Ơ thế Ku Dow con nhà Bà Jon lại tăng 500 điểm!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 02/12/2021.

7814 người đang online, trong đó có 1201 thành viên. 15:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 11746 lượt đọc và 49 bài trả lời
  1. mnpq12

    mnpq12 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2010
    Đã được thích:
    1.192
    Hôm qua cũng tăng suốt đêm nhưng đến 4h nó tháo cống -456 point đó, nên sáng mai 5h mới biết được chính xác nhé bác Bìm bịp
    gacungtuBigDady1516 thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Giống kiểu Vịt Ngan Ps ý 15 phút cuối táng :))@};-
    Qua là do Ông Diều Hâu phán thôi lại đâu vào đấy Mấy ngàn tỷ đô Bơm ra tự nhiên Bốc hơi ngay dc đấy :D@};-
    --- Gộp bài viết, 03/12/2021, Bài cũ: 02/12/2021 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 03/12/2021 ---
    Lại gần 700 rồi kế hoạch vậy thôi cấm vọt xà :)):)):))@};-
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Biến chủng Omicron khó khiến tái giãn cách, khoảng thời gian tươi đẹp của chứng khoán vẫn tiếp diễn và VN-Index có thể lên 1.800 điểm"
    02-12-2021 - 19:13 PM | Thị trường chứng khoán

    BÁO NÓI - 5:04

    [​IMG]
    HSC cho rằng khoảng thời gian tươi đẹp của thị trường chứng khoán vẫn tiếp diễn, khả năng VN-Index tăng thêm 15% lên mốc 1.800 điểm trong vài tháng tới.

    Các chuyên viên phân tích của Công ty Chứng khoán TP HCM (HSC) đã có báo cáo chiến lược về thị trường chứng khoán cập nhật. Cụ thể, hiện nay biến chủng Omicron – lần đầu phát hiện tại Nam Phi – đã gây sự hoảng loạn cho các chính phủ, công chúng cũng như nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán thế giới. Song HSC cho rằng vẫn còn quá nhiều điều chưa được giải đáp về biến chủng mới như mức độ lây lan, độc tính và khả năng kháng vắc-xin.

    HSC đưa ra 2 kịch bản với biến chủng Omicron. Kịch bản tốt nhất là biến chủng này chỉ gây ra triệu chứng nhẹ hoặc mức độ hiệu quả của vắc-xin vẫn còn cao. Trong kịch bản tệ nhất, thế giới sẽ cần nhanh chóng phát triển vắc-xin mới cho biến chủng Omicron và triển khai tiêm chủng nhanh nhất có thể.

    HSC nhận định khả năng tái phong tỏa kinh tế khó xảy ra vì những tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Việc đẩy mạnh xét nghiệm, tập trung vào tiêm chủng và phát triển các liệu pháp điều trị sẽ tiếp tục cho phép Việt Nam sống chung với biến chủng Omicron và các biến chủng trong tương lai.

    Về thị trường chứng khoán, HSC cho rằng, chứng khoán Việt Nam vẫn còn khá hấp dẫn nếu xét trong khu vực ASEAN. Trong năm 2021, HSC dự báo tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp ở mức 21.6% và P/E khoảng 13,4 lần, trong khi mức bình quân của khu vực là 14,8 lần.

    [​IMG]
    PE thị trường vẫn rẻ so với nhiều nước khu vực

    Công ty chứng khoán này cũng dự báo lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng 21,6% và P/E hạ xuống 10.9 lần trong năm 2023.

    Do đó, HSC cho rằng khoảng thời gian tươi đẹp của thị trường chứng khoán vẫn tiếp diễn, động lực là đà hồi phục của nền kinh tế và sự bình thường hóa trong năm 2022. VN-Index được dự báo tăng cán mốc 1.800 điểm vào cuối năm 2022.

    Tuy vậy, trong ngắn hạn, theo HSC, VN-Index sẽ biến động mạnh trong 2-3 tháng tới, song sự nhập cuộc của binh đoàn nhỏ lẻ vẫn còn rất mạnh mẽ.

    Về nguy cơ lạm phát, HSC cho rằng thế giới lạm phát tăng mạnh nhưng ở Việt Nam chỉ số vẫn thấp dù đang có dấu hiệu gia tăng nhẹ trong tháng 11 vừa qua. Trong tháng 11/2021, lạm phát Việt Nam ở mức 2,1% so với cùng kỳ, trong đó đóng góp nhiều nhất là đà tăng 51% so với cùng kỳ của giá năng lượng.


    HSC dự báo lạm phát vẫn sẽ ở dưới mức 4% trong năm 2022-2023 và Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế trong ít nhất là năm 2021 và 2022. Ngoài ra, chính sách tài khóa cũng được kỳ vọng sẽ nới lỏng thêm để hỗ trợ kinh tế và tác động tích cực tới thị trường.

    Với những yếu tố trên, HSC nhận thấy khả năng VN-Index tăng thêm 15% lên mốc 1.800 điểm trong vài tháng tới. Song, quan trọng nhất quyết định hiệu quả của nhà đầu tư vẫn ở việc lựa chọn cổ phiếu.

    Trước đó, HSC cũng dự báo VN-Index tiếp tục xu hướng tăng và đến mốc 1.550 điểm, trong đó dòng tiền có sự chuyển hướng dần sang nhóm vốn hóa lớn, mà ưu tiên là nhóm VN30, ngân hàng, chứng khoán.

    "Riêng ngân hàng, sóng này có thể tiếp tục kéo dài đến cuối năm, bên cạnh các nhóm bán lẻ khi nền kinh tế dần hồi phục", chuyên gia HSC cho hay. Tuy nhiên, nhà đầu tư tại nhóm ngân hàng nên cảnh giác dòng tiền đầu cơ nếu thị giá các mã ngân hàng có dấu hiệu tăng mạnh.

    Trong thông báo mới nhất gửi đến nhà đầu tư, ông Petri Deryng, người đứng đầu Pyn Elite Fund cho biết quỹ đã nâng dự báo mục tiêu chỉ số VN-Index lên mốc 2.500 điểm vào thời điểm cuối năm 2024, mức giá này tương ứng dự phóng P/E vào khoảng 16,5 lần.

    Theo Pyn Elite Fund, việc dự trữ ngoại hối Việt Nam tăng mạnh, cùng lợi suất trái phiếu Chính phủ hiện chỉ quanh ngưỡng 2% và có thể dao động từ 3-4% trong những năm tới cho phép quỹ có những dự báo lạc quan hơn về thị trường chứng khoán. Ngoài ra, những kỳ vọng về gói kích thích kinh tế mạnh mẽ trong giai đoạn 2022 – 2024 sẽ giúp nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân Việt Nam tăng trưởng mạnh.

    Ông Hoàng Công Tuấn, Kinh tế trưởng Công ty Chứng khoán MB (MBS) nhận định dòng tiền đầu tư trên thị trường đang rất dồi dào, nhà đầu tư đang cố gắng tìm kiếm các cơ hội đầu tư, dòng tiền luân chuyển hết nhóm này đến nhóm khác,

    Ông Tuấn đánh giá thị trường thời gian tới có xu hướng tích cực, về cơ bản thị trường vẫn được hỗ trợ bởi kinh tế vĩ mô trong nước, xu hướng phục hồi kinh tế rất rõ ràng, lợi nhuận của các công ty niêm yết tăng trưởng tốt, chương trình phục hồi kinh tế lớn của Chính phủ sắp tới… Khối nhà đầu tư mới, dòng tiền mới tham gia thị trường vẫn lớn. Như tháng 10 vừa qua có tới hơn 130.000 tài khoản giao dịch mở mới. Thị trường chứng khoán nhiều khả năng vẫn còn đi lên mạnh hơn nữa.

    Về chỉ số, ông Tuấn cho rằng, VN-Index có thể hướng đến các mốc kháng cự 1.550 - 1.570 điểm và xa hơn là 1.600 điểm trong vài tháng tới. Dù vậy ông Tuấn cũng lưu ý về những rủi ro lạm phát và chính sách của ngân hàng trung ương thế giới.
  4. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    6.766
    nhất trí 1800
    BigDady1516 thích bài này.
  5. BeaSky

    BeaSky Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/08/2020
    Đã được thích:
    2.466
    Ô thế nay trứng vịt lại Bung nóc zồi :drm
    BigDady1516 thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    "Không tích lũy từng bước sao có vạn dăm đường đi "\:D/\:D/\:D/@};-
    --- Gộp bài viết, 03/12/2021, Bài cũ: 03/12/2021 ---
    TT của chúng ta đang rất khỏe Thiên Thời Đại lợi Nhân Hòa chọn hàng ngon nắm giữ, hàng đường đua Công Thức 1 chia TK ra đua \:D/\:D/\:D/@};-
    --- Gộp bài viết, 03/12/2021 ---
    Yên tâm ko lo Lũ Nhợn đói rách phao câu quấy phá =))@};-
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    chiều 2/12, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 “Phục hồi và phát triển bền vững” diễn ra ngày 5/12 tới.
    Tại buổi họp báo, điểm mà dư luận quan tâm và cả kỳ vọng đặt ra thời gian qua là quy mô của gói hỗ trợ phục hồi kinh tế sắp hình thành.
    Trước đó, một số thông tin trên thị trường đã đề cập đến khả năng quy mô đó có thể lên tới 800.000 tỷ đồng.
    Tham gia trả lời tại họp báo, TS. Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nêu quan điểm rằng: Không quá tận dụng không gian của nợ công để xảy ra hệ luỵ về lạm phát, gói hỗ trợ phục hồi kinh tế quy mô bao nhiêu sẽ thảo luận trong diễn đàn tới, không thể 10% GDP như nhiều nước khác, nhưng cũng phải từ 6-8% GDP.
    Với ý kiến này, tính theo quy mô GDP ước khoảng 8,34 triệu tỷ đồng (tính toán từ báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội ngày 20/10 vừa qua), thì yêu cầu trên phải tối thiểu khoảng 500.000 tỷ đồng.
    Cũng theo TS. Bùi Quang Tuấn, quy mô ở mức độ nào thì cần tính toán thêm, nhưng chưa đảm bảo về lượng thì sẽ không đạt mục tiêu về chất.
    Viện trưởng Tuấn cũng cho rằng, còn không gian có thể tận dụng để thiết kế gói này, chẳng hạn như trần nợ công hiện nay vào khoảng 43,7% GDP, mà mức trần là 55% GDP nên vẫn đang còn không gian để tận dụng.
    Cũng trả lời tại cuộc họp báo, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nói không sợ tăng trần nợ công khi đưa ra gói hỗ trợ, mà quan trọng là gói này đưa vào đâu, mục đích gì, hiệu quả ra sao.
    “Tại kỳ họp vừa qua Quốc hội cũng đã yêu cầu phải quản lý rủi ro, công khai, minh bạch, tránh trục lợi chính sách, chống tham nhũng, lợi ích nhóm ở gói hỗ trợ này”, ông Thanh nhấn mạnh.
    Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng nhấn mạnh thêm về sự cần thiết phải có một gói hỗ trợ cho giai đoạn trước mắt. Bởi gần năm qua tác động của COVID-19 đã ảnh hưởng toàn cầu, khiến cho cả cung và cầu đều đứt gãy, đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Thời gian qua Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ kịp thời người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước diễn biến của dịch bệnh vẫn phức tạp, việc đặt ra gói hỗ trợ tiếp theo để phục hồi và hỗ trợ kinh tế hết sức cần thiết.
    Nhưng “gói này Chính phủ chưa trình sang, ngày mai, Ủy ban Kinh tế sẽ thẩm tra để trình Quốc hội vào kỳ họp bất thường, nhưng hiện nay tài liệu đó chưa có”, ông Thanh thông tin.
    Có ý kiến chuyên gia cho rằng, gói này chỉ tập trung vào hai năm 2022 - 2023 và mỗi năm bội chi có thể tăng thêm 1% GDP, thì nợ công vẫn an toàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế trao đổi thêm.
    Yêu cầu đặt ra, theo ông Thanh là ở quy mô nào thì cũng phải đảm bảo kinh tế vĩ mô, tập trung cả cung và cầu, vào các ngành trọng tâm.
    “Diễn đàn ngày 5/12 tới cũng nhằm xác định sẽ sử dụng tài khoá bao nhiêu và tiền tệ bao nhiêu. Có ý kiến nói kinh nghiệm quốc tế thì tài khoá 65%, còn tiền tệ 35%, ở Việt Nam thì chính sách vừa qua thì tài khoá 72% và tiền tệ 28% thì cũng tương tự với quốc tế”, ông Thanh nói.
    Còn về nguồn của gói hỗ trợ này, ông Thanh cho rằng phải cân nhắc, trên cơ sở vay và có khả năng trả nợ, đảm bảo tính khả thi và đảm bảo cả sức hấp thụ của nền kinh tế.
    Cũng cho rằng cần triển khai gói hỗ trợ sớm, TS. Bùi Quang Tuấn nêu quan điểm thêm: “Chúng tôi dự báo năm nay Việt Nam tăng trưởng chỉ khoảng 2-2,5%, trong khi thế giới trên 5%. Vậy nên để thu hẹp khoảng cách thì khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số vẫn là trụ cột. Gói hỗ trợ thì cần nhưng cần tính đến tác dụng ngay chứ nếu 5-7 năm nữa mới có tác dụng thì sẽ ít tác dụng”.
  8. dotunglamtks

    dotunglamtks Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/09/2021
    Đã được thích:
    63
    Sao bác lại full tiền rồi. Sóng đầu tư công FCN HHV còn đang ngỏ đó mà bác đã vứt dép sao
    BigDady1516 thích bài này.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Đang nói bọn Nhợn Ý mà :D@};-
    [​IMG]

    Long DJ đã thật :-bd@};-
    --- Gộp bài viết, 03/12/2021, Bài cũ: 03/12/2021 ---
    Xây dựng, Đầu tư Công sóng thần Vỹ đại như CK 2 năm nay :drm1@};-
    tornado1 thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế: 'Nếu giải pháp đủ mạnh sẽ tốn kém chi phí, nếu kinh phí giới hạn thì thời gian sẽ phải kéo dài thêm'
    02-12-2021 - 20:33 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư


    [​IMG]
    Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương trả lời tại họp báo. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
    Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế là nhiệm vụ Chính phủ giao cho Bộ KH&ĐT thực hiện, chủ trì. Theo kế hoạch, chương trình này sẽ được trình lên Quốc hội vào phiên họp bổ sung cuối năm nay.


    Theo Thứ trưởng, về nội dung cơ bản, chương trình phục hồi gồm 5 nhóm giải pháp chủ yếu gồm: Y tế, an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ gia đình, kích thích đầu tư công, cải cách hành chính.

    Là cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ KH&ĐT cho rằng, 5 nhóm giải pháp này đã đủ mạnh và cơ bản bao quát hết các lĩnh vực cần hỗ trợ cũng như cấu trúc của nền kinh tế, hướng tới phục hồi nhanh và phát triển sau khi kiểm soát được đại dịch.

    Liên quan đến "thời gian đủ dài" và "quy mô đủ lớn", về thời gian, Bộ KH&ĐT đã báo cáo Chính phủ thời gian áp dụng Chương trình khoảng 2 năm, tập trung chủ yếu năm 2022 và 2023. Tùy tình hình diễn biến của dịch bệnh và diễn biến của một số giải pháp sẽ phải kéo dài thêm.

    Ví dụ như các dự án đầu tư công có quy mô lớn, điển hình là cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025. Đây là dự án có tổng mức đầu tư rất lớn và trong thời gian dài, do đó rất khó có thể thực hiện trong vòng 2 năm. Như vậy, thời gian sẽ gắn với mục tiêu phát triển và chủ yếu tập trung trong năm 2022, 2023.


    Trong 3 nội dung mà Thủ tướng Chính phủ nói về Chương trình phục hồi, "giải pháp đủ mạnh, thời gian đủ dài, quy mô đủ lớn" có liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu như giải pháp đủ mạnh sẽ tốn kém chi phí, nếu kinh phí giới hạn thì thời gian sẽ phải kéo dài thêm, đây là mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố này.

    "Rất tiếc hôm nay, tôi chưa thể trả lời báo chí về quy mô của Chương trình chính sách tài khóa tiền tệ vì chưa được các cấp có thẩm quyền thông qua. Tuy nhiên, có thể khẳng định, công cụ để thực hiện các giải pháp của chương trình phục hồi chủ yếu tập trung vào công cụ tài khóa và tiền tệ, kết hợp với các công cụ khác như huy động các quỹ ngoài ngân sách, quỹ của doanh nghiệp, sự tham gia của khu vực tư nhân..." - Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

    Bộ KH&ĐT sẽ kịp thời thông báo với báo chí khi Chương trình phục hồi được Quốc hội thông qua.
    tornado1 thích bài này.

Chia sẻ trang này