??oLướt sóng??? đã qua, ??otích luỹ??? đang tới

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vuxuanhstock, 06/11/2007.

3267 người đang online, trong đó có 1306 thành viên. 13:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 513 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. vuxuanhstock

    vuxuanhstock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2007
    Đã được thích:
    7.236
    ?oLướt sóng? đã qua, ?otích luỹ? đang tới

    ?oLướt sóng? đã qua, ?otích luỹ? đang tới


    (ĐTCK-online) 3,4% là mức sụt giảm của VN-Index trong 14 phiên giao dịch gần nhất, kể từ ngày 16/10/2007. Sau giai đoạn sốt nóng, sàn Hà Nội tăng tổng cộng chỉ 1% trong 14 phiên giao dịch gần nhất. Nửa cuối tháng 10 trở đi, những nhà "lướt sóng" tài năng của TTCK bắt đầu bớt vui khi những đợt sóng đủ để lướt từ 2% - 3% xuất hiện thưa dần, nhiều khi phải chờ hàng tuần. Nói theo sự thông thái của các công ty chứng khoán thì giai đoạn lướt sóng đã qua, giai đoạn tích luỹ vừa tới.
    http://www.tinnhanhchungkhoan.vn/tintuc.php?nid=6507

    Quay về với giá trị

    Anh em cổ phiếu dòng họ Sông Đà gồm SDA, SDT, SDY, SD3-5-6-7-9 có lẽ là "gia đình" kỳ lạ nhất còn tạo ra được những con sóng dài. Nhìn kết quả giao dịch tuần qua có thể nhận thấy, các cổ phiếu họ Sông Đà có một sự ăn ý khá kỳ lạ với phiên đầu tuần tăng giá, hai phiên sau đó giảm mạnh và hai phiên cuối tuần tăng giá. Như thế vẫn có những nhà đầu tư lướt sóng thành công, nhưng nhìn vào kịch bản chung của TTCK thì có thể thấy ngày vui đang ngắn dần.

    "Chưa nhìn thấy khả năng thị trường bứt phá lớn trong tháng 11 này. Ngược lại, các cổ phiếu bị làm giá quá nhiều trong thời gian qua khó tránh khỏi việc bị kéo trở lại mặt đất", ông Nguyễn Miên Tuấn, Giám đốc CTCK Rồng Việt bình luận. Lý giải về điều này, ông Tuấn cho rằng, giai đoạn tăng trưởng mạnh trong hai tháng qua đã đưa phần lớn cổ phiếu trên sàn từ trạng thái rất hấp dẫn để đầu tư sang trạng thái phù hợp để đầu tư dài hạn. Mặt khác, thị trường bất động sản bỗng nhiên sốt nóng cũng đã thực sự chia sẻ lượng vốn đầu tư.

    Quan sát hoạt động mua bán cổ phiếu của các tổ chức đầu tư nước ngoài trong tháng 10 cũng có thể rút ra một kết luận rằng, mục tiêu cơ cấu danh mục được xếp trước mục tiêu mở rộng đầu tư. Những báo cáo về việc các tổ chức mua vượt quá 5% cổ phần của DN niêm yết tuy vẫn xuất hiện, nhưng thưa hơn. Lượng cổ phiếu mua vào của các tổ chức vẫn duy trì ở mức khả quan, nhưng lượng bán ra cũng gần tương đương lượng mua. Ông Tuấn cho rằng, khả năng xảy ra đợt bứt phá tiếp theo của thị trường phải chờ đến tháng 12.



    Sốt ruột

    Quan sát các phiên giao dịch cuối tháng 10 có thể nhận thấy, tại hai sàn HOSE, HASTC, khả năng xảy ra đợt điều chỉnh sâu là rất khó. Theo đó, mặc dù chỉ số của hai sàn đều có xu hướng giảm nhưng khối lượng giao dịch vẫn được duy trì ở mức cao gấp 2 lần so với 2 tháng trước: 5 triệu cổ phiếu giao dịch mỗi ngày qua HASTC và trên 10 triệu cổ phiếu giao dịch qua HOSE.

    Nhưng sốt ruột là tâm trạng không thể tránh được đối với đội ngũ đông đảo nhà đầu tư mới và nhà đầu tư quen lướt sóng. Theo ghi nhận của các CTCK thì xu hướng chuyển vốn từ các chứng khoán blue-chip chậm chạp sang các cổ phiếu nhỏ có khả năng "tăng trưởng" cao là khá rõ. Tại cả hai sàn HOSE và HASTC, những cổ phiếu tăng trưởng cao nhất trong 2 tuần qua là cổ phiếu của các DN quy mô trung bình nhỏ và có mức giá bình quân thấp, thường dưới 80.000 đồng/CP.

    "Thị trường đang bước vào giai đoạn tích lũy đã khuyến khích nhà đầu tư cá nhân lựa chọn các cổ phiếu tăng trưởng", ông Lê Văn Thanh Long, Giám đốc đầu tư Công ty Quản lý quỹ An Phúc giải thích. Về tổng quan, nguồn tiền từ các tổ chức nước ngoài, lực đẩy tâm lý quan trọng của thị trường, vẫn chưa có biểu hiện đột biến và khó đột biến vì có thể câu chuyện lạm phát là điều mà các nhà quản lý đang nghĩ tới. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng muốn lướt sóng trong giai đoạn này, vì ngại đến thuế thu nhập từ kinh doanh chứng khoán có thể sẽ có hiệu lực trong 1 - 2 năm tới.



    Trở ngại tâm lý

    Ông Nguyễn Hồ Nam, Giám đốc CTCK Sacombank cho rằng, có 3 loại thông tin có thể ảnh hưởng đến toàn cục của thị trường cuối năm, trong đó có hai là tích cực và một đáng lo ngại. Hiện nay, thông tin về việc Vietcombank công bố giá bán và đối tác cho đợt IPO lịch sử của ngành ngân hàng vẫn chưa được tiết lộ. "Cho đến khi câu chuyện Vietcombank rõ ràng, khả năng rất lớn là VN-Index sẽ lòng vòng quanh ngưỡng 1.100 điểm", ông Nam bình luận. Đó là thông tin tốt thứ nhất.

    Thông tin lạc quan thứ hai nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam là khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục cắt giảm lãi suất để thúc đẩy kinh tế. Hiện nay, khả năng này đang được giới đầu tư toàn cầu chờ đợi và nếu hiện thực sẽ rất có thể được hoan nghênh bằng một cách thức cổ điển: các đợt tăng trưởng mới của TTCK toàn cầu. Trong nửa năm trở lại đây, mối liên hệ giữa TTCK Việt Nam với TTCK thế giới ngày càng rõ nét.

    Tuy nhiên nỗi lo thuế cao đang là gánh nặng tâm lý cho cả TTCK. Theo các nhà đầu tư lâu năm thì mức 25% không những quá cao, mà còn không phù hợp với hoàn cảnh thị trường và chính sách phát triển TTCK Việt Nam. Nhà đầu tư thật sự chỉ bắt đầu có quả ngọt trong 2 năm qua và quy mô thị trường tuy có tăng trưởng nhanh nhưng vẫn quá bé so với các thị trường trong khu vực. Nhiều nhà đầu tư còn cho rằng, thu thuế khi thị trường quá nhỏ như hiện nay không những là tận thu mà còn có thể loại Việt Nam ra khỏi danh sách các thị trường hấp dẫn với cộng đồng đầu tư quốc tế.

Chia sẻ trang này