Nhận định thị trường tuần 04-08/07

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duychu1405, 03/07/2022.

702 người đang online, trong đó có 280 thành viên. 06:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 854 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. duychu1405

    duychu1405 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2021
    Đã được thích:
    43
    TÓM TẮT THỊ TRƯỜNG TUẦN QUA VÀ NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN ( 04/07 – 08/07 )

    Các thông tin trên thế giới như sau:

    1. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu (01/07), Dow Jones Industrial Average tăng 321.83 điểm (tương ứng 1.1%) lên 31,097.26 điểm. S&P 500 tiến 1.1% lên 3,825.33 điểm. Nasdaq Composite cũng nhận 0.9% lên 11,127.85 điểm. Bất chấp đà tăng trong ngày thứ Sáu, cả 3 chỉ số chính vẫn ghi nhận tuần giảm điểm thứ tư trong 5 tuần. Tính chung cả tuần vừa qua, Dow Jones giảm 1.3%, S&P 500 mất 2.2%, và Nasdaq sụt 4.1%.

    2. Nhà đầu tư vẫn đang theo dõi sát các tín hiệu cảnh báo từ một số công ty hạ dự báo lợi nhuận, bên cạnh mối lo ngại rằng tình trạng lạm phát duy trì ở mức cao trong nhiều thập kỷ có thể tiếp tục gây sức ép lên giá cổ phiếu. Trong khi một bộ phận trên Wall Street lạc quan rằng thị trường sẽ phục hồi trong phần còn lại của năm 2022 vì lịch sử cho thấy khi đã giảm hơn 15% trong nửa đầu năm, thị trường có khuynh hướng phục hồi trong nửa cuối năm, thì số khác lại đang chuẩn bị cho tình huống lạm phát kéo dài và thậm chí các biện pháp thắt chặt tiền tệ hơn nữa của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể cản trở đà phục hồi của thị trường.

    3. Giá dầu bật tăng hơn 2% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (1/7), vì nguồn cung ngừng hoạt động ở Libya và dự kiến ngừng hoạt động ở Na Uy đã vượt xa kỳ vọng rằng suy thoái kinh tế có thể làm giảm nhu cầu. Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent tăng 2,4% lên 111,63 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI của Mỹ tăng 2,5% lên 108,43 USD. Tính trong tuần qua, giá dầu Brent mất 1,3%, trong khi dầu WTI tăng 0,8%. Đối với tháng 6, cả hai loại dầu ghi nhận tháng giảm đầu tiên kể từ tháng 11 năm ngoái.

    4. Chỉ số DXY tăng lên ngưỡng 105.x kết thúc tuần vừa qua.

    Kết luận: Chỉ số chứng khoán toàn cầu hầu như giảm điểm trong tuần qua do lo ngại lạm phát và lãi suất tăng có thể dẫn đến suy thoái. Tuy nhiên là thị trường không phải lúc nào cũng có diễn biến tiêu cực sau nửa đầu năm biến động. Trên thực tế, những gì diễn ra trong lịch sử lại cho thấy điều ngược lại. Khi S&P 500 giảm ít nhất 15% trong 6 tháng đầu năm, tương tự như các năm 1932, 1939, 1940, 1962 và 1970, chỉ số này lại tăng trung bình 24% trong nửa cuối năm, theo Dow Jones Market Data.

    Về thị trường Việt Nam:

    1. Điểm tích cực

    • Thị trường hồi phục nhẹ sau ba tuần giảm liên tiếp, kết thúc tuần giao dịch từ 27/6-1/7, VN-Index tăng 13,42 điểm (1,13%) lên 1.198,9 điểm

    • Điểm sáng của thị trường là giao dịch từ khối tự doanh khi nhóm này có hai tuần mua ròng cổ phiếu liên tiếp. Hoạt động mua ròng cổ phiếu tuần vừa rồi diễn ra trên cả hai sàn và thị trường UPCoM với tổng giá trị 566,8 tỷ đồng, cao hơn ngưỡng 440,7 tỷ đồng của tuần trước đó (20 – 24/6). Tổng giá trị mua ròng cổ phiếu của khối tự doanh trong hai tuần qua vượt 1.000 tỷ đồng. Giao dịch trên HOSE, khối tự doanh CTCK mua ròng tổng cộng 421,2 tỷ đồng cổ phiếu tuần vừa rồi, giảm so với mức 537,5 tỷ đồng của tuần trước đó.

    • Giao dịch của khối ngoại vẫn đi theo chiều hướng tích cực khi nối dài chuỗi mua ròng lên thành 5 tuần liên tiếp. Tính chung toàn thị trường, khối ngoại trong tuần từ 27/6-1/7 mua vào 161 triệu cổ phiếu, trị giá 6.157 tỷ đồng, trong khi bán ra 151 triệu cổ phiếu, trị giá 6.081 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng ở mức 9,8 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 76 tỷ đồng. Dù đây là tuần mua ròng thứ 5 liên tiếp của khối ngoại nhưng so với tuần trước giá trị giảm đến 63%.Trên sàn HoSE, khối ngoại mua ròng tuần thứ 5 liên tiếp với giá trị gấp 2,3 lần tuần trước và ở mức 185 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 16,6 triệu cổ phiếu. Tính chung cả 5 tuần vừa qua, dòng vốn này mua ròng tổng cộng 3.969 tỷ đồng.

    2. Điểm tiêu cực

    · Thanh khoản thị trường giảm so với tuần trước đó chứng tỏ dòng tiền vẫn rất thận trọng, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 14.561 tỷ đồng/phiên, giảm 8,7%, trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân giảm gần 9% xuống mức 12.713 tỷ đồng.

    · Nửa đầu năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam biến động không mấy tích cực trước ảnh hưởng từ hàng loạt thông tin liên quan đến căng thẳng Nga - Ukraine, Tân Hoàng Minh bỏ cọc đất Thủ Thiêm, lạm phát tăng cao ở các nước như Mỹ hay châu Âu... khiến cho vốn hóa toàn thị trường giảm hơn 1,22 triệu tỷ đồng (~53,3 tỷ USD) trong đó riêng sàn HoSE đã mất 1,08 triệu tỷ đồng (~49,6 tỷ USD).

    Kết luận – Dự báo thị trường tuần 4 – 8/7:

    1. Trong ngắn hạn, áp lực bán ra có thể còn tiếp tục trong những phiên đầu tháng 7, tuy nhiên lực cầu hiện vẫn hấp thụ tốt nên nhà đầu tư vẫn lạc quan về thị trường. Xét yếu tố vĩ mô trung hạn, triển vọng kinh tế 2022 Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và dự báo lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết tiếp tục khả quan, định giá đang hấp dẫn cho nhà đầu tư trung và dài hạn.

    2. Về kỹ thuật, trong phiên giao dịch ngày 01/07/2022, VN-Index giằng co mạnh và hình thành mẫu hình nến Hammer. Chỉ số tiếp tục nằm trong vùng 1,150-1,200 điểm (tương đương đáy cũ tháng 05/2022). Nếu vùng này trụ vững trong tuần tới thì sẽ có hi vọng về một đợt hồi phục trong ngắn hạn. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch trồi sụt khá thất thường và đang ở dưới mức trung bình 20 ngày cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang phân vân và không ổn định trong ngắn hạn.

    3. Kịch bản có thể xảy ra trong tuần tới: Em nhận định trong tuần tới khả năng chỉ số sẽ kiểm định lại vùng kháng cự gần 1200-1210 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1220-1230 điểm. Vùng hỗ trợ của chỉ số hiện tại là vùng 1160 điểm.

    Hành động của chúng ta:

    Em cho rằng, trong giai đoạn này, em khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục quan sát thị trường, hạn chế bắt đáy và chỉ nên nắm giữ những cổ phiếu thuộc nhóm ngành có lực cầu tốt như điện, nước, dịch vụ thiết yếu để chờ đợi thị trường cho tín hiệu ổn định hơn rồi mới cân nhắc tới chuyện gia tăng trở lại tỷ trọng cổ phiếu so với tiền mặt. Đối với danh mục lướt sóng ngắn hạn, nhà đầu tư có thể quan tâm nhóm cổ phiếu có độ nhạy cao với trạng thái thị trường như cổ phiếu chứng khoán, bất động sản, dầu khí,… vốn đã bị chiết khấu quá đà trong tháng vừa qua.

    Watchlist tuần tới: VCG, CTR, HAH, MWG, PNJ, VND, REE, PC1, GEG, PVT.

    Bản báo cáo chiến lược đầu tư 2022 được em ghim trong nhóm tín hiệu đầu tư.



    ==============

Chia sẻ trang này