ổn định và phát triển bền vững......................................................!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ssivietnam, 21/09/2018.

1479 người đang online, trong đó có 591 thành viên. 21:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 1299 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. ssivietnam

    ssivietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2014
    Đã được thích:
    4.084
    Người Nhật mạnh tay mua cổ phiếu doanh nghiệp Việt ở mọi lĩnh vực
    21-09-2018 - 08:31 AM | Doanh nghiệp


    Không chỉ đưa vào các dự án trực tiếp, các nhà đầu tư Nhật đã và đang mạnh dạn rót vốn mua cổ phần các doanh nghiệp Việt, và dường như không giới hạn lĩnh vực tham gia.

    CTCP Tập đoàn PAN (The PAN Group, HOSE: PAN) gần đây đã thông qua phương án phát hành riêng lẻ tối đa hơn 14,86 triệu cổ phần cho đối tác Nhật Bản là Tập đoàn Sojitz trong thời gian từ quý III đến quý IV năm nay. Giá chào bán được ủy quyền cho HĐQT quyết định trên các cơ sở khác nhau và tình hình thị trường… nhưng không thấp hơn 55.000 đồng/cổ phần.

    Là tập đoàn gồm 400 công ty con và công ty liên kết, Sojitz hiện hoạt động thương mại tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trên các lĩnh vực mua, bán, xuất nhập khẩu, sản xuất và cung ứng các sản phẩm dịch vụ, đồng thời kết nối nhiều dự án tại Nhật Bản và các quốc gia khác. Do vậy, việc doanh nghiệp Nhật Bản này đầu tư vào The PAN Group được xem là một trong những thương vụ đáng chú ý nhất trong ngành nông nghiệp - thực phẩm Việt Nam năm nay, khi nhà đầu tư không chỉ hỗ trợ tài chính mà còn có thể mở ra những cơ hội kinh doanh mới ở quy mô quốc tế cho cả đôi bên.

    [​IMG]
    Hoa cúc là một trong những sản phẩm của The PAN Group được xuất khẩu.

    Ở ngành nhựa, sau khi người Thái (The Nawaplastic Industries Co,. Ltd) buông tay CTCP Nhựa thiếu niên Tiền Phong (HNX: NTP) thì Sekisui Chemical Co,. Ltd – tập đoàn nhựa có trên 70 năm tuổi của Nhật Bản - đã mua vào hơn 15% vốn và trở thành cổ đông lớn, giao dịch hoàn tất vào 18/10/2017.

    Trước đó, vào tháng 5/2017, Sekisui Chemical Co,. Ltd cũng đã trở thành cổ đông chiến lược của CTCP Nhựa thiếu niên Tiền phong phía Nam khi mua hơn 7 triệu cp, tương đương 25,3% vốn điều lệ. Nhựa thiếu niên Tiền phong phía Nam là công ty liên kết của NTP đồng thời cũng có sở hữu 5,66% vốn NTP.

    Ở ngành thép, CTCP Thép Việt Ý (HOSE: VIS) và CTCP Đầu tư Thương mại SMC (HOSE: SMC) có sự hiện diện của nhà đầu tư Nhật Bản với vai trò đối tác chiến lược.

    Hanwa Co., Ltd (Nhật Bản) đầu tư vào SMC từ năm 2012 với tỷ lệ sở hữu 5% và phải đến 2017 mới nâng tỷ lệ sở hữu lên 20%. Theo chia sẻ của ban lãnh đạo SMC thì Hanwa có mong muốn nâng tỷ lệ sở hữu lên 30% nhưng SMC muốn bước đầu chỉ cho nhà đầu tư này nâng sở hữu lên 20%.

    Bên cạnh đó, SMC còn cùng Hanwa thành lập Công ty TNHH liên doanh Ống thép Sendo xây dựng nhà máy Sendo sản xuất và cung cấp ống thép đen, ống thép hàn mạ kẽm, ống thép mạ kẽm nhúng nóng.

    Quý II vừa qua, SMC Sendo vừa hoàn thành và đưa vào vận hành ổn định giai đoạn 2 nhà máy sản xuất ống thép, nâng công suất lên 100.000 tấn/năm. Không chỉ với Hanwa, SMC còn hợp tác với tập đoàn Nhật Bản khác gồm Sumitomo và Toami để thành lập liên doanh SMC – Summit và Công ty SMC Toami.

    [​IMG]
    Nhà máy SMC Sendo

    Với VIS, Kyoei Steel Ltd. đến từ Nhật Bản mới xuất hiện vào cuối năm 2017 khi gom vào 14,76 triệu cp VIS, ứng tỷ lệ 20% vốn. Chưa đầy 1 năm, đối tác Nhật này đã lộ ý định thâu tóm và tính đến ngày 16/8 tỷ lệ sở hữu đạt 71,77% vốn (gần 53 triệu cp). Kyoei Steel cũng nhanh chóng đưa người vào HĐQT trong kỳ họp ĐHĐCĐ bất thường tổ chức ngày 10/7 vừa qua. Theo đó, ông Toshimasa Zako bầu làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2016-2020 và ông Satoshi Oda làm Thành viên HĐQT.

    lĩnh vực bất động sản, CTCP Bất động sản Netland (HNX: NRC) có kế hoạch chào bán 2,4 triệu cp cho nhà đầu tư chiến lược, tương ứng 20% vốn. Ông Nguyễn Hữu Quang, Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc công ty cho biết đối tác chiến lược là Sanei Architecture Planing đến từ Nhật Bản, nhà đầu tư này chính thức trở thành đối tác chiến lược của công ty từ tháng 2.

    Ngoài ra, một nhà đầu tư cũng đến từ Nhật Bản khác là G-7 Holdings INC cũng đã mua 700.000 cổ phiếu NRC (5,83% vốn) và trở thành cổ đông lớn từ 18/5. Ông Quang chia sẻ G-7 có chủ trương xây dựng làng Nhật Bản và hệ thống nhà hàng ở Việt Nam.

    CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) cũng có rất nhiều dự án đầu tư với đối tác Nhật để phát triển quỹ đất. Ví như, Nam Long hợp tác cùng Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad phát triển nhiều dự án lớn như Flora Anh Đào, Mizuki Park, Fuji Residence và Kykio Residence. Nam Long cho biết hoạt động chuyển nhượng thực chất là chuyển nhượng phần đất hợp tác với đối tác Nhật vào các công ty liên doanh mà đối tác sở hữu 50% vốn góp.


    Tại một hội thảo về bất động sản, ông Nguyễn Minh Quang - Giám đốc Khối Phát triển kinh doanh và Marketing của Nam Long - từng cho biết hợp tác với đối tác Nhật đã giúp công ty khép kín chuỗi giá trị của một nhà phát triển bất động sản, các khâu thiết kế, xây dựng đã được hỗ trợ rất nhiều giúp tiết kiệm chi phí.

    Đồng thời, ở góc độ tài chính, nhờ hợp tác với đối tác Nhật, Nam Long còn có nguồn vốn ổn định để phát triển dự án và tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng trong quá trình mua nhà.

    Thay vì phải thu của khách hàng 70% trong thời gian xây dựng (mức phổ biến trên thị trường), người mua nhà của Nam Long chỉ cần đóng khoảng 50% trong 18 tháng, giảm được gánh nặng tài chính ban đầu cũng như có thời gian tiếp cận nguồn vốn tốt hơn.

    Việc người Nhật rót vốn ngày càng nhiều qua hình thức mua cổ phần mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt trong việc huy động vốn. Đồng thời, nhà đầu tư Nhật vốn thận trọng và tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư nên việc chinh phục họ không phải đơn giản. Do đó, việc ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt chinh phục được nhà đầu tư Nhật cũng thể hiện sự thay đổi về chất trong quản trị cũng như tiềm năng của doanh nghiệp Việt.

    Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), theo Tổng cục thống kê, từ đầu năm đến 20/8, trong số 66 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với 5,85 tỷ USD, chiếm 43,4% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là Hàn Quốc 2,82 tỷ USD, chiếm 20,9%.
    Theo Ngọc Điểm
  2. dcfrv

    dcfrv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2016
    Đã được thích:
    1.712
    nó mua những doanh nghiệp tốt thôi bạn
  3. ssivietnam

    ssivietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2014
    Đã được thích:
    4.084
    [​IMG]
    Thống đốc Lê Minh Hưng yêu cầu Chủ tịch HĐQT/ HĐTV/ Tổng giám đốc các TCTD chỉ đạo sát sao công tác triển khai Nghị quyết 42 và Quyết định 1058.


    Ngân hàng Nhà nước vừa mới ban hành Chỉ thị số 05/CT-NHNN về việc tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu.

    NHNN cho biết, sau 1 năm thực hiện Nghị quyết số 42, Quyết định số 1058, Chỉ thị số 32 và Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 20/7/2017, ngành Ngân hàng đã đạt được một số kết quả ban đầu quan trọng, tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo.

    Để tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 42, Quyết định 1058 và các văn bản liên quan, ...Thống đốc NHNN đã giao hàng loạt nhiệm vụ yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, VAMC và các TCTD nghiêm túc thực hiện.

    Đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Thống đốc chỉ thị đơn vị này tiếp tục tổ chức triển khai các giải pháp quy định tại Quyết định số 28/QĐ-NHNN ngày 5/1/2018 phê duyệt Đề án cơ cấu lại và nâng cao năng lực của VAMC giai đoạn 2017-2010 và hướng tới 2022; triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp quy định tại Nghị quyết 42 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu VAMC đã mua.

    Đồng thời đẩy mạnh hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường theo quy định của pháp luật và phương án được duyệt, đồng thời áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong việc mua bán nợ theo giá trị thị trường.

    VAMC cần tăng cường phối hợp với TCTD để rà soát, phân loại, đánh giá lại tài sản bảo đảm và các khoản nợ xấu đã mua để xác định khả năng thu hồi nợ và có giải pháp xử lý phù hợp; Kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc, kiến nghị với NHNN nhằm nâng cao hiệu quả xử lý, mua bán nợ xấu; hằng năm, tổng hợp kết quả, các biện pháp xử lý nợ xấu đề đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu gửi NHNN.

    Thống đốc NHNN cũng yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Tổng giám đốc các TCTD chỉ đạo sát sao công tác triển khai Nghị quyết 42 và Quyết định 1058. Trong đó, lưu ý TCTD áp dụng toàn diện các biện pháp quy định tại Nghị quyết 42 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu, đảm bảo mục tiêu xử lý nợ xấu theo phương án đã được NHNN phê duyệt/chấp thuận; tiếp tục triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nội dung, giải pháp phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020 đảm bảo đúng lộ trình đề ra.


    Các TCTD khẩn trương trình phê duyệt và/hoặc triển khai phương án cơ cấu lại gắn với xử nợ xấu; Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về lãi suất, huy động vốn; Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với VAMC triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu trên toàn hệ thống.
    --- Gộp bài viết, 21/09/2018, Bài cũ: 21/09/2018 ---
    thì mình cũng cứ chọn hàng tốt mua thôi. mấy thằng lỡm mua làm gì bác
  4. ssivietnam

    ssivietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2014
    Đã được thích:
    4.084
    Siêu Ủy ban' sẽ ra mắt vào ngày 27/9, kỳ vọng thúc nhanh tái cơ cấu DNNN
    Bình An - 07:48 21/09/2018
    (VNF) - Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sẽ chính thức tổ chức lễ ra mắt tại Hà Nội vào ngày 27/9 tới sau hơn nửa năm được thành lập.
    [​IMG]
    Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ra đời sẽ quản lý 19 tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước.
    Lễ ra mắt sẽ được tổ chức trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, số 11 Lê Hồng Phong, quận Ba Đình, Hà Nội.

    Trước đó, như VietnamFinance đã đề cập, ngày 13/1/2018, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 66/QĐ-TTg lập Tổ công tác của Thủ tướng thực thi việc thành lập Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN).

    Theo Quyết định, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Tổ trưởng Tổ công tác; Tổ Phó là ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; các tổ viên khác gồm các bộ trưởng, trưởng ngành như: Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) và ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

    Thành viên Tổ công tác gồm Thứ trưởng các bộ, người đứng đầu tập đoàn, doanh nghiệp (DN) như: Ông Nguyễn Duy Thăng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Lê Tiến Châu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; ông Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công Thương; ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và bà Hoàng Thị Ngân, Vụ trưởng Vụ Tổ chức hành chính Nhà nước và Công vụ, Văn phòng Chính phủ làm thư ký Tổ công tác.

    Tiếp đó, vào tháng 2/2018, lễ công bố Nghị quyết của Chính phủ thành lập Ủy ban và trao Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban đã được tiến hành.

    Tại lễ công bố, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh rằng Ủy ban cần đi tiên phong, đổi mới phương pháp quản lý. Trong dài hạn, Ủy ban phải hoàn thành tốt nhiệm vụ trọng tâm được giao, nhất là hai nội dung chính: đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn và tập trung đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động mọi mặt của các DNNN, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

    Hồi đầu tháng 9/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết phiên họp tháng 8/2018 với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến điều hành kinh tế vĩ mô, đặc biệt là giao thời hạn cụ thể về việc phải trình Nghị định về chức năng nhiệm vụ của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại DNNN.

    Trao đổi với VietnamFinance, một chuyên gia cho biết sở dĩ Ủy ban ra mắt khá muộn là vì phải đợi nghị định nói trên của Chính phủ để có cơ sở pháp lý triển khai các hoạt động.

    7 tập đoàn và 12 tổng công ty dự kiến chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về Ủy ban:

    1 - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)

    2 - Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN)

    3 - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)

    4 - Tập đoàn Cao-su Việt Nam (VRG)

    5 - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV)

    6 - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)

    7 - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem)

    8 - Tổng công ty Ðầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)

    9 - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV)

    10 - Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Mobifone)

    11 - Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines)

    12 - Tổng công ty Ðường sắt Việt Nam (VNR)

    13 - Tổng công ty Ðầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC)

    14 - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba)

    15 - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)

    16 - Tổng công ty Lương thực Miền Bắc (Vinafood 1)

    17 - Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor)

    18 - Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2)

    19 - Tổng công ty Cà-phê Việt Nam (Vinacafe)


    --- Gộp bài viết, 21/09/2018, Bài cũ: 21/09/2018 ---
    thăng hoa:drm1:drm1:drm1:drm1:drm1:drm1
  5. DUCHAI_NT

    DUCHAI_NT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2018
    Đã được thích:
    4.219
  6. ssivietnam

    ssivietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2014
    Đã được thích:
    4.084

Chia sẻ trang này