Nới Room? Nới Room ? Núm Rơi?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xuanxanhluc, 02/12/2019.

6515 người đang online, trong đó có 952 thành viên. 17:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1422 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. xuanxanhluc

    xuanxanhluc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2014
    Đã được thích:
    18.649
    Đến lúc bắt buộc phải nới rồi

    Lại nói chuyện nới room ngoại ngân hàng

    14:00 | 02/12/2019

    Theo giới chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư ngoại chần chừ rót vốn vào các ngân hàng Việt, phần lớn do nhà băng Việt Nam còn “dưới chuẩn” quốc tế khá nhiều.
    [​IMG]Ngân hàng chạy đua Basel II
    [​IMG]Nới room ngoại: Không thể nôn nóng
    [​IMG]
    Mở room cho NĐT nước ngoài giúp nhà băng có thêm lượng tiền mới, giải quyết các vấn đề minh bạch hoá hoạt động kinh doanh
    Tăng vốn - chuyện cũ vẫn mới

    Chỉ còn hơn một tháng nữa là Thông tư 41/2016/TT-NHNN với các yêu cầu về an toàn vốn theo chuẩn Basel 2 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành. Áp lực tăng vốn đối với những ngân hàng chưa đáp ứng chuẩn này ngày càng nặng nề, nhất là với các ngân hàng quốc doanh. Thế nhưng tại kỳ họp thứ 8 vừa qua, Quốc hội lại không đưa nội dung về việc tăng vốn điều lệ cho các NHTM có vốn nhà nước vào Nghị quyết kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2020.

    Một chuyên gia tài chính cho rằng, không chỉ để đáp ứng chuẩn Basel 2 sẽ có hiệu lực từ đầu năm tới mà tăng vốn còn là nhu cầu bức thiết khi các ngân hàng Việt buộc phải gia tăng năng lực cạnh tranh trong môi trường hội nhập khu vực và quốc tế.

    Tuy nhiên, để tăng được vốn là thách thức lớn, đặc biệt trong bối cảnh nguồn vốn trong nước hạn chế, trông chờ nhiều vào nguồn vốn từ nước ngoài nhưng lại vướng mắc trần room ngoại. Nếu chỉ quanh quẩn tăng vốn từ cổ tức không chia, phát hành trái phiếu hay tăng vốn cho cổ đông hiện hữu thì không bền vững, và cũng không dễ dàng. Chưa kể đối với các NHTM Nhà nước, rất khó thực hiện tăng vốn từ cổ đông hiện hữu do Nhà nước thiếu nguồn lực đầu tư thêm.

    Do nắm giữ khoảng 50% thị phần huy động vốn và tín dụng, nên hiện các NHTM Nhà nước đang đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt trong hệ thống các TCTD. Thậm chí trong chừng mực nào đó, các NHTM Nhà nước còn là công cụ, là cánh tay nối dài để NHNN triển khai chính sách tiền tệ.

    Ở thời điểm cuối tháng 8/2019, vốn điều lệ của 4 NHTMNN (Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV) đạt 139 nghìn tỷ đồng, tăng 0,8% so với cuối năm 2018; tổng tài sản đạt 5.081 nghìn tỷ đồng - tăng 5,29% so với cuối năm 2018, chiếm 43,01% toàn hệ thống; cho vay thị trường 1 đạt 3.652 nghìn tỷ đồng, chiếm 47,9% toàn hệ thống.

    Tuy nhiên, theo NHNN, việc mở rộng tín dụng của các NHTMNN bị hạn chế do phải đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn trong điều kiện vốn điều lệ của các ngân hàng này chậm tăng trưởng, đặc biệt là đối với Agribank và VietinBank. NHNN cũng đang tập trung chỉ đạo Agribank và các đơn vị liên quan nghiên cứu, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về các quy định pháp lý để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa Agribank và đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo, đề xuất việc xử lý tài chính đặc thù liên quan đến cổ phần hóa Agribank. VietinBank hiện đã sử dụng hết các giới hạn về tăng vốn như tỷ lệ sở hữu nhà nước đã giảm tối đa, tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài cũng đã được lấp đầy.

    Riêng trường hợp của BIDV, nhà băng này trung tuần tháng 11 vừa qua đã chính thức ký kết thoả thuận hợp tác chiến lược và công bố KEB Hana Bank là cổ đông chiến lược nước ngoài sở hữu 15% vốn điều lệ của BIDV. BIDV phát hành riêng lẻ cho KEB Hana Bank hơn 603,3 triệu cổ phần với tổng giá trị giao dịch gần 20.300 tỷ đồng. Sau khi phát hành, vốn điều lệ của BIDV tăng từ 34.187 tỷ đồng lên 40.220 tỷ đồng - cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, để đạt được thương vụ lịch sử này cũng không phải chuyện dễ dàng mà nhà băng nào cũng làm được.

    Cân nhắc về room ngoại

    Theo giới chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư ngoại chần chừ rót vốn vào các ngân hàng Việt, phần lớn do nhà băng Việt Nam còn “dưới chuẩn” quốc tế khá nhiều. Tuy nhiên, vướng mắc lớn hơn chính là room sở hữu. Với quy định về tỷ lệ sở hữu hiện nay, “tiếng nói” của các nhà đầu tư ngoại là không đủ lớn ở các ngân hàng Việt nên chưa tạo được hứng thú cho họ đầu tư.

    “Có thể kể cả trong trường hợp chưa tìm được đối tác phù hợp, nhưng nếu room được nới rộng hơn, bản thân các nhà đầu tư ngoại cũng nhìn thấy cơ hội để có thể tiến xa hơn. Trong khi đó, ngân hàng Việt Nam lại cần ở đối tác ngoại cả về vốn và cách thức quản trị, điều hành”, TS. Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ.

    Nhắc tới việc tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, TS. LS Bùi Quang Tín cùng chung quan điểm rằng, nếu room ngoại được mở hơn, chắc chắn các thương vụ mua bán cổ phần trong lĩnh vực ngân hàng sẽ càng nhộn nhịp hơn.

    “Mình chọn người ta, hay người ta chọn mình căn cứ vào điều kiện kinh tế cũng như mục tiêu kinh doanh của các ngân hàng với nhau. Cách đây 5 - 10 năm, người ta chọn mình, lúc đó vị thế ngân hàng của mình khác. Còn hiện nay, trong hợp tác kinh doanh thì hai bên cần lẫn nhau, chứ chúng ta không nên nói tới việc cao hay thấp”, TS.LS Bùi Quang Tín nêu quan điểm.

    Ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch HĐQT Vietcombank cũng cho rằng, cần sớm có cơ chế để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, để tăng giới hạn sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài từ 30% lên 35%, giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước. Theo lãnh đạo Vietcombank, mở room cho các nhà đầu tư nước ngoài không những nhà băng có thêm lượng tiền mới, mà còn giải quyết các vấn đề về cho vay, minh bạch hoá hoạt động kinh doanh.

    CEO một NHTMCP cũng nhìn nhận, việc tái cơ cấu hệ thống các TCTD rất cần sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân. Thực tế, đa phần các ngân hàng trên toàn cầu đang tuân thủ Basel III, nên khả năng tham gia vào thị trường như Việt Nam không còn quá rộng mở như trước kia, bởi thế càng cần nghiêm túc và khẩn trương xem xét lại tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài.

    Tuy nhiên, khách quan mà nói, ở thời điểm này, Việt Nam nói chung và một số ngân hàng Việt Nam nói riêng cũng đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư nước ngoài khi kinh tế đạt được nhiều kết quả, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra.

    Qua đó, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đã có đánh giá rất tích cực: Fitch Ratings nâng triển vọng của Việt Nam từ mức Ổn định sang Tích cực và tiếp tục duy trì mức xếp hạng BB (tháng 5/2019); S&P lần đầu tiên sau 9 năm đã điều chỉnh nâng xếp hạng tín nhiệm Việt Nam từ BB- lên BB (tháng 4/2019).

    Mới đây nhất, Báo cáo đánh giá về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2020 cũng cho thấy, chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam đã tăng 7 bậc so với năm trước và nằm trong nhóm 25 quốc gia có điểm cao nhất, góp phần tích cực vào việc cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

    Minh Khôi
  2. tqh24

    tqh24 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    17.454
    CTG về vùng hỗ trợ mạnh. Múc ăn cú bull được đấy.
  3. xuanxanhluc

    xuanxanhluc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2014
    Đã được thích:
    18.649
    Mai đặt lệnh 19.5 luôn nhìn ép bank kiểu này là chuẩn bị ra tin siêu khủng về bank đấy 95% sẽ nới room 30 lên 35% năm nay
    Mhoang79 thích bài này.
  4. xuanxanhluc

    xuanxanhluc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2014
    Đã được thích:
    18.649
    NHNN: Thông tư 22 không ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng của các ngân hàng
    18:59 | 02/12/2019

    Chia sẻ
    Số liệu giám sát của NHNN trong thời gian qua cho thấy, việc điều chỉnh giảm tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn theo lộ trình như qui định không ảnh hưởng lớn đến khả năng mở rộng tín dụng trung dài hạn của ngân hàng thương mại (NHTM), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    Ngày 15/11/2019, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 22/2019/TT-NHNN qui định các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

    Theo NHNN, việc giảm tỉ lệ theo lộ trình giúp các ngân hàng có thêm thời gian để điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn huy động, điều chỉnh danh mục tín dụng theo cơ cấu hợp lí, hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực an toàn và góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng.

    Số liệu giám sát của NHNN trong thời gian qua cho thấy, việc điều chỉnh giảm tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn theo lộ trình như qui định không ảnh hưởng lớn đến khả năng mở rộng tín dụng trung dài hạn của ngân hàng thương mại (NHTM), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    Hiện nay, khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài có room nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn rất lớn, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đa số không sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn, thậm chí nguồn vốn trung, dài hạn còn dư thừa để cho vay trung, dài hạn.

    Trong khi khối NHTM trong nước thường xuyên tuân thủ tỉ lệ theo qui định và sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn thấp.

    Số liệu về tỉ lệ tối đa nguồn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn thời điểm 30/9/2019 là bình quân của khối NHTM Nhà nước là 29,79%, khối NHTM cổ phần 30,89%, khối ngân hàng liên doanh là 28,97%, khối ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 7,53%.

    Theo đó, mục tiêu giảm tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn xuống 30% trong hơn 2 hoặc 3 năm tới không phải là áp lực quá lớn. Trên tổng thể thị trường thì đây là mục tiêu khả thi, và vì vậy mức tác động được dự báo trong tầm kiểm soát.

    Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, ngân hàng vẫn là kênh cung ứng vốn chủ đạo cho nền kinh tế. Trong khi huy động vốn là kì hạn ngắn, cho vay lại chủ yếu là kì hạn dài, trong đó vay bất động sản và cho vay trung dài hạn quá lớn sẽ dẫn đến rủi ro về thanh khoản cho ngân hàng.

    Do vậy, việc NHNN có điều chỉnh về tỉ lệ sử dụng tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cũng góp phần giúp ngân hàng thận trọng hơn trong cho vay, cân đối nguồn vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống.


    Khi nguồn vốn tín dụng ngân hàng bị hạn chế hơn sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tìm đến nguồn vốn trên thị trường chứng khoán, từ khu vực tư nhân như thông qua kênh phát hành trái phiếu để huy động vốn dài hạn.

    Điều này một mặt sẽ khuyến khích thị trường chứng khoán phát triển, mặt khác giảm rủi ro cho khu vực ngân hàng.

    "Lộ trình giảm tỉ lệ tối đa vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn là một thông điệp mạnh mẽ cho các ngân hàng để tái cơ cấu lại cả nguồn vốn huy động và danh mục tín dụng, để tiến đến một hệ thống ngân hàng lành mạnh và ổn định hơn", ông Nguyễn Trí Hiếu đánh giá.

    Không ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn về nhà ở của người dân
    Các chuyên gia đánh giá qui định này không ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn để mua nhà ở xã hội, mua nhà theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ, nhà ở mà số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại hợp đồng tín dụng dưới 1,5 tỉ đồng cũng như nhu cầu vay vốn để phục vụ sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của khách hàng (hệ số rủi ro không thay đổi 50%).

    TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng qui định trên không ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn để phục vụ nhu cầu thiết yếu về nhà ở của người có thu nhập thấp, cũng như các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước.

    Đồng thời, hệ số rủi ro 100% vẫn được áp dụng đối với các khoản cho vay phục vụ đời sống có số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại hợp đồng tín dụng dưới 4 tỉ đồng - mức dư nợ được đánh giá là hợp lí để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đời sống của người dân.

    Đồng tình với các qui định tại Thông tư 22, TS. Bùi Quang Tín nhận định, việc điều chỉnh hệ số rủi ro cũng nhằm hướng tín dụng bất động sản vào nhu cầu thực của người dân, thúc đẩy phát triển phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ và nhà ở xã hội (phân khúc đang thiếu nguồn cung).

    Do đó qui định tại Thông tư không ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bất động sản. Đồng thời, các qui định này cũng tạo động lực cho các doanh nghiệp bất động sản nâng cao năng lực, uy tín để huy động vốn trên thị trường vốn trong nước cũng như quốc tế, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng, phù hợp với xu hướng của quốc tế hiện nay.


    Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), thay đổi trên tại Thông tư 22 cho thấy định hướng chung của NHNN vẫn là hạn chế cho vay các lĩnh vực rủi ro, nâng cao an toàn chung của hệ thống.

    Còn TS. Nguyễn Trí Hiếu nhìn nhận, NHNN đã thể hiện thông điệp về kiểm soát cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống liên quan đến bất động sản để mua nhà ở phân khúc cao cấp, đồng thời gián tiếp yêu cầu các ngân hàng cần dự trữ thêm vốn đối với lĩnh vực bất động sản có tiềm ẩn rủi ro.

    Bước đi thận trọng và hợp lí
    Ngoài ra, xét ở góc độ rủi ro, TS. Nguyễn Trí Hiếu đồng tình với hệ số rủi ro của NHNN đưa ra. Đối với khoản vay có giá trị lớn từ 4 tí đồng trở lên, việc tăng hệ số rủi ro cao hơn là hoàn toàn hợp lí để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra.

    Thậm chí theo vị chuyên gia này, NHNN có thể áp dụng hệ số rủi ro đối với khoản vay từ 3 tỉ đồng trở lên như Dự thảo lấy ý kiến trước đó về vấn đề này.

    Có chuyên gia còn cho rằng, NHNN cũng khá nhẹ tay đối với phân khúc này khi chưa áp dụng ngay hệ số rủi ro 150% mà áp dụng tạm thời mức 120% trong cả năm 2020 và đến đầu năm 2021 mới áp hệ số rủi ro trên.

    Tuy nhiên, việc NHNN chưa áp dụng ngay hệ số rủi ro 150% được đánh giá là bước đi hợp lý để tránh "sốc" cho thị trường.

    TS. Bùi Quang Tín cũng cho rằng, việc đưa ra lộ trình thêm một năm của NHNN là phù hợp, sẽ giảm bớt áp lực phần nào cho cả người cho vay và đi vay. "Việc NHNN kiên định giữ một thái độ thận trọng với tín dụng bất động sản là cần thiết", ông nói.
  5. xuanxanhluc

    xuanxanhluc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2014
    Đã được thích:
    18.649
    NHNN bất ngờ giảm mạnh lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc của các TCTD
    19:16 | 02/12/2019

    [​IMG]
    Ảnh minh họa (Nguồn: SBV)

    Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành quyết định giảm lãi suất có hiệu lực kể từ ngày 1/12/2019 đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng (TCTD) tại NHNN.

    Theo đó, tại Quyết định số 2497 ban hành ngày 29/11/2019 về mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng (TCTD) tại NHNN, lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND được điều chỉnh giảm từ 1,2% xuống 0,8%/năm.



    Trong khi, lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng VND được giữ nguyên ở mức 0%/năm; lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm, lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0,05%/năm.

    Như vậy, so với mức 1,2%/năm theo Quyết định 1716 năm 2005, lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND của các TCTD đã giảm tới 0,4 điểm phần trăm.

    Ngoài ra, NHNN cũng ban hành Quyết định số 2498 ngày 29/11/2019 qui định mức lãi suất tiền gửi bằng VND của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, quĩ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô là 0,8%/năm.

    Bên cạnh đó, theo Quyết định số 2499, mức lãi suất tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước, đối với tiền gửi bằng VND của Kho bạc Nhà nước là 1%, lãi suất đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước là 0,05%, lãi suất đối với tiền gửi bằng VND của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là 0,8%/năm.


    Theo NHNN, động thái điều chỉnh lãi suất trên là nhằm để phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và mặt bằng lãi suất trên thị trường.

    Trước đó, vào ngày 18/11, NHNN cũng đã thông báo điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tối đa bằng Đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD); lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với một số lĩnh vực, ngành kinh tế có hiêu lực từ ngày 19/11.
  6. xuanxanhluc

    xuanxanhluc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2014
    Đã được thích:
    18.649
    VN ta cứ vướng là giải quyết rất nhanh

    Thứ trưởng Bộ Xây dựng: ‘Sẽ hoàn thành pháp lí condotel trong tháng 12/2019’

    17:40 | 02/12/2019

    [​IMG]
    Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng: "Đúng ra lợi nhuận condotel chỉ trên lãi suất tiết kiệm. Nếu 12% thì gấp đôi, gấp ba lãi suất tiết kiệm, là quá phi lí. Chúng ta đầu tư mà hi vọng như thế là rất khó". Ảnh: Chụp màn hình.

    Liên quan đến hoạt động đầu tư condotel còn nhiều bất cập, Ttại phiên họp báo Chính phủ thường kì tháng 11/2019 diễn ra chiều ngày 2/12, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng đã cung cấp một số thông tin về hành lang pháp lí condotel.

    Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, so với thời điểm cao trào 2016 và 2017, số dự án condotel ở năm 2019 đã giảm khoảng 80%.

    Lượng giao dịch căn hộ cũng giảm một nửa do thị trường tự điều tiết và cơ sở pháp lí chưa chắc chắn. Tổng số căn hộ codotel cả nước tính lũy ước tính trên 30.000 căn.

    Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, condotel là căn hộ khách sạn để nghỉ dưỡng, du lịch nhưng lại có đặc điểm sở hữu của một chủ thể trong tổng thể một khách sạn.

    "Khách sạn thì sở hữu của một chủ kể cả các phòng, thế nhưng condotel lại là sở hữu chung của một chủ đầu tư, chủ đầu tư thứ cấp lại được sở hữu từng căn hộ một", ông Hùng giải thích.

    Theo đó, ông Hùng đã đưa ra một số vướng mắc về pháp lí của loại hình này. Hiện nay, chỉ có Luật Du lịch qui định về các loại hình cơ sở lưu trú, bao gồm biệt thự du lịch, căn hộ du lịch và nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.

    Còn các luật có liên quan như Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đất đai,… chưa có định danh cho condotel, dẫn đến hành lang pháp lí của loại hình này chưa có.


    Bên cạnh đó, đến nay vẫn chưa triển khai việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng loại hình này, dẫn đến việc xen lẫn nhà ở có thời hạn và nhà ở có thời hạn ở lâu dài.

    Đồng thời, Luật Kinh doanh bất động sản chỉ mới qui định vận hành nhà ở, văn phòng,… nhưng qui định về vận hành, quản lí và sử dụng condotel chưa có.

    Đáng lưu ý, thị trường xuất hiện tình trạng chủ đầu tư lẫn nhà đầu tư thứ cấp cam kết với tỉ lệ lợi nhuận rất cao, dẫn đến việc không có khả năng chi trả, làm mất cân đối thị trường.

    Ông Hùng cho rằng, "đúng ra lợi nhuận condotel chỉ trên lãi suất tiết kiệm. Nếu 12% thì gấp đôi, gấp ba lãi suất tiết kiệm, là quá phi lí. Chúng ta đầu tư mà hi vọng như thế là rất khó".

    Trước sự phát triển quá nóng của thị trường condotel trong khi một số cơ sở pháp lí chưa chắc chắn, ngay từ năm 2017, Bộ Xây dựng cùng các tỉnh thành đã có báo cáo và cảnh tỉnh, cũng như đề nghị phải có quản lí, siết chặt.

    Năm 2018, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi 63 tỉnh thành, đặc biệt những tỉnh thành xuất hiện nhiều dự án condotel phải lưu ý trong việc thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư.

    Trong đó, liên quan đến condotel "phải chú ý chỉ tiêu dân số, hạ tầng xã hội và hạ tầng kĩ thuật, tránh việc biến loại hình này thành nhà ở", Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhấn mạnh.

    Về việc hoàn thiện khung pháp lí condotel, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 23/4/2019 về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, trong đó có giao hai nhóm nhiệm vụ liên quan đến condotel.


    Nhóm nhiệm vụ thứ nhất là hoàn thiện cơ sở pháp lí. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, ban hành sửa đổi các tiêu chuẩn, qui chuẩn liên quan đến condotel cũng như ban hành các qui chế vận hành condotel và tiến tới sửa đổi các luật có liên quan.

    Thứ hai, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành qui chế quản lí kinh doanh loại hình này.

    Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao triển khai văn bản hướng dẫn cụ thể về chế độ sử dụng đất, cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu condotel.

    "Tất cả yêu cầu này hoàn thành trong tháng 12/2019, kể cả hành lang pháp lí", ông Lê Quang Hùng cho biết.

    Về thị trường, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, việc cam kết lợi nhuận giữa chủ đầu tư và nhà đầu tư thứ cấp là mối quan hệ dân sự.

    "Về phía Bộ Xây dựng, chúng tôi kiến nghị ban hành mẫu hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà đầu tư thứ cấp.

    Trong đó, qui định quyền và trách nhiệm của người bán, người mua, thậm chí có những qui định liên quan đến mức lợi nhuận cam kết. Đây sự can thiệp vào thị trường ở mức độ phù hợp", ông Hùng cho biết.

Chia sẻ trang này