OIL - Kỳ vọng lên 100$ và Dòng P kỳ vọng tăng 400% trong tương lai@

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongtay79, 25/04/2018.

8913 người đang online, trong đó có 1423 thành viên. 15:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3144 lượt đọc và 16 bài trả lời
  1. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Trong thời gian qua Oil đã tăng 250% - 300% từ đáy nhưng dòng P chưa thẩm thấu do từ từ nó mới theo nhịp nên hiện tại phải nói thật nhất dòng P cực kỳ hấp dẫn trong tương lai nếu xấu nhất cho Oil có giảm 50-100% cũng chả sao bù lại tương lai thì khỏi phải lo.

    Khi dầu tăng thì thời gian từ từ mới bắt nhịp như chu kỳ của nó như lúc nó xuống, hiện tại thì các nhà máy của Dung Quất ở Bình Sơn, Nghi Sơn bắt đầu hoạt động nên rất cần dầu hoạt động nên các dịch vụ khoan, vận chuyển xây dựng đi kèm cũng phải theo.

    Kết quả kinh doanh tất cả đã thẩm thấu xem như điểm khó khăn vùng trủng chính thức đã qua khi dầu đã phi mã và cước vận chuyển, dịch vụ trong khu vực, trên thế giới cũng tăng phi mã do nhiều yếu tố trong đó có Trung Đông cùng Ả Rập Saudi IPO tập đoàn dầu mỏ giá trị hàng nghìn tỉ đô lớn nhất trong tất cả các loại giá trị trên thế giới.

    Kỳ vọng dòng P rất lớn trong tương lai trong khoảng giá tăng ít nhất từ 100% - 400%....khi dòng tiền tích tụ lại rất lớn trong nhiều năm dù dầu giảm nhưng đâu đó nhiều công ty đã trả nợ nhiều, tài chính được cơ cấu tốt nhất từ trước đến nay, thặng dư lợi nhuận hơn cả vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển cực kỳ lớn, dịch vụ các thứ đã đủ điều kiện vương ra biển lớn trong khu vực.


    Căng thẳng Trung Đông có thể đẩy giá dầu lên 100 USD/thùng năm nay
    Mới chỉ 6 tháng trước, thị trường dự báo giá dầu có thể đạt tới 60-70 USD/thùng trong năm 2018...
    [​IMG]
    Giá dầu đang được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố - Ảnh: Bloomberg/Getty/CNBC.

    DIỆP VŨ
    14/04/2018 10:45

    Giá dầu thế giới có thể sớm vọt lên mức 100 USD/thùng trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở khu vực Trung Đông, đặc biệt sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tấn công Syria để đáp trả vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học ở nước này.

    Tuần này, giá dầu thô giao sau đã thiết lập những mức đỉnh kể từ tháng 12/2014 do bất ổn bị đẩy cao ở Syria.

    Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu tại thị trường London, giá dầu thô Brent tăng 0,56 USD/thùng, đạt mức 72,58 USD/thùng. Tại thị trường New York, giá dầu thô WTI tăng 0,32 USD/thùng, chốt ở 67,39 USD/thùng.

    Cả tuần, giá dầu Brent tăng 5,48 USD/thùng, tương đương 8%. Giá dầu WTI cũng tăng 8% trong tuần. Hãng tin Reuters cho biết đây là tuần tăng giá mạnh nhất của dầu thô kể từ tháng 7 năm ngoái.

    "Tôi cho rằng giá dầu có khả năng đạt mức 100 USD/thùng vào một thời điểm nào đó trong năm nay nếu căng thẳng tăng mạnh ở Trung Đông", ông Anish Kapadia, nhà sáng lập kiêm Giám đốc của Akap Energy, nói với hãng tin CNBC.

    Nhận định này của vị chuyên gia được đưa ra trước khi Tổng thống Trump hạ lệnh tấn công Syria vào buổi tối ngày thứ Sáu theo giờ Washington, tức sáng thứ Bảy theo giờ Việt Nam. Tham gia chiến dịch này cùng với lực lượng của Anh và Pháp.

    Ông Kapadia nhấn mạnh rằng mới chỉ 6 tháng trước đây, thị trường dự báo giá dầu có thể đạt tới 60-70 USD/thùng trong năm 2018. Căng thẳng Trung Đông đã khiến tình thế thay đổi, dẫn tới dự báo giá dầu đạt mốc 100 USD/thùng trong năm nay.

    Ngân hàng Thụy Sỹ Credit Suisse vào ngày thứ Sáu cũng nâng dự báo giá dầu thêm 18% so với lần dự báo trước. Theo đó, Credit Suisse nhận định mức giá bình quân trong năm 2018 của dầu Brent là 71 USD/thùng và của dầu WTI là 66 USD/thùng. Trong lần dự báo trước, ngân hàng này cho rằng giá dầu Brent và WTI sẽ đạt bình quân lần lượt 60 USD/thùng và 56 USD/thùng trong năm nay.

    [​IMG]
    Diễn biến giá dầu Brent giao sau tại thị trường London trong vòng 1 năm trở lại đây - Nguồn: CNBC.

    Ngoài Syria, Trung Đông - "vựa" dầu của thế giới - hiện còn có một điểm nóng nữa là Yemen. Lực lượng nổi dậy Houthi ở nước này gần đây đã đẩy mạnh chiến dịch nã tên lửa vào nước láng giềng Saudi Arabia, trong đó có các mục tiêu là các cơ sở dầu lửa.

    Những quả tên lửa của Houthi đều bị Saudi Arabia đánh chặn thành công. Tuy nhiên, nội chiến Yemen được xem là một "cuộc chiến qua tay" giữa Iran và Saudi Arabia, và cuộc chiến này rất có thể sẽ leo thang trong thời gian tới.

    Một vấn đề nữa nằm ở thỏa thuận hạt nhân Iran, thỏa thuận mà Mỹ có thể rút lui vào tháng 5 tới đây. Cố vấn an ninh quốc gia mới được bổ nhiệm của Mỹ là ông John Bolton được cho là sẽ khuyến khích ông Trump từ bỏ thỏa thuận với Tehran. Nếu điều đó xảy ra, Mỹ sẽ áp lệnh trừng phạt trở lại đối với hoạt động khai thác dầu lửa của Iran và ngành tài chính nước này.

    Chưa kể, bất ổn đối với thị trường dầu lửa còn nằm ở quốc gia Nam Mỹ Venezuela, nơi sản lượng của công ty dầu lửa quốc doanh PDVSA đã giảm một nửa do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và chính trị. Mỹ có thể áp lệnh trừng phạt lên ngành dầu lửa vốn dĩ đã điêu đứng của Venezuela nếu Tổng thống Nicolas Maduro tiến hành một cuộc bầu cử vào tháng 5.

    Ngoài ra, giá dầu còn đang được hỗ trợ bởi thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày đang được thực hiện giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và Nga.

    Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm thứ Sáu nói rằng "còn phải chờ xem" để xác định liệu sự tăng giá gần đây của dầu thô có bền vững hay không. Báo cáo hàng tháng mới nhất của IEA giữ nguyên dự báo nhu cầu dầu của thế giới ở mức 99,3 triệu thùng/ngày trong năm 2018. Dự báo nguồn cung cũng không thay đổi so với báo cáo tháng trước.

    Bên cạnh đó, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ gia tăng cũng có thể cản trở đà đi lên của giá dầu. Trong khi sản lượng của OPEC giảm, các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ lại sản xuất nhiều hơn. Hôm thứ Năm, OPEC nói tổng sản lượng dầu của thế giới tăng 180.000 thùng/ngày trong tháng 3, chủ yếu do sản lượng tăng của các nước ngoài OPEC như Mỹ, Na Uy và Anh.

    Nối gót Syria, Iran sẽ là đối tượng tiếp theo hứng chịu đòn sấm sét của Tổng thống Trump?
    Đại sứ Nguyễn Quang Khai | 23/04/2018 07:42 PM
    [​IMG]


    Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Iran Hassan Rouhani


    Trong bối cảnh hiện nay, việc tấn công Iran sẽ không gây tổn hại cho ông Trump bởi vì Mỹ còn có nhiều lý do như ngăn chặn ảnh hưởng của Iran ra toàn bộ khu vực Trung Đông.

    Anh-Nga né tránh xung đột

    Sau những lời tuyên bố mạnh mẽ của Tổng thống Mỹ Donald Trump, các phương tiện chiến tranh của Mỹ, Anh và Pháp được ồ ạt điều tới khu vực, có thể nói là lớn nhất kể từ sau cuộc chiến chống Libya năm 2011 đến nay và cuối cùng thì hơn 100 quả tên lửa Tomahawk được phóng vào Syria rạng sáng 14/4/2018.

    Câu hỏi được đặt ra là tình hình Trung Đông sắp tới sẽ ra sao? Có phải những quả tên lửa này được bắn vào quan hệ Mỹ-Nga hay không và liệu đây có phải là màn dạo đầu cho một cuộc chiến tranh mới ác liệt hơn tại khu vực Trung Đông?

    Trước cuộc tấn công, Nga đã nói với Mỹ rằng họ sẽ chỉ đáp trả nếu các căn cứ quân sự và tính mạng của người Nga ở Syria bị đe doạ. Trên thực tế, Mỹ và đồng minh đã tránh đánh vào các lợi ích của Nga và cả Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Anh Theresa May và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều tuyên bố cuộc tấn công không nhằm thay đổi chính quyền Bashar Al-Assad. Điều đó có thể hiểu được rằng cà hai phía Mỹ và Nga không muốn có một cuộc đối đầu quân sự trực diện.

    Nói như vậy không có nghĩa là quan hệ giữa Nga và Mỹ, giữa Nga và phương Tây sẽ sớm được cải thiện, bởi vì các vấn đề bất đồng giữa hai phía vẫn còn nguyên vẹn. Quan điểm của Nga, Mỹ và các nước phương Tây về cuộc xung đột Syria nói chung và tương lại của Tổng thống Bashar Al-Assad vẫn còn rất xa nhau, chưa kể đến những vấn đề quốc tế khác như Ukraine, hạt nhân Iran, Triều Tiên....

    [​IMG]
    Hai Tổng thống Putin, Trump không muốn có một cuộc đối đầu quân sự trực diện. Ảnh: RT

    Trước cuộc tấn công, nhiều người cũng lo ngại các căn cứ quân sự, các địa điểm đóng quân của Iran và Hezbollah sẽ là mục tiêu nhưng theo nhiều nguồn tin, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã không tán thành kế hoạch của cố vấn An ninh quốc gia John Bolton tấn công các căn cứ quân sự của Iran tại Syria để tránh một cuộc chạm trán với Tehran.

    Thông qua cuộc tấn công này, ông Trump muốn thể hiện với trong nước rằng mình không phải là bạn của Tổng thống Vladimir Putin để đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận vào các cuộc điều tra của giám đốc Văn phòng điều tra liên bang FBI Robert Mueller. Mặt khác, cuộc tấn công này phần nào đó có lợi cho Nga vì dư luận thấy được bản chất thù địch của Mỹ, phương Tây và sự phục hồi vai trò nước lớn của Nga.

    Có nhiều dấu hiệu cho thấy Tổng thống Trump có thể sẽ hủy bỏ Thỏa thuận hạt nhân Iran vào 12/5 tới và không loại trừ khả năng ông sẽ ra lệnh tiến hành không kích Iran sau đó để ngăn cản Tehran phát triển vũ khí hạt nhân.

    Đề phòng khả năng đáp trả của Iran trên lãnh thổ Syria, để tránh trở thành mục tiêu của Iran nếu xảy ra xung đột tại đây, Tổng thống Trump vẫn giữ quyết định của mình sẽ rút quân Mỹ khỏi Syria sớm mặc dù có nhiều ý kiến phản đối trong nhà Trắng cũng như các đồng minh của Mỹ. Ông kêu gọi Ả rập Xê út, các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất UAE đưa quân vào thay thế.

    Nếu đảng Cộng hoà thất bại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Hạ viện và Thượng viện vào ngày 6/11/2018 tới thì đảng Dân chủ sẽ chiếm đa số và kiểm soát Quốc hội. Như vậy thì đảng Dân chủ sẽ có cơ hội phế truất Tổng thống Trump với 2/3 số phiếu nếu cục Điều tra liên bang FBI của ông Mueller đi đến kết luận buộc tội Tổng thống Trump.

    Tuy nhiên, ông Trump có thể xoay chuyển tình thế và tác động vào cuộc bầu cử bằng cách thổi phổng nguy cơ hạt nhân Iran và kiếm cớ gây căng thẳng đối đầu với Tehran. Bằng cách này, ông Trump có thể giành được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng, đặc biết là các thành viên gốc Do Thái trong Quốc hội, làm thay đổi kết quả của cuộc bầu cử có lợi cho ông và đảng Cộng hoà.

    Trước đây trong lịch sử nước Mỹ đã có trường hợp tương tự, Tổng thống George W. Bush đã giành được sự ủng hộ của dân Mỹ, không mất phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2002 do khuấy động được dư luận trong nước bằng cuộc chiến chống khủng bố sau sự kiện 11/9/2001.

    Trung Đông sẽ đi về đâu?

    [​IMG]
    Bầu trời Syria rực sáng vì bị tên lửa Mỹ tấn công hôm 14/4. Ảnh: VCG

    Bất chấp kết quả điều tra thế nào chăng nữa thì việc tấn công Iran sẽ không gây tổn hại cho ông Trump bởi vì Mỹ còn có nhiều lý do khác để tấn công Iran, trong đó có việc ngăn chặn ảnh hưởng của Iran ra toàn bộ khu vực Trung Đông, đặc biệt là sự đe doạ của Tehran đối với Israel và các nước vùng Vịnh theo dòng Sunni, đứng đầu là Ả rập Xê út và các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất UAE là những đồng minh của Mỹ ở khu vực.

    Quan hệ giữa Iran và Israel trở nên hết sức căng thẳng sau vụ Israel không kích căn cứ không quân T4 của Syria. Iran tuyên bố sẽ tấn công trả thủ cho 7 cố vấn quân sự của họ bị thiệt mạng trong cuộc không kích này.

    Ngày 20/4/2018, trong buổi cầu kinh thứ Sáu hàng tuần, tướng Hossein Salami, Tư lệnh các lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo (IRGC) đã tuyên bố "Iran sẵn sàng đối đầu với bất cứ cuộc xâm lược nào của Israel và cuộc chiến tranh sắp tới sẽ kết thúc sự tồn tại của Israel". Trong khi đó, tướng Abdolrahim Mousavi, Tư lệnh quân đội Iran còn nói "Israel không thể tồn tại trong vòng 25 năm tới".

    [​IMG]
    Về phần mình, Tel Aviv khuyên Tehran không nên thử sức mạnh của quân đội Israel và khẳng định sẵn sàng cho mọi khả năng chiến tranh trên nhiều mặt trận. Tướng Gadi Eisenkot, Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel (IDF) tuyên bố chiến tranh với Iran sẽ bùng nổ trước cuối năm nay.

    Các tuyên bố trên của Tehran và Tel Aviv cho thấy khả năng một cuộc đối đầu quân sự không sớm thì muộn sẽ xảy ra giữa Iran và Israel. Cuộc chiến tranh này có thể xảy ra sớm với quy mô hạn chế trên lãnh thổ Syria hoặc toàn diện trên tất cả các mặt trận Syria, Lebanon và Palestine.

    Không ai có thể dự đoán được Israel hay Iran sẽ khai hỏa trước. Tình hình từ nay đến 12/5/2018 là thời hạn Tổng thống Trump sẽ xem xét lại Thỏa thuận hạt nhân (JCPOA) sẽ hết sức căng thẳng. Nhiều tin tức lọt ra ngoài cho biết ông Trump sẽ rút khỏi thỏa thuận này. Nếu cuộc chiến xảy ra, chắc chắn Mỹ sẽ đứng về phía Israel.

    Cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh chống Syria hôm 14/4 vừa qua đang làm cho tình hình khu vực Trung Đông vốn đã hết sức phức tạp trở nên căng thẳng hơn. Không ai có thể dự đoán được điều gì sẽ xảy ra tại Trung Đông trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, một điều có thể khẳng định được rằng, một cuộc chiến tranh mới sẽ đẩy khu vực vào một thảm hoạ không lường trước được.
    Last edited: 25/04/2018
    Rolex4646thatha_chamchi thích bài này.
  2. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn chuẩn bị đón dòng sản phẩm thương mại đầu tiên
    Thảo luận trong 'Trong nước' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, Hôm nay lúc 12:04.
    1. Ngày 13/5 tới đây, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ chính thức đón dòng sản phẩm thương mại đầu tiên. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ đối với dự án có tổng mức đầu tư lên tới gần 9,3 tỷ USD này, mà còn đối với vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa.
      [​IMG]
      Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đặt tại Khu kinh tế Nghi Sơn - một trong 8 khu kinh tế trọng điểm ven biển của cả nước. Đây là dự án trọng điểm quốc gia về dầu khí, nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh năng lượng của Việt Nam. Với tổng mức vốn đầu tư gần 9,3 tỷ USD, Lọc hóa dầu Nghi Sơn là một trong những dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam; công suất giai đoạn I là 200.000 thùng dầu thô/ngày, tương đương 10 triệu tấn dầu thô/năm, gần gấp đôi công suất Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Kuwait cung cấp toàn bộ dầu thô phục vụ dự án trong vòng 70 năm. Khi hoàn thành, sản phẩm của nhà máy sẽ đáp ứng 40% nhu cầu xăng dầu trong nước, tạo điều kiện căn bản cho các ngành công nghiệp sau lọc dầu và dịch vụ phát triển.

      Sau đây, mời quý vị và các bạn theo dõi những thông tin tổng quan về Nhà máy lọc hóa dầu lớn nhất Việt Nam cho đến thời điểm này.Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn NSRP, được thành lập theo Hợp đồng liên doanh ký ngày 7/4/2008 và Giấy chứng nhận đầu tư cấp ngày 14/4/2008.
      Các bên liên doanh bao gồm: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam 25,1%; Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait KPI 35,1%; Công ty Idemitsu Kosan Nhật Bản 35,1%; Công ty Hoá chất Mitsui Nhật Bản 4,7%.

      Dự án do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và đại diện Chính phủ các quốc gia trong liên doanh ấn nút khởi công ngày 23/10/2013.

      Nhà thầu EPC của dự án gồm: Liên danh nhà thầu do Công ty JGC Corporation (Nhật Bản) đứng đầu và các nhà thầu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Malaixia.

      Dự án là tổ hợp hóa dầu chế biến sâu tầm cỡ thế giới, sử dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Sản phẩm của Nhà máy gồm: Khí hóa lỏng LPG, xăng A 92, A95, dầu diesel, dầu hoả, nhiên liệu phản lực, paraxilene, Benzen, Polypropylene và lưu huỳnh.

      Với tỉnh Thanh Hóa, dự án triển khai xây dựng và đi vào hoạt động sẽ góp phần quan trọng đưa KKT Nghi Sơn trở thành đầu tầu kinh tế của tỉnh, tạo ra bước tăng trưởng đột biến về thu ngân sách nhà nước và là động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và cả vùng kinh tế Nam Thanh – Bắc Nghệ và khu vực Bắc Trung Bộ.

      Sau gần 4 năm thi công xây dựng, nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc.

      Vào lúc 23 h ngày 20/8/2017, tàu Milenium 320 nghìn tấn, xuất phát từ Kuwait chở theo 270.000 tấn dầu thô đã về đến điểm neo SPM. Đúng 14h ngày 22/8, dầu thô được bơm trực tiếp từ tàu qua hai đường ống chạy ngầm dưới đáy biển với chiều dài 35 km về các bể chứa dầu của nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, đánh 1 dấu mốc quan trọng trong quá trình chuẩn bị vận hành nhà máy.

      Và ngày 28/2/2018, Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn Thanh Hoá đã sẵn sàng khởi động, để đi vào vận hành thương mại. Các tiêu chuẩn an toàn và an ninh đạt chuẩn quốc tế sẽ giúp cho hoạt động thương mại của nhà máy được suôn sẻ, ổn định và hiệu quả.

      Ngày 3/3/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu C, với diện tích hơn 111 ha cho Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn NSRP – để đảm bảo nhà máy vận hành thương mại an toàn và tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 của dự án trong thời gian tới, nâng tổng diện tích đất tỉnh đã bàn giao cho NSRP lên trên 960 ha.

      Sau nhiều năm nỗ lực bền bỉ, vượt qua rất nhiều khó khăn thử thách, ngày 13.5 tới đây, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ chính thức đón dòng sản phẩm thương mại đầu tiên. Dòng dầu mới mang thương hiệu Việt sẽ tuôn chảy, mang theo niềm vui và những kỳ vọng lớn lao đối với sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững của tỉnh./.
  3. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Giá dầu lùi khỏi đỉnh 3 năm rưỡi
    Giá dầu giảm hôm thứ Ba (24/4) trong bối cảnh thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc, trong khi số phận của thỏa thuận hạt nhân Iran vẫn như “mành chỉ treo chuông”.
    [​IMG]Ảnh: Getty Images
    MINH ANH08:08 25/04/2018

    Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng 6 giảm 94 cent, tương đương 1,4%, xuống 67,70 USD/thùng tại thị trường New York – mức thấp nhất kể từ 17/4. Trước đó trong phiên, giá dầu này tăng lên mức 69,38 USD/thùng – mức cao nhất kể từ tháng 11/2014.

    Giá dầu Brent giao tháng 6 để mất 85 cent, tương đương 1,1%, xuống 73,68 USD/thùng tại thị trường London. Trong phiên giá dầu này chạm chức 75,47 USD/thùng – mức cao nhất kể từ tháng 11/2014.
    Giá cả hai loại dầu này đều tăng hôm thứ Hai sau khi có tin Saudi Arabia đã có cuộc không kích tiêu diệt lãnh đạo quân nổi dậy Houthi tại Yemen. Điều này làm tăng rủi ro nguồn cung dầu tại Trung Đông bị gián đoạn.

    Một trong những điểm đáng chú ý là khả năng Mỹ áp đặt trở lại cấm vận kinh tế đối với Iran.
    Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Ba cảnh báo rằng Iran sẽ gặp khó khăn từ trước đến nay nếu nước này khởi động lại chương trình hạt nhân. Phát biểu tại Nhà Trắng khi tiếp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ông Trump gọi thỏa thuận hạt nhân Iran là “điên rồ”, còn ông Macron cho biết ông muốn xây dựng một thỏa thuận mới với Iran.

    Từ nay đến 12/5, chính quyền Trump sẽ quyết định có xem xét việc dỡ bỏ trừng phạt đối với Iran hay không. Việc trừng phạt trở lại Iran sẽ khiến nguồn cung dầu trên thế giới bị thu hẹp.

    Nói về khả năng này, Tamas Varga, chuyên gia phân tích tại PVM Oil Associates, cho rằng Tổng thống Trump vốn nổi tiếng khó đoán định, nhưng hầu hết mọi người đều cho rằng Mỹ không ở lại thỏa thuận hạt nhân Iran. Đó là lý do vì sao giá dầu Brent tăng mạnh hơn giá dầu WTI.

    Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) sẽ công bố báo cáo hàng tuần về tình hình thị trường dầu mỏ Mỹ hôm thứ Tư. Các chuyên gia được S&P Global Platts khảo sát cho rằng tồn kho dầu thô Mỹ giảm 1,1 triệu thùng trong tuần trước.

    Lukman Otunuga, chuyên gia phân tích tại FXTM, cho rằng giá dầu có thể tăng trong ngắn hạn, nhưng sự bền vững của đà tăng là điều chưa chắc chắn.

    Giá dầu WTI phụ thuộc nhiều vào tình hình địa chính trị để tiếp tục tăng, điều này cũng khiến giá dầu này chịu rủi ro giảm khi căng thẳng địa chính trị manh nha giảm nhiệt. “Trong khi sản lượng dầu đá phiến Mỹ tăng vẫn là một tâm điểm của thị trường và gây áp lực giảm lên giá dầu, sẽ khá thú vị khi quan sát giá dầu tăng đến mức nào trước khi giảm trở lại”, Otunuga nói.
  4. Mr Duong

    Mr Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    17/02/2014
    Đã được thích:
    2.099
    Siêu phẩm GAS PVS PVD sẽ có siêu sóng khủng long lên 50-100%
  5. khanhquantri

    khanhquantri Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    15/11/2013
    Đã được thích:
    1.091
    E đang full PVS rồi. Hóng thêm tin bác chủ thớt :))
  6. 123TTT

    123TTT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/07/2017
    Đã được thích:
    5.311
    Múc gas pvd pvs bsr oil pow pvb
  7. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Kỳ vọng cho tương lai khi vùng trủng nhất dòng P đã qua và hiện tại giá Oil đã tăng rất mạnh tận 250-300% nghĩa là tương lai còn cục vàng phía trước.
    Rolex4646 thích bài này.
  8. VmsMobifone

    VmsMobifone Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2015
    Đã được thích:
    14.392
    Dòng P liệu có đi nguoc tt ?
    Liệu dòng tiền có chuyển sang P ?
  9. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Ngược hay không ngược không quan trọng mà quan trọng nhất là yếu tố cơ bản của nó khi cần dầu để lọc và cần dầu để phát triển và cần dầu cho tương lai khi nó đóng góp cho ngân sách nên xét về giá thì GAS đã vững thậm chí hơn cả lúc khủng hoảng dầu từ lúc đỉnh điểm phần còn lại thì chưa,...
  10. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083

Chia sẻ trang này