NIKKO VIET NAM - Vươn lên tầm cao mới

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gaubeo17536, 19/06/2007.

1249 người đang online, trong đó có 499 thành viên. 12:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1585 lượt đọc và 17 bài trả lời
  1. gaubeo17536

    gaubeo17536 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Đã được thích:
    0
    NIKKO VIET NAM - Vươn lên tầm cao mới

    http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=07&id=5b7e793b1dbbb2

    Công ty Cổ phần Nikko Việt Nam vừa quyết định bán cổ phần ưu đãi cho Tổng công ty Đầu tư xây dựng và phát triển nhà Hà Nội (HUD3).

    Đây là một nội dung nằm trong hợp đồng hợp tác chiến lược giữa hai bên vừa được ký ngày 15/6 vừa qua.

    Tỷ lệ cổ phần của HUD3 tại Nikko và giá bán không được công bố ngoài ràng buộc bên mua cam kết không chuyển nhượng trong vòng 3 năm.

    Ông Đậu Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Nikko Việt Nam, cho biết hợp đồng nói trên là bước đi đầu tiên trong kế hoạch bán cổ phần cho các đối tác chiến lược của công ty này, dự kiến hoàn thành trong tháng 6/2007. Ngay sau đó, Nikko sẽ xúc tiến kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán.

    Ngoài việc bán vốn, Nikko và HUD3 còn thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, khu đô thị.

    Ông Hùng cho biết thêm, dự kiến sau HUD3, đối tác chiến lược thứ hai của Nikko sẽ là Công ty Tài chính Dầu khí (thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam).

    Về kế hoạch kinh doanh, Nikko và HUD3 cũng đang xúc tiến dự án hợp tác cùng đầu tư xây dựng khu đô thị mới tại Đan Phượng, Hà Tây với diện tích 200 ha, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 100 tỷ đồng.

    Ngoài ra, vào cuối năm nay, toà nhà Nikko Tower 10 tầng tại số 27 Nguyễn Trường Tộ, Hà Nội sẽ được khánh thành và đưa vào kinh doanh cho thuê với tổng diện tích 2.000 m2, doanh thu dự kiến khoảng 4 tỷ đồng mỗi năm.

    Một dự án khác mà Nikko góp vốn là khu đô thị mới Tứ Hiệp - Thanh trì (Hà Nội) cũng vừa được cấp phép đầu tư với tổng diện tích xây dựng 167.400 m2 và tổng số vốn đầu tư 727 tỷ đồng. Nikko Vietnam có quyền góp 27% tổng số vốn đầu tư toàn bộ dự án này.
  2. vnistock

    vnistock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2007
    Đã được thích:
    0
    a Hùng đậu sau khi bán thân cho a Trung Hà, quan hệ trục trặc lại làm hàng tiếp à





    Cập nhật tin tức chứng khoán
  3. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Nghe ông Hùng này cứ đổ thóc giống ra mà ăn. Máy lạnh Nikko chết ko kịp ngáp, bi h bày đặt làm tivi, đầu DVD, nồi cơm điện rồi tài trợ ì xèo quảng cáo sản phẩm song bán rất chậm
  4. gaubeo17536

    gaubeo17536 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Đã được thích:
    0
    Khà khà, nổ có cơ sở đấy mấy bác, được bằng 1/3 REE là quý rồi.
  5. gaubeo17536

    gaubeo17536 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Đã được thích:
    0
    QĐND Cuối tuần Tư liệu - Phóng sự

    thứ năm, 22/03/2007, 10:01 (GMT + 7)
    Anh Đậu Mạnh Hùng, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp Trẻ Hà Nội::

    Không có khát vọng vươn lên, cuộc sống là vô nghĩa

    Hiện nay trên địa bàn cả nước có khoảng 300.000 doanh nhân trẻ, chiếm trên 80% giới doanh nhân Việt Nam. Các doanh nhân trẻ Việt Nam kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó chiếm tới 90% trong ngành công nghệ thông tin. Với sức trẻ năng động, dám nghĩ, dám làm, các doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã có những đóng góp lớn vào công cuộc phát triển đất nước. Nhân 76 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26-3-1931/26-3-2007), chúng tôi đã có cuộc trao đổi với anh Đậu Mạnh Hùng, Phó chủ tịch thường trực Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội-một trong những hội doanh nghiệp trẻ được thành lập sớm nhất tại Việt Nam.

    Tuổi trẻ phải có khát vọng

    PV: Dưới góc nhìn của một doanh nhân trẻ ?odày dạn? kinh nghiệm, anh có thể đánh giá những thành tựu của các doanh nhân trẻ Việt Nam hôm nay?

    Anh Đậu Mạnh Hùng: Trong sự nghiệp đổi mới, hưởng ứng theo sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, theo tiếng gọi của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, doanh nghiệp trẻ đã thực sự đại diện được cho lớp trẻ. Họ là những mũi nhọn xung kích trong các phong trào như xung kích đổi mới công nghệ, xung kích hội nhập kinh tế quốc tế, xung kích xây dựng các công trình thanh niên, tình nguyện giúp thanh niên lập nghiệp và tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng?

    Doanh nghiệp trẻ đã góp phần rất lớn vào sự phát triển chung của cả đất nước. Sự phát triển ấy rất nhanh. Thậm chí bây giờ, một năm có khi phát triển bằng cả mười năm trước.

    - Theo anh, lợi thế lớn nhất của doanh nhân trẻ là gì?

    - Doanh nhân trẻ đặc biệt năng động hơn ?odoanh nhân già?. Già thì có kinh nghiệm nhưng ít người dám đột phá.

    Doanh nhân trẻ rất chịu khó học hỏi, đoàn kết và liên kết để cùng phát triển, cùng chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Đây là nét mới của doanh nhân trẻ. Họ cũng sẵn sàng dám thử thách, dám sáng tạo. Nếu chưa đủ điều kiện thì cùng nhau lập nghiệp.

    Tôi năm nay đã 40, có kinh nghiệm, nhưng nhiều mặt còn phải chạy dài theo những sinh viên mới ra trường. Mười năm nữa chưa chắc đã học được họ, những kiến thức của họ. Doanh nghiệp trẻ bây giờ có những kiến thức và những ?ocuộc chơi?- như chúng tôi hay gọi đùa là Games-khác xưa. Ví dụ như chuyện cổ phần hóa, trước kia chúng tôi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, chỉ là vài anh em gộp lại với nhau. Nay nhiều doanh nghiệp trẻ lên sàn, những nhà đầu tư không cần biết đến mặt nhau, mà chỉ thông qua những con số, những bàn phím, con chuột. Games của các doanh nghiệp trẻ giờ đây khác xưa nhiều.

    Cái tôi ghi nhận lớn nhất là trí tuệ và ảnh hưởng của sự phát triển doanh nghiệp trẻ tới ý thức làm giàu của xã hội. Cái đó không thể tính được bằng tiền.

    Trước doanh nhân trẻ thiếu khát khao để vươn tới. Nay, các giải thưởng ?oSao đỏ?, ?oSao vàng?, "Sao khuê", tuy không mang giá trị vật chất nhưng đã biểu dương người ta vươn tới để làm giàu. Những chiếc cúp đã trở thành những cái đích để doanh nhân trẻ hướng tới.

    Chuyện doanh nghiệp này giàu hơn doanh nghiệp kia không cần tính đến. Quan trọng nhất là phải khẳng định được mình. Tôi phải là tôi. Đặc biệt, tuổi trẻ phải có khát vọng, dù chưa biết sẽ đạt được cái gì. Nếu không, cuộc sống là vô nghĩa!

    - Còn khó khăn, thưa anh?

    - Vấn đề lớn nhất, theo tôi, doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp trẻ nói riêng, tuy đã tồn tại và phát triển được nhưng chưa đủ tầm vươn ra thế giới. Trong khi, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO). Ngoài ra còn một số vấn đề như: đội ngũ doanh nhân trẻ ngày nay chưa được đào tạo một cách căn bản; xu hướng người tiêu dùng căn bản sính ngoại (điều này xuất phát từ thực tế phần lớn hàng ngoại tốt hơn hàng nội); trình độ nhân lực không đồng đều ngay chính trong đội ngũ doanh nhân trẻ; nền kinh tế tập trung bao cấp của Việt Nam vừa chuyển sang kinh tế thị trường?

    Chắp cánh doanh nghiệp
    PV: Theo tôi được biết, Hội Doanh nghiệp Trẻ Hà Nội thành lập từ năm 1995, trước Hội Doanh nghiệp Trẻ Việt Nam (thành lập năm 2002) khá lâu. 12 năm hoạt động, hội giúp gì được cho các doanh nghiệp?

    Anh Đậu Mạnh Hùng: Khi ra đời, Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội chỉ gồm vài anh em tâm huyết. Mục đích của chúng tôi là đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới. Trước, người ta vẫn quan niệm ?osĩ, nông, công, thương?, thương mại bị xếp hạng cuối cùng. Chúng tôi chỉ là mong đưa ?othương? lên ngang ?ocông? một chút. Đó là mục tiêu lớn nhất của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội.

    Mục tiêu thứ hai của chúng tôi là thành lập một sân chơi cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp trước kia khó khăn hơn thời gia nhập WTO nhiều. Những doanh nghiệp càng lớn càng có nhiều vấn đề phức tạp. Trong khi, con người sinh ra chẳng ai muốn phức tạp cả. Hội sẽ đỡ cho doanh nghiệp những phức tạp.

    Đến bây giờ, Hội đã thành công được một mục tiêu lớn. Đó là tạo ra được một sân chơi và phát triển hội lên một tầm cao hơn ngày xưa nhiều. Doanh nghiệp có vấn đề gì, Hội sẽ đứng ra giải quyết phần nào. Hội thay mặt để nói, giải quyết với các cơ quan quản lý những vấn đề khúc mắc của doanh nghiệp. Mặt khác, hội đã thực sự đưa được tiếng nói của doanh nghiệp đến với các cơ quan chức năng. Ngoài ra, hội còn là ?obà đỡ? tinh thần của doanh nghiệp.

    Hội Doanh nghiệp Trẻ Hà Nội còn hỗ trợ các doanh nghiệp trẻ trong phát triển nghề nghiệp, trong hợp tác đầu tư, phát triển kinh doanh, trong học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và trình độ quản lý, điều hành doanh nghiệp. Cùng đó, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị cho hội viên, đoàn kết, tập hợp và phát triển lực lượng doanh nghiệp trẻ, phát huy vai trò và nguồn lực của giới doanh nghiệp trẻ.

    Cuối cùng, Hội là diễn đàn cung cấp, trao đổi thông tin, ý kiến giữa các nhà doanh nghiệp trẻ với các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và doanh nghiệp khác.

    - Và? Hội Doanh nghiệp Trẻ Hà Nội ngày càng phát triển?

    - Do hoạt động hiệu quả, đến hiện tại, Hội Doanh nghiệp Trẻ Hà Nội đã thu hút được hơn 400 thành viên. Các doanh nghiệp trẻ Hà Nội đã đặt niềm tin vào chúng tôi.

    Bài học thương hiệu
    PV: Theo tôi được biết, ngoài ?ovai? Phó chủ tịch thường trực Hội Doanh nghiệp Trẻ Hà Nội, anh còn là Tổng giám đốc Công ty Nikko Việt Nam, là một trong những doanh nhân Việt Nam đầu tiên mua bản quyền thương hiệu nước ngoài. Tại sao năm 1998, Nikko, một thương hiệu nổi tiếng Nhật Bản và cả trên thế giới lại chịu bán thương hiệu cho anh?

    Anh Đậu Mạnh Hùng: Trước hết phải hiểu rõ hơn thương hiệu Nikko. Chúng ta chủ yếu mới biết đến Nikko ở lĩnh vực điện tử, điện lạnh. Nhưng thực ra, còn có Nikko kinh doanh ở một số lĩnh vực khác, tiêu biểu như bất động sản. Thương hiệu mà tôi sở hữu là Nikko điện tử, điện lạnh gia dụng.

    Không bao giờ doanh nghiệp Việt Nam đủ tiền để mua một thương hiệu lớn như Nikko. Nikko ở Nhật rất nổi tiếng. Có hẳn một thành phố mang tên Nikko cách thủ đô Tô-ki-ô vài trăm cây số. Tôi có được thương hiệu Nikko là nhờ đàm phán kỹ thuật. Tôi đã thuyết phục được đối tác tin tưởng vào khả năng sản xuất những sản phẩm mang thương hiệu Nikko có chất lượng tương đương chính hãng. Ngược lại, tôi cũng yêu cầu Nikko giúp tư vấn làm cách nào để sản phẩm vào thị trường nhanh nhất.

    Thực tế, Nikko Việt Nam đã thành công. Chất lượng sản phẩm của Nikko Việt Nam thậm chí còn tốt hơn cả chính hãng. Ví như tiêu chuẩn kỹ thuật của chính hãng cho phép 4% ti-vi có thể sai sót kỹ thuật. Nhưng năm qua, tỷ lệ này ở Nikko Việt Nam chỉ là 0,4%. Gần như các trạm bảo hành không có việc làm.

    - Anh cũng phải có cơ sở chắc chắn để dám mua một thương hiệu nổi tiếng?

    - Qua thăm dò thị trường, tôi nhận được kết quả, sản xuất điện lạnh là siêu lợi nhuận. Như điều hòa LG thời điểm năm 1998 giá bán buôn đã lên tới 650USD. Trong khi, theo tính toán của chúng tôi, giá nhập chỉ là 200USD, chưa kể thuế. Các hãng nước ngoài được hưởng lợi rất nhiều.

    Họ làm được sao mình không làm được? Làm điều hòa không khí quá dễ, thậm chí ti-vi cũng không khó.

    Và thế là, điều hòa Nikko Việt Nam ra đời với giá chỉ 450USD. Hãng LG phải cùng đi xuống còn 400USD. Lúc đó, tôi vẫn chưa kịp giảm giá, nhưng vẫn bán được 450USD vì thương hiệu Nikko nổi tiếng hơn.

    Trong kinh doanh phải có đối thủ cạnh tranh. Có cạnh tranh mới có động lực phấn đấu. Nếu Nikko Việt Nam không ra đời, chưa chắc LG hay các hãng khác đã chịu giảm giá. Đó là cái thiệt của người tiêu dùng.

    - Không phải là chuyên gia kỹ thuật, tại sao anh có thể điều hành một doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng điện tử thành công?

    - Tôi học ngoại thương ra, chẳng biết gì về kỹ thuật. Nhưng quan trọng nhất là cách quản lý. Thứ nhất là quản lý sản xuất. Thứ hai quản lý con người. Giám đốc điều hành của tôi từng quản lý một nhà máy điện tử, điện lạnh tại Hàn Quốc 11 năm. Những người từng quản lý chất lượng sản phẩm theo quy trình khắt khe nhất giúp cho mình thì còn gì bằng.

    Cùng đó, tôi quản lý sản phẩm từ gốc, từ linh kiện, từ cái vật liệu sản xuất ra linh kiện ấy. Mình phải học từ nước ngoài, để biết cái gì là tốt nhất cho sản xuất và cấu thành giá cả. Vì thế, giá thành của Nikko Việt Nam thấp hơn khoảng 25% so với các sản phẩm cùng loại của các hãng Hàn Quốc, tới 33% so với các sản phẩm Nhật Bản.

    - Nikko Việt Nam đang trên đà phát triển, vì sao anh lại quyết định chuẩn bị đưa công ty lên sàn?

    - Là doanh nhân, ai chẳng muốn mở rộng doanh nghiệp của mình. Cổ phần hóa là một cách huy động vốn nhằm phát triển sản xuất. Còn mặt khác, theo tôi, cổ phần hóa là xã hội hóa công ty của mình, để nhiều người cùng được hưởng lợi trên thương hiệu Nikko.

    - Cảm ơn anh!

    Huy Đăng thực hiện
  6. gaubeo17536

    gaubeo17536 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Đã được thích:
    0
    Bạn thân mến!
    Rất tiếc bài viết của bạn có thể có nội dung chưa phù hợp hoặc vượt ra ngoài nội qui của TTVNOnline. Nếu không có sự vi phạm, bài viết của bạn sẽ được hiển thị trở lại trong một thời gian ngắn.
    Mong bạn thông cảm và tiếp tục đóng góp xây dựng và phát triển TTVNOnline.
    Ban Quản trị TTVNOnline!​

    Sao lại thế?
  7. meoxu17536

    meoxu17536 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2005
    Đã được thích:
    0
    LƯU Ý ĐOẠN NÀY

    Bài học thương hiệu

    PV: Theo tôi được biết, ngoài ?ovai? Phó chủ tịch thường trực Hội Doanh nghiệp Trẻ Hà Nội, anh còn là Tổng giám đốc Công ty Nikko Việt Nam, là một trong những doanh nhân Việt Nam đầu tiên mua bản quyền thương hiệu nước ngoài. Tại sao năm 1998, Nikko, một thương hiệu nổi tiếng Nhật Bản và cả trên thế giới lại chịu bán thương hiệu cho anh?

    Anh Đậu Mạnh Hùng: Trước hết phải hiểu rõ hơn thương hiệu Nikko. Chúng ta chủ yếu mới biết đến Nikko ở lĩnh vực điện tử, điện lạnh. Nhưng thực ra, còn có Nikko kinh doanh ở một số lĩnh vực khác, tiêu biểu như bất động sản. Thương hiệu mà tôi sở hữu là Nikko điện tử, điện lạnh gia dụng.

    Không bao giờ doanh nghiệp Việt Nam đủ tiền để mua một thương hiệu lớn như Nikko. Nikko ở Nhật rất nổi tiếng. Có hẳn một thành phố mang tên Nikko cách thủ đô Tô-ki-ô vài trăm cây số. Tôi có được thương hiệu Nikko là nhờ đàm phán kỹ thuật. Tôi đã thuyết phục được đối tác tin tưởng vào khả năng sản xuất những sản phẩm mang thương hiệu Nikko có chất lượng tương đương chính hãng. Ngược lại, tôi cũng yêu cầu Nikko giúp tư vấn làm cách nào để sản phẩm vào thị trường nhanh nhất.

    Thực tế, Nikko Việt Nam đã thành công. Chất lượng sản phẩm của Nikko Việt Nam thậm chí còn tốt hơn cả chính hãng. Ví như tiêu chuẩn kỹ thuật của chính hãng cho phép 4% ti-vi có thể sai sót kỹ thuật. Nhưng năm qua, tỷ lệ này ở Nikko Việt Nam chỉ là 0,4%. Gần như các trạm bảo hành không có việc làm.
  8. gaubeo17536

    gaubeo17536 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Đã được thích:
    0

    LƯU Ý ĐOẠN NÀY

    Bài học thương hiệu

    [blue]
    Không bao giờ doanh nghiệp Việt Nam đủ tiền để mua một thương hiệu lớn như Nikko. Nikko ở Nhật rất nổi tiếng. Có hẳn một thành phố mang tên Nikko cách thủ đô Tô-ki-ô vài trăm cây số. Tôi có được thương hiệu Nikko là nhờ đàm phán kỹ thuật. Tôi đã thuyết phục được đối tác tin tưởng vào khả năng sản xuất những sản phẩm mang thương hiệu Nikko có chất lượng tương đương chính hãng. Ngược lại, tôi cũng yêu cầu Nikko giúp tư vấn làm cách nào để sản phẩm vào thị trường nhanh nhất.


    [/quote]
  9. vnistock

    vnistock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Hùng đậu cho đàn em vào đây PR loạn lên à





    Cập nhật tin tức chứng khoán
  10. Linda_Kieu

    Linda_Kieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Đã được thích:
    34
    Tarzan thấy cp NIKKO này thuộc hàng siêu lởm .. bà con đừng mua cp cty tư nhân gia đình này, tèo là cái chắc .. mua cp OTC NIKKO thì dễ nhưng sau bán cho ai ???

Chia sẻ trang này