ổn ......................cuối phiên.......................tranh thủ khi đang đỏ!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ssivietnam, 16/08/2018.

6370 người đang online, trong đó có 984 thành viên. 17:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8115 lượt đọc và 78 bài trả lời
  1. ssivietnam

    ssivietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2014
    Đã được thích:
    4.084
    [​IMG]
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 16/08/2018, Bài cũ: 16/08/2018 ---
    [​IMG]
    thatha_chamchi thích bài này.
  2. ssivietnam

    ssivietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2014
    Đã được thích:
    4.084
    Moody’s nâng cấp xếp hạng của hàng loạt ngân hàng Việt

    15/08/2018 15:35
    • CTG) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID), nhưng lại giữ nguyên bậc của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB).

      Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB), Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank, HOSE: MBB), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) cũng được Moody’s nâng cấp xếp hạng tiền gửi bằng đồng nội tệ và ngoại tệ. Còn những xếp hạng tín nhiệm khác của 3 ngân hàng này đều được giữ nguyên.

      Bên cạnh đó, Moody’s còn nâng cấp xếp hạng tiền gửi và phát hành tiền gửi ngân hàng trong nước và ngoại tệ dài hạn của năm ngân hàng: Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, UPCoM: LPB), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (UPCoM: VIB) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB). Tất cả những xếp hạng tín nhiệm khác của 5 ngân hàng này đều được giữ nguyên.

      Moody’s cũng nâng cấp xếp hạng CRR và CRE dài hạn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (HNX: SHB), Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank, HOSE: HDB) và Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Và những xếp hạng tín nhiệm còn lại của 3 ngân hàng này đều được giữ nguyên.

      Đáng chú ý, Moody’s còn thay đổi triển vọng về xếp hạng tiền gửi bằng nội tệ và xếp hạng nhà phát hành bằng nội và ngoại tệ của 8 ngân hàng – Vietcombank, BIDV, VietinBank, ABBank, LienVietPostBank, TPBank, VIB và VPBank – từ “tích cực” sang “ổn định”.

      Động lực để Moody’s nâng bậc xếp hạng tín nhiệm xuất phát từ việc nâng bậc tín nhiệm Việt Nam từ B1 lên Ba3 và sự thay đổi triển vọng từ “tích cực” sang “ổn định” trong ngày 10/08/2018.

      Cụ thể, việc nâng bậc tín nhiệm của Việt Nam lên "Ba3" bắt nguồn từ tiềm năng tăng trưởng mạnh và được củng cố thêm bởi sự sử dụng ngày càng hiệu quả lao động và vốn trong nền kinh tế. Kỳ hạn trung bình khá dài của trái phiếu Chính phủ và sự giảm bớt phụ thuộc vào khoản nợ nước ngoài cho thấy sự ổn định và gánh nặng nợ giảm dần, nhất là nếu tăng trưởng kinh tế được duy trì. Cấu trúc nợ Chính phủ Việt Nam cũng giúp giảm bớt tác động từ các cú sốc tài chính.

      Trong 14 ngân hàng được đánh giá, hai ngân hàng không bị ảnh hưởng từ sự thay đổi về bậc tín nhiệm và triển vọng của Việt Nam là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE:STB) (Caa1, triển vọng tiêu cực, caa2) và Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MaritimeBank) (B3, triển vọng ổn định, caa1).

    thatha_chamchi thích bài này.
  3. Rinh_Moi

    Rinh_Moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/09/2016
    Đã được thích:
    648
    Sao xanh lè hết vậy ?
    luong_gia thích bài này.
  4. ssivietnam

    ssivietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2014
    Đã được thích:
    4.084
    Theo đà tích cực của năm 2017 và nửa đầu năm 2018, kinh tế Việt Nam vẫn đang tăng trưởng ổn định bất chấp những mất ổn định gần đây của kinh tế toàn cầu. Chúng ta điểm qua những chỉ tiêu chính tiêu biểu cho những diễn tiến kinh tế vào 6 tháng cuối năm. Nằm trong khu vực năng động của Đông Nam Á, Việt Nam vẫn đang đạt được mức phát triển tương đối khả quan do những lợi thế về thương mại toàn cầu tăng trưởng mạnh, chi phí vốn thấp, duy trì được dòng vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI) tốt, ổn định về chính trị, các chính sách vĩ mô đang có nhiều chuyển biến tích cực là nền tảng cho những dự báo khả quan trong 6 tháng cuối năm 2018.

    Tăng trưởng của kinh tế Việt Nam đặt trong bối cảnh căng thăng thương mại leo thang giữa Mỹ - Trung. Xét về góc độ thương mại, Mỹ và Trung Quốc đều là đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Việt Nam đang xuất siêu sang Mỹ, đồng thời nhập siêu từ Trung Quốc từ nhiều năm... Khi quan hệ giữa Mỹ - Trung căng thẳng, khả năng Trung Quốc sẽ điều chỉnh cơ cấu, gia tăng số lượng hàng hóa xuất khẩu vào Việt Nam cũng như gia tăng đầu tư trực tiếp vào Việt Nam để lấy xuất xứ hàng Việt cũng là một lợi thế cho Việt Nam về thương mại.

    [​IMG]
    Tuy nhiên, đánh giá về tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tới GDP, ông Trần Toàn Thắng, Trưởng Ban Kinh tế Thế giới, thuộc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia dự báo, đến năm 2021-2023 tác động của chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc sẽ ngấm sâu vào kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động. Theo dự đoán, năm 2021 GDP của Việt Nam giảm 0,12%.

    Nhưng về cơ bản, kinh tế vĩ mô Việt Nam được đánh giá vẫn phát triển mạnh mẽ bất chấp rủi ro toàn cầu đang gia tăng. Nhiều lĩnh vực vẫn có tiềm năng phát triển cao, đặc biệt trong ngành công nghiệp và xây dựng, bất động sản, du lịch và ngân hàng.

    Chỉ số GDP: Đang có nền tảng tốt

    Theo dự báo mới nhất của World Bank, GDP Việt Nam năm 2018 có triển vọng đạt mức 6,8% (xem hình 1), giảm nhẹ so với mức 6,81% năm 2017 và vẫn đang nằm trong top tăng trưởng của khu vực châu Á. Trong 6 tháng đầu năm, GDP Việt Nam tăng 7,08% (7,5% trong quý I và giảm nhẹ xuống mức 6,8% trong quý II) và đây là mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm cao nhất kể từ năm 2011.

    Kết quả đạt được nhờ sự phát triển đồng đều và vững chắc của các lĩnh vực của nền kinh tế: sản xuất công nghiệp, xây dựng, bất động sản du lịch và dịch vụ. Bên cạnh đó, các lĩnh vực thủy sản, nông nghiệp vẫn có tăng trưởng tốt so với năm trước.

    Chỉ số FDI: Điểm sáng của nền kinh tế

    Việt Nam tiếp tục thêm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút 16,2 tỉ USD. Đây chính là nguồn lực quan trọng để Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng GDP ấn tượng trong khu vực châu Á và thế giới trong năm 2018 và các năm tiếp theo. Cụ thể trong 6 tháng đầu năm, FDI từ Nhật đạt 6,47 tỉ USD, Hàn Quốc 5,1 tỉ USD, Singapore đạt gần 2,39 tỉ USD.

    Có hai điểm nổi bật về FDI trong 6 tháng đầu năm. Một là tốc độ tăng trưởng vốn đăng ký FDI liên tục gia tăng trong 6 tháng đầu năm (xem hình 2). Hai là dòng vốn FDI đang tăng dần vào các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao và sản phẩm để xuất khẩu. Gia tăng của dòng vốn FDI đã giúp Việt Nam hướng đến cán cân thương mại ngày càng cân bằng. Đạt được kết quả nêu trên là nhờ vào nền tảng môi trường đầu tư kinh doanh tốt.

    [​IMG]
    Bên cạnh đó, FDI 6 tháng cuối năm 2018 và đầu năm 2019 còn nhiều kỳ vọng hơn nhờ vào Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) dự kiến sẽ được phê chuẩn trong năm 2018 và có hiệu lực vào năm 2019. EU là thị trường xuất khẩu số 2 của Việt Nam trong năm 2017 (chiếm 18,2% tổng kim ngạch xuất khẩu) và vẫn giữ vị trí thứ 2 trong 6 tháng đầu năm 2018 (chiếm 18%). Ngoài ra, việc tham gia vào Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng là yếu tố tích cực giúp việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hỗ trợ xuất nhập khẩu và thương mại trong khối. Do đó, vẫn nhiều dự báo lạc quan về dòng vốn FDI trong 6 tháng cuối năm 2018 và cả năm 2018 có thể là năm thu hút vốn FDI cao nhất trong 10 năm qua.

    Chỉ số CPI: Duy trì ở mức cân bằng

    Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng cả nước (CPI) tháng 6 tăng 0,61% so với tháng trước, tăng 2,22% so với tháng 12.2017 và CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2018 tăng 3,29% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. Sự gia tăng của người tiêu dùng có thu nhập cao, sẵn sàng chi trả cho đồ dùng, chi tiêu mua sắm và ăn uống, nhờ đó nhìn chung chỉ số CPI tăng đang phản ảnh bức tranh kinh tế tăng trưởng tốt, mặt bằng chung chất lượng cuộc sống đã cao hơn so với giai đoạn 2016-2017.

    Giá dầu và giá thực phẩm là nguyên nhân khách quan tác động trực tiếp đến việc tăng của chỉ số CPI, đầu và giữa năm 2018 giá dầu thế giới dao động quanh mức 65-70 USD/thùng đồng thời cũng là mức trung bình cao của 5 năm qua. Dự báo giá dầu trong năm 2018 vẫn dao động quanh mức cao ở 68-78 USD/thùng (nếu không có thêm những căng thẳng về chính trị khác trên thế giới) thì chỉ số CPI của Việt Nam sẽ diễn tiến thấp hơn mức lạm phát chỉ tiêu được Quốc hội đặt ra là 4%.

    [​IMG]
    Tín dụng: Trọng tâm tăng trưởng đã ở đầu năm

    Phát triển tín dụng ở mức cao, nhưng đang trên đà chậm lại. Tính đến ngày 20.6, tín dụng tăng 6,4% so với cuối năm 2017, so với mức tăng 7,5% của cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng tín dụng hằng năm tăng dần từ mức thấp 8,9% năm 2012 lên mức 18,2% vào cuối năm 2017 nhờ sự mở rộng sản xuất và nhu cầu đầu tư trong nước. Tín dụng tăng chậm lại có phần tích cực do nhiều doanh nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu và cổ phiếu trong năm 2018. Nhờ vào sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp niêm yết đã dễ dàng huy động được vốn chủ sở hữu và huy động các công cụ nợ không thông qua hoạt động tín dụng. Nếu đều này được duy trì, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn hơn trong tương lai.

    Dựa trên các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế, thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2018 được dự đoán vẫn duy trì quan điểm tích cực, đạt khoảng 1.050-1.100 điểm vào cuối năm 2018.
    --- Gộp bài viết, 16/08/2018, Bài cũ: 16/08/2018 ---
    đầu phiên nay chưa đâu
    tâm lý lo sợ của những phút vùi đạp nhà đầu tư cuối phiên hôm qua đang còn lo sợ lắm
    cú ăn hàng của chim mồi
  5. vovantu

    vovantu Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/11/2015
    Đã được thích:
    3.499
    Mã nào ngon hả PRO?
    ssivietnam thích bài này.
  6. idemitsu

    idemitsu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/02/2018
    Đã được thích:
    284
    Mã USD nhé.
    Bây h tiền mặt là King rồi :)
    luong_gia, vovantussivietnam thích bài này.
  7. daucoluotsong

    daucoluotsong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    16/03/2014
    Đã được thích:
    1.263
    VCB kìa, còn giá 60 đó Bồ tèo

    Vợt nhanh kẻo hết
    luong_gia, vovantussivietnam thích bài này.
  8. GoGac

    GoGac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2017
    Đã được thích:
    1.072
    Hôm nay CP nhà anh V tăng kéo vni tăng 5đ :drm1:drm1:drm1
    luong_giassivietnam thích bài này.
  9. ssivietnam

    ssivietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2014
    Đã được thích:
    4.084
    cứ nhắm Bank
    luong_giavovantu thích bài này.
  10. ssivietnam

    ssivietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2014
    Đã được thích:
    4.084
    Tin chứng khoán ngày 16/8: Đã đến lúc đặt cược vào MWG?
    Thanh Long - 06:30 16/08/2018
    (VNF) - Triển vọng chuỗi Bách hóa Xanh đang dần tươi sáng. Liệu đã nên đặt cược vào MWG lúc này?
    [​IMG]
    Thị trường chứng khoán sẽ phục hồi trong phiên 16/8?
    Tin chứng khoán: MWG và "ván cược" Bách hóa Xanh

    Sau cú rơi từ khoảng giá 130.000 đồng xuống khoảng giá 100.000 đồng hồi đầu năm, tương đương giảm trên 20% thì cổ phiếu MWG của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động đã hồi lại về khoảng giá 115.000 đồng.

    Sở dĩ đà tăng ấn tượng nhiều năm qua của MWG bị "khựng" lại là do các nhà đầu tư lo lắng 2 yếu tố. Một là trụ cột điện máy với chuỗi thegioididong.com và chuỗi DienmayXanh.com sẽ dần tăng trưởng chậm lại, chủ yếu do ngành điện máy đang tiến đến giai đoạn bão hòa. Hai là nghi ngờ về "ván cược tương lai" Bách hóa Xanh.

    Thống kê của Euromonitor cho hay, trên 70% hộ gia đình Việt Nam đã sở hữu những mặt hàng cơ bản như máy giặt, nồi cơm điện, tủ lạnh, tivi, máy tính cá nhân,... và khoảng 30% hộ gia đình sở hữu các mặt hàng cao cấp hơn như lò vi sóng, điều hòa, máy hút bụi,...

    Dù dư địa thị trường vẫn còn nhưng độ phủ của các cửa hàng DienmayXanh.com đã đạt gần như toàn bộ các đơn vị hành chính cấp huyện, cho thấy việc mở cửa hàng mới sẽ khó khăn, nhất là khi chi phí thuê mặt bằng ngày càng đắt đỏ.

    Nhiều cửa hàng DienmayXanh.com đã và đang được tân trang lại từ cửa hàng Thegioididong.com, vừa nhằm tăng độ phủ, vừa tối ưu hóa chi phí.

    Theo một số ước tính, thị trường điện máy sẽ chững lại vào khoảng năm 2020 - 2021.

    Một điểm khác cũng đang đe dọa tương lai doanh nghiệp điện máy Việt Nam nói chung và MWG nói riêng là kênh thương mại điện tử ngày càng phát triển, các đối thủ nước ngoài có tiềm lực tài chính khổng lồ lần lượt xâm nhập thị trường Việt Nam.

    Mặc dù MWG đã triển khai mảng online từ lâu nhưng chiến lược giá thấp của các đối thủ bán lẻ khổng lồ sẽ đẩy biên lợi nhuận chung của ngành và biên lợi nhuận của MWG xuống ngày càng thấp.

    MWG đang hướng đến thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng 65 tỷ USD, gấp 8 lần cả thị trường bán lẻ điện thoại và điện máy cộng lại. Hiện hơn 80% thị phần ngành này đang nằm trong tay chợ truyền thống và các cửa hàng tiện lợi nhỏ lẻ.

    Không dễ để xâm nhập ngành này. Vài tháng đầu năm 2018, MWG đã buộc phải thừa nhận sai lầm trong cách thức chọn vị trí cửa hàng Bách hóa Xanh, cùng với khó khăn trong quản lý hàng tồn và thói quen mua sắm của người dân, đã dẫn đến thua lỗ, khiến MWG phải giảm lượng cửa hàng mục tiêu năm 2018 từ 1.000 xuống còn 500 cửa hàng.

    Những điều chỉnh từ tháng 4/2018 đã cho kết quả khả quan hơn. Doanh thu bình quân mỗi cửa hàng Bách hóa Xanh mỗi tháng đã tăng từ mức 660 triệu đồng trong quý I lên 750 triệu đồng trong tháng 4, tiếp tục tăng lên 880 triệu đồng trong tháng 5 và đạt 930 triệu đồng trong tháng 6. Mục tiêu của MWG là đạt doanh thu tối thiểu, cũng là mức hòa vốn: 1 tỷ đồng/cửa hàng/tháng.

    Dù triển vọng đang dần tươi sáng hơn nhưng bài toán mở rộng chuỗi sẽ là một thử thách thực sự với MWG. Nếu vượt qua được, "ván cược" vào Bách hóa Xanh sẽ có xác suất thành công rất cao.

    Công ty Chứng khoán KIS hiện định giá cổ phiếu MWG ở mức 137.300 đồng, trong khi Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) định giá ở mức 183.100 đồng, đều cao hơn đáng kể mức giá hiện tại trên thị trường.

    VN-Index sẽ về đâu trong ngày 16/8?
    Phiên 15/8, thị trường chứng khoán bất ngờ giảm mạnh vào cuối phiên sau khi giằng co quanh tham chiếu trong buổi sáng. VN-Index giảm 16,90 điểm về 961,37 điểm. Trong khi đó, VN30-Index giảm 17,78 điểm về mức 947,82 điểm.

    Áp lực lên thị trường đến từ nhóm vốn hóa trụ cột, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng và dầu khí. Cụ thể, GAS giảm 6,1%, VCB giảm 3,5%, VIC giảm 1,4%, PLX giảm 4,3%, VJC giảm 3,5%, TCB giảm 2,6%, BID giảm 2,3%, MSN giảm 2,1%, HPG giảm 2,6%, VPB giảm 2,6%.

    Theo nhận định từ Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), VN-Index đã có phiên giao dịch giảm điểm mạnh với cây nến ngày là nến giảm có thân nến dài. Mặc dù thanh khoản đã tăng so với phiên giao dịch hôm qua, tuy nhiên chỉ tương đương với nền khối lượng giao dịch tuần. VN-Index vẫn chưa thể vượt qua ngưỡng kháng cự 980-990 và đã điều chỉnh khi tiếp cận vùng giá này.

    "Phiên giao dịch tiếp theo, VN-Index có khả năng sẽ hồi lại trong phiên, dẫu vậy đà giảm có khả năng quay lại và nếu ngưỡng hỗ trợ 955-960 không giữ được thì ngưỡng hỗ trợ tiếp theo của chỉ số là 940", SSI cho hay.

    Đồng quan điểm, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) đánh giá thị trường đang trong trạng thái điều chỉnh ngắn hạn và sẽ phục hồi vào phiên tiếp theo. BSC cho rằng nhà đầu tư nên theo dõi thêm các thông tin thị trường và vĩ mô, đồng thời hạn chế giao dịch.
    luong_gia thích bài này.

Chia sẻ trang này