Nhật ký đêm(Tầng 55)-Chia sẻ.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi trau73, 12/05/2013.

8504 người đang online, trong đó có 1402 thành viên. 11:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 82528 lượt đọc và 230 bài trả lời
  1. trau73 Thành viên rất tích cực

    [​IMG]

    Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người.

  2. trau73

    trau73 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2010
    Đã được thích:
    4
  3. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    828
    tầng một roài, khởi động cái
  4. trau73

    trau73 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2010
    Đã được thích:
    4
    [​IMG]

    Gửi mọi người câu chuyện mình cóp nhặt được bên VFP,thực sự là mình khá tâm đắc [r2)]

    ...........
    Hồi trước tôi có theo học một thằng ex-trader của GS chuyên về equity. Thằng này khá thú vị. Sự nghiệp của nó cũng thành công nên sau nó được bọn head hunter đưa lên sếp ở JP Morgan khi tuổi đời còn trẻ. Trước vụ khủng hoảng tài chính 2008, quan điểm của bọn JP là bullish, nhưng thằng này lại bearish với thị trường vì nó thấy các đối tác xung quanh trình độ giảm xuống mà lương thưởng lại tăng lên. Nó đánh hơi được có điểm bất ổn ở đây. Vì bất đồng quan điểm và một phần vì xung đột văn hóa với môi trường ở JP, giữa năm 2007 nó quit khỏi đấy và đi du lịch bụi khắp thế giới.

    Chuyến đi du lịch lang thang này có vẻ tác động đến suy nghĩ của nó khá nhiều. Nó bắt đầu chia sẻ kinh nghiệm trading của mình với người khác trên truyền thông hoặc tổ chức các khóa học với một số phí không đáng kể. Cá nhân tôi may mắn được tham dự một khóa đào tạo do nó tổ chức với chi phí... chẳng mất một xu. Khóa học diễn ở một căn phòng hội nghị sang trọng, có ăn uống trong giờ học miễn phí nên cảm giác của mình lúc nhận được suất học miễn phí đấy là too good to be true.

    Đến lúc khóa học diễn ra thì ngoài trời tuyết nó rơi. Hồi bé xem TV thấy cảnh tuyết rơi sao mà đẹp thế, hình ảnh băng tuyết phủ khắp nơi sao lung linh vậy. Đến lúc sống trong hoàn cảnh băng tuyết bao phủ mới thấy chán. Địa điểm học cách nơi tôi ở khoảng 100 dặm. Bước chân ra khỏi nhà là phải dẫm chân lên đám tuyết ngập đến đầu gối để đi bắt bus rồi lại bắt train. Đi đâu cũng thấy ngại vô cùng. Nhưng vì miếng mồi quá thơm (thằng trader này khá nổi tiếng trên public media) nên vẫn quyết lê lết đi.

    Khóa học diễn ra vào 6h30 sáng đến 8h tối, được mô phỏng như một ngày làm việc bình thường của một thằng trader ở City. 6h30 sáng ở bên kia nó vắng vẻ giống như 5h sáng ở Việt Nam vậy vì mọi hoạt động trên đường phố chỉ tấp nập sau 8h30. Cả lớp học được tầm ba, bốn chục mống. Theo danh sách, nhiều người đã đăng ký, đóng tiền rồi lại lười không đi (có thể một phần vì phí học quá rẻ nên người ta cũng chẳng tiếc). Trong hai ngày training với cường độ điên rồ, bọn tôi cũng được học khá nhiều thứ. Từ việc hiểu trò chơi diễn ra như nào; từng loại tay chơi trong thị trường có tính cách ra sao; tâm lý khi trading và các lỗi hay mắc phải; cách tìm tòi, nghiên cứu và sử dụng thông tin; những vũ khí, chiến lược mà bọn trader ở mấy chỗ thằng kia làm hay sử dụng;... Đại khái học được một số thứ mà nó nghĩ tụi gà mờ cần học. Ngoài đời thằng này rất dễ gần, chịu khó giải đáp cho lũ gà mờ những câu hỏi mà tôi thấy cực kỳ ngớ ngẩn cũng như chia sẻ về những vinh quang lẫn khó khăn trong nghề. Từ cách tạo network, tìm việc, xử lý với các quan hệ ra sao đến việc trêu gái nơi công sở, cưa cẩm ra sao nó cũng hướng dẫn hết. Vẫn giữ ánh mắt nhìn lơ đãng đi xa hàng nghìn dặm đấy, nhưng nó khác hẳn so với hình tượng về một thằng máu lạnh xuất hiện ở public media trước đó.

    Tối hôm cuối, sau khi tan học nó rủ cả lũ đi club chơi. Tất nhiên cả lớp đi chẳng đứa *** nào không tham dự. Nó bao vé vào cửa và mời mấy lượt đồ uống, trong khi theo lệ thường là thằng nào tự trả tiền thằng đấy. Tôi mới đùa đùa bảo mày làm coaching business thế này thì không hiệu quả, hẳn lỗ vãi đái. Vừa đánh mắt theo nhịp mông nhún nhẩy theo nhạc của mấy con bé vũ công ở trên bục, nó vừa hét sát bên tai tôi :"Well, to be honest Cái chén thánh của mày phải do mày tự tìm ra chứ không phải do thằng khác đưa đến. tao nghĩ tao chẳng kiếm tiền được cho mình hay dậy được cho bọn mày cái gì hữu ích. Cái kiểu system tốt với tao chưa chắc đã tốt với mày. Mày sẽ phải lục lọi bản thân mày, sẽ phải tìm hiểu xem mày là một thằng như thế nào, điểm mạnh yếu ra sao, đam mê hay chán ghét cái gì. Mày sẽ phải tự điều chỉnh hành vi của mình trước các diễn biến của thị trường. Thị trường vẫn thế, mày sẽ là thằng phải quyết định số phận của mình chứ không phải thị trường. Tao chỉ đơn thuần kể lại kinh nghiệm của bản thân tao chứ dậy dỗ cái *** gì.Thế đấy!"

    Đêm hôm đấy, trên chuyến tàu cuối cùng lao xuyên qua những bông tuyết trắng rít gào khắp nơi, đầu óc tôi cứ băn khoăn tự hỏi vậy cái chén thánh mình cần nó sẽ có hình dáng ra sao...
  5. trau73

    trau73 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2010
    Đã được thích:
    4
    [​IMG]

    .......
    Với những gì đã và đang diễn ra trong nền KT trong cả năm 2012: Tăng trưởng GDP, CPI, Lãi suất, tăng trưởng tín dụng, tâm lý DN/NĐT/người tiêu dùng, diễn biến giá các kênh đầu tư... có thể kết luận KT Việt Nam đang ở cuối mùa Đông trong một chu kỳ Xuân Hạ Thu Đông kéo dài từ đầu những năm 2000 tới nay.

    Còn thiếu một tín hiệu duy nhất để biết chắc mùa Xuân đã sang, đó là sự trả giá đầy đủ của các lĩnh vực tăng trưởng nóng trong cả chu kỳ vừa qua là Ngân Hàng, và BĐS. Sau khi 2 ngành này chấp nhận book những khoản lỗ đủ lớn cho những sai lầm họ đã tạo ra, tôi sẽ hoàn toàn tin tưởng rằng Kinh Tế Việt Nam đã bước sang một mùa Xuân mới.

    Trong mùa Đông khắc nghiệt, chiến lược tối ưu là nắm giữ tiền mặt và chỉ mua/bán cổ phiếu theo những cơ hội ngắn hạn. Khi tiết trời bắt đầu chuyển sang Xuân, việc cần làm là tích cực tìm kiếm các cơ hội đầu tư, tăng tỷ trọng và thời gian nắm giữ cổ phiếu lên nhiều hơn vì CP sẽ là kênh sinh lời tốt nhât.

    Từ xuất phát điểm 413.73, nếu phải đưa ra một kịch bản cho VNIndex 2013, tôi chọn kịch bản chính là giao động trong biên độ hẹp 360-500, nhưng cổ phiếu phân hóa mạnh. Trong đó nhóm ngành Ngân hàng và BĐS sẽ có kết quả kinh doanh yếu kém, trong khi một số ngành nghề và doanh nghiệp đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng để ổn định hoạt động SXKD, sẵn sàng cho chu kỳ tăng trưởng mới.""

    ....
    p/s:
    đây là bài viết hồi đầu năm của 1 lão làm quản lý quỹ gì đó bên VFP,cái hình trên chính là cái đồng hồ kinh tế mà lão LEP từng nhắc tới [r2)]

  6. DungVtx

    DungVtx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Đã được thích:
    894
    [​IMG]
  7. trau73

    trau73 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2010
    Đã được thích:
    4


    Thanks lão về những lời nhắc nhở hôm nhậu vừa rồi [r2)]
    Nói thật với lão là từ ngày biết và nghiện cái món chứng này thì mình luôn cố gắng học hỏi để tự đúc rút kinh nghiệm,từ Bác cả và mọi người ....v.v......Gần đây mình hay theo dõi và chịu ảnh hưởng của những người làm trong quỹ hay tổ chức,vì mình thấy họ có cái nhìn và sự đánh giá mang tính tổng quát hơn.Mình coi đây là quá trình"chuyên nghiệp hóa bản thân" :)):)):))
  8. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    828


    cảm ơn bia ko đau đầu, nếu ko về đến nhà chả nhớ đc cái gì ;))
  9. DungVtx

    DungVtx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Đã được thích:
    894


    Chúc lão sớm tìm ra được cái chén thánh của chính mình [r2)][r2)][r2)]​
  10. trau73

    trau73 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2010
    Đã được thích:
    4
    VAMC

    .......

    Ngân hàng thực hiện “kê khai” các khoản nợ xấu với VAMC. Công ty này, sau đó, chuyển cho các NH một dạng “trái phiếu”, trái phiếu này theo các nguồn trên thì có lãi suất rất thấp, theo nguồn tin của tác giả thì không có lãi suất. “Mệnh giá” của trái phiếu bằng giá trị ghi sổ khoản nợ xấu của NH. Tất cả các nguồn tin đều chưa rõ giá trị ghi sổ là toàn bộ khoản nợ, hay phần còn lại sau khi đã trừ đi dự phòng. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng gì tới tổng dư nợ/nợ xấu của NH vì lý do bên dưới. Cũng không có thông tin cụ thể về nợ xấu nào (nhóm 3-5) thuộc diện này.
    Theo nguồn tin của tác giả, nợ xấu vẫn tiếp tục được ghi nhận, theo dõi và quản lý thu hồi tại ngân hàng, trái phiếu trên không có nghĩa là việc “đảo nợ”. Trái phiếu này được các NH theo dõi là một khoản mục ngoại bảng.
    Tuy nhiên, các trang mạng trên dường như cho rằng, nonperforming loans sẽ được write off và thay vào đó là khoản “đầu tư trái phiếu VAMC” – tài sản được coi là tốt. Nếu điều này là đúng, toàn bộ nợ xấu của NH sẽ giảm nhanh chóng. Song song với đó, NHNN sẽ có cơ chế để các NHTM phân bổ giá trị khoản đầu tư này về 0 (phân bổ vào chi phí) trong vòng x năm.
    Với cả hai cách trên, kết quả là hoặc trái phiếu được đưa ra ngoại bảng, hoặc nợ xấu được đưa ra ngoại bảng để quản lý thu hồi sau.
    Trái phiếu do các NH nắm giữ này, sau đó (có thể) được đem (thế chấp vay) chiết khấu tại NHNN. Mức lãi suất hiện tại là 7%. Không có thông tin về kỳ hạn vay tối đa là bao lâu. Số tiền được NHNN cho vay theo các nguồn tin trên là “không quá 50% giá trị trái phiếu”, còn theo nguồn tin của tác giả là 70%. Hai con số này không phản ánh “rủi ro” của tài sản đảm bảo, nó chỉ ảnh hưởng số tiền mà NHNN sẽ bơm ra cho các NHTM là nhiều hay…rất nhiều.
    Nợ xấu nếu NH sau đó thu hổi được sẽ phải trích 15% cho VAMC gọi là “phế” in bond. NH được hưởng 85% còn lại.

    Tác động đối với Ngân hàng
    Về kết quả kinh doạnh: kết quả kinh doanh của NH sẽ phụ thuộc vào việc phân bổ khoản đầu tư trái phiếu VAMC và tiến độ thu nợ như thế nào (hai mục này bù trừ cho nhau). Ngoài ra, NH sẽ có một nguồn vốn mới rẻ từ NHNN, điều này giúp chi phí huy động của NH giảm đi. Giả sử, nợ xấu của NH là 10%, mức chiết khấu tại NHNN là 70%, lãi suất thấp hơn các nguồn khác là 5% (=12%-7%). Chi phí vốn giảm đi khoảng …0,35%. Ngoài ra, tổng tài sản NH sẽ tăng thêm 7%. Nếu mức lợi nhuận biên là 3% thì NH có thêm phần lợi tức 0,21% tổng tài sản. Vì vậy, với một ngân hàng quy mô cỡ 200 ngàn tỷ tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế có thể tăng thêm khoảng hơn 1 ngàn tỷ đồng.

    Về dòng tiền: Từ một khoản nợ đọng, nợ xấu của NH đã chuyển thành tài sản có thanh khoản cao hơn nhiều. ước lượng dòng tiền vào được nâng thêm tương đương 7% tổng dư nợ.

    Về số dư nợ xấu: mức nợ xấu trên BCTC của các NH sẽ không có biến chuyển nhanh chóng nếu như các “trái phiếu” được ghi nhận như là một khoản mục ngoại bảng. Mức nợ xấu này sau đó sẽ giảm dần về 0 qua x năm nhờ phân bổ vào chi phí, xoá nợ và một phần (nhỏ) có thể thu hồi được. Tuy vậy, mức nợ xấu giờ đây không còn quá nhiều ý nghĩa đối với NH. Về mặt thanh khoản, nợ xấu đã không còn là một “khoản nợ tồn đọng” nhờ cơ chế vay thế chấp “trái phiếu” từ NHNN. Về mặt chi phí - dự phòng nợ xấu, cơ chế trích lập dự phòng (theo tỷ lệ áp dụng cho các nhóm) giờ chuyển thành cơ chế “phân bổ vào chi phí” qua x năm như đã nêu.

    Gian dối: Cơ chế hoạt động này cũng có thể kích thích các NH kê khai “nhiều” các khoản nợ “xấu” để có thể vay được nhiều hơn từ NHNN với lãi suất thấp. Tuy vậy, các NH cũng sẽ phải tính tới việc phải chi lại cho AMC 15% số nợ thu hồi được. Hiện tại, chúng ta không có thông tin rằng AMC sẽ kiểm soát như thế nào đối với các khoản nợ xấu NH thu được nhưng không báo cáo để tránh phải chi trả số 15% nói trên. Thêm vào đó, nguyên tắc “không vì mục tiêu lợi nhuận” có thể khiến việc AMC truy xét số liệu nợ xấu đã thu hồi của các NH trở nên lỏng lẻo và tiêu cực.

    Tác động tới BĐS
    Với các thông tin hiện tại, đề án dường như không có mấy tác động trực tiếp tới lĩnh vực BĐS bao gồm cả chủ đầu tư và người mua. Tác động gián tiếp có thể có là việc các NH giờ đây có nguồn tiền dồi dào hơn có thể tăng cường cho vay gồm cả cho vay chủ đầu tư và cho vay đối với người mua BĐS. Ngoài ra, nhờ bớt căng thẳng về huy động mà các NH có thể sẵn sàng giảm bớt lãi suất huy động. Vốn nhàn rỗi trong dân vì thế có thể dịch chuyển một phần trở lại kênh này.

    Tác động với cung tiền và lạm phát
    Sử dụng con số 202 ngàn tỷ cuối quý 1/2012 cùng tốc độ tăng 2%/tháng, nợ xấu cuối 2012 khoảng 240 ngàn tỷ (có số liệu nói là 250 đến 400 ngàn tỷ). Mức dự phòng đã trích 70 – 90 ngàn tỷ. Nợ xấu “có thể chuyển thành trái phiếu” là 150 đến 170 ngàn tỷ và số tiền mà các NHTM có thể vay được từ NHNN là 105 ngàn đến 119 ngàn tỷ. Nếu dùng tỷ lệ chiết khấu là 50% thì số tiền có thể được bơm ra là từ 75 ngàn đến 85 ngàn tỷ.
    Hiện tại, các NH dường như không có khó khăn về thanh khoản. Vì thế, khả năng hấp thụ lượng cung tiền tiềm năng này của nền kinh tế, lộ trình và điều kiện bơm tiền cũng như các biện pháp đồng bộ khác sẽ là những điều kiện quan trọng quyết định tới vấn đề tăng giá cả hàng hoá.
    Những dấu hiệu quan ngại đang xuất hiện có thể kể ra như: phát biểu sẽ “thả cửa” cho hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán trong một phát ngôn đầu năm của ngành NH, giao dịch trên TTCK tăng mạnh nhờ tín dụng được rót trở lại, lợi xuất TPCP giảm nhanh do nhu cầu tăng cao. Các dấu hiệu này cho thấy là khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp và tiền lại tiếp tục chảy vào “các kênh gián tiếp”. Đối sách để nền kinh tế khỏi tạo ra một bong bóng mới là SCIC phải chủ động điều tiết nguồn cung hàng hoá cho thị trường. Các TCT và TĐ kinh tế cũng cần chủ động việc TTCK sôi động trở lại để “tái cơ cấu” các khoản “đầu tư ngoài ngành” trước đây, hoặc chủ động giảm bớt tỉ lệ sở hữu ở các công ty con để có nguồn tài chính bù đắp cho núi nợ của mình. Việc CPH các DNNN cũng phải đẩy mạnh và coi đó như là một nguồn tài chính bù đắp cho thâm hụt NS.
    Định hướng tín dụng đầu tư phải nhắm tới những ngành có giá trị gia tăng cao và thế mạnh như nông nghiệp nuôi trồng, đánh bắt và công nghiệp chế biến thực phẩm,…
    Đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng nhưng phải nhắm tới những sản phẩm sản xuất nội địa và có sức lan toả để từ đó giải phóng tồn kho kích thích sản xuất. Các sản phẩm tín dụng như vay mua xe hơi có sức lan toả kém và làm cho nhập siêu tăng không nên khuyến khích.

    Tác động tới tăng trưởng kinh tế
    Tác động tới tăng trưởng kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào việc định hướng tín dụng đầu tư và tiêu dùng. Với lượng cung tối thiếu tới hơn 4 tỷ đô la cộng thêm với hệ số nhân tiền tệ, khoản đầu tư mới này không hề nhỏ. Nếu nó được quản lý một cách khéo léo, với hệ số ICOR hiện tại, chúng ta có thể ước đoán được tác động của nó tới tăng trường GDP.

    .........
    (COPY)

Chia sẻ trang này