PE và những thứ liên quan

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi maxonha, 02/04/2007.

6731 người đang online, trong đó có 872 thành viên. 21:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8413 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. maxonha

    maxonha Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Đã được thích:
    39
    PE và những thứ liên quan

    E đọc một số topic trên này thấy mọi ng][ì chưa nói đúng lắm về PE. E có cái này để các bác tham khảo thêm:

    CHỈ SỐ P/E
    I. Định nghĩa và cách tính
    P/E là chỉ số được tính bằng cách chia giá cổ phiếu (P) cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)
    PE=Giá cổ phiếu / EPS

    Trong đó:
    EPS=Lợi nhuận sau thuế/Tổng số cổ phiếu lưu hành

    Ví dụ: Giá cổ phiếu ABC vào ngày 25/12/2006 là 60,000 đồng/cổ phiếu, EPSACB = 3,000 đồng/cổ phiếu
    EPS= 60,000/3,000 lần
    Chỉ số P/E chỉ ra rằng thị trường chấp nhận trả giá gấp bao nhiêu lần thu nhập của một chứng khoán. Ở trong trường hợp trên thị trường chấp nhận trả giá gấp 20 lần thu nhập của cổ phiếu ABC.
    Chỉ số P/E càng cao có nghĩa là nhà đầu tư kỳ vọng thu nhập của loại chứng khoán đó trong tương lai càng cao. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng, chỉ số P/E đôi khi là biểu hiện của việc doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả f EPS thấp f P/E cao.
    Ví dụ: Cổ phiếu DEF có EPS vào năm 2006 chỉ là 100 đồng/CP do năm 2006 doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, gặp nhiều khó khăn về chi phí đầu vào lẫn đầu ra, giá cổ phiếu của DEF đang được giao dịch ở mức 13,000 đồng. Vậy mức P/E = 130 lần, mức P/E cao không phải do kỳ vọng của nhà đầu tư vào cổ phiếu lớn mà do EPS thấp dẫn đến P/E cao.
    Do vậy P/E thường được dùng để so sánh với P/E của các doanh nghiệp khác trong ngành và P/E của chính doanh nghiệp đó trong quá khứ để biết được cổ phiếu đó hiện tại ?ođắt? hay ?orẻ?.
    Ví dụ: Cổ phiếu A có giá là 10,000 đồng, P/E = 60 được xem là đắt hơn rất nhiều với cổ phiếu B có giá là 80,000, trong khi P/E = 20
    Chỉ số P/E là hệ số biến đổi thu nhập thành vốn nếu ta đảo ngược tỷ lệ này thành E/P, lúc này chỉ số E/P là tỷ suất sinh lời của một khoản đầu tư.
    Chỉ số P/E là một công cụ hết sức quý giá, bởi vì trong nền kinh tế thường diễn ra hoạt động đầu tư một lượng vốn để đổi lấy hy vọng vào những khoản thu nhập lợi nhuận và / hoặc giá trị thặng dư tương lai hoặc ngược lại. Việc biết được giá trị của lượng vốn bỏ ra để có được những khoản thu nhập liên tục là điều hết sức quan trọng.
    II. Các loại chỉ số P/E
    1. Forward P/E
    Forward P/E sử dụng EPS dự phóng (Expected EPS) trong tương lai để tính chỉ số P/E. EPS được dùng trong phương pháp trên chỉ là con số dự đoán trong tương lai và do vậy không đáng tin cậy bằng EPS trong quá khứ, tuy nhiên việc sử dụng Forward P/E vẫn có những ưu điểm của nó. Expected EPS có thể là EPS trong 12 tháng tới, 4 quý tới hoặc là cả năm tài chính tiếp theo.
    Forward P/E=Macket Price Per Share / Expected EPS

    Forward P/E được dùng để so sánh với P/E hiện tại của doanh nghiệp, nếu EPS trong tương lai tăng thì Forward P/E sẽ giảm và ngược lại. Ngoài ra Forward P/E còn được sử dụng để so sánh với Forward P/E của doanh nghiệp khác.
    2. Trailing P/E
    Được tính bằng cách lấy giá cổ phiếu chia cho lợi nhuận của 12 tháng (hoặc 4 quý) gần nhất, cách tính này khác với Forward P/E ở chỗ Forward P/E tính lợi nhuận của 12 tháng, 4 quý (hoặc năm tài chính tiếp theo)
    Trailing P/E Ratio = Current Share Price/Trailing Twelve Months'''''''' EPS

    Đây là chỉ số P/E thường được sử dụng nhất bởi vì nó dựa vào lợi nhuận thực tế thu được từ cổ phiếu và chính xác nhất cho đến thời điểm tính toán. Tuy nhiên, giá cổ phiếu luôn biến động, trong khi lợi nhuận hiện tại thì vẫn không đổi. Forward P/E vì vậy thường được sử dụng để xác định giá trị của doanh nghiệp.
    3. Price to Innovation ?" adjusted Earnings
    Chỉ số P/E này tính luôn cả chi phí đầu tư vào Nghiên cứu và phát triển (R&D). Nó được tính bằng cách cộng vào bất kỳ chi phí R&D trên mỗi cổ phiếu vào thu nhập.
    P/E=Price/EPS+R&D per Share

    Đây là công thức được áp dụng cho những doanh nghiệp đòi hỏi chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển lớn, ví dụ những doanh nghiệp trong ngành dược, công nghệ thông tin,?
    III. Sự điều chỉnh giảm chỉ số P/E
    Một cổ phiếu thông thường được giao dịch tại một mức P/E xác định nào đó, đột nhiên giá cổ phiếu đó sụt giảm trong khi tình hình hoạt động của công ty vẫn tốt, không hề có bất cứ tin tức nào bất lợi đối với công ty.
    Ví dụ: EPS = 5,000 đồng, P = 350,000 đồng f P/E = 50 lần. Đột nhiên giá cổ phiếu của công ty sụt giảm còn 150,000 đồng, trong khi lợi nhuận vẫn không thay đổi, lúc này P/E = 30 lần.
    Câu trả lời hợp lý nhất trong trường hợp trên đó chính là kỳ vọng của nhà đầu tư về mức tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai của công ty.
    Khi nhà đầu tư kỳ vọng vào sự tăng trưởng nhanh trong tương lai của công ty, nhà đầu tư có thể trả mức giá cao hơn với lợi nhuận hiện tại (P/E được chấp nhận ở mức cao). Đến 1 lúc nào đó, tốc độ tăng trưởng của công ty có dấu hiệu chậm lại, lúc này sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào tiềm năng tăng trưởng của công ty không cao và như vậy việc trả 1 mức P/E cao không còn hợp lý nữa, do vậy giá cổ phiếu sẽ giảm mà công ty hiện tại không gặp bất cứ khó khăn về tài chính cũng như đang hoạt động bình thường.
    IV. PEG ?" Trả lời câu hỏi P/E bao nhiêu thì hợp lý
    Mức P/E chấp nhận đối với mỗi doanh nghiệp thì khác nhau, một doanh nghiệp tăng trưởng sẽ được nhà đầu tư chấp nhận mức P/E cao hơn đối với một doanh nghiệp trong giai đoạn bão hoà. Vì vậy chỉ số PEG dùng để tính toán mức P/E hợp lý đối với doanh nghiệp đang tăng trưởng.
    Price / Earning Ratio
    PEG Ratio=------------------------------
    Annual EPS Growth
    PEG càng thấp thì giá cổ phiếu đó càng rẻ và ngược lại. Thông thường tỷ số PEG = 1 thì giá cổ phiếu đó đang ở mức hợp lý, giá cổ phiếu phản ánh đúng giá trị cổ phiếu.
    Nếu PEG >1 thì cổ phiếu đó đang được định giá quá cao, nhà đầu tư đang kỳ vọng quá mức vào sự tăng trưởng lợi nhuận của cổ phiếu đó.
    Nếu PEG <1 đó là dấu hiệu cổ phiếu đang ở dưới giá trị thực, nhà đầu tư hiện đang bỏ quên và không kỳ vọng hết được khả năng tăng trưởng trong tương lai của cổ phiếu
    Khi sử dụng PEG để phân tích cổ phiếu ta nên kết hợp với các chỉ số khác để có thể làm rõ thêm vấn đề, như tình hình hoạt động hiện tại của công ty, P/E và PEG của ngành để có thể đưa đến quyết định cuối cùng.
    V. Những yếu tố ảnh hưởng đến P/E
    Chỉ số P/E được cấu thành bởi P và EPS. Giá cổ phiếu biến động ngày qua ngày vì vậy P/E cũng biến động ngày qua ngày.
    Tuy nhiên P/E bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi EPS. EPS được cấu thành từ lợi nhuận và số cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp.
    Lợi nhuận thì biến động theo tháng, quý và năm khi doanh nghiệp công bố lợi nhuận qua từng thời kỳ.
    Số cổ phiếu lưu hành thì biến động khi doanh nghiệp mua lại cổ phiếu, phát hành thêm cổ phiếu, chia cổ tức bằng cổ phiếu, trái phiếu chuyển thành cổ phiếu thường,..
    VI. Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E
    P/E thường được các nhà đầu tư sử dụng do cách tính dễ dàng và đơn giản. Vì vậy P/E thường được sử dụng nhiều nhất và dùng để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành để xem cổ phiếu đó đắt hay rẻ.
    Khi một công ty cổ phần hoá hoặc 1 tập đoàn muốn bán 1 công ty con nào đó, thì cách đơn giản và nhanh nhất là dùng P/E của ngành và nhân với lợi nhuận của doanh nghiệp cần bán hoặc cổ phần thì ta sẽ có được giá trị của doanh nghiệp đó.
    Ví dụ: P/E bình quân của ngành ngân hàng vào khoảng 35, một ngân hàng TMCP quốc doanh muốn cổ phần hoá, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng là 1000 tỷ đồng, thì giá trị của ngân hàng đó được tính đơn giản như sau
    P = 35 x 1000 = 35,000 tỷ đồng
    VII. Kết luận về chỉ số P/E
     P/E được tính bằng cách lấy P chia cho EPS
     Những phương pháp tính P/E khác nhau sẽ cho ra giá trị khác nhau
     P/E trung bình trong lịch sử dao động trong khoảng 15 ?" 25
     P/E cho biết mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để lấy 1 đồng thu nhập
     Chỉ số P/E có ý nghĩa hơn là giá 1 loại cổ phiếu
     Chỉ số P/E thấp hay cao còn phụ thuộc vào khả năng tăng trưởng của công ty và ngành.
     Nhiều cách tính EPS dẫn đến P/E cũng thay đổi và không chính xác
     Chỉ số P/E thường thấp trong những thời kỳ thị trường lạm phát
     P/E thấp không có nghĩa là cổ phiếu đó hấp dẫn
     Và cuối cùng, không nên dựa duy nhất vào P/E để ra quyết định đầu tư

Chia sẻ trang này