Nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam tuần 23-27/5/2022

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi smartmoney_38, 22/05/2022.

417 người đang online, trong đó có 166 thành viên. 05:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1032 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. smartmoney_38

    smartmoney_38 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/06/2019
    Đã được thích:
    35
    THÔNG TIN VĨ MÔ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI:

    Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi sẽ trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, điều hành Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thay cựu Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng bị cách chức. Trong khi đó, bà Trần Anh Đào, Phó Tổng giám đốc HoSE, được bổ nhiệm phụ trách Ban điều hành HoSE thay cựu Tổng Giám đốc Hose Lê Hải Trà bị buộc thôi việc.

    Người dân Thượng Hải bắt đầu được phép ra khỏi nhà sau 6 tuần phong tỏa. Hoạt động sản xuất và vận tải cũng được nối lại được kỳ vọng sẽ liên kết lại chuỗi logistics toàn cầu. Trong khi đó, sau 2 năm “không có ca nhiễm” Triều Tiên ghi nhận các ca dương tính đầu tiên có thể trở thành ổ dịch mới của thế giới.

    Sáng 23/5, khai mạc Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV.

    TOÀN CẢNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN 16-20/5/2022:

    Sau 6 tuần giảm điểm liên tiếp, VN-Index có dấu hiệu phục hồi trở lại trong tuần 16-20/5. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index đứng ở mức 1.240,71 điểm, tăng 57,94 điểm (+4,9%) so với kết phiên tuần trước đó; HNX-Index tăng 4,63 điểm (+1,53%) lên 307,02 điểm và UPCoM-Index cũng tăng 0,5 điểm (+0,53%) lên 94,11 điểm. Thanh khoản thị trường bình quân đạt 16.021 tỷ đồng/phiên, giảm 16,6% và giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 15% xuống còn 14.807 tỷ đồng/phiên.

    Khối ngoại tuần qua mua ròng 1,7 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, nếu tính về giá trị, dòng vốn này bán ròng trở lại 96 tỷ đồng. Các mã được mua ròng mạnh nhất có: DPM, VNM, MSN, CCQ ETF FUEVFVND, BSR… Ngược lại, SSI, HPG, STB, VIC, SHS và VCB… bị bán ròng mạnh nhất.

    Tuần qua, khối tự doanh chứng khoán bán ròng 6,2 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 604 tỷ đồng, trong đó có 731 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh. VIC, MSN, VHM… là các mã bị bán mạnh nhất. Ngược lại, DXG, APH, STB và REE … được mua ròng.

    Tuần qua, Dow Jones giảm 2.9%, đánh dấu chuỗi 8 tuần giảm điểm; S&P 500 giảm 3% còn Nasdaq Composite cũng sụt giảm 3.8%.

    NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 23-27/5/2022

    Điểm nhấn đầu tư tuần 23-27/5/2022:

    · Cao điểm ĐHCĐ các doanh nghiệp niêm yết.

    · ETF Ishare cơ cấu danh mục.

    Nhận định thị trường dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật:

    Kết thúc phiên giao dịch 20/5, VN-INDEX hình thành mẫu nến Doji cho thấy sự thận trọng gia tăng của người mua mới. Khối lượng giao dịch liên tục ở mức thấp và ở dưới trung bình 20 phiên chứng tỏ nhà đầu tư đang phân vân và hạn chế giao dịch mạnh trong ngắn hạn.

    Điểm tích cực là tín hiệu phân kỳ giá lên giữa VN-Index và RSI cũng như Stochastic đã xuất hiện cho thấy rủi ro giảm bớt.

    Trong kịch bản tăng điểm, vùng 1,270-1,295 là vùng kháng cực gần nhất của điểm số. Ngược lại, trong kịch bản giảm điểm vùng 1,200 điểm là vùng hỗ trợ gần nhất của điểm số.

    Thống kê dòng tiền cho thấy khối ngoại vẫn đang giao dịch khá sôi động trên thị trường.

    KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ:

    Tuần qua thị trường ghi nhận sự hồi phục nhất định khi điểm số rơi về vùng thấp nhất kể từ chuỗi phiên rơi điểm mạnh bắt đầu từ tháng 4/2022. Thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức thấp cho thấy lực cầu không mạnh, dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng nhập cuộc nhưng nguồn cung giá thấp đang cận kiệt.

    Nhà đầu tư vẫn còn nghi ngờ nhịp phục hồi này mang tính kỹ thuật. Do đó thị trường có thể cần kiểm định lại vùng đáy vừa rồi trước khi có thể xác lập các nhịp hồi phục vững vàng hơn.

    Kịch bản khả dĩ cho tuần giao dịch tới là thị trường có thể xuất hiện 1-2 nhịp giảm vào đầu tuần, theo diễn biến “tạo nền đáy sau cao hơn đáy trước” và có thể diễn biến tích cực vào cuối tuần và điểm số có thể vận động trong vùng 1,210-1,270 điểm.

    Nhà đầu tư nên coi trọng về quản trị, phòng vệ danh mục cổ phiếu chủ động cơ cấu cổ phiếu sang nhóm được dự báo hồi phục mạnh hơn mặt bằng chung thị trường, giải ngân ở các nhịp điều chỉnh và tránh sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao, và không mua đuổi nếu thị trường biến động mạnh.

    Nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ đà tăng của giá hàng hóa và năng lượng như dầu khí, phân bón, thủy sản, dệt may, chứng khoán … có thể thu hút dòng tiền và tích cực hơn so với mặt bằng chung thị trường khi thị trường hồi phục.

    Một số cổ phiếu đáng lưu ý:

    · Bất động sản khu công nghiệp: KBC, PHR, LHG, DPR …

    · Ngân hàng: TCB, OCB, MBB, TPB, MSB, VPB …

    · Nhóm thủy sản: FMC, ANV, VHC …

    · Nhóm cổ phiếu khác (hút dòng tiền): DGC, BCG, CNG, GAS, PVS…

    Anh/chị liên hệ thông tin dưới đây để nhận khuyến nghị cho từng mã cổ phiếu.

Chia sẻ trang này