--------------------- Những Siêu Phẩm trong thời gian tới --------------------

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 30/11/2021.

1554 người đang online, trong đó có 621 thành viên. 19:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 21413 lượt đọc và 83 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    - Nay kết tháng đóng nến đẹp, các quỹ chốt đã chốt xong! Ảnh hưởng của Thế giới mà kết tháng đẹp quá @};-
    - Xây dựng, đầu tư công game lớn xuyên suốt 2022- 2023: HBC, FCN,LCG...@};-
    - TT khỏe hơn so với thế giới:-bd@};-
    - Tháng 12/2021 mục tiêu chinh phục 16xx :drm@};-
    - PVD, PVS nay thể hiện sức mạnh sau khi về vùng giá hấp dẫn :drm@};-


    [​IMG]
    Last edited: 30/11/2021
    MAC0135, Nganntb, xgameno15 người khác thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    JPMorgan: Giá dầu có thể đạt 150 USD/thùng
    14:05 | 30/11/2021

    JPMorgan vừa đưa ra nhận định rằng giá dầu thế giới có thể tăng tới 150 USD/thùng khi OPEC+ sẽ kiểm soát nguồn cung trước những lo ngại về biến thể Omicron.

    [​IMG]
    Giá có thể đạt 150 USD/thùng vào năm 2023 khi OPEC+ kiểm soát nguồn cung (Ảnh: Reuters).
    JPMorgan cho rằng, xu hướng tăng của giá dầu sẽ được duy trì và giá có thể đạt 150 USD/thùng vào năm 2023 khi OPEC+ kiểm soát nguồn cung để bảo vệ giá dầu ở mức cao hơn.

    Điều đó có nghĩa chính sách xả kho dầu dự trữ chiến lược của chính quyền ông Biden sẽ ít có tác động đến giá dầu. Thực tế, tuần trước giá dầu vẫn tăng mạnh bất chấp Mỹ tuyên bố đưa 50 triệu thùng dầu vào thị trường.

    Động lực chính thúc đẩy giá dầu vẫn là cung và cầu. Và trong khi biến thể Omicron khiến cho thị trường dầu lao dốc do lo ngại các biện pháp hạn chế đi lại sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu thì JPMorgan lại cho rằng phản ứng này hơi thái quá.

    "Chúng tôi cho rằng thị trường đang đánh giá quá cao về những tác động của biến thể Omicron đối với giá dầu trong kỳ nghỉ lễ của Mỹ", JPMorgan cho biết và nói thêm sẽ có rất ít hoặc thậm chí không có tác động gì đối với kỳ nghỉ này ngay cả khi biến thể Omicron lan rộng.

    Với việc nhu cầu dầu có khả năng vẫn ổn định thì nguồn cung sẽ là động lực chính tác động đến giá dầu trong nhiều năm tới. Và việc OPEC+ nắm chắc vai trò điều tiết giá dầu, JPMorgan cho rằng giá dầu Brent có thể sẽ đạt 120 USD/thùng trong năm 2022 và thậm chí vọt lên mức 150 USD/thùng trong năm 2023.


    "Chúng tôi tin rằng OPEC+ sẽ bảo vệ giá dầu bằng cách tăng cung nhỏ giọt để giữ tồn kho ở mức thấp, cân bằng thị trường và quản lý tốt nguồn dự trữ", JPMorgan lý giải.


    Nguồn cung tăng từ các nhà sản xuất dầu tại Mỹ có thể sẽ gây áp lực khiến giá dầu giảm. Nhưng số lượng giàn khoan dầu của Mỹ hiện chỉ bằng một nửa so với năm 2019 và các khoản đầu tư vào lĩnh vực này đã chậm lại kể từ khi giá dầu về âm trong bối cảnh đại dịch bùng phát năm 2020.

    Đó là lý do khiến giá dầu vẫn tiếp tục tăng, ít nhất là cho đến khi Mỹ khôi phục được sản lượng như trước đại dịch.
    xgameno1thetaurus thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    PVN đã về đích trước kế hoạch sản lượng khai thác dầu trong nước
    23/11/2021
    - Vào lúc 23h ngày 19/11/2021, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã hoàn thành chỉ tiêu 7,99 triệu tấn dầu của kế hoạch sản lượng khai thác trong nước năm 2021 (về đích trước thời hạn 42 ngày).
    [​IMG]PVN khởi động chiến lược phát triển khí hydro và điện gió ngoài khơi

    Báo cáo của PVN cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2021, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn bởi đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 dẫn đến giãn cách xã hội và đứt gãy chuỗi cung cấp vật tư, thiết bị, nhưng Tập đoàn đã cố gắng vượt bậc để đạt thành tích cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

    Theo đánh giá của giới chuyên môn, việc về đích sớm kế hoạch sản lượng khai thác dầu trong nước là nỗ lực rất lớn của PVN trước đà suy giảm sản lượng tự nhiên của các mỏ dầu khí hiện hữu sau thời gian dài khai thác và công tác đầu tư phát triển mỏ mới gặp nhiều vướng mắc về cơ chế.

    Với việc tăng cường áp dụng các giải pháp khoa học, kỹ thuật, công nghệ, các giải pháp nâng cao thu hồi dầu, đội ngũ kỹ sư và người lao động PVN đã hết sức cố gắng, nỗ lực nhằm đạt sản lượng khai thác tối đa trong điều kiện an toàn kỹ thuật cho phép để tận dụng cơ hội thị trường trong giai đoạn giá dầu tích cực nhằm bảo vệ nguồn thu, đóng góp cao nhất cho ngân sách Nhà nước.

    Cụ thể, 10 tháng đầu năm 2021, PVN nộp ngân sách Nhà nước đạt 75,4 nghìn tỷ đồng, vượt 21% kế hoạch năm 2021 và vượt 23% so với cùng kỳ năm 2020./.
    xgameno1 thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    PVN và JX NOEX bàn phương án triển khai Lô dầu khí 15-2 sau năm 2025
    30/11/2021
    - Thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết: Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa qua, đoàn công tác của PVN đã có các buổi làm việc với các đối tác Nhật Bản. Đặc biệt, với đối tác JX NOEX, PVN đã trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động dầu khí tại Hợp đồng Chia sản phẩm Dầu khí Lô 15-2 (PSC) và phương án triển khai dự án này sau năm 2025 (thời điểm kết thúc PSC).
    [​IMG]PVN khởi động chiến lược phát triển khí hydro và điện gió ngoài khơi

    Tại buổi làm việc, ông Hiroshi Hosoi - Tổng Giám đốc JX NOEX cho biết: Kể từ thời điểm ký Hợp đồng Dầu khí Lô 15-2 (năm 1992), JVPC (công ty con của JX NOEX) đã điều hành hiệu quả hoạt động dầu khí và đặc biệt vận hành khai thác các mỏ Rạng Đông - Phương Đông tuyệt đối an toàn. Năm 2021, JVPC đạt mốc 18 năm liên tục điều hành và vận hành an toàn hoạt động dầu khí, không để xảy ra tai nạn dừng sản xuất, kinh doanh. Kể từ khi đưa vào khai thác đến tháng 3/2021, dự án đã đạt sản lượng đáng kể (235,85 triệu thùng dầu, 92,03 triệu bộ khối khí và 1,349 triệu thùng condensat). Dự án đã có đóng góp lớn cho nước chủ nhà Việt Nam, PVN và các bên nhà thầu.



    Trải qua gần 30 năm hoạt động tại Việt Nam, JVPC luôn khẳng định vai trò tiên phong trong việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả khai thác, vận hành mỏ. JVPC là Người điều hành dầu khí đầu tiên trên thế giới triển khai biện pháp giảm khí phát thải (CDM) và luôn đổi mới sáng tạo, áp dụng thành công giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu bằng bơm ép khí (HCG-EOR) tại thềm lục địa Việt Nam. Cùng với chiến lược phát triển của tập đoàn JX NOEX, JVPC luôn thể hiện sự tích cực trong việc tìm hiểu các cơ hội để mở rộng hợp tác đầu tư tại Việt Nam, trong đó có phương án triển khai hoạt động dầu khí tại PSC Lô 15-2 sau năm 2025 thể hiện tại Thỏa thuận ghi nhớ (MOU) sẽ ký kết với PVEP.

    Thay mặt lãnh đạo PVN, ông Hoàng Quốc Vượng - Chủ tịch HĐTV đã biểu dương và ghi nhận những đóng góp của JVPC đối với hoạt động dầu khí tại Lô 15-2, cũng như chúc mừng JVPC đã đạt được thành tích an toàn. Sự hợp tác giữa PVEP và JX NOEX tại Lô 15-2 là minh chứng hợp tác rất tốt đẹp giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam, Nhật bản, kết quả của sự tin tưởng lẫn nhau, hợp tác lâu dài và hiệu quả.

    Tại buổi làm việc, ông Trần Hồng Nam - Tổng Giám đốc PVEP thay mặt cho các bên thông báo nội dung MOU giữa PVEP và JX NOEX, trong đó, MOU thể hiện sự không ràng buộc về pháp lý. Các bên cam kết bằng nỗ lực cao nhất của mình để tổng hợp, chia sẻ thông tin, tài liệu, tiêu chí kinh tế - tài chính và tích cực đàm phán phương án đầu tư tối ưu cho triển khai hoạt động dầu khí tại Lô 15-2 sau năm 2025.

    Ngày 25/11/2021, tại Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Việt Nam - Nhật Bản, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo cấp cao của 2 nước, PVEP và JX NOEX đã trao Thỏa thuận ghi nhớ (MOU)./.
    xgameno1 thích bài này.
  5. thetaurus

    thetaurus Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2014
    Đã được thích:
    4.166
    Lại túc tắc bò lên được đỉnh cũ đã rồi mới nói hay được:)
    xgameno1BigDady1516 thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Sắp mở diễn đàn lớn về kinh tế, Chủ tịch Quốc hội nêu hướng xác định lĩnh vực tiềm năng để đẩy nhanh phục hồi
    16:09 30/11/2021

    "Xác định lĩnh vực cần tập trung hỗ trợ để phục hồi và phát triển, hay xác định lĩnh vực 'trong nguy có cơ', có tiềm năng để đẩy nhanh tốc độ phục hồi và tác động lan tỏa đối với nền kinh tế", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
    [​IMG]
    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu
    Sáng ngày 30/11, Chủ tịch
    Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và nhóm chuyên gia, nhà nghiên cứu về chính sách tài chính, tiền tệ hỗ trợ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
    Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội cho biết, dự kiến Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021 sẽ được tổ chức vào ngày 5/12 với sự phối hợp của 3 cơ quan, gồm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
    Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến, có kết nối với các điểm cầu trong nước và các học giả, các chuyên gia, nhà nghiên cứu của các nước trên thế giới.
    Diễn đàn này nhằm góp phần làm rõ thêm các căn cứ khoa học và thực tiễn để cùng Chính phủ thiết kế một gói giải pháp về tài khóa, tiền tệ nhằm cụ thể hóa chủ trương, kết luận của Trung ương tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) và Nghị quyết kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XV về Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch bệnh COVID-19, phục hồi kinh tế, thích ứng an toàn với mọi diễn biến của dịch bệnh.
    Theo Chủ tịch Quốc hội, thời gian qua, nhiều nghiên cứu về gói giải pháp tài khóa, tiền tệ đã được thực hiện, trong đó có nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Kinh tế và nhóm chuyên gia, nhà nghiên cứu.
    Đối với các nghiên cứu, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ phải có đánh giá tác động hết sức kỹ lưỡng vì dưới tác động của dịch bệnh COVID-19, kinh tế thế giới liên tục có sự thay đổi.
    Cùng với đó, phải đánh giá đúng, trúng tác động của đại dịch đối với tình hình kinh tế - xã hội ở trong nước, xác định được mức độ thiệt hại và khả năng phục hồi của nền kinh tế, xác định lĩnh vực cần tập trung hỗ trợ để phục hồi và phát triển, hay xác định lĩnh vực nào “trong nguy có cơ”, có tiềm năng (ví dụ các lĩnh vực kinh tế số hóa, xanh hóa, công nghệ thông tin…) để có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi và tác động lan tỏa đối với nền kinh tế.
    Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội lưu ý các giải pháp ngắn hạn cũng phải đặt trong tổng thể dài hạn, gắn với ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững, không thể đưa ra các chính sách có thể giúp phục hồi kinh tế trong ngắn hạn, trước mắt, nhưng lại gây bất ổn vĩ mô trong dài hạn.
    Chính phủ đã thiết kế Đề án xây dựng cơ chế, chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ kịp thời triển khai Chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
    Theo Chủ tịch Quốc hội, trên cơ sở đánh giá tác động và phân tích dư địa của chính sách tài chính, tiền tệ, phải xác định rõ các nguyên tắc, quy mô, liều lượng, trọng tâm của chính sách tập trung vào các lĩnh vực nào, phân bổ vào đâu và phải có đề xuất cụ thể về phương thức huy động nguồn lực, các giải pháp liên quan đến lĩnh vực tài chính, tiền tệ.
    Chủ tịch Quốc hội cho biết, hiện Chính phủ đã thiết kế Đề án xây dựng cơ chế, chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ kịp thời triển khai Chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong tuần trước, với tinh thần chuẩn bị từ sớm, từ xa, lãnh đạo Quốc hội đã dành hai ngày làm việc với Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội để nghe và cho ý kiến về Đề án này cùng với 4 nội dung khác dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường.
    "Tùy thuộc vào chất lượng chuẩn bị mới xác định thời điểm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và báo cáo xin ý kiến Trung ương, Quốc hội về việc tổ chức kỳ họp bất thường", Chủ tịch Quốc hội cho biết.
    Cũng tại cuộc làm việc, lãnh đạo Quốc hội đã nghe Thường trực Ủy ban Kinh tế và nhóm chuyên gia, nhà nghiên cứu báo cáo kết quả nghiên cứu và cho ý kiến về các vấn đề liên quan đến chính sách tài chính, tiền tệ hỗ trợ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các căn cứ, yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ, dư địa và khả năng thực hiện, các nguyên tắc, quy mô, liều lượng, trọng tâm của chính sách và giải pháp huy động nguồn lực…
    Trước đó, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, Bộ đã hoàn thành việc xây dựng báo cáo về Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội và trình Chính phủ cho ý kiến thông qua với 5 chính sách chính lớn.
    Thứ nhất là nhóm chính sách về phòng, chống dịch COVID-19 với nội dung chính là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả theo Nghị quyết 128 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".
    Thứ hai là nhóm chính sách an sinh xã hội.
    Thứ ba là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Chính sách này sẽ tập trung vào các giải pháp tài khoá như giãn, hoãn, giảm thuế, phí, lệ phí. Theo đó, các chính sách liên quan đã thực hiện trong thời gian vừa qua sẽ được rà soát để tiếp tục thực hiện.
    Bên cạnh đó, các chính chính sách tiền tệ như cho vay ưu đãi thông qua công cụ hỗ trợ lãi suất cũng được triển khai để có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển.
    Thứ tư là chính sách về kích cầu đầu tư công. Theo đó, Chính phủ sẽ tập trung phát triển các hạ tầng lớn có khả năng thích ứng biến đổi khí hậu, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, hoàn thành xây dựng cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2.
    Thứ năm là chính sách về quản lý điều hành để bảo đảm cân đối vĩ mô, kiểm soát lạm phát và rủi ro.
    Ngày 27/11, trong văn bản kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến với các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục hoàn thiện Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, báo cáo Chính phủ và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 30/11/2021.
    xgameno1 thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 10,1%
    Đào Vũ -
    Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng...
    [​IMG]
    Bà Bùi Thuý Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    Đây là số liệu được bà Bùi Thuý Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại tọa đàm “Dẫn mạch phục hồi tăng trưởng kinh tế” do Báo Đầu tư tổ chức vào sáng 30/11.

    Dù tín dụng tăng nhanh nhưng bà Hằng cho biết, cơ cấu tín dụng được Ngân hàng Nhà nước hướng tới các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ.

    Hiện mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tiếp tục giảm so với cuối năm 2020. Trong đó, lãi suất huy động giảm 0,4% và lãi suất cho vay giảm 0,7%. Tính luỹ kế từ 23/01/2020 đến nay, đã có khoảng hơn 1 triệu khách hàng được tiếp cận nguồn tín dụng lãi suất thấp với dư nợ đạt trên 7 triệu tỷ đồng.

    Đồng thời, bà Hằng cho biết thêm, ngành ngân hàng cũng thực hiện nhiều giải pháp góp phần khôi phục và hỗ trợ đà phục hồi kinh tế, thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ.

    Cụ thể, đến ngày 25/10/2021, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ cho trên 330.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ 250.000 tỷ đồng. Miễn, giảm, hạ lãi suất cho khoảng 1,8 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ gần 3,5 triệu tỷ đồng.

    Đối với chương trình cho vay hỗ trợ trả lương ngừng việc và phục hồi sản xuất, hiện số dư tái cấp vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tại Ngân hàng Nhà nước khoảng 672,01 tỷ đồng.

    Đối với triển khai gói cho vay tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) với tổng số tiền tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng tối đa là 4.000 tỷ đồng, lãi suất tái cấp vốn là 0%/năm, không có tài sản bảo đảm, thời hạn của chương trình tối đa đến ngày 31/12/2021.

    Với việc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra dự báo kinh tế thế giới năm 2022 tăng trưởng 4,9% nhưng giá cả hàng hóa cơ bản và lạm phát thế giới dự báo giữ ở mức cao do tác động từ thiếu hụt nguồn cung, bà Hằng cho rằng, điều này sẽ khiến việc điều hành chính sách tiền tệ năm 2022 đối mặt với không ít thách thức. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra 3 mục tiêu về điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2022.

    Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng đảm bảo thanh khoản, hỗ trợ tổ chức tín dụng sẵn sàng cung ứng đầy đủ và kịp thời vốn cho quá trình phục hồi kinh tế; điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ.

    Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất - kinh doanh; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai Thông tư 14/2021/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ để hỗ trợ tốt hơn nữa cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng dịch.

    Tiếp tục triển khai một số giải pháp, điều hành tín dụng trọng tâm như tăng trưởng tín dụng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và đặc biệt, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; cân đối hài hòa giữa hỗ trợ nền kinh tế với mục tiêu kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.

    Thứ hai, trong bối cảnh dịch bệnh có thể tiếp tục kéo dài, ngành ngân hàng tiếp tục tập trung các giải pháp thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng công nghệ hiện đại gắn liền với đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thanh toán trong nền kinh tế; thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng; đẩy mạnh áp dụng các giao dịch “phi tiếp xúc” để thích nghi với trạng thái “bình thường mới”.

    Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai toàn diện, quyết liệt công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, trọng tâm là tiếp tục chấn chỉnh, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém để lành mạnh hóa, nâng cao năng lực tài chính cả về quy mô lẫn chất lượng, hiệu quả, bảo đảm an toàn hệ thống.

    Đồng thời, đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng; tăng cường công tác thanh tra, giám sát, phòng chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.
    xgameno1 thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Ngân sách nhà nước bội thu hơn 100 nghìn tỷ đồng sau 11 tháng
    Vũ Phong -
    So với thời điểm 15/10/2021 , ngân sách nhà nước đã bội thu thêm gần 81 nghìn tỷ đồng...
    [​IMG]
    Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2021, trong đó cập nhật một số thông tin về thu, chi ngân sách nhà nước.

    Theo đó, lũy kế tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/11/2021 ước đạt 1.312,9 nghìn tỷ đồng, bằng 97,7% dự toán năm. Cụ thể, thu nội địa 1.075,8 nghìn tỷ đồng, bằng 94,9%; thu từ dầu thô 35,2 nghìn tỷ đồng, bằng 151,9%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 201,2 nghìn tỷ đồng, bằng 112,7% dự toán năm.

    Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 139,2 nghìn tỷ đồng, bằng 93,8%. Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 187,5 nghìn tỷ đồng, bằng 94,1%.

    Khoản thu từ thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước đạt 243,1 nghìn tỷ đồng, bằng 102,3%; thu thuế thu nhập cá nhân 110,4 nghìn tỷ đồng, bằng 102,4%; thu thuế bảo vệ môi trường 48,7 nghìn tỷ đồng, bằng 75,6%; thu tiền sử dụng đất 124,7 nghìn tỷ đồng, bằng 112%.

    THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN 15/11/2021 (NGHÌN TỶ ĐỒNG)


    Về chi ngân sách, tổng chi lũy kế từ đầu năm đến thời điểm 15/11/2021 ước đạt 1.212,3 nghìn tỷ đồng, bằng 71,9% dự toán năm. Trong đó, chi thường xuyên đạt 845,1 nghìn tỷ đồng, bằng 81,5%; chi đầu tư phát triển 270,2 nghìn tỷ đồng, bằng 56,6%; chi trả nợ lãi 88,1 nghìn tỷ đồng, bằng 80%.

    Như vậy, ước tính tới 15/11/2021, ngân sách nhà nước bội thu khoảng 100,6 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 80 nghìn tỷ đồng so với thời điểm 15/10/2021. Trước đó, tại ngày 15/10/2021, bội thu ngân sách nhà nước chỉ khoảng 19,7 nghìn tỷ đồng.

    Tổng cục Thống kê đánh giá, hoạt động sản xuất kinh doanh; xuất, nhập khẩu được phục hồi trong trạng thái “bình thường mới” đã tác động tích cực làm thu ngân sách nhà nước trong 15 ngày đầu tháng 11 tăng 73,3% so với cùng kỳ tháng trước.

    Trong khi đó, chi ngân sách nhà nước tiếp tục được tập trung ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 , đảm bảo quốc phòng, an ninh và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

    CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN 15/11/2021 (NGHÌN TỶ ĐỒNG)

    Được biết, tại Nghị quyết số 34/2021/QH15 mới đây, Quốc hội thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 như sau: Tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.411.700 tỷ đồng; tổng số chi ngân sách nhà nước là 1.784.600 tỷ đồng; mức bội chi ngân sách nhà nước là 372.900 tỷ đồng, tương đương 4% tổng sản phẩm trong nước (GDP); tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 572.686 tỷ đồng.

    Còn tại Nghị quyết số 40/2021/QH15 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2022, Quốc hội quyết nghị tổng số thu ngân sách trung ương là 739.132 tỷ đồng; tổng số thu ngân sách địa phương là 672.568 tỷ đồng; tổng số chi ngân sách trung ương là 1.087.032 tỷ đồng, trong đó dự toán 359.982 tỷ đồng để bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
    xgameno1 thích bài này.
  9. hpkt85

    hpkt85 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    23.054
    Sóng thần đầu tư công

    các em hạ tầng, VKXD như đá , đất, cát , bê tông sắp tới việc làm không hết , cầu vượt cung rất nhiều và hứa hẹn giá VLXD tăng tốt nhé các bác
    xgameno1BigDady1516 thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Chứng khoán Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài?

    [​IMG]
    Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)

    Theo thống kê, số lượng tài khoản của các cá nhân và tổ chức nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam đến tháng 9/2021 đạt hơn 38.000 tài khoản, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các hoạt động quảng bá và kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có việc tổ chức những hoạt động xúc tiến đầu tư gián tiếp hiệu quả tại các thị trường trọng điểm ở nước ngoài như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc đã được đơn vị tích cực đẩy mạnh trong suốt thời gian qua.

    Các chương trình này đã giúp tạo ra kênh thông tin chính thức quảng bá về thị trường vốn Việt Nam với các doanh nghiệp và cộng đồng đầu tư quốc tế, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

    Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các thị trường mới nổi, nhằm thu hút, giữ chân dòng vốn đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chủ động nghiên cứu, đưa ra những thay đổi mang tính chiến lược trong quá trình triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư.

    Một chiến lược dài hạn và kế hoạch tổng thể về xúc tiến đầu tư đã được xây dựng, với từng chủ đề phù hợp với từng giai đoạn và nhu cầu của thị trường, đồng thời chuyển từ hình thức đối thoại trong nước sang đối thoại kết hợp gặp gỡ trực tiếp với nhà đầu tư nước ngoài tại các thị trường trọng điểm được lựa chọn, qua đó, tạo sự liên kết giữa chính sách và thực tiễn thông qua sự tương tác và trao đổi trực tiếp giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp Việt Nam và cộng đồng đầu tư nước ngoài.

    Những thay đổi này đã nhận được sự phản hồi tích cực từ các nhà đầu tư nước ngoài đối với nỗ lực tiếp cận và thu hút luồng vốn ngoại của Chính phủ Việt Nam.

    Trong bối cảnh các nền kinh tế trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của COVID-19, các chỉ số trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua vẫn cho thấy sức hấp dẫn của thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

    Mức vốn hóa thị trường tại thời điểm 30/9/2021 đạt 6.861 nghìn tỷ đồng, tương đương 109% GDP, trong khi tại thời điểm kết thúc năm 2020 vốn hóa thị trường là 5.294 nghìn tỷ đồng.

    Số lượng tài khoản của các cá nhân và tổ chức nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam đến tháng 9/2021 đạt hơn 38.000 tài khoản, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

    Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng thị trường đang được kỳ vọng sẽ lập các đỉnh cao mới khi dòng tiền vẫn tiếp tục gia tăng; trong đó có sự quay trở lại mua ròng của khối ngoại, cho thấy sức hấp dẫn của thị trường cũng như sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đối với tiềm năng của thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Hiệu quả của các hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán đã được thể hiện một cách thiết thực qua các chính sách.

    Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đưa ra hàng loạt giải pháp hỗ trợ thị trường, đặc biệt là các giải pháp nhằm thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, như quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính cho nhà đầu tư nước ngoài, rút ngắn chu kỳ thanh toán từ T+3 (T+3 hay bất kỳ một số nào phía sau dùng để đề cập đến số ngày thanh toán trong giao dịch chứng khoán) xuống T+2, gắn cổ phần hóa và đại chúng hóa với niêm yết, đăng ký giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán...

    Các giải pháp nêu trên thể hiện rõ mục tiêu thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng tới là hội nhập quốc tế, thực hiện nâng hạng cho thị trường từ cận biên lên mới nổi, tiếp cận với các chuẩn mực chung của thế giới.

    Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tăng cường hợp tác và mở cửa hội nhập quốc tế là yêu cầu bắt buộc để thị trường chứng khoán có thể phát triển và khẳng định vị trí của mình trên bản đồ thị trường vốn quốc tế./.
    xgameno1 thích bài này.

Chia sẻ trang này