Nhật tránh Trung Quốc: Việt Nam có thể thay thế.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anbinladen77, 01/08/2014.

1732 người đang online, trong đó có 692 thành viên. 21:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 480 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. anbinladen77

    anbinladen77 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/06/2014
    Đã được thích:
    3.045
    Việt Nam có điều kiện là lựa chọn thay thế TQ của nhà đầu tư Nhật Bản, VN phải cải thiện những điểm mà nhà đầu tư nước ngoài đang “chê bai”.



    TS Võ Trí Thành – Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương nêu quan điểm trước thông tin các nhà đầu tư Nhật Bản ngày càng muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

    Việt Nam gây dựng niềm tin

    PV: – Tại một cuộc tiếp xúc mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đưa ra thông tin 30% doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài coi Việt Nam là lựa chọn hàng đầu, Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản (Jetro) khảo sát có tới 70% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh. Ông bình luận như thế nào về thông tin này?

    Đáng chú ý, mới đây, trong một cuộc hội thảo về môi trường đầu tư ở Việt Nam, các chuyên gia đã chỉ ra rất nhiều điểm hạn chế: chính sách thiếu đồng bộ, tham nhũng, thuế cao… Vậy theo ông, điểm nào trong môi trường đầu tư ở Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp Nhật Bản tới đầu tư?

    TS Võ Trí Thành: – Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản (Jetro) vẫn thường xuyên làm các điều tra về tính hấp dẫn cũng như khó khăn trở ngại đối với doanh nghiệp Nhật Bản khi đầu tư tại nước ngoài, đặc biệt là khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam. 2-3 năm gần đây, sự quan tâm của Nhật Bản với Việt Nam tăng lên, theo đó Việt Nam luôn nằm trong top 4-5. Có lý do mang tính xu thế, có lý do gắn với những chuyển biến khu vực và quan hệ Việt Nam – Nhật Bản.

    Thế giới hiện nay đang trong quá trình liên kết hội nhập, hình thành sâu rộng mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài, các công ty xuyên quốc gia rất lớn. Họ luôn phân bổ đầu tư đi kèm các dịch vụ kết nối để tìm ra vị trí địa điểm mà họ nhìn nhận là đầu tư thuận lợi nhất, có hiệu quả nhất và doanh nghiệp Nhật Bản cũng không nằm ngoài xu thế đó.

    Mặc dù Trung Quốc vẫn được xem là “trục” công nghiệp của thế giới, nhưng gần đây chi phí hoạt động sản xuất tại Trung Quốc tăng lên, đặc biệt là giá nhân công, nên cạnh tranh xét theo chi phí nhân công ở Trung Quốc không còn là lý tưởng.

    Bản thân Trung Quốc cũng đang nỗ lực thay đổi cách thức phát triển, tăng trưởng, muốn chất lượng cao hơn, tốt hơn nên mức độ hấp dẫn vẫn còn, nhưng rõ ràng các nhà đầu tư nước ngoài cần có những xem xét dịch chuyển.

    Với Trung Quốc, còn có rủi ro địa chính trị vì thời gian vừa qua Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn với các nước láng giềng, vấn đề biên giới, vấn đề vùng biển, vấn đề vùng trời.

    Chính vì vậy, 4-5 năm lại đây xuất hiện khái niệm Trung Quốc + 1, Trung Quốc + ASEAN. 1 thường được hiểu là một nước nào đó trong ASEAN, cũng rất có thể là Việt Nam.

    Hơn nữa, ASEAN là khu vực đầu tư truyền thống của Nhật Bản, và ASEAN đang tăng cường sự liên kết, hội nhập cả về tự do hóa thương mại đầu tư, dịch vụ, cả trên vấn đề độ kết nối, hài hòa hóa tiêu chuẩn… Mục đích là nhằm giảm thiểu chi phí, tăng cường cạnh tranh, tạo sự hoạt động hiệu quả cho các nhà đầu tư dưới góc độ mạng, chuỗi, cụm ngành sản xuất, ví dụ như sản xuất ô tô, đồ điện tử, …

    Trong ASEAN – một khu vực kinh tế năng động, Việt Nam có những điểm hấp dẫn nhà đầu tư Nhật Bản. Việt Nam tiếp tục cam kết giữ ổn định vĩ mô và đẩy mạnh cải cách.

    Hay như nguồn nhân lực, dù chi phí hiện đang có xu hướng tăng, song vẫn tương đối thấp. Khả năng tiếp thu của người lao động Việt nam được đánh giá tương đối tốt dù rằng không phải không có điểm doanh nghiệp Nhật Bản “chê” lao động Việt Nam.

    Thứ nữa là vị trí địa – chính trị của Việt Nam. Việt Nam vừa nằm ở vị trí quan trọng về địa chính trị, ở vùng kết nối với thế giới, kết nối với khu vực thuận tiện. Thêm nữa, Việt Nam với Nhật Bản không có mâu thuẫn chiến lược và gần đây hai nước đã tăng cường mối quan hệ, thể hiện rất rõ từ việc Nhật Bản trở thành đối tác chiến lược, rồi đối tác chiến lược sâu rộng, đầy đủ.

    Về mặt kinh tế, quan hệ song phương Việt Nam – Nhật Bản cũng có nhiều cam kết. Một ví dụ là khung khổ hợp tác phát triển công nghiệp Việt Nam với Nhật Bản, tập trung vào 6 ngành, đó là: điện tử; máy nông nghiệp; chế biến nông, thủy sản; môi trường và tiết kiệm năng lượng; đóng tàu; và ô tô. Đây hầu hết là những lĩnh vực Việt Nam có thể có tiềm năng và Nhật Bản có thế mạnh. Cách thức phát triển rất thị trường, nhà nước cũng có vai trò nhưng chỉ ở một số khâu nhất định.

    Không chỉ lĩnh vực kinh tế, trên nhiều lĩnh vực khác như lĩnh vực văn hóa, quốc phòng, an ninh, truyền thông… Nhật Bản và Việt Nam cũng có những bước tăng cường hợp tác.

    Điểm quan trọng làm tăng độ hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản còn là do việc làm ăn tại Việt Nam của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản khá hiệu quả.

    Như vậy có nhiều điểm thuận lợi như xu thế thế giới, xét từ mối quan hệ đầu tư giữa Nhật Bản với đối tác rất lớn là Trung Quốc, xét mối quan hệ Nhật Bản với các nước ASEAN, xét từ đặc thù riêng của Việt Nam đã tạo được những điều kiện thuận lợi để Nhật Bản quyết định đầu tư, mở rộng tại Việt Nam.

    Tuy nhiên, những điều tra từ phía các nhà đầu tư Nhật Bản cũng cho thấy họ còn phàn nàn nhiều về Việt Nam như vấn đề kết cấu hạ tầng, vấn đề kỹ năng lao động, kỷ luật lao động, thể chế, bộ máy hành chính, pháp lý, tham nhũng, … và các vấn đề cụ thể hơn như nguồn điện cung cấp không đầy đủ, ổn định, những lao động ở các quản lý, kỹ thuật viên ở cấp trung gian Việt Nam rất thiếu.

    Việt Nam còn rất nhiều điều phải sửa và phải nhận thức rõ rằng có thể sửa được. Bài học trong quá khứ cũng đã có. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997-1998, có nhiều người đã nói đến cơ hội, thời cơ để Việt Nam đón các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư Nhật Bản.

    [​IMG]
    TS Võ Trí Thành - Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương

    Tuy nhiên, Việt Nam đã bỏ lỡ, nhà đầu tư Nhật Bản cũng vào nhưng không nhiều. Nguyên nhân do nhận thức về hội nhập, liên kết, mặc dù đã có cam kết với ASEAN, tham gia APEC, … chưa thật đầy đủ. Cải cách, mở cửa chững lại. Chúng ta lúc ấy có thể quá thận trọng; giai đoạn những năm 1996-1999 cải cách ở Việt Nam được xem là “một bước tiến, hai bước lùi”.

    PV: – Thông tin về đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đến trong bối cảnh vốn đầu tư của Nhật Bản tại Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2014 đã sụt giảm đến 42.2%. Liệu Việt Nam có phải là lựa chọn thay thế Trung Quốc của các nhà đầu tư Nhật Bản hay không?

    TS Võ Trí Thành: Theo một bình diện đủ ý nghĩa, Việt Nam có điều kiện và có thể là lựa chọn thay thế Trung Quốc của nhà đầu tư Nhật Bản. Điều quan trọng là Việt Nam phải cải thiện những điểm mà nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng và nhà đầu tư nước ngoài nói chung đang “chê bai”.

    Đối với nhà đầu tư Nhật Bản còn là cam kết, lời hứa và kết quả thực hiện. Nhà đầu tư Nhật Bản làm tỉ mỉ, chu đáo, và cần minh chứng gây dựng lòng tin. Nếu Việt Nam làm không tốt, để khoảng cách giữa cam kết và việc làm thì rất dễ đánh mất niềm tin.

    Đối với nhà đầu tư Nhật Bản còn đặc điểm nữa là gắn với mạng sản xuất là sự liên kết của các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia với chính các doanh nghiệp nhỏ & vừa của Nhật Bản. Nên đối với Nhật Bản, không phải chỉ cần thu hút các nhà đầu tư lớn mà cả các doanh nghiệp vừa & nhỏ. Quan trọng là phải có cả sự tham gia, kết nối của doanh nghiệp Việt Nam, và qua đó, chia sẻ không chỉ công việc, thu nhập, mà qua công việc học hỏi công nghệ, kỹ năng quản lý.

    Kỳ vọng có cơ sở

    PV: – Theo thông tin từ các tỉnh, doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư về nông nghiệp và công nghiệp phụ trợ. Khả năng đáp ứng của Việt Nam (công nghệ, nhân công…) trong hai lĩnh vực này như thế nào? Liệu Việt Nam có thể tận dụng cơ hội sự đầu tư này mà từng bước thúc đẩy sự phát triển các ngành này ở Việt Nam hay không hay vẫn là phương thức truyền thông gia công để xuất khẩu?

    TS Võ Trí Thành: Với nông nghiệp, Việt Nam có lợi thế rất rõ ràng về trồng trọt, thủy sản và lợi thế có vai trò tầm cỡ không chỉ đối với bản thân Việt Nam, mà cả khu vực, thế giới. Việt Nam với lợi thế của mình, nếu có những cải cách có tính đột phá về thể chế như đã từng thấy trước đây, Việt Nam hoàn toàn có thể tạo dựng ra mẫu hình sản xuất nông nghiệp giá trị gia tăng cao, phát triển bền vững, lợi ích của người nông dân được chia sẻ xứng đáng.

    Nền nông nghiệp muốn làm được như vậy phải có thể chế thỏa mãn các điều kiện: Có lợi thế nhờ quy mô như tích tụ đất đai, hình thành sự gắn kết sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, từ R&D, giống má đến sản xuất, sơ chế, chế biến, phân phối thị trường trong ngoài nước; có khả năng hấp thụ vốn, công nghệ. Điều cũng không thể bỏ qua là thể chế đó phải tăng được vị thế “mặc cả” trên thị trường và quyền lợi của người nông dân.

    [​IMG]
    30% doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài coi Việt Nam là lựa chọn hàng đầu, 70% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh.

    Trên thực tế, cũng đã xuất hiện những cách thức tổ chức sản xuất nông nghiệp khác nhau phản ánh, dù chưa đầy đủ, những chiều cạnh trên. Nó phản ánh đòi hỏi của chính cuộc sống. Việt Nam là đất nước có rất nhiều sự khác biệt vùng miền, văn hóa, điều kiện tự nhiên, nên mẫu hình thể chế này cũng có thể đa dạng.

    Bản thân đất nước Nhật Bản vừa qua đã trải qua thảm họa, thiên tai, họ có những thay đổi trong nhìn nhận về chiến lược phát triển nông nghiệp. Nhật Bản nhìn nhận ASEAN, trong đó có Việt Nam, như một cơ sở sản xuất chế biến nông sản, thực phẩm hết sức quan trọng. Tham gia Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhật Bản phải dần bỏ bảo hộ nông nghiệp. Nhật Bản có thế mạnh về mặt công nghệ nông nghiệp, quy trình phân phối. Việt Nam và Nhật Bản hợp tác không chỉ cho Việt Nam mà một phần cho thị trường Nhật, người dân Nhật.

    Tôi cho đây là việc rất tích cực trong việc đổi mới căn bản nông nghiệp Việt Nam, nhưng cũng phải nói thêm rằng, trong sản xuất nông nghiệp, chúng ta không chỉ hợp tác với Nhật. Những vấn đề công nghệ, quy trình sản xuất, hài hòa và đảm bảo tiêu chuẩn đòi hỏi tăng cường hợp tác quốc tế, cả trong khu vực và nhất là với các đối tác phát triển. có nhiều thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp.

    Kỳ vọng về tăng cường hợp tác Việt Nam – Nhật Bản là hoàn toàn có cơ sở. Cơ hội luôn có nhưng nếu không có quyết tâm chính trị, nỗ lực hành động thì cũng rất dễ bị tuột mất cơ hội.

    PV: – Dư luận đang kỳ vọng việc doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam sẽ tạo cơ hội để Việt Nam quen dần với công nghệ, quy trình và chất lượng sản phẩm đạt chuẩn quốc tế, thoát dần lối tư duy ngắn hạn, chọn dễ, ăn xổi ở thì… Ông bình luận như thế nào về kỳ vọng này của dư luận? Để đạt được điều đó, Việt Nam phải làm như thế nào?

    TS Võ Trí Thành: – Việt Nam phải tăng tính cạnh tranh, độ hấp dẫn của nền kinh tế, đồng thời phải tiếp tục đảm bảo, duy trì ổn định về an ninh trật tự, kinh tế vĩ mô. Bản thân Việt Nam phải cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản, thấy Việt Nam đã và tiếp tục nỗ lực tạo dựng được môi trường kinh doanh minh bạch, cạnh tranh đàng hoàng, bình đẳng.

    Tái cấu trúc kinh tế phải được thực hiện rốt ráo, cùng với việc đẩy mạnh hội nhập sâu rộng với những đòi hỏi gắn kết hết sức chặt chẽ với cải cách bên trong. TPP là hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao với rất nhiều điều khoản liên quan đến chính sách “sau đường biên giới”.

    Mấu chốt nhất, và thông điệp này cũng đã được nhấn mạnh trong Chiến lược phát triển của Việt Nam, là cải cách thể chế, đặc biệt trong đó là vấn đề pháp lý tương thức với hội nhập, với kinh tế thị trường, là vấn đề thực thi pháp lý, vấn đề gaimr thiểu quan liêu và chống tham nhũng. Nghị quyết 19 gần đây về nâng cao năng lực cạnh tranh đặt ra nhiều mục tiêu rất rõ là phải giảm được chi phí thời gian, thủ tục đạt mức trung bình các nước hơn mình ít nhiều, đó là ASEAN-6.

    Kết cấu hạ tầng vốn và vẫn là điểm nghẽn trong phát triển của Việt Nam. Vai trò nguồn vốn ODA của Nhật là rất quan trọng; nguồn vốn này phải được sử dụng hiệu quả. Thời gian vừa qua đã có nhiều chuyện lình xình, rất không hay xảy ra đối với ODA Nhật Bản. Dù mọi chuyện tạm yên, song đây là bài học dù đắng vẫn cần thuộc trong lòng để chỉnh sửa nghiêm túc, và là đối với tất cả các nguồn vốn tài trợ khác.

    Vấn đề nguồn nhân lực cũng như vậy. Đã có nghị quyết, những chương trình cải tổ, song chất lượng nguồn nhân lực nói chung vẫn thấp so với yêu cầu cải cách, hội nhập, phát triển của đất nước. Nói chất lượng nguồn nhân lực không chỉ là về lao động có kỹ năng hay không có kỹ năng, mà bao hàm cả công chức, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị doanh nghiệp, các kỹ sư, kỹ thuật viên…Nền tảng ở đây còn là câu chuyện cải cách giáo dục, chuẩn bị nguồn nhân lực cho tương lai.

    Tôi muốn nhấn mạnh lại, đối với các nhà đầu tư Nhật Bản, tính cụ thể, nghiêm túc, quyết liệt hiện thực hóa cam kết, lời hứa, là cực kỳ quan trọng đối với việc tạo dựng sự hấp dẫn của Việt Nam và qua đó là lòng tin đảm bảo sự lựa chọn đầu tư lâu dài.

    Xin trân trọng cảm ơn ông!
    Mr Growth thích bài này.
  2. anbinladen77

    anbinladen77 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/06/2014
    Đã được thích:
    3.045
    Việt - Nhật hiện thực hóa các cam kết mới
    Chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida Fumio từ ngày 31/7 tới 2/8 là cơ hội để Việt Nam và Nhật Bản thúc đẩy quan hệ song phương, đặc biệt là sau khi hai nước nâng cấp quan hệ từ Đối tác chiến lược thành Đối tác chiến lược sâu rộng vào tháng 3 năm nay.


    Mối quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Nhật Bản, trên thực tế, đã được lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp trong hơn 40 năm qua và ngày càng phát triển theo chiều sâu.

    Sau chuyến thăm Nhật Bản của ************* Trương Tấn Sang vào tháng 3/2014, với quyết định của cả hai bên về việc nâng cấp quan hệ từ Đối tác chiến lược lên Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á, mối quan hệ này ngày càng được củng cố trên nhiều mặt, từ chính trị, kinh tế, thương mại, tới giáo dục, đầu tư…

    [​IMG]
    Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida Fumio là cơ hội để hai nước thúc đẩy quan hệ song phương
    Các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam và Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida Fumio đang diễn ra tại Hà Nội sẽ tiếp tục là cơ hội để hai bên trao đổi và tìm giải pháp để thúc đẩy hơn nữa các mối quan hệ hợp tác.

    Tính đến hết năm 2013, Nhật Bản đã cam kết hỗ trợ Việt Nam 23 tỷ USD vốn ODA và vẫn là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam. Dấu ấn hợp tác Việt - Nhật cũng sẽ càng mạnh mẽ hơn nữa, khi công hàm trao đổi về khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 5 triệu USD hỗ trợ máy móc, thiết bị cho cảnh sát biển Việt Nam, sẽ được ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm lần này của Ngoại trưởng Nhật Bản.

    Các khoản cam kết mới đang được tiến hành, tiếp tục đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tháng 3 vừa qua, Nhật Bản cam kết hỗ trợ Việt Nam thêm 25 tỷ yên (khoảng 250 triệu USD) cho các dự án mới. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ *************** đã quyết định thành lập Trường đại học Việt - Nhật, vốn đầu tư 365 triệu USD, trong đó hỗ trợ từ ODA Nhật Bản là 200 triệu USD, viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản là 13,39 triệu USD, nguồn vốn đối ứng Chính phủ Việt Nam là 52 triệu USD, nguồn vốn hợp tác tài trợ của các doanh nghiệp Nhật Bản là 100 triệu USD.

    Không chỉ hỗ trợ nguồn lực, Nhật Bản còn đồng hành với Việt Nam trong xây dựng cơ chế, chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Việc hai nước cùng triển khai Sáng kiến chung Việt - Nhật, hiện đã bước sang giai đoạn V, nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh là ví dụ điển hình. Năm ngoái, Nhật Bản lại tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng Chiến lược Công nghiệp hóa trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

    Cho đến nay, Nhật Bản vẫn tiếp tục là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với lũy kế tính đến ngày 20/7/2014 là 2.353 dự án, tổng vốn đầu tư trên 36 tỷ USD. Nhật Bản cũng là bạn hàng lớn của Việt Nam, khi thương mại hai chiều năm 2013 đạt 25,163 tỷ USD, còn trong 5 tháng đầu năm nay đạt gần 10,7 tỷ USD.

    Không chỉ vậy, hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực khoa học - công nghệ, lao động, du lịch, văn hóa - thông tin, giáo dục - đào tạo và hợp tác địa phương giữa hai nước cũng phát triển mạnh mẽ.

    Chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Kishida Fumio, cùng với việc đồng chủ trì phiên họp Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 6, vì thế, sẽ càng thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng ngày càng phát triển toàn diện hơn, đồng thời tăng cường sự tin cậy và hợp tác trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, nông nghiệp, thương mại, đầu tư…, đặc biệt là nông nghiệp - lĩnh vực hợp tác mới mà hai bên đang nỗ lực thúc đẩy sau chuyến thăm Nhật Bản của ************* Trương Tấn Sang.
    Mr GrowthLuckie Tran thích bài này.
  3. anbinladen77

    anbinladen77 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/06/2014
    Đã được thích:
    3.045
    Nhiều dự án hạ tầng đón dòng ODA mới từ Nhật Bản
    Hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn ODA đối với các dự án hạ tầng giao thông là cơ sở để có thêm nhiều dự án mới sử dụng nguồn vốn vay ODA Nhật Bản được triển khai trong thời gian tới.

    Nếu không có gì thay đổi, từ ngày 5 - 15/8, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) sẽ cử đoàn sang làm việc với Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) để tiến hành thu thập thông tin chuẩn bị cho việc thẩm định vốn vay Dự án Nâng cấp, mở rộng Cảng Tiên Sa, Đà Nẵng - giai đoạn II.

    [​IMG]
    Nguồn vốn ODA của Nhật Bản vẫn rất quan trọng đối với xây dựng hạ tầng giao thông. Ảnh: Đức Thanh
    Đây là một trong những dự án mới đầu tiên được thẩm định kể từ khi Nhật Bản chính thức thông báo nối lại việc cấp vốn cho các dự án mới sử dụng vốn ODA sau một thời gian tạm ngừng để xử lý vụ việc Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) hối lộ quan chức ngành đường sắt Việt Nam khi thực hiện Dự án Xây dựng đường sắt nội đô Hà Nội.

    Được kỳ vọng là một trong những công trình cảng biển nước sâu lớn nhất Việt Nam, Cảng Tiên Sa giai đoạn II có tổng mức đầu tư khoảng 100 – 120 triệu USD. Dự án này bao gồm việc xây dựng các bến tàu container trọng tải 50.000 DWT, tàu tổng hợp trọng tải 30.000 DWT đến 70.000 DWT và tàu khách trọng tải tới 100.000 GRT; xây dựng hệ thống kho bãi, hạng mục công trình trên diện tích 16,34 ha; nạo vét luồng, khu nước trước bến, vũng quay tàu…

    “Chúng tôi tin tưởng, công trình sẽ sớm nhận được sự đồng thuận của nhà tài trợ do cảng Tiên Sa hiện nay sắp quá tải sau một thời gian dài tăng trưởng liên tục 20%/năm”, lãnh đạo Ban quản lý dự án 85, đơn vị chuẩn bị đầu tư Dự án cho biết.

    Đối với Dự án này, vào cuối tháng 12/2013, Bộ GTVT đã ký biên bản ghi nhớ với nhà tài trợ JICA để hỗ trợ rà soát nghiên cứu khả thi, chuẩn bị thẩm định vốn vay, đồng thời đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư xếp dự án vào danh mục vốn vay đợt 2 tài khóa 2014 với mức vay dự kiến khoảng 10 tỷ Yên theo hình thức ngân sách cấp, sau khi hoàn thành sẽ đấu thầu lựa chọn nhà khai thác cảng để thu hồi vốn.

    [​IMG]
    Nhật Bản dự kiến sẽ thẩm định vốn vay Dự án Nâng cấp, mở rộng Cảng Tiên Sa, Đà Nẵng - giai đoạn II
    Ngoài Dự án cảng Tiên Sa, Đà Nẵng – Giai đoạn II, Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa thêm 3 dự án mới ưu tiên vào đợt 2 tài khóa 2014 vay vốn ODA Nhật Bản gồm: xây dựng trung tâm điều hành ITS cho mạng lưới đường cao tốc khu vực phía Bắc (6,8 tỷ Yên); Tín dụng ngành GTVT để cải tạo mạng lưới đường quốc gia giai đoạn 3 – thay thế 100 cầu yếu trên các quốc lộ (30 tỷ Yên); xây dựng 2,7 km kết nối Đại lộ Đông – Tây TP.HCM đến đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương (10 tỷ Yên).

    Trong khi đó, cùng với việc tích cực phối hợp với các bên liên quan triển khai các biện pháp nâng cao tính minh bạch trong công tác quản lý vốn vay, Bộ GTVT đang rốt ráo đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản.

    “Đến thời điểm này, cụm công trình sử dụng hơn 1,5 tỷ USD ODA Nhật Bản ở khu vực Hà Nội là cầu Nhật Tân, Nhà ga quốc tế T2 Nội Bài và đường nối cầu Nhật Tân với T2 Nội Bài chắc chắn về đích đúng tiến độ vào cuối năm nay”, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng khẳng định.

    Được biết, để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận nguồn vốn ODA Nhật Bản, Danh mục 29 dự án hạ tầng giao thông vừa được Bộ GTVT đề xuất sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản giai đoạn 2014 - 2016, với tổng mức đầu tư lên tới 470 tỷ yên (6 tỷ USD).

    Theo đó, trong danh sách dài các dự án hạ tầng giao thông sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản trong 3 năm tới, hội tụ những công trình có quy mô rất lớn thuộc các lĩnh vực giao thông đô thị, cảng biển, đường cao tốc, hàng không và đường sắt.

    Cụ thể, ngoài các hiệp định vay bổ sung cho các dự án đang triển khai, trong danh mục 29 dự án dự kiến vay ODA Nhật Bản, có tới 15 dự án mới với quy mô vốn lớn như: đường cao tốc Bắc Nam đoạn (Trung Lương - Mỹ Thuận); cảng hàng không quốc tế Long Thành; tuyến đường sắt Hà Nội - Nội Bài; đường cao tốc Bắc Nam đoạn Nha Trang - Phan Thiết.

    Theo lãnh đạo Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ GTVT), các dự án thuộc danh mục nói trên đều là những công trình cần được ưu tiên đầu tư do có sức lan tỏa, hiệu quả kinh tế - xã hội lớn và nhất là phù hợp với tiêu chí cho vay của JICA.

    “Trong khi ngân sách còn đang khó khăn, nguồn vốn ODA đến từ Nhật Bản với lãi suất thấp vẫn sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với ngành GTVT”, ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT khẳng định.
    Mr Growth thích bài này.
  4. anbinladen77

    anbinladen77 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/06/2014
    Đã được thích:
    3.045
    Vàng dự báo tiếp tục giảm trong tháng 8
    Chốt tháng 7, giá vàng giảm hơn 200.000 đồng/lượng. Các chuyên gia dự báo, giá vàng tiếp tục giảm tuần đầu tháng 8 tới.

    [​IMG]
    Giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm thời gian tới
    Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (31/7), giá vàng trong nước niêm yết tại các công ty vàng bạc đá quý và các cửa hàng vàng đồng loạt điều chỉnh giảm nhẹ so với chốt phiên ngày hôm qua.

    Cụ thể, lúc 8h17 sáng nay 31/7, giá vàng SJC tại TPHCM giao dịch ở 36,56 – 36,68 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC niêm yết Tập đoàn DOJI là 36,60 – 36,65 triệu đồng/lượng, giảm 20.000 đồng/lượng so với hôm qua. Tuy nhiên, tính trong tháng 7, vàng đã giảm giá hơn 200.000 đồng/lượng.

    Vàng trong nước đứng giá bởi thị trường vàng thế giới giảm giá ba phiên liên tiếp sau khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ công bố kết quả cuộc họp chính sách tiếp tục kế hoạch cắt giảm chương trình mua trái phiếu đúng như dự đoán của thị trường. Thêm vào đó, báo cáo tăng trưởng GDP Mỹ quý II khả quan hơn nhiều so với dự kiến của giới chuyên gia khiến đồng USD tăng giá trên thị trường tiền tệ, gây áp lực lên vàng.

    Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, GDP quý II của Mỹ tăng 4% sau khi suy giảm 2,1% trong quý I, điều này khẳng định rằng sự suy yếu trong nền kinh tế lớn nhất thế giới 3 tháng đầu năm chỉ bởi nguyên nhân thời tiết mà Fed giải thích là hoàn toàn có căn cứ. Tuy rằng, bà Yellen cho biết Cục dự trữ Liên bang chưa thực sự yên tâm về thị trường lao động và mức lãi suất thấp sẽ được duy trì nhưng kim loại vàng khó có thể leo cao. Môi trường lãi suất thấp chính là căn cứ tăng giá của vàng thời kì hậu khủng hoảng kinh tế 2008

    Hiện giá vàng thế giới sáng nay đứng ở mốc 1.294,5 USD/oz, giảm nhẹ so với phiên trước. Suốt một thời gian dài, giá vàng chỉ dao động quanh mốc sát 1.300 USD/oz.

    Hiện chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới vẫn được duy trì ở mức 3,6-3,7 triệu đồng/lượng. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, giá vàng vẫn sẽ tiếp tục xu hướng giảm trong tuần đầu tháng 8. Thời gian gần đây, thị trường vàng gần như không có sóng nên không thu hút được người dân tham gia giao dịch, lượng mua - bán tại các cửa hàng vàng rất trầm lắng.
    longvu36 thích bài này.
  5. anbinladen77

    anbinladen77 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/06/2014
    Đã được thích:
    3.045
    Chính phủ quyết tâm không điều chỉnh chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2014

    Đó là khẳng định của Thủ tướng *************** tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7.


    Ngày 30 và sáng 31/7 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng *************** chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 nhằm đánh giá tình hình kinh tế-xã hội (KTXH) tháng 7 và 7 tháng đầu năm nay, đồng thời phân tích, dự báo, đề xuất và thống nhất quan điểm, biện pháp chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra từ đầu năm. Chính phủ cũng đã nhất trí nhiều biện pháp cụ thể nhằm tăng tổng cầu của nền kinh tế, thống nhất nhiều giải pháp về thuế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp…

    [​IMG]
    Thủ tướng *************** chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7

    Theo đánh giá của các thành viên Chính phủ, tình hình KTXH tháng 7 và 7 tháng đầu năm nay tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực, đúng hướng. Trước hết là lạm phát tháng 7 kiểm soát ở mức 1,62%, là mức tăng thấp nhất trong 13 năm qua. Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng qua tăng hơn 14 % so với cùng kỳ năm ngoái với con số 84 tỷ USD, đạt trên 60% kế hoạch của cả năm, đồng thời Việt Nam tiếp tục xuất siêu khoảng 1,26 tỷ USD, góp phần tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia.

    Quan hệ thương mại với Trung Quốc diễn biến bình thường và còn tăng cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm nay cũng tăng 6,2%, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo. Các lĩnh vực khác như sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, thu ngân sách, giải ngân các nguồn vốn đầu tư, an sinh xã hội, an toàn giao thông cũng đạt nhiều kết quả tích cực…

    Các thành viên Chính phủ tập trung phân tích một số vấn đề nổi lên ảnh hưởng đến tăng trưởng của nền kinh tế, nhất là số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn còn cao; tiến độ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước còn chậm, tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái…

    [​IMG]

    Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nêu vấn đề thất thu thuế do tình trạng buôn lậu thuốc lá gia tăng: “Đối với thuốc lá điếu hiện nay, tình hình buôn lậu qua biên giới, nhất là khu vực phía Nam gia tăng rất nhiều. Ngành thuốc lá tính ra thất thu khoảng 6.000 tỷ đồng tiền thuế…”.

    Các thành viên Chính phủ bày tỏ đồng tình với các giải pháp mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình Chính phủ lần này nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến nhằm tăng tổng cầu của nền kinh tế liên quan đến đảm bảo nguồn vốn đối ứng để giải ngân nhanh nguồn vốn ODA, đảm bảo nguồn cung cho chỉ tiêu xuất khẩu gạo, tháo gỡ khăn về thủ tục để phát triển nhà ở xã hội…

    Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng kiến nghị: “Nhà ở xã hội hiện nay đang thiếu rất nhiều, nhu cầu rất lớn và Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ tiền sử dụng đất. Đây cũng là một kênh đầu tư mà lĩnh vực này cầu rất lớn. Vấn đề khó thứ nhất là thủ tục triển khai các dự án đầu tư nhà ở xã hội thuộc chính quyền các địa phương. Đề nghị các địa phương, nhất là Hà Nội và TP HCM có nhu cầu nhà ở xã hội lớn nhất tiếp tục tạo điều kiện để triển khai nhanh các thủ tục thực hiện các dự án nhà ở xã hội. Thứ hai là giải ngân gói 30.000 tỷ đồng. Thủ tướng, Chính phủ đã đồng ý ra Nghị quyết để sửa Nghị quyết 02 hỗ trợ để giải ngân nhanh gói này góp phần tăng tổng đầu tư xã hội nhưng tôi đề nghị Ngân hàng nhà nước cần có chỉ đạo quyết liệt vì các ngân hàng thương mại cho vay rẻ cũng không mặn mà…”.

    [​IMG]

    Đồng tình với các đánh giá, phân tích, nhận định và các đề xuất của các thành viên Chính phủ và đại biểu tham dự phiên họp, Thủ tướng *************** nêu rõ: tình hình KTXH 7 tháng qua tiếp tục chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực, tuy nhiên nổi lên, nếu Chính phủ và từng bộ, ngành, địa phương không nỗ lực, không tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt thì khó đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 5,8% trong cả năm nay.

    Thủ tướng *************** nêu rõ: “Chính phủ quyết tâm không điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ nào đã đề ra từ đầu năm mà cùng nỗ lực phấn đấu bằng các giải pháp đồng bộ để thực hiện đạt mục tiêu, kế hoạch đã đề ra trong cả năm nay. Đề nghị các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng quyết liệt đôn đốc triển khai thực hiện…”.

    Trên tinh thần này, Thủ tướng *************** yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, nhất là Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Bộ Công thương rà soát và chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất công-nông nghiệp và dịch vụ trên các lĩnh vực còn nhiều dự địa phát triển. Thủ tướng nêu rõ, muốn tăng tổng cầu của nền kinh tế thì phải tập trung giải ngân nhanh vốn đầu tư công, tăng dư nợ tín dụng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

    Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ phát hành, giải ngân và quyết toán nguồn vốn đầu tư công gắn với đảm bảo vốn đối ứng để triển khai các dự án ODA, bằng các cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích thu hút dự tham gia đầu tư của xã hội. Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành quyết liệt và cụ thể các chính sách và công cụ nhằm tăng dư nợ tín dụng, giải quyết nợ xấu, khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, kiên quyết tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém. Thủ tướng khẳng định: sau phiên họp Chính phủ lần này, Chính phủ sẽ ban hành một Nghị quyết chuyên đề về một số giải pháp thuế nhằm tháo gỡ khó, vướng mắc liên quan đến gia hạn nộp thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp, quản lý thu thuế. Chính phủ cũng sẽ báo cáo trình Quốc hội nhiều biện pháp liên quan đến thuế để tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp. Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ, ngành địa, phương đặc biệt quan tâm chỉ đạo sát sao và cụ thể công tác cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực đất đai; thuế và hải quan với mục tiêu từ nay đến cuối năm giảm ít nhất một nửa thời gian và thủ tục liên quan; đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công gắn với trách nhiệm cụ thể, chấm dứt tình trạng đầu tư giàn trải và trách nhiệm chung chung. Thủ tướng cũng lưu ý đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thì phải tiến hành chặt chẽ, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải đi liền với nâng cao năng lực quản trị, điều hành…

    Thủ tướng *************** cũng yêu cầu Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, chính quyền các địa phương giáp biên và lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu qua biên giới, trong đó có việc xử lý nghiêm minh các đối tượng bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu; siết chặt quản lý hoạt động các khu kinh tế cửa khẩu, các cửa hàng miễn thuế và dừng tạm nhập tái xuất các mặt hàng như: nội tạng, thuốc lá…Đề nghị các địa phương phải xử lý kiên quyết, không được vì lợi ích cục bộ của địa phương mà gây thiệt hại cho nền kinh tế, cho lợi ích của đất nước”.

    Thủ tướng *************** nêu rõ: “Tôi lưu ý một điểm. Đừng vì lợi ích địa phương, có thu một ít ở địa phương mà phá nền kinh tế là không được, phải kiên quyết cái đó. Bây giờ mở cửa khẩu thu được ít nhưng lại tuồn hàng vào là sản xuất trong nước lại càng khó khăn. Trong khi ngân sách địa phương thu thiếu thì ngân sách trung ương đều cân đối đủ. Tôi nói ví dụ chỉ riêng thuốc lá chúng ta thất thu khoảng 6.000 tỷ đồng mà tất cả đều qua cửa khẩu hết. Nếu không có tiếp tay, không có dễ dàng ở các chính quyền địa phương thì không có hàng lậu qua được nhiều đâu. Cái này phải cương quyết vì lợi ích của đất nước…”.
  6. anbinladen77

    anbinladen77 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/06/2014
    Đã được thích:
    3.045
    Read only !
  7. anchacmacben

    anchacmacben Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2014
    Đã được thích:
    7.574
    Nhật sẽ đầu tư mạnh vào Việt Nam vì 3 lý do: kinh tế , chính trị và văn hóa. Theo đó quan hệ kinh tế khăng khít sẽ tạo nên đồng minh về chính trị là vấn đề đang nóng hiện nay.

Chia sẻ trang này