Ối giời ơi !!! Dự án 10 tỷ USD ☆☆☆☆☆☆ Đầu tư lồi mồm đến bạc tóc răng long $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 19/01/2022.

7020 người đang online, trong đó có 1086 thành viên. 17:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 21918 lượt đọc và 92 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Dự án Lô B - Ô Môn khởi công lại 10 tỷ USD@};-
    Dự án tầm cỡ thế giới, Ai Cập mới chỉ đầu tư 1.95 tỷ USD đã là kỷ lục@};-
    Giá dầu vượt 100 USD@};-
    GAS CLB 200, PVS, PVD CLB 100 Hết cả@};-
    Múc húc xúc :-bd@};-@};-@};-
    Last edited: 19/01/2022
    Kevin_Astockhcm5 thích bài này.
    alisson36 đã loan bài này
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Doanh nghiệp dầu khí nào sẽ hưởng lợi từ chuỗi dự án Lô B – Ô Môn hơn 10 tỷ USD?
    15/01/2022

    VNDirect đánh giá các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thượng nguồn như PVS và PVD hay PV GAS - nhà đầu tư chủ chốt cho đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn (chiếm 51% tổng mức đầu tư) sẽ là đơn vị hưởng lợi chính từ dự án này.

    Lô B - Ô Môn là một trong những dự án khí lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, với tổng vốn đầu tư hơn 10 tỷ USD cho nhiều dự án thành phần từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn.

    Hiện nay, sản lượng khai thác dầu khí tại Việt Nam đã liên tục giảm kể từ năm 2015 do thiếu vắng các dự án thượng nguồn trọng điểm. Do đó, Chứng khoán VNDirect đánh giá việc khởi công dự án phát triển mỏ khí lớn như Lô B - Ô Môn sẽ là động lực tăng trưởng cho các công ty trong chuỗi giá trị dầu khí tại Việt Nam, củng cố nền tảng cơ bản của ngành trong những năm sắp tới.

    Chứng khoán VNDirect cũng nhận định tính cấp thiết của việc triển khai dự án phát triển mỏ khí Lô B - Ô Môn, đặc biệt khi quyền tự chủ nguồn cung khí là vô cùng quan trọng sau cuộc khủng hoảng khí tự nhiên gần đây trên phạm vi toàn cầu.

    Mặc dù có tiềm năng rất lớn nhưng chuỗi dự án này đã bị chậm tiến độ trong nhiều năm do những vướng mắc tại dự án nhà máy điện Ô Môn III liên quan đến nguồn vốn ODA tài trợ cho nhà máy.

    Việc chậm trễ này cũng dẫn đến sự bế tắc của toàn chuỗi Lô B - Ô Môn vì quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Ô Môn III sẽ là tiền đề để hoàn tất các đàm phán thương mại và lựa chọn nhà thầu EPC cho phân khúc thượng nguồn và trung nguồn.

    Điểm tích cực cho chuỗi dự án sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 144/2021/NĐ-CP (ngày 16/12/2021) về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để thay thế Nghị định 56, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy điện Ô Môn III.

    Theo đó, các chuyên gia phân tích kỳ vọng dự án thượng nguồn sẽ có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) vào cuối quý II/2022 sau khi Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư cho Ô Môn III trong quý II, tạo tiền đề cho toàn chuỗi dự án Lô B - Ô Môn khởi công trong nửa cuối năm 2022.

    [​IMG]
    Nhóm cổ phiếu dầu khí sẽ hưởng lợi như thế nào từ chuỗi dự án Lô B – Ô Môn?
    Theo kế hoạch phát triển mỏ (FDP), dự án sẽ bao gồm việc phát triển mỏ khí tại lô B&48/95 và 52/97, và xây dựng một đường ống dẫn khí từ Lô B tới Ô Môn.

    Dự án phát triển mỏ khí Lô B có tổng vốn đầu tư xấp xỉ 6,7 tỷ USD trong thời gian 20 năm. Dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn có tổng mức đầu tư khoảng 1,3 tỷ USD do PVN, PV GAS, MOECO (Nhật Bản) và PTTEP (Thái Lan) làm chủ đầu tư theo hình thức hợp doanh.

    Với khối lượng công việc rất lớn kể trên, VNDirect nhận thấy có nhiều cơ hội việc làm cho các nhà cung cấp dịch vụ thượng nguồn trong suốt vòng đời dự án.

    [​IMG]
    Ảnh minh hoạ: PVD.

    nhóm thượng nguồn (dự án phát triển mỏ khí lô B), phạm vi công việc của dự án bao gồm một giàn xử lý trung tâm (CPP), 46 giàn đầu giếng (WHP), một giàn nhà ở, một tàu chứa condensate (FSO) và 750 giếng khai thác.

    Với hoạt động EPCI (thiết kế - mua sắm - thi công - lắp đặt và chạy thử), VNDirect cho rằng PVS và PVX (bao gồm cả công ty con PXS) có thể tham gia vào các hợp đồng EPC phát triển mỏ khí trong liên doanh với các nhà thầu nước ngoài. Đáng chú ý, PVS đã chứng tỏ được khả năng của mình trong việc xây lắp các dàn khoan dầu khí ở cả thị trường trong nước và nước ngoài như dự án Sao Vàng - Đại Nguyệt, hay dự án Gallaf tại Qatar.

    Ở mảng khoan, dịch vụ giếng khoan, với kế hoạch hơn 700 giếng khai thác, các chuyên gia phân tích cho rằng dự án có thể mang lại nhiều cơ hội việc làm cho PVD - đơn vị cung cấp dịch vụ khoan những năm sắp tới.

    Là đơn vị kinh doanh dung dịch khoan hàng đầu tại Việt Nam, PVC cũng có thể thu được lợi ích từ chiến dịch khoan tại dự án Lô B.

    [​IMG]
    nhóm trung nguồn (đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn), dự án đường ống có tổng chiều dài 431km với công suất thiết kế 20,3 triệu m3/ngày.

    Với tư cách là nhà đầu tư chính của đường ống Lô B - Ô Môn, PV GAS sẽ được hưởng lợi nhờ nguồn khí bổ sung từ Lô B và cước phí vận chuyển khí. Các chuyên gia kỳ vọng lượng khí bổ sung kể từ năm 2026 sẽ bù đắp sự cạn kiệt nhanh chóng tại các mỏ khí lâu năm, góp phần duy trì sự tăng trưởng của GAS trong dài hạn.

    VNDirect ước tính hợp đồng bọc ống chiếm khoảng 5-6% tổng mức đầu tư dự án. Sở hữu nhà máy bọc ống duy nhất tại Việt Nam, PVCoating (PVB) là đơn vị thực hiện hầu hết các hợp động bọc ống ngoài khơi tại Việt Nam, đơn cử như tuyến ống Nam Côn Sơn 2. Do đó, các chuyên gia phân tích cho rằng PVB sẽ tiếp tục nhận được hợp đồng bọc ống tại dự án đường ống Lô B - Ô Môn.

    Với kinh nghiệm đã thực hiện một số dự án tại Việt Nam như đường ống Sao Vàng - Đại Nguyệt, đường ống Nam Côn Sơn 2, VNDirect kỳ vọng PVS (và công ty con POS) sẽ có nhiều cơ hội giành được hợp đồng EPC cho dự án này. Kết hợp với dự án thượng nguồn sẽ tạo nên lượng backlog tiềm năng rất lớn cho mảng M&C của PVS trong những năm tới. Bên cạnh đó, một nhà thầu xây lắp dầu khí khác như PVX (bao gồm công ty con PXT) có thể tham gia vào dự án đường ống này với tư cách là nhà thầu phụ.

    Cuối cùng là nhóm hạ nguồn với ba nhà máy nhiệt điện khí mới tại Trung tâm Điện lực Ô Môn. Mặc dù các dự án nhà máy điện sẽ tạo ra lượng backlog rất lớn cho các nhà thầu EPC trong nước, nhưng VNDirect cho rằng cơ hội cho các nhà thầu dầu khí như PVS trong mảng này là tương đối hạn chế.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Ai Cập đầu tư số tiền kỷ lục vào dầu mỏ

    [​IMG]

    Ai Cập thông báo rằng họ sẽ bơm 30 tỷ bảng Ai Cập (1,92 tỷ USD) vào các công ty dầu mỏ quốc gia trong năm tài chính 2022-2023.

    Đây là số tiền đầu tư vào ngành dầu khí lớn nhất trong lịch sử nước này. Nhưng chưa có thông báo nào cụ thể nào liên quan đến các khoản đầu tư trước đó.

    Quốc gia này đang kích thích các hoạt động sản xuất hydrocacbon. Theo hướng này, vào đầu tháng 1 năm 2022, các nhà chức trách Ai Cập đã trao 8 lô thăm dò dầu khí mới cho các công ty tư nhân. Ai Cập cũng đang củng cố vị thế là nhà xuất khẩu khí đốt hàng đầu của châu Phi, đặc biệt là sang Thổ Nhĩ Kỳ.

    Ai Cập là một nước sản xuất năng lượng quan trọng không thuộc OPEC. Nước này có trữ lượng dầu lớn thứ sáu ở châu Phi. Hơn một nửa trữ lượng này đang ở ngoài khơi. Mặc dù Ai Cập là không phải là một thành viên của OPEC nhưng nước này là một thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ Ả rập.

    Số lượng dầu thương mại đầu tiên đã được tìm thấy vào năm 1908 và thêm nhiều dầu mỏ đã được tìm thấy vào cuối những năm 1930 cùng vịnh Suez. Sau đó, các mỏ dầu lớn đã được phát hiện ở bán đảo Sinai, Vịnh Suez, phía tây và phía đông sa mạc. Các mỏ dầu Abu Rudeis và Ra's Sudr ở Sinai bị kiểm soát bởi Israel trong năm 1967, đã được trở về quyền kiểm soát của Ai Cập vào tháng 11 năm 1975, và các mỏ dầu Sinai còn lại trở về quyền kiểm soát của Ai Cập vào cuối tháng 4 năm 1982. Tính đến năm 2005, trữ lượng dầu của Ai Cập ước tính 3,7 tỷ thùng, trong đó 2,9 tỷ thùng là dầu thô, và 0,8 tỷ thùng là chất lỏng khí tự nhiên. Sản lượng dầu trong năm 2005 là 696.000 thùng/ngày, xuống từ 922.000 thùng/ngày vào năm 1996, trong đó có dầu thô chiếm 554.000 thùng/ngày.

    Khoảng 50% sản lượng dầu của Ai Cập đến từ Vịnh Suez với sa mạc phía tây, sa mạc phía đông và bán đảo Sinai, đó đều là 3 vùng sản xuất chính của đất nước. Tiêu thụ trong nước ước đạt 564.000 thùng trên ngày trong năm 2004. Xuất khẩu dầu cùng năm đó đã ước đạt 134.000 thùng trên ngày. Kênh đào Suez và 322 kilômét đường ống dẫn Sumed từ vịnh Suez đến biển Địa trung hải là hai đường dẫn dầu từ Vịnh ba tư, nó làm cho Ai Cập trở thành một điểm chiến lược mà thị trường năng lượng thế giới quan tâm đến. Cơ quan quản lý kênh Suez (SCA) đã đào sâu thêm kênh để nó có thể vận chuyển hàng khối lượng lớn, kênh đã được đào sâu hơn 20 mét vào năm 2006, để chứa tàu được chở dầu lớn (VLCCs).

    Tính đến năm 2005, Ai Cập có 9 nhà máy lọc dầu hoạt động có khả năng chế biến dầu thô với mức ước tính của 726.250 thùng trên ngày. Nhà máy lọc dầu lớn nhất là El-Andrew nằm ở kênh đào Suez. Nó có thể xử lý 146.300 thùng trên ngày.

    Những khám phá lớn trong những năm 1990 đã làm cho khí tự nhiên ngày càng quan trọng như một nguồn năng lượng. Tính đến năm 2005, trữ lượng khí thiên nhiên của quốc gia này ước tính là 66 ngàn tỷ foot khối, lớn thứ ba ở châu Phi. Trữ lượng dự trữ có thể xuống hoặc hơn 120 ngàn tỷ foot khối. Kể từ đầu năm 1990, các mỏ khí tự nhiên lớn đã được tìm thấy trong sa mạc phía tây và trong châu thổ sông Nile và ngoài khơi châu thổ sông Nile. Tiêu thụ khí tự nhiên trong nước cũng đã tăng nhờ các nhà máy nhiệt điện chuyển từ dầu khí tự nhiên. Sản lượng khí tự nhiên của Ai Cập ước tính khoảng 2.000 tỷ foot khối trong năm 2013, trong đó tiêu thụ nội địa là 1.900 tỷ foot khối.

    Khí tự nhiên được xuất khẩu bằng đường ống dẫn Ả rập đến Trung Đông và trong tương lai có khả năng đến châu Âu. Khi hoàn thành, nó sẽ có tổng chiều dài là 1.200 kilômét. Khí tự nhiên cũng được xuất khẩu làm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), được sản xuất tại các nhà máy LNG Ai Cập và SEGAS LNG. Các công ty dầu khí BP và Eni của Ý, cùng với Gas Natural Fenosa của Tây Ban Nha đã xây dựng chính các cơ sở hóa lỏng khí tự nhiên ở Ai Cập cho thị trường xuất khẩu nhưng các nhà máy phần lớn kém hoạt động vì tiêu thụ trong nước đã tăng vọt.

    Vào tháng 3 năm 2015, BP đã ký một thỏa thuận trị giá 12 tỷ USD để phát triển khí tự nhiên ở Ai Cập, dự định bán tại thị trường nội địa từ năm 2017. BP cho biết sẽ phát triển một lượng lớn khí ở ngoài khơi, tương đương với khoảng một phần tư của Ai Cập và mang lên bờ cho người tiêu dùng trong nước. Khí từ các dự án, được gọi là Tây châu thổ sông Nile, dự kiến sẽ bắt đầu bơm vào 2017. BP cho biết thăm dò có thể gấp đôi số lượng khí sẵn có.

    Vào tháng 9 năm 2015, Eni công bố phát hiện mỏ khí Zohr, mỏ lớn nhất Địa Trung Hải. Mỏ này được ước tính có khoảng 30,000 mét khối khí.
  4. gachien34

    gachien34 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2021
    Đã được thích:
    4.137
    PVX sẽ được tháo xích sớm thôi
    vanthe_nguyenBigDady1516 thích bài này.
    vanthe_nguyen đã loan bài này
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Last edited: 19/01/2022
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    OPEC lạc quan về thị trường dầu năm 2022
    10:25 | 19/01/2022

    - Tác động của biến thể Omicron đối với nhu cầu dầu toàn cầu đã yếu hơn so với dự kiến một tháng trước và thị trường dầu sẽ được hỗ trợ tốt trong suốt năm 2022 bất chấp các chính sách thắt chặt tiền tệ, OPEC cho biết.

    [​IMG]
    Trong Báo cáo thị trường dầu hàng tháng (MOMR) được theo dõi chặt chẽ ngày hôm nay, OPEC giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu cho năm 2022 ở mức 4,2 triệu thùng/ngày. Mức tiêu thụ trung bình toàn cầu đạt 100,8 triệu thùng/ngày, vượt quá mức trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

    Theo OPEC, tác động của Omicron thực sự nhẹ và tồn tại trong thời gian ngắn, nhắc lại quan điểm vào tháng 12, khi họ cũng không thực hiện bất kỳ thay đổi đáng kể nào đối với dự báo nhu cầu.

    Sau khi quý 4 năm 2021 kết thúc, OPEC hiện đã điều chỉnh dự báo nhu cầu dầu cho quý đầu tiên của năm 2022 cao hơn, chủ yếu để giải quyết nhu cầu cao hơn dự kiến ở châu Mỹ và châu Á Thái Bình Dương và bất chấp sự xuất hiện của biến thể Omicron.

    OPEC không kỳ vọng các hành động từ Fed và các ngân hàng trung ương khác - vốn đã báo hiệu các đợt tăng lãi suất sẽ đến trong năm nay - sẽ làm chậm đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu.




    "Tóm lại, các hành động tiền tệ được cho là sẽ không cản trở động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu cơ bản, mà là nhằm điều chỉnh lại các nền kinh tế đang phát triển quá nóng. Với dự báo nhu cầu dầu mạnh mẽ đang diễn ra, và nỗ lực không ngừng của các nước thành viên OPEC và các nước ngoài OPEC tham gia vào DoC, thị trường dầu dự kiến sẽ vẫn được hỗ trợ tốt trong suốt năm 2022", OPEC nhấn mạnh.


    OPEC nói rằng sự xuất hiện của các biến thể mới sau Omicron là một yếu tố không chắc chắn cho năm 2022, cũng như các nút thắt trong chuỗi cung ứng có thể kìm hãm một số động lực.

    Sản lượng dầu thô của OPEC đã tăng 170.000 thùng/ngày trong tháng trước, so với mức tăng 253.000 thùng/ngày được phép hàng tháng theo thỏa thuận OPEC+.
    --- Gộp bài viết, 19/01/2022, Bài cũ: 19/01/2022 ---
    Ck là đầu tư cho tương lại, hàng nào đủ target rồi thì đạt chỉ tiêu thôi\:D/\:D/\:D/@};-
    --- Gộp bài viết, 19/01/2022 ---
    [​IMG]
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Goldman Sachs nhận định giá dầu đạt 105 USD vào năm 2023
    10:24 | 19/01/2022

    - Goldman Sachs cho rằng giá dầu có thể chạm mốc 100 USD trong năm nay và lên 105 USD/thùng vào năm 2023, do "thâm hụt lớn đáng ngạc nhiên" trên thị trường dầu hiện nay.

    [​IMG]
    "Quan trọng là, chúng tôi không dự báo giá dầu Brent giao dịch trên 100 USD/thùng dựa trên lập luận về việc hết dầu vì tài nguyên đá phiến vẫn còn lớn và có tính đàn hồi", các chiến lược gia của Goldman Sachs bao gồm Damien Courvalin và Jeff Currie nhận định.

    Các nhà phân tích của Goldman lưu ý rằng, do sự thay thế từ khí sang dầu, thất vọng về nguồn cung và nhu cầu mạnh hơn dự kiến vào quý 4 năm 2021, hàng tồn kho của OECD sẽ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2000 vào mùa hè tới. Hơn nữa, công suất dự phòng của OPEC+ cũng sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử là khoảng 1,2 triệu thùng/ngày.

    Do những nguyên tắc cơ bản này, dự báo Brent giao ngay của ngân hàng là 105 USD vào năm 2023 và 96 USD/thùng vào năm 2022.

    Goldman Sachs cũng dự báo giá dầu thô Brent ở mức 90 USD/thùng trong quý này, 95 USD trong quý 2 và 100 USD/thùng trong quý 3 và 4 năm nay.

    Hôm 18/1, giá dầu thô Brent đạt mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2014, giao dịch ở mức hơn 87,90 USD ở thời điểm đầu ngày, khi phần bù rủi ro địa chính trị tăng lên với các cuộc tấn công của Houthi vào UAE và vấn đề căng thẳng Nga-Ukraine.

    Tháng trước, Goldman Sachs dự đoán rằng giá dầu có thể đạt 100 USD vào năm 2023 khi tăng trưởng nhu cầu vượt xa tốc độ tăng cung. Đầu tháng này, Jeff Currie, trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu của Goldman Sachs, nói rằng hàng hóa tổng thể được thiết lập cho một siêu chu kỳ hàng hóa có khả năng tồn tại trong một thập kỷ.

    Người đứng đầu ngành hàng của Goldman cũng rất lạc quan về dầu do đầu tư vào lĩnh vực này thấp và thực tế là chỉ có hai nhà khai thác dầu trên thế giới bao gồm Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hiện có năng lực và phương tiện để bơm nhiều dầu hơn.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Nga gặp khó trong việc tăng sản lượng dầu theo thỏa thuận OPEC+
    10:18 | 19/01/2022

    - Bloomberg dẫn lời các nhà phân tích nói rằng Nga khó có khả năng đạt được mức tăng 100.000 thùng/ngày theo thỏa thuận trong năm nay, trong một yếu tố tăng giá khác cho sự thắt chặt của thị trường dầu và giá trong nửa đầu năm 2022.

    [​IMG]
    Theo thỏa thuận OPEC+, Nga, cũng như Ả Rập Xê-út được phép tăng sản lượng dầu khoảng 100.000 thùng/ngày trong tổng mức tăng sản lượng hàng tháng của OPEC+ là 400.000 thùng/ngày.

    Tuy nhiên, Nga gần đây đã gặp phải những khó khăn trong nỗ lực tăng hạn ngạch và có thể sẽ tiếp tục tụt hậu trong những tháng tới.

    Theo các nhà phân tích được Bloomberg thăm dò, Nga có thể tăng sản lượng thêm 60.000 thùng/ngày mỗi tháng trong nửa đầu năm 2022 - chỉ hơn một nửa mức tăng trưởng sản lượng hàng tháng mà nước này được hưởng.

    Karen Kostanyan và Ekaterina Smyk, các nhà phân tích tại Bank of America, nói với Bloomberg: "Chúng tôi nhận thấy các nhà cung cấp Nga khó có thể đạt được mức tăng sản lượng 100.000 thùng/ngày mỗi tháng trong sáu tháng tới".

    Sản lượng condensate và dầu tháng 12 của Nga tổng cộng đạt 10,903 triệu thùng/ngày, không thay đổi so với tháng 11, cho thấy nước này đang sử dụng hết công suất khai thác hiện có.

    Nga không phân biệt giữa khai thác dầu thô và condensate trong số liệu sản lượng chính thức của mình. Sau nhiều năm tranh luận trong nhóm OPEC+, Nga đã giành được quyền miễn trừ không coi sản lượng condensate của mình là một phần của thỏa thuận cắt giảm sản lượng.

    Trên thực tế, Nga tiếp tục nói rằng họ đang đạt được mục tiêu khai thác dầu của mình. Nước này sẽ bơm 10,1 triệu thùng/ngày vào tháng 1 theo thỏa thuận OPEC+, Phó Thủ tướng Alexander Novak nói với hãng tin TASS vào tuần trước.

    Mục tiêu của Nga cho tháng 2 là cao hơn 100.000 thùng/ngày - ở mức 10.227 triệu thùng/ngày, theo bảng sản lượng do OPEC công bố sau cuộc họp OPEC + mới nhất vào đầu tháng này.

    Nguồn cung của Nga sẽ chững lại trong hai tháng tới, Francisco Blanch, người đứng đầu bộ phận hàng hóa toàn cầu của Bank of America nhận định.
    --- Gộp bài viết, 19/01/2022, Bài cũ: 19/01/2022 ---
    MBKE: Ngành năng lượng - Vẫn trong chu kỳ tăng trưởng
    Lợi nhuận hồi phục mạnh có thể sẽ là động lực chính thúc đẩy giá cổ phiếu ngành năng lượng trong năm 2022.Các doanh nghiệp phân phối khí tự nhiên (và LNC) sẽ là những cổ phiếu đầu tư triển vọng. Mặt khác, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ về năng lượng vẫn đang chờ đợi chất xúc tác từ dự án Lô B để tăng trưởng vượt trội.
    --- Gộp bài viết, 19/01/2022 ---
    PVD thời 2014 lãi 2530 tỷ :drm1:drm1:drm1@};-


    [​IMG]
  9. Rolex4646

    Rolex4646 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2015
    Đã được thích:
    11.632
    Pvs yếu quaaaaa
    BigDady1516 thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Ko yếu đâu tạo lập đang đè gom nốt cho đủ hàng, ép mạnh thì bật mạnh thôi, đủ cơ sở cho chân sóng thần, khi vào đường đua ngồi hưởng thụ không lo lắng :-bd@};-
    Dưới 30 múc tẹt bô :D@};-
    Rolex4646 thích bài này.

Chia sẻ trang này