OCB - Trở lại khi giá đã quá hấp dẫn!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinasdaq, 05/08/2018.

122 người đang online, trong đó có 48 thành viên. 04:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 15699 lượt đọc và 77 bài trả lời
  1. DJCHUNGKHOAN

    DJCHUNGKHOAN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2016
    Đã được thích:
    921
    nó tìm năm trước bạn ak và ko ra buột tăng vốn cho cổ đông hiện hữu. còn cục 20% đó thì ko biết ai mua mình nghĩ có màu
  2. pnthuat

    pnthuat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/08/2008
    Đã được thích:
    1.995
    Theo mình là việc tìm và bán cho NN không quá khó, vấn đề là đối tác là ai, có hỗ trợ gì được cho OCB trong 3-5 năm tới không. Và quan trọng là giá bán NN có ở mức hợp lý hay không để thặng dư còn lớn.
  3. DJCHUNGKHOAN

    DJCHUNGKHOAN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2016
    Đã được thích:
    921
    ủa vậy cục mua lại 20% kia là nằm trong cp quỹ ak. mình nhớ là ko công bố ng mua mà còn nếu là cp quỹ thì phải công bố thông tin
  4. pnthuat

    pnthuat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/08/2008
    Đã được thích:
    1.995
    LNTT 9 tháng đầu năm của OCB tăng 133% so với cùng kỳ, nợ xấu cũng tăng vọt
    [​IMG]

    Nợ xấu tại OCB tăng 65% trong 9 tháng lên mức 1.429 tỷ đồng, chiếm 2,66% dư nợ cho vay khách hàng tại nhà băng này.
    Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2018.

    Đến cuối tháng 9/2018, tổng tài sản của OCB đạt 86.459 tỷ đồng, tăng 2,6% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 11,3% đạt 53.158 tỷ đồng trong khi huy động tiền gửi của khách hàng tăng 14,4% đạt 60.850 tỷ đồng.

    9 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần của OCB đạt 2.477 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ. Các hoạt động kinh doanh khác cũng có tăng trưởng ấn tượng. Lãi từ hoạt động dịch vụ đạt 210 tỷ, tăng 48% so với cùng kỳ; hoạt động kinh doanh ngoại hối lãi 100 tỷ, tăng 194%; mua bán chứng khoán đầu tư lãi đột biến tới 805 tỷ, gấp 12 lần cùng kỳ. Lãi từ hoạt động khác cũng tăng tới hơn 6 lần đạt 125 tỷ đồng.

    Cùng với việc thu nhập hoạt động các mảng kinh doanh tăng mạnh, OCB chi nhiều hơn cho chi phí hoạt động và trích lập dự phòng rủi ro. Chi phí hoạt động trong kỳ tăng 43% lên 1.342 tỷ đồng; chi phí dự phòng rủi ro tăng gấp rưỡi lên 548 tỷ đồng.

    Kết quả là, OCB có lãi trước thuế đạt 1.846 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tăng 133% so với cùng kỳ. Trong đó, quý 3 có LNTT đạt 545 tỷ, tăng 84% so với cùng kỳ.

    Cuối tháng 9, nợ xấu tại nhà băng này là 1.429 tỷ, tăng mạnh so với con số 864 tỷ đồng hồi đầu năm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng tăng từ 1,79% cuối năm 2017 lên 2,66% cuối tháng 9/2018.

    Ngân hàng hiện còn nắm giữ 242 tỷ đồng trái phiếu của VAMC, giảm 67% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, trích lập dự phòng 154 tỷ đồng.
  5. pnthuat

    pnthuat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/08/2008
    Đã được thích:
    1.995
    Khả năng sinh lời của OCB, ACB, VIB vượt qua cả Techcombank
    [​IMG]

    Vietcombank vẫn là đàn anh dẫn đầu với ROE dù không tăng nhiều nhưng vẫn ở mức cao 20%. ROE của các ngân hàng như OCB, ACB, và VIB cũng bất ngờ bứt tốc lên mức ngang của Vietcombank.
    Theo báo cáo ngành ngân hàng vừa được Công ty chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VISecurities) công bố cho biết, trong 9 tháng đầu năm nay hoạt động tín dụng vẫn đem lại nguồn thu lớn nhất cho các ngân hàng, với tỷ trọng thu nhập lãi thuần chiếm hơn 76%.

    Tính toán của chúng tôi cho thấy, tổng lợi nhuận của 18 ngân hàng đã lên sàn (tính cả OCB chuẩn bị niêm yết) đạt hơn 51.000 tỷ đồng, tăng trên 40% so với cùng kỳ năm trước. Còn nếu tính cả 28 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý 3 tới thời điểm này thì tổng lợi nhuận trước thuế đã đạt trên 67.000 tỷ đồng, tăng hơn 41% so với cùng kỳ.

    Một trong các chỉ tiêu đánh giá về khả năng sinh lời quan trọng của ngân hàng đó là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Trong 9 tháng qua, các ngân hàng nhỏ hay trong giai đoạn cơ cấu xử lý nợ xấu vẫn có tỷ lệ NIM thấp nhất trong hệ thống như Eximbank, Sacombank, NCB, SHB, trong đó Sacombank đang có sự tăng trưởng dần về NIM từ 2% cuối năm lên 2,3%. Nhóm ngân hàng quốc doanh BIDV, VietinBank có NIM khoảng 2,5% trong đó BIDV sau 9 tháng đạt gần 2,8%. Vietcombank tăng mạnh từ 2,4% cuối năm 2017 lên 3,1%. Trong khi đó MB nổi bật với NIM lên đến 4,3% nhưng bù lại tỷ lệ nợ xấu có phần tăng lên.

    Nổi bật nhất là 3 ngân hàng OCB, VIB, TPBank khi NIM từ mức dưới 3% vào cuối 2017 đã có sự tăng tốc mạnh trong năm nay. OCB đã đạt NIM gần 4% nhờ thu nhập lãi thuần tăng gần 50% so với cùng kỳ.

    VPBank vẫn dẫn đầu trong nhóm ngân hàng thương mại với NIM vượt trội trên 8,5%. Dù trong thời gian vừa qua có sự kiểm soát hoạt động tín dụng tiêu dùng nhưng với vị thế là ngân hàng dẫn đầu trong lĩnh vực này thì VPBank tiếp tục duy trì mức lãi suất rất cao và chấp nhận hy sinh nợ xấu (với tỷ lệ nợ xấu đang ở mức cao nhất trong nhóm các NHTM không tham gia tái cơ cấu).

    Một chỉ tiêu nữa đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng không kém phần quan trọng chính là chỉ số ROE (khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu). Năm nay là năm đỉnh cao của việc tăng vốn cấp 1 thông qua các hình thức bán vốn cho nước ngoài như Vietcombank, BIDV; hay trả cổ tức bằng cổ phiếu như ACB, Techcombank, VPBank. Tổng vốn chủ sở hữu các nhà băng hiện tại lên mức 442.000 tỷ đồng, tăng 16,5% so với hồi đầu năm. Riêng Vốn điều lệ đã tăng 17% lên trên 291.000 tỷ đồng.

    Thời gian qua hệ số ROE đã thay đổi đáng kể trong các ngân hàng. Do việc chia cổ tức quá lớn đã làm ROE của Techcombank giảm mạnh từ 24% xuống còn 17,7% năm nay. Trong khi đó các ngân hàng quốc doanh lớn BIDV, MBB, Vietcombank có ROE từ 10% - 15%. Vietcombank vẫn là đàn anh dẫn đầu với ROE dù không tăng nhiều nhưng vẫn ở mức cao 20%.

    Song đáng chú ý, OCB, ACB, và VIB có ROE chỉ khoảng 13% vào đầu năm nhưng đã đạt mức 20% tính đến cuối tháng 9. Đây là một số trong những ngân hàng nổi bật nhất trong báo cáo ngân hàng năm nay, trong đó VIB đã gia nhập câu lạc bộ lãi nghìn tỷ 9 tháng cùng với các "đàn anh" khác.

    Đứng dưới cùng về ROE, theo tính toán của công ty chứng khoán, vẫn là nhóm Eximbank, Sacombank. Song đây là giai đoạn cao điểm của xử lý nợ xấu vì vậy không bất ngờ khi Sacombank không đạt lợi nhuận cao như năng lực vốn có của ngân hàng và các chuyên gia cho rằng chỉ tiêu ROE không đánh giá nhiều ở thời điểm hiện tại với nhà băng này.
  6. hhungbk

    hhungbk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Đã được thích:
    51
    OCB tình hình lợi nhuận cao, không biết bao giờ niêm yết để cổ đông bán được nhỉ?
    Thấy trên www.sanotc.com ít giao dịch quá
  7. tuyenhvtc

    tuyenhvtc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Đã được thích:
    190
    Chờ mở cửa biên giới đón xong AOZORA BANK vào ký xong mới lên sàn được (giá bán 30k/cổ).
    Năm 2019 lãi 3200/vốn 7800 tỷ; năm 2020 KH lãi 4.400/vốn 10.000
    Cổ tức 2018 20%, năm 2019 là 25%, năm 2020 là 27%.
    Giá trên OTC là 10k.
    Có phải cổ phiếu đầu tư giá trị không nhỉ.
    vinasdaq thích bài này.
  8. napoliti

    napoliti Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/06/2009
    Đã được thích:
    3.474
    Em muốn mua OCB, ai có inbox em giá nha.

Chia sẻ trang này