Nhiều người mắc bệnh từ lợn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi investip6, 19/07/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
1324 người đang online, trong đó có 529 thành viên. 00:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 308 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. investip6

    investip6 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Nhiều người mắc bệnh từ lợn

    Nhiều người mắc bệnh từ lợn

    Bệnh nhân Vũ Đình Tấn mắc nhiễm khuẩn liên cầu lợn tỉnh dậy sau 1 tháng hôn mê.
    (Dân trí) - "Từ đầu năm đến nay, Viện các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia tiếp nhận 21 trường hợp bị nhiễm liên cầu lợn. (Streptococcus Suis). Trong đó, hai người đã chết và hai người đang trong tình trạng nguy kịch", thông tin từ Bộ Y tế cho biết.

    PGS, TS Nguyễn Đức Hiền, Viện trưởng Viện các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia cho biết: Phần lớn những người mắc bệnh tập trung ở các tỉnh khu vực phía Bắc như: Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh? Các triệu chứng thường gặp là sốt cao, đau nhức bắp thịt, đau họng, xuất huyết toàn thân, trụy mạch, sốc, suy đa phủ tạng nhanh, có thể rối loạn đông máu nặng và hôn mê. Các bác sĩ đã tìm thấy vi khuẩn trong máu, dịch não tủy và nhiều vị trí khác nhau của bệnh nhân đã tử vong.

    Qua tìm hiểu nguyên nhân, số người bị nhiễm bệnh đều có tiếp xúc với lợn bị bệnh hoặc trực tiếp tham gia giết mổ, bán thịt lợn. Bệnh biểu hiện với hai dạng chính là thể bệnh nặng và thể viêm màng não (thể nhẹ). Đối với thể bệnh nặng (như hai người bệnh đã chết), người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng huyết khiến người bệnh suy hô hấp.

    Bệnh nhân mắc bệnh ở thể tối cấp khó điều trị hơn do tình trạng bệnh tiến triển rất nhanh. Tuy nhiên đến nay đã có vài bệnh nhân ở thể này được các bác sĩ Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia cứu sống. Với bệnh nhân viêm màng não, nếu phát hiện sớm có thể thể cứu được, để muộn có thể dẫn đến phù não, tử vong hoặc để lại các di chứng nặng nề như động kinh, ngớ ngẩn. Riêng tiền thuốc để điều trị cho bệnh nhân nhiễm khuẩn liên cầu lợn có thể tới 1 triệu đồng/ngày. Tiền lọc máu khoảng chục triệu/ngày.

    Theo các nhà khoa học, Vi khuẩn Streptococcus suis thường sống ở đường hô hấp của lợn và sẽ nhập cơ thể người nếu có sự tiếp xúc với lợn, thịt lợn nhiễm bệnh chưa nấu chín kỹ. Ngoài ra, loại khuẩn liên cầu này còn đi vào người qua các vết thương hở trên da hoặc niêm mạc mũi, miệng.

    Trong khi đó, lợn nhiễm Streptococcus suis thường chỉ được phát hiện nhờ xét nghiệm. Chính vì vậy, để an toàn, người tiêu dùng nên tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề vì đó chắc chắn là lợn bệnh. Thịt lợn phải nấu thật chín thì loại liên cầu khuẩn trên mới bị tiêu diệt.

    Hiện nay, Viện các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia đang xây dựng phác đồ chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn.

    Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cũng đã gửi công văn đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo giám sát các trường hợp bị bệnh nghi nhiễm liên cầu lợn, nhất là đối tượng có tiếp xúc gần với lợn bị bệnh như chăn nuôi, giết mổ và buôn bán lợn.

    Hai trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn từ lợn

    Hết ngày mùa, bác Vũ Đình Tấn, 62 tuổi, ở Ngô Xá, Hưng Yên, mua 4 lạng thịt lợn về ăn. Bác ăn hết 2 lạng còn 2 lạng cất đi. Nào ngờ đến hôm sau bác phát bệnh, nằm mê man không biết gì. Khắp mặt, tai, tay chân bị xuất huyết tím bầm.

    Được điều trị một tháng tại Viện lâm sàng các bệnh nhiệt đới, khi tỉnh dậy bác mới biết mình bị nhiễm khuẩn liên cầu lợn. Sút 20kg, cơ thể bác Tấn giờ chỉ còn da bọc xương, da mặt, tai, tay chân bong ra từng mảng. Các đầu ngón tay, chân hoại tử tím bầm.

    Em Nguyễn Thị Nguyệt, 17 tuổi, quê ở Lạc Đạo, Văn Giang, Hưng Yên, kỳ nghỉ hè này về quê giúp mẹ bán thịt lợn được mấy ngày thì nhiễm bệnh.

    Em kể lại trong quá trình bán thịt được mẹ dạy cho cách phân biệt thịt tươi hay ôi bằng cách đưa lên mũi ngửi! Các bác sĩ nhận định có thể khuẩn liên cầu lợn lây qua các vết xước trên tay chân khi Nguyệt tiếp xúc với thịt hoặc lây qua niêm mạc mũi, miệng trong quá trình ngửi thịt.

    Hơn chục năm trong nghề giết mổ lợn, nay đã là chủ một lò mổ quy mô ở Ứng Hòa, Hà Tây, anh Ngô Xuân Long chưa từng biết đến căn bệnh khủng khiếp này. Chỉ sau vài ngày sốt cao, anh rơi vào tình trạng hôn mê và được các bác sĩ tại Viện xác định viêm màng não do nhiễm khuẩn liên cầu lợn.

    Đa số các bệnh nhân nhiễm khuẩn liên cầu lợn điều trị tại Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia mắc bệnh ở thể này.

    Theo Tiền phong
  2. iphoneviet

    iphoneviet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2007
    Đã được thích:
    0
    trời ơi, đúng là lợn ivt
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này