Nơi chia sẽ những cơ hội đầu tư vào DN làm ăn tốt (phần 3)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi t266, 06/09/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
1957 người đang online, trong đó có 782 thành viên. 21:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1478245 lượt đọc và 11390 bài trả lời
  1. dautudichthuc

    dautudichthuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    5.906
    a t266 tk To đùng mà toàn mua 100 -200 cổ :D, a phải mạnh dạn làm lái tàu ae ké đi đoạn đường chứ:))
    t266, sttsgChiemTinhHoc26 thích bài này.
  2. t266

    t266 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    54.328
    Đôi khi ít tiền vẫn lái được :)). Nếu biết treo lệnh, đặ̣t lệnh mua-bán đúng nơi, đúng lúc b-).

    Ví dụ: hôm qua chỉ 1 lệnh mua 1k cổ của lão Peter đúng lúc, đúng mức giá là ae hôm nay lên tinh thần hẵn.
    nhpu1, dautudichthucsttsg thích bài này.
    t266 đã loan bài này
  3. VuMinhVu

    VuMinhVu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2017
    Đã được thích:
    40
  4. sttsg

    sttsg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2014
    Đã được thích:
    2.437
    Tren 3 sàn có cp nào khai thác cát ko ae nhi?
    Không phải dầu mỏ cũng chẳng phải nước sạch, cát mới là tài nguyên đang được "săn lùng" nhiều nhất trên thế giới
    THỨ 4, 26/04/2017, 17:00

    3
    CHIA SẺ
    Bộ ******* khẩn trương điều tra vụ hút cát trái phép ở Cửa Đại
    Cát xây dựng tại Sài Gòn tăng giá gấp đôi, cửa hàng báo giá từng giờ
    Trong khi thế giới đang tập trung sự chú ý của mình vào những nguồn tài nguyên chiến lược như dầu mỏ, lương thực, nước sạch thì một loại tài nguyên khác không kém phần quan trọng đang bị cạnh tranh khốc liệt, đó là đất cát.


    Nhu cầu sử dụng đất cát trên toàn cầu đang tăng chóng mặt. Tại nhiều nơi trên thế giới, thậm chí những thế lực ngầm cũng sẵn sàng đâm chém nhau để có thể sở hữu loại tài nguyên tưởng chừng không đáng giá này.

    Tại Ấn Độ, các băng đảng xã hội đen đe dọa người dân địa phương để khai thác và vận chuyển trái phép loại tài nguyên này. Ở Marocco và vùng biển Caribbean, những kẻ trộm cát hoàng hành trên các bãi biển cạn. Số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì cho thấy một nửa số cát dùng cho các công trình ở Morocco đến từ các bãi khai thác trái phép.

    Theo chương trình môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP), dù không thể tính toán chính xác lượng đất cát khai thác trái phép nhưng loại tài nguyên này chiếm 85% lượng khai thác toàn cầu mỗi năm, tương đương hơn 40 tỷ tấn và trở thành loại tài nguyên được khai thác nhiều nhất thế giới.

    Nguồn tài nguyên chiến lược

    Với tốc độ phát triển đáng kinh ngạc của nền kinh tế Châu Á, nhu cầu đất cát trong trộn bê tông và làm nhựa đường ngày một cao và không có gì đáng ngạc nhiên khi Châu Á trở thành thị trường nóng bỏng của cuộc đại chiến ngành đất cát. Nền kinh tế lớn nhất khu vực này là Trung Quốc chiếm đến 50% nhu cầu đất cát của toàn thế giới khi đầu tư mạnh tay cho cơ sở vật chất hạ tầng. Tính riêng trong khoảng 2011-2014, Trung Quốc đã xây 32,3 triệu ngôi nhà cùng 4,5 triệu km đường xá.

    Ngoài tác dụng lớn trong ngành xây dựng, đất cát cũng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp khi là nguyên liệu chủ chốt để làm kính, làm các thiết bị điện tử hoặc đóng vai trò quan trọng trong khai thác dầu mỏ.

    Đặc biệt tại một số quốc gia như Singapore, đất cát còn là tài nguyên chiến lược cần được dự trữ để lấp biển mở rộng đất liền. Kể từ thập niên 1960 tới nay, Singapore đã mở rông diện tích thêm 20% nhờ phương pháp này và phần lớn cát được nhập từ các nước láng giềng như Campuchia, Indonesia, Malaysia hay Thái Lan. Trong vòng 20 năm qua, quốc gia này đã nhập khoảng 517 triệu tấn cát.

    Mặt khác, những quần đảo như Maldives hay Kiribati cũng nhập khẩu cát để nâng nền đất trước hiện tượng nước biển dâng cao.

    Tồi tệ hơn, Liên hiệp quốc (UN) dự báo vào năm 2030, thế giới sẽ có hơn 40 siêu thành phố với dân số bình quân 10 triệu người mỗi đô thị, cao hơn so với 31 siêu thành phố năm 2016. Năm 2015, khoảng 54% dân số hiện nay sống tại các đô thị và tỷ lệ này sẽ đạt 66% vào năm 2050.


    Kể từ năm 1950, số lượng dân cư tại thành thị đã tăng gấp 4 lần trên toàn thế giới lên 4 tỷ người, chiếm hơn 50% tổng dân số thế giới. Thậm chí UN dự đoán sẽ có thêm 2,5 tỷ người nữa chuyển đến các thành phố trong 30 năm tới.

    Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có thêm nhà cửa, công trình được xây và nhu cầu đất cát sẽ còn tăng mạnh nữa.

    Rieng tại Trung Quốc, hơn 500 triệu người dân đang sống tại các vùng thành thị, nhiều gấp 3 lần so với cách đây 60 năm và bằng tổng dân số thành thị của cả Mỹ, Canada và Mexico cộng lại.

    Theo tờ Guardian, một thương lái ngành cát tại Thượng Hải-Trung Quốc có thể thu nhập đến 200.000 USD/năm nhờ sự bùng nổ xây dựng tại những thành phố lớn như thế này. Kể từ năm 2000, thành phố này đã có thêm 7 triệu dân và đã xây nhiều nhà cao tầng hơn cả thành phố New York trong 10 năm qua.

    Ngoài ra, mực nước biển đang ngày một dâng cao do biến đổi khí hậu và đất cát dường như là giải pháp hiệu quả nhất để đối phó với tình trạng này.

    Vậy tại sao đất cát lại đắt giá đến như vậy khi chúng ta thấy chúng khắp mọi nơi? Nguyên nhân rất đơn giản, cát sa mạc quá mềm và trơn nên không thể dùng cho xây dựng trong khi
    nhpu1ruby2608 thích bài này.
  5. sttsg

    sttsg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2014
    Đã được thích:
    2.437
    trong khi những ngành công nghiệp lại đòi hỏi các loại đất cát khác nhau tùy vào nhu cầu.

    Những ngành như bê tông hay làm kính đều cần những loại cát nằm sâu dưới biển hay ở lòng sông. Hệ quả là dù đất cát có ở khắp mọi nơi nhưng không phải loại nào cũng được khai thác để tiêu thụ.

    Bên cạnh đóm ngành xi măng cũng tiêu thụ rất nhiều đất cát. Khảo sát của tổ chức USGS cho thấy ngành xi măng tại Mỹ đã tiêu thụ khoảng 11 tỷ tấn đất cát năm 1994 và con số này tăng lên 26 tỷ tấn vào năm 2012.


    Trên toàn thế giới, sản lượng ngành xi măng đã tăng gấp 3 lần từ 1,37 tỷ tấn năm 1994 lên 3,7 tỷ tấn năm 2012. Trong đó tăng mạnh nhất là Châu Á và Trung Quốc. Tính trong vòng 20 năm đến năm 2013, nhu cầu sử dụng xi măng của Trung Quốc đã tăng 437,5%. Trong vài năm qua, tổng lượng xi măng nước này sử dụng bằng tổng số nước Mỹ đã dùng trong thế kỷ 20.

    Một ngành nữa cũng ngày càng sử dụng nhiều đất cát là khai thác dầu mỏ khi các nhà sản xuất phát hiện ra dùng cát trong khai thác dầu đá phiến sẽ giúp nâng năng suất. Số liệu của USGS cho thấy tỷ lệ dùng cát trong khai thác dầu đá phiến Mỹ đã tăng mạnh từ 5% năm 2003 lên 72% năm 2014.

    Thông thường, các công trình không mua cát quá đắt vì chúng không kinh tế mà sử dụng nguồn cát từ những nơi gần đó, hoặc từ những nhà môi giới. Tuy nhiên, các quốc gia giàu có như Singapire hay Qatar lại nhập khẩu rất nhiều cát cho xây dựng và lấp biển. Rất nhiều đất cát ở Australia đã được vận chuyển bằng đường biển, qua các vùng sa mạc để xây tòa tháp nổi tiếng Burj Khalifa nổi tiếng của Dubai.

    Những hệ quả tai hại

    Hầu hết các quốc gia hiện nay đều có quy định về nơi được phép khai thác cát và bao nhiêu cát được phép lấy. Tuy nhiên, nhu cầu ngày một tăng cao khiến tình trạng khai thác cát trái phép vẫn lan rộng tại nhiều nước đang phát triển.

    Hậu quả của tình trạng này là nhiều khu vực bị khai thác quá đà không kịp tái tạo một cách tự nhiên, qua đó làm ô nhiễm môi trường, hủy hoại nguồn sống và gián tiếp tạo nên các vụ thiên tai.

    Trên thực tế, việc Singapore là một trong những quốc gia nhập khẩu nhiều cát nhất trên thế giới đang khiến các nước láng giềng không hài lòng. Hầu hết các nước láng giềng của Singapore đã có những biện pháp siết chặt quản lý, thậm chí cấm xuất khẩu đất cát nhưng chính điều này lại khiến tệ nạn khai thác trái phép bùng phát.

    Theo các nhà hoạt động môi trường ở Campuchia, khoảng 500 triệu tấn đất cát đã bị khai thác trái phép tại tỉnh Koh Kong để vận chuyển đến Singapore bất chấp điều này gây ô nhiễm môi trường cũng như làm giảm nguồn cá của ngư dân nơi đây.


    Một bức ảnh phản đối việc khai thác cát trái phép của các tổ chức xã hội

    Mỗi ngày, hàng trăm chiếc phà khai thác cát trái phép hoạt động trong vùng Koh Kong, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Mặc dù Thủ tướng Hun Sen đã ban hành lệnh cấm khai thác cát vào năm 2009 sau khi 1.500 ngư dân cùng nộp đơn khiếu nại lên chính phủ nhưng quy định này chỉ giới hạn trong các dòng sông cũng như không có nhiều hiệu quả với các băng đảng khai thác trái phép.

    Nhà vận động xã hội người Tây Ban Nha, ông Alex Gonzalez Davidson cho biết mỗi năm ngành cát giao dịch khoảng 70 tỷ USD và có ít nhất 15 tỷ USD là đến từ các mỏ khai thác trái phép.

    Vụ việc ngày càng nghiêm trọng hơn khi Malaysia xét xử công khai nhiều quan chức vào năm 2010 vì tội nhận hối lộ, bảo kê cho các băng đảng khai thác cát trái phép để bán cho Singapore. Nguồn nhập khẩu cát chính hiện nay của Singapore đến chủ yếu từ Myanmar, Campuchia và Philippines. Theo UNEP, do công cuộc lấp biển mở đất mà tính bình quân đầu người, Singapore là quốc gia sử dụng nhiều cát nhất thế giới hiện nay.

    Không riêng gì Đông Nam Á, Trung Quốc cũng đang chịu ảnh hưởng nặng từ việc khai thác cát. Vùng hồ Poyang thuộc tỉnh Giang Tây nổi tiếng là môi trường sinh thái cho nhiều loài sinh vật, nhưng giờ đây mọi thứ đã thay đổi khi tình trạng khai thác cát lậu đã khiến nhiều loài biến mất ở vùng hồ này. Trong khi đó, ngư dân quanh đây ngày càng đánh bắt được ít hơn do các loài thủ
    nhpu1, ruby2608, nahuy871 người khác thích bài này.
  6. jun29

    jun29 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2016
    Đã được thích:
    570
    ==================================
    KSB
    t266 thích bài này.
  7. t266

    t266 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    54.328
    Đọc xong bài viết này, bạn sẽ biết tại sao một ly rượu vang Domaine de la Romanée-Conti có giá hàng nghìn đô!
    27-04-2017 - 08:36 AM | Sống


    [​IMG]
    Domaine de la Romanée-Conti là loại rượu vang nổi tiếng nhất thế giới, một chai rẻ cũng có giá hàng chục nghìn đô. Tại sao loại rượu vang này lại đắt đỏ đến như vậy?


    [​IMG]
    Nguyên tắc "20 lỗ" của Warren Buffett: Đơn giản cuộc sống đồng thời tối đa hóa hiệu quả công việc

    Domaine de la Romanée-Conti không chỉ đơn giản là một loại rượu vang mà còn là kiệt tác nghệ thuật. Ngay cả khi bạn không bao giờ uống loại rượu này thì cũng có thể biết danh tiếng của nó, quen thuộc như tác phẩm nghệ thuật của Leonardo da Vinci.

    Nguồn gốc lâu đời

    Domaine de la Romanée-Conti (rượu vang DRC) có nguồn gốc ở vùng Burgundy, nơi những người La Mã đầu tiên trồng nho để sản xuất rượu vang. Cho đến hiện nay, tất cả những nông trại trồng nho ở nơi này đều được thiết kế theo tiêu chuẩn cổ điển của Pháp.

    Burgundy - được gọi là thánh đường của rượu vang Domaine de la Romanée-Conti - sản xuất những chai rượu vang chất lượng tốt nhất thế giới. Vùng đất trồng nho này cũng từng thuộc sở hữu của vị hoàng tử Louis François de Bourbon ở thế kỉ 18. Vì thế, nó mang một ý nghĩa đặc biệt tôn vinh hơn bất kể nhà máy rượu vang nào tại Pháp.

    Quy trình sản xuất thủ công và số lượng hạn chế

    Mục tiêu của DRC là lưu giữ sự tinh khiết tự nhiên của rượu vang đến mức tối đa. Họ cho rằng công nghệ kỹ thuật hiện đại sẽ ảnh hưởng đến chất lượng. Vì thế trong nhiều thập kỉ qua, DRC vẫn áp dụng kỹ thuật sản xuất rượu vang thủ công.

    Họ sử dụng những trái nho từ giống cây có tuổi thọ hơn 50 năm, hoàn toàn không có một trái nho non nào. Nho ở tất cả các vựa được lựa chọn kỹ lưỡng, chăm sóc nông nghiệp hữu cơ 100%. Đất trồng nho cũng được làm mềm bằng ngựa thay vì máy ủi hiện đại. Từng trái nho chín sẽ được thu hoạch trực tiếp bằng tay và được ủ bằng loại men tự nhiên dưới bàn tay của người dân bản địa.

    Mỗi năm DRC chỉ sản xuất một số lượng rất nhỏ. Xuyên suốt thời chiến tranh thế giới thứ 2, trước khi bùng phát sâu dịch bệnh, chỉ có 600 chai được ra đời. Hiện nay, Domaine cũng chỉ sản xuất từ 6.000 – 8.000 chai mỗi năm và loại vang La Romanée-Conti quý có 450 chai/năm.

    [​IMG]

    Sau khi sản xuất, những chai rượu nho huyền thoại này đều được bán độc quyền. Khách hàng muốn mua phải trải qua nhiều thủ tục cũng như quy cách đặt hàng trước. Có những chai vang trị giá hơn 2 triệu USD và vì thế, DRC đã đặt mã thứ tự đánh dấu từng chai rượu để tránh bị làm giả mạo.

    Hương vị tinh tế khác biệt trong từng chai rượu vang

    Mỗi loại rượu vang có sự tinh tế và danh tiếng riêng. Đối với Domaine de la Romanée-Conti, hương vị của nó chính là điểm đặc biệt mê hoặc. Rượu vang DRC được ủ từ 20 – 30 năm tuổi để đạt hương vị lý tưởng. Loại rượu này sẽ càng ngọt ngào hơn nếu được cất trữ trong khoảng 40 – 50 năm. Đó là lý do vì sao các nhà máy sản xuất rượu vang DRC từng bán đấu giá những chai rượu từ năm 70, 80, 90 với giá thấp nhất 20.000 USD. Chai Romanée-Conti năm 1978 có giá khởi điểm là 39.700 USD vào năm 2013, chỉ một ly rượu của nó cũng có giá tương đương 1.500 USD.

    Domaine có vị chua thanh tao, màu đỏ tinh tế được chiết xuất từ nho Pinoy Noir mang hương vị ngọt ngào hòa quyện. Cảm giác của rượu vang Domaine chính là dành cho giới quý tộc thượng lưu.

    Ngoài ra, hãng này còn có một loại rượu vang trắng Montrachet, sự kết hợp vô cùng đặc biệt từ hạnh nhân, hạt phỉ và hoa khô. Thậm chí, chuyên gia thẩm định Anitonio Galloni còn đưa ra lời nhận xét: "Montrachet nữ tính nhưng cũng đầy mạnh mẽ, liên tục thay đổi mình trong lớp vỏ thủy tinh. Từng giọt rượu thuần khiết làm mê hoặc mọi giác quan, mịn màng, tinh khiết và thanh lịch".

    12 lý do bạn nên uống một ly rượu vang mỗi ngày
    Nguyễn Linh

    Theo Trí thức trẻ/Wine Cooler Direct


    CP ngon cũng vậy, càng để lâu càng có giá :)).
    --- Gộp bài viết, 27/04/2017, Bài cũ: 27/04/2017 ---
    [​IMG]
    sttsg, phambaohuyen, nhpu12 người khác thích bài này.
    t266 đã loan bài này
  8. xuangodau

    xuangodau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2016
    Đã được thích:
    9.650
    Các bro cho tớ hỏi ngu tí.

    Sao có topic tớ vào comments không dc ?
    Thông báo! Bạn không có đủ quyền trả lời!
    Thanks.
  9. jaah

    jaah Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Đã được thích:
    1.228
    Đã khóa bác ah!
    sttsgt266 thích bài này.
  10. may chem

    may chem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Đã được thích:
    20.920
    Anh Peter kìa ....
    sttsgt266 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này