.000 tỷ đồng (cuối năm 2017) lên 4.300 tỷ đồng, trở thành CTCK có vốn điều lệ lớn thứ 2 tại Việt Nam. Chứng khoán KB Việt Nam (MSI) cũng tăng vốn từ 300 tỷ đồng lên thành 1.680 tỷ đồng. Chứng khoán Yuanta cũng tăng vốn từ 300 tỷ lên 1.000 tỷ đồng.

    Trong “guồng quay” này, nhiều CTCK nội cũng phải bắt kịp. Chứng khoán VPBank (VPBS) đã tăng vốn gấp 2,4 lần, lên 3.500 tỷ đồng năm qua. Một số đơn vị như Chứng khoán NH Việt Nam (CBVS), Chứng khoán Artex (ART) hay Chứng khoán Kiến thiết VN (PCSC) đều tăng vốn gấp hơn 2 lần.

    Trong quý cuối 2018, Chứng khoán Tân Việt (TVSI) cũng vừa nâng vốn lên 1.080 tỷ đồng và còn một số CTCK đang trong kế hoạch phát hành cổ phần như CTCK Everest muốn nâng vốn 1.000 tỷ đồng…

    [​IMG]

    Việc tăng vốn giúp các CTCK cải thiện năng lực tài chính và có cơ hội tham gia các sản phẩm mới trên thị trường và phát triển công nghệ. Theo quy định, CTCK phải có vốn điều lệ trên 600 tỷ mới được làm hoạt động tự doanh chứng khoán phái sinh và 800 tỷ đối với hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh. Mặt khác, việc tăng vốn cũng giúp các CTCK mở rộng cho vay ký quỹ, tăng doanh thu và lợi nhuận từ mảng này.

    Ông Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chia sẻ tại họp báo cuối 2018, theo thông tin không chính thức, quá trình tái cấu trúc thông qua việc hợp nhất và sáp nhập sẽ càng sôi động hơn.

    Sự tham gia của các CTCK ngoại sẽ tạo sức ép cạnh tranh lớn trên thị trường. Các đơn vị nước ngoài do những tập đoàn lớn đứng sau với sức mạnh về tài chính, công nghệ, quản trị… sẽ mang đến tính chuyên nghiệp, thiết lập hệ thống rủi ro tốt cho nhà đầu tư. Điều này đặt các CTCK khác phải nâng cao năng lực và khả năng kinh doanh, từ đó thúc đẩy toàn bộ hệ thống các đơn vị thành viên thị trường.

    Mặt khác, theo bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng tổ chức CTCP Chứng khoán SSI (HoSE: SSI), đơn vị dẫn đầu vốn điều lệ và thị phần chứng khoán, dung lượng thị trường sẽ ngày càng lớn theo thời gian khi có nhiều doanh nghiệp lên sàn. Các CTCK sẽ cần nâng cao khả năng vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay ký quỹ gia tăng.

    [​IMG]
    “Sức bật” từ chính sách và công nghệ

    Theo ông Bùi Hoàng Hải, năm nay, khả năng về vốn và tiếp cận thị trường của các CTCK sẽ được cải thiện và hỗ trợ nhờ những chính sách thúc đẩy từ phía cơ quan quản lý, trong đó có Luật Chứng khoán sửa đổi.

    Trọng tâm của luật sửa đổi có 2 nội dung chính. Thứ nhất là mở rộng khả năng huy động vốn của các CTCK, giúp các doanh nghiệp tiếp cận dòng tiền, tăng quy mô. Thứ hai là quy định chi tiết các dịch vụ mà CTCK được cung cấp. Điểm này nằm trong câu chuyện chung của thị trường, hướng tới đa dạng hóa, phát triển các sản phẩm chứng khoán.

    Mặt khác, khả năng áp dụng công nghệ tài chính (Fintech) cũng sẽ tạo ra sự thay đổi lớn cho các CTCK, trong đó có việc tiếp cận nhà đầu tư. Ông Hải dẫn chứng, hiện nay địa chỉ kinh doanh, phòng giao dịch, chi nhánh của các CTCK chủ yếu tập trung ở 2 thành phố lớn Hà Nội, TP HCM, khó có thể tiếp cận các nhà đầu tư ở tỉnh khác. Nếu mở rộng cơ sở ở các địa phương khác, CTCK sẽ rất tốn kém. Tuy nhiên, nếu áp dụng Fintech, CTCK có thể cho mở tài khoản online, xác thực danh tính điện tử, qua đó ra tăng lượng khách hàng mà không cần mở rộng chi nhánh.

    Bên cạnh đó, một số CTCK đang tiến tới sử dụng robot, trí thông minh nhân tạo (AI) để tư vấn cho khách hàng. Theo lãnh đạo UBCKNN, AI sử dụng thuật toán và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Khách hàng sẽ được tư vấn khách quan dựa trên năng lực tài chính và khả năng chấp nhận rủi ro, xu hướng đầu tư. Áp dụng AI nói riêng và công nghệ sẽ làm chuyên nghiệp hóa hơn vấn đề quản trị và tiết giảm chi phí doanh nghiệp.

    Với những chuyển động đang diễn ra trong khối các doanh nghiệp chứng khoán, năm 2019 nhiều khả năng sẽ chứng kiến những cuộc rượt đuổi thị phần quyết liệt giữa các nhà môi giới trên thị trường.

    Theo Lê Hải

    NDH
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    20.866
    Hiểu như thế nào với tin :

    http://mtvjsc.com/sau-gan-thap-ky-viet-nam-tinh-giam-du-tru-bat-buoc-cho-luong-tien-lon/

    Sau gần thập kỷ, Việt Nam tính giảm dự trữ bắt buộc cho lượng tiền lớn

    written by AdminCK 9 Tháng Hai, 2019
    [​IMG]
    Mức giảm dự kiến khá mạnh, áp dụng cho một lượng lớn tiền gửi tại một số ngân hàng thương mại…

    Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, trên cơ sở quy định đã được Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung năm 2017) xác định.

    Hướng điều chỉnh dự kiến giảm khá mạnh cho một số trường hợp có lượng tiền gửi lớn, cùng một số trường hợp được loại trừ.

    Theo đó, đây dự kiến là lần đầu tiên sau gần 9 năm Việt Nam thực hiện giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Công cụ này theo đó sẽ có tác động mới sau một thời gian dài gần như không thay đổi.

    Cụ thể, theo Quyết định 750 hồi tháng 4/2011, Ngân hàng Nhà nước giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các tổ chức tín dụng, tiền gửi VND không kỳ hạn và dưới 12 tháng từ 4% xuống 3%, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên từ 2% xuống 1%.

    Các mức quy định trên áp dụng cho đến nay, ngoại trừ lần điều chỉnh riêng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trong năm 2018.

    Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là lượng tiền các tổ chức tín dụng phải gửi và duy trì ở Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Với tỷ lệ trên, cứ có 100 đồng tiền gửi, như loại không kỳ hạn và dưới 12 tháng, các tổ chức tín dụng phải để lại 3 đồng tại Ngân hàng Nhà nước chứ không được dùng kinh doanh cả 100 đồng.

    Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ hiện áp các tỷ lệ cao hơn, tương ứng phân loại trên là 8% và 6% (riêng Agribank được áp thấp hơn 1% các loại).

    Trong điều hành chính sách tiền tệ, tùy thuộc vào tình hình thanh khoản hệ thống, lạm phát, lãi suất…, dự trữ bắt buộc là công cụ có sức nặng và độ phủ lớn, thường tác động nhanh đến hệ thống và thị trường để nhà điều hành có thể đạt được mục tiêu điều tiết.

    Tuy nhiên, cũng vì sức nặng của nó (trong giai đoạn 2008 – 2010, từng có quan điểm xem đây là “biện pháp bạo lực” đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng khi tăng lên để chống lạm phát với những tranh luận khác nhau) nên dự trữ bắt buộc thường được cân nhắc thận trọng mỗi khi điều chỉnh. Nó cũng giải thích vì sao sau gần một thập kỷ Việt Nam mới tính toán điều chỉnh.

    Hướng điều chỉnh, như trên, đã được quy định trong Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017, gắn với quá trình tái cơ cấu hệ thống.

    Theo đó, Ngân hàng Nhà nước dự kiến điều chỉnh theo hướng: về đối tượng sẽ không áp dụng quy định về dự trữ bắt buộc cho một số đối tượng, gồm tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; tổ chức tín dụng chưa khai trương hoạt động; tổ chức tín dụng có quyết định thanh lý tài sản, hoặc giải thể, hoặc chấm dứt hoạt động hoặc thu hồi giấy phép hoạt động của cấp có thẩm quyền.

    Nhóm đối tượng trên hiện có Ngân hàng Đông Á (sau khi đặt vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015 và tiến hành tái cơ cấu), ba ngân hàng thương mại mà Ngân hàng Nhà nước mua lại giá 0 đồng.

    Nhóm đối tượng này cũng được dẫn chiếu đến nhóm các ngân hàng thương mại khác được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong chính sách dự kiến ban hành. Đó là những trường hợp tham gia hỗ trợ tái cơ cấu hệ thống.

    Cụ thể, đối tượng được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, trên cơ sở quy định tại Luật số 17/2017/QH14, tổ chức tín dụng hỗ trợ sẽ được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả các loại tiền gửi theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.

    Ở quy định này, tổ chức tín dụng hỗ trợ là tổ chức tín dụng được chỉ định tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

    Chiếu theo quy định trên, trong những năm qua Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Công thương (VietinBank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) đã lần lượt tham gia hỗ trợ tái cơ cấu tại DongA Bank, CB Bank, Ocean Bank và GP Bank, qua hỗ trợ thanh khoản, cử nhân sự quả trị điều hành, hợp tác kinh doanh… ngay khi các tổ chức này thực hiện tái cơ cấu bắt buộc.

    Tuy nhiên, việc xác định cụ thể sẽ chờ chính sách từ Ngân hàng Nhà nước.

    Bước đầu, với gợi mở từ định hướng trên, dù số lượng thành viên được miễn và giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc không nhiều, nhưng phạm vi lượng tiền gửi dự kiến sẽ là một bộ phận lớn, do những thành viên nói trên (nếu cả Vietcombank, VietinBank và BIDV cùng được giảm) đang chiếm thị phần huy động lớn trong hệ thống.

    Theo đó, hướng điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần này dự kiến sẽ có tác động lớn tới thị trường, nhất là sau khi lãi suất huy động VND có xu hướng lên cao trong năm 2018, cũng như có giá trị kích thích quá trình hồi phục tại những trường hợp đang kiểm soát đặc biệt.

    Em post lại tin trước khi phân tích để cùng hiểu cho đúng mục đích của bên ra tin nhé
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    20.866
    Phân tích tin Sau gần thập kỷ, Việt Nam tính giảm dự trữ bắt buộc cho lượng tiền lớn
    Link : http://mtvjsc.com/hieu-nhu-the-nao-...tinh-giam-du-tru-bat-buoc-cho-luong-tien-lon/
    [​IMG]


    Các bác chú ý phần bôi đậm để hiểu cho chính xác.

    Như rất nhiều lần em đã nói và nếu không nhầm thì ngay từ hồi tháng 10/2018 em đã nói đến vụ sắp hạ 1 số tỷ lệ điều hành cho các bank các bác có thể tìm đọc lại. Thực ra nó đã có lộ trình và chỉ là chờ thời điểm đề án tái cấu trúc các TCTD được CP phê duyệt và chính thức có hiệu lực mà thôi. Đến ngày đến giờ thì có hiệu lực trong đó BÊN RA TIN trích lại 1 trong những nội dung họ quan tâm và muốn là cho nổi bật mà thôi.

    Điều này cũng giống như em post NQ 01 và nhấn mạnh 1 số mục em cho là nổi bật nhất trong VB điều hành đó và sắp có hiệu lực ấy. Cái cần chú ý là vì sao BÊN RA TIN lại muốn như thế?

    Người ta hay có câu hiệu ứng tâm lý còn quan trọng hơn cả tác dụng thực sự của biện pháp là ở chỗ này và nó cũng đúng luôn trong lĩnh vực tài chính chứng khoán.

    Trong phần nhận định nhóm ngày bank hồi cuối năm ngoái và đầu năm 2019 em có nhắc là năm nay SBV sẽ điều hành rất chi tiết đối với từng TCTD, bank chứ không điều hành kiểu dàn hàng ngang, áp dụng đại trà đâu. Case by case nghĩa là sẽ áp dụng cụ thể cho từng ngân hàng.

    Trong cả bài viết trên thấy tác giả viết rất định tính chứ không định lượng vì hiển nhiên đây là bài phân tích văn bản điều hành đã có hiệu lực là cái Đề án tác cấu trúc ấy.

    Trong bài viết cũng định hướng đến đối tượng cụ thể đựợc áp dụng là nhóm các ngân hàng tham gia tái cấu trúc ( ở đây nói đến VCB, BID và CTG ). Đây cũng chính là 3 bank có khả năng được hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc ( DTBB ) chứ đừng nhầm lẫn là cả hệ thống ngân hàng nhé.

    Họ cũng cố tình định hướng rằng đây là 3 ngân hàng lớn nên tuy chỉ hạ 50% DTBB cũng là 1 lượng tiền lớn và điều này cũng không sai.

    Tuy nhiên nếu nghĩ cho kỹ em cho là sẽ chỉ có CTG là đối tượng cụ thể của việc này vì CTG phải hỗ trợ Ocean, PGB mà chưa sát nhập hay được hưởng quyền lợi và mới chỉ phải nhận trách nhiệm. BID đã sát nhập MHB xong còn VCB cũng vừa thoái MBB, EIB và đã được tăng vốn.

    Theo dõi cách điều hành giai đoạn vừa qua của SBV dưới thời anh H khác khá nhiều dưới thời anh B. Rõ ràng SBV giai đoạn vừa qua điều hành rất cụ thể đối với từng bank và có thưởng có phạt chứ không đánh đồng. Lĩnh trách nhiệm theo phân công chỉ đạo sẽ có được quyền lợi nhất định và đó là công bằng với cổ đông chứ không còn áp đặt theo kiểu ngân hàng 0 đồng vì SBV chi phối tuyệt đối không thèm đếm xỉa đến quyền lợi cổ đông nhỏ là các NDT trong và ngoài nước nữa.

    Còn nhớ gần cuối năm ngoái nhóm 2 bank đạt chuẩn BS2 và 2 ngân hàng tiến sát mức này đã được " thưởng " bằng cách cho tăng thêm dư địa tăng trưởng tín dụng ngược lại 1 số bank không hoàn thành chỉ tiêu hạ nợ xấu đã xin nhưng không được chấp thuận cho tăng thêm dù chúng ta biết ban đầu hạn mức tăng trưởng TD là 18% nhưng năm 2018 chỉ dùng được có 14%. 2 ngân hàng đó là VIB, VCB đạt chuẩn BS2 trong khi TCB và MBB cũng gần đạt chuẩn và được cho phép tăng thêm hạn mức TTTD.

    Đây cũng là 4 bank có kết quả KD tốt nhất toàn hệ thống và gần như đồng nghĩa cho phép được cho vay thêm là có thêm lãi. Phần thưởng của họ mà SBV trao tặng nói khách quan là cũng rất xứng đáng.

    Quay trở lại câu chuyện chính khi lần này sẽ là VCB, BID và CTG khi trong suốt giai đoạn qua họ phải gánh trách nhiệm cho 4 thăng sắp chết. Lúc này đến lúc họ được " THƯỞNG " ?

    Nhưng như em nói trên em đoán là sẽ chỉ có CTG được thôi vì CTG cũng chính là thằng lãnh hậu quả tương đối nặng nề vụ nợ xấu kia và làm cổ đông cuối năm 2018 vừa qua có vụ điên rồ. Tất nhiên cũng phải tính đến vụ đổi vị trí và trách nhiệm đồng chỉ CT nên muốn xóa hết trước khi nhận nhiệm vụ cho nó an toàn nhưng thực sự là rất bất công cho cổ đông CTG khi đột nhiên đem cục nợ xấu kia trích lập vào phút chót. Giờ là lúc ăn khế trả vàng mà thôi.

    Tóm lại em cho là vụ hạ DTBB này sẽ chỉ tác động đến 3 bank kia và chủ yếu là CTG thôi nhưng cái chúng ta quan tâm hơn chính là tại sao BÊN RA TIN lại muốn chế biến tin theo cách đó?

    Em tin là đây là thông điệp nhắn gửi của họ hơn là biện pháp cụ thể. Họ muốn TT tăng và dùng tin này như là công cụ. Một cách làm truyền thông khá điển hình và quen thuộc.

    Quan trọng là họ đã đưa ra thông điệp còn TT và NDT có đồng thuận hay không mà thôi?

    Họ muốn TT tăng thì chúng ta cũng muốn? Win - Win nhỉ?
    Last edited: 10/02/2019
    vothuong06, Fibiz, hoangmtbk4 người khác thích bài này.
    khongquen25 đã loan bài này
  5. Slayer2701

    Slayer2701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2018
    Đã được thích:
    1.098
    Nghe hơi giống giai đoạn 2 của sóng pnote bác viết trên chùm bài nhỉ, đến giai đoạn bơm thổi tin tạo hưng phấn chăng !?
    khongquen25 thích bài này.
  6. bentyeuqui

    bentyeuqui Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Đã được thích:
    17.203
    VCB hỗ trợ tái cơ cấu NH Xây dựng
    CTG hỗ trợ tái cơ cấu Ocean Bank và GP Bank
    BID hỗ trợ NH Đông Á

    Trong các NH được hỗ trợ tái cơ cấu thì NH Xây dựng là thằng nặng nề nhất vì gần như rỗng ruột nếu không muốn nói là âm sạch vốn . NH Đông Á có một số yếu tố nhạy cảm không thể nói. Còn thực ra Ocean Bank và GP Bank lại dễ nhất vì còn rất nhiều Tài sản là BDS, Trụ sở Toà nhà tại các vị trí đắc địa, ngoài ra đã có bộ máy tổ chức khá hoàn chỉnh từ trước , và đó là lý do là 2 NH đang trong quá trình được các Tổ chức trong và ngoài nước mong muốn đàm phán mua lại.

    Vì vậy, đợt hạ dự trữ BB tới đây khả năng cả 3 thằng sẽ cùng được duyệt và sẽ chỉ là 3 thằng này mà thôi.

    Huy Khoa
    Last edited: 10/02/2019
    Colourful04khongquen25 thích bài này.
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    20.866
    Mở bát nào !!!
  8. nhatlong68

    nhatlong68 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    08/06/2017
    Đã được thích:
    140
    Lưu ý thông tin này đã được đính chính lại. Chính sách này chỉ áp dụng cho một số đối tượng ngân hàng trong diện tái cơ cấu, không áp dụng chung cho toàn hệ thống.

    Về danh mục 3 mã ngân hàng sở hữu nhiều dư địa tăng trưởng về thị giá trong năm 2019 đã được các chuyên gia của Minh Trí Việt cập nhật trong room khách hàng.

    Đăng ký trở thành khách hàng của Minh Trí Việt ngay hôm nay để nắm lấy cơ hội chiến thắng trong năm 2019 bản lề của thị trường chứng khoán Việt Nam. TẠI ĐÂY
    khongquen25 thích bài này.
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    20.866
    TT nổ như champage nhỉ?
    F115tapchoick10 thích bài này.
  10. OXXXO

    OXXXO Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/01/2010
    Đã được thích:
    627
    Mới chỉ là màn dạo đầu rượu vang sau Tết
    khongquen25 thích bài này.

Chia sẻ trang này