1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Phân tích cơ bản (FA) - (chỉ chia sẻ kiến thức, ko spam)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi eyolf, 15/02/2008.

7540 người đang online, trong đó có 1103 thành viên. 14:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 3700295 lượt đọc và 487 bài trả lời
  1. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    64B. Nói thêm về stop loss

    Khi trade mà thua lỗ thì đương nhiên phải stop loss, nhưng loss có hai nguyên nhân :

    + Loss ro rủi ro, đây là chuyện đương nhiên trong quá trình trade. Giống như trong cuộc sống : tỷ lệ % tai nạn giao thông là chuyện đương nhiên trong quá trình tham gia giao thông, đó là điều không thể tránh khỏi. Nhưng ở mỗi tiểu vùng khác nhau thì tỷ lệ đó khác nhau (phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, khí hậu, ý thức các chủ thể tham gia lưu thông v.v...). Nếu tỷ lệ tai nạn < tỷ lệ bình quân trong nhiều năm, là một điều có thể chấp nhận. Trade cũng như vậy, ở mỗi trình độ - quy mô trade khác nhau thì tỷ lệ loss bình quân khác nhau. Nếu tỷ lệ loss < tỷ lệ bình quân thì câu hỏi đặt ra là : stop sao cho khéo, sao cho tổn thất ít nhất chứ không phải stop loss hay "tử thủ".

    + Loss do sai lầm, khi số thương vụ trade thua lỗ tăng một cách đột biến, thì việc làm đầu tiên là dừng mọi hoạt động trade để tìm hiểu nguyên nhân chứ không phải đầu óc chỉ nóng lòng gỡ lại chỗ thua lỗ. Giống như một người chỉ huy trận đánh, trước khi nổ ra đợt tiến công đã phải dự trù được : sẽ hy sinh bao nhiêu ? bị thương bao nhiêu ? công tác hậu cần thế nào : chuẩn bị bao nhiêu bao đựng xác, bao nhiêu bông băng cứu thương ? (có trận đánh nào mà không có thương vong ? vậy mà nhiều bạn xông vào trận trade luôn với ý nghĩ : chỉ có thắng chứ không có bại). Nếu đợt tiến công gây ra tổn thất về binh sỹ cao một cách đột biến thì người chỉ huy làm gì ? Ném toàn bộ quân dự trữ vào để nướng quân tiếp hay tạm rút lui để dưỡng sức quân và rút kinh nghiệm ?

    Nên phân biệt rõ hai trường hợp trên để có cách đối phó kịp thời :

    + Loss trong dự kiến thì bình tĩnh stop sao cho hiệu quả nhất

    + Loss do sai lầm thì cũng phải bình tĩnh stop ngay để rút kinh nghiệm

    Vậy làm sao để phân biệt được hai trường hợp trên? (thày mới viết đến đây - các bác đọc tạm).

    65. Những động thái nên tiến hành khi thị trường chao đảo mạnh

    Nắm giữ chủ yếu là cổ phiếu :

    Thụ động : nằm im - không mua, không bán (cách này chỉ chịu được khi thị trường điều chỉnh nhẹ, còn nếu thị trường giảm sâu thì tuyệt đối tránh)

    Chủ động : stop loss những cổ phiếu hạng B, giữ lại những cổ phiếu hạng A
    tiền mặt thu được có thể sử dụng :
    + Lướt sóng T+ với những cổ phiếu hạng A còn nắm giữ (với người thích mạo hiểm)
    + Gửi tiết kiệm (với những người thích an toàn)
    + Mua vào trái phiếu hay chứng chỉ quỹ tuyệt đối an toàn (nhiều định chế tài chính sử dụng biện pháp này)

    Nắm giữ chủ yếu là tiền :

    Mạo hiểm : Lên kế hoạch giải ngân sao cho đủ sức theo thị trường tới đáy
    An toàn : Gửi tiết kiệm - chờ thị trường hồi phục thật sự mới mua vào (mua bên tay trái vực thẳm hoặc bên phải dốc cao)
    Trung dung : Không để tiền nằm chết
    + Lựa chọn mua vào trái phiếu
    + Chứng chỉ quỹ (vì chỉ có 2 sự lựa chọn BF1 và VF1 nên tôi khuyên chọn BF1 - lời khuyên mua BF1 chỉ có tính chất tham khảo, mọi người nên cân nhắc và tự chịu trách nhiệm trước khi mua vào).

    66. Nỗi ám ảnh về thua lỗ sẽ giết chết tinh thần của nhà đầu tư trước khi khoản thua lỗ thực sự giết chết cuộc sống của họ

    Khi bạn bị thua lỗ trong đầu tư tài chính, sự ám ảnh về thua lỗ sẽ làm bạn suy sụp trước tiên, chứ không phải khoản thua lỗ đó ảnh hưởng ngay đến cuộc sống của bạn.

    Ví dụ bạn đầu tư 01 tỷ đồng và đang bị thua lỗ 200 - 300 triệu, thực sự thì cuộc sống của bạn chưa bị ảnh hưởng trực tiếp của khoản thua lỗ đó (cuộc sống của bạn vẫn tiện nghi như thế, con cái vẫn học hành đàng hoàng, mọi chi tiêu vẫn bình thường) nhưng khi đó nỗi ám ảnh về thua lỗ sẽ lấn át tất cả, bạn ăn không thấy ngon, ngủ không thấy yên.

    Căn nguyên cơ bản của vấn đề ở chỗ : khoảng thời gian giữa thời điểm mua vào và thời điểm bán ra là một khoảng thời gian hưng phấn (nếu bạn đang lãi lớn) hoặc đen tối (nếu bạn đang lỗ, thậm chí lỗ nặng). Cảm xúc thái quá luôn có hại cho nhà đầu tư dù ở bất cứ thái cực nào (hưng phấn hay thất vọng).

    Quy tắc hàng đầu trong đầu tư tài chính : không bỏ chung trứng vào một giỏ.
    Điều này ai cũng biết, nhưng rất ít người biết được quy tắc tâm lý khi đầu tư tài chính: không dồn nén cảm xúc vào một thời điểm, phải dàn trải nó ra.

    Không bỏ chung trứng vào một giỏ thì ai cũng biết rồi : phải chia vốn vào nhiều khoản đầu tư khác nhau
    Nhưng hầu như rất ít người biết : vốn cũng phải được chia vào nhiều khoảng thời gian khác nhau

    Ví dụ : bạn chia 01 tỷ thành 10 khoản đầu tư khác nhau. Nhưng vấn đề gì sẽ xảy ra nếu mua luôn một lúc ?
    Nếu thị trường đi xuống và bạn thua lỗ : khoảng thời gian chờ đợi trong lúc thị trường phục hồi sẽ là một khoảng lặng ghê rợn

    Còn nếu bạn chia 10 khoản đầu tư đó theo 10 thời điểm (ví dụ mỗi thời điểm là 01 tuần lễ)

    Lúc đó bạn sẽ hết sức bình tĩnh bởi vì :

    + Bạn đủ thận trọng và tỉnh táo để lựa chọn cơ hội tốt nhất xuất hiện trong tuần.
    + Cảm xúc của bạn được cân bằng
    + Mỗi khoản đầu tư cũng như một cây non, nó cần thời gian để đâm chồi nảy lộc, bạn trồng một cây và khi cây đó chưa đơm hoa kết trái thì bạn vẫn không sốt ruột, bởi vì lúc đó bạn đang bận gieo trồng một cây khác. Cứ như thế khi bạn gieo đến cây thứ 10 thì những cây đầu tiên đã cho quả ngọt. Bạn thu hoạch và vòng quay lại lặp lại như người nông dân bước vào vụ gieo trồng mới

    Đến bây giờ thì hy vọng bạn đã hiểu : tại sao các định chế tài chính lớn không mua dồn dập khi giá rẻ hoặc không bán dồn dập khi giá cao.

    67. Nhầm lẫn về khái niệm

    Mua trung bình giảm : Mua dần cổ phiếu khi giá giảm nhằm làm giá vốn chung của toàn bộ số cổ phiếu giảm dần.

    + Lợi ích : Giá vốn giảm dần qua những lần mua
    + Tác hại : giá vốn bình quân chung luôn cao hơn thị giá tại thời điểm hiện tại, sẽ bị lúng túng khi phải stop loss (ban đầu xác định bám theo thị trường xuống đáy, nhưng sau đó không chịu đựng nổi phải stop loss giữa chừng)

    Chỉ áp dụng khi :

    + Nguồn vốn không hạn chế
    + Chu kỳ đầu tư (dự kiến) dài hơn chu kỳ suy thoái - hồi phục (dự báo). Ví dụ : chu kỳ suy thoái - hồi phục (dự báo) là 06 tháng thì chu kỳ đầu tư (dự kiến) phải > 1 năm
    + Không stop loss (mà chỉ áp dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm giá vốn bình quân)

    Trade trong một down trend (không có nghiệp vụ bán khống) : mua - bán cổ phiếu khi có đầy đủ cơ sở để dự báo cổ phiếu đó sẽ hồi phục trong ngắn hạn

    + Điều đó có nghĩa là : mỗi lần mua - bán là một thương vụ riêng biệt (dù vẫn mua cùng một mã cổ phiếu, nhưng đó là những thương vụ khác nhau)
    + Từ khái niệm rõ ràng như trên sẽ có kế hoạch stop loss cụ thể cho từng thương vụ.

    68. Dò tìm luồng chảy của vốn

    Trong bất kỳ tình thế nào của thị trường : xấu, tốt, bình thường - hưng phấn hay ảm đạm thì thị trường luôn có một dòng vốn chuyên nghiệp và thường trực, dòng vốn này chảy qua - chảy lại các cổ phiếu có chung một số đặc điểm nào đó trong một thời điểm (sector).

    Nhiệm vụ của nhà đầu tư (đầu cơ) là phải dò tìm dòng chảy của vốn để cơ cấu lại danh mục (đối với nhà đầu tư) hoặc lướt sóng (với nhà đầu cơ)

    Dòng chảy của vốn này có thể lần lượt chảy qua các cổ phiếu có chung đặc điểm (lần lượt từng sector), hoặc có thể đồng thời chảy qua nhiều sectors trong cùng một thời điểm. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của thị trường từng giai đoạn mà dòng chảy của vốn có đường đi đa dạng khác nhau.

    Ví dụ :

    1. Khi thị trường từ đáy sâu hồi phục lên thì dòng tiền chảy qua các cổ phiếu đầu tầu.

    2. Rộ lên cổ phiếu ngành khai khoáng thì lần lượt các cổ phiếu cùng ngành sớm hay muộn đều tăng.

    3. Cổ phiếu ngành dược nóng lên thì sớm hay muộn tất cả cổ phiếu cùng ngành đều sẽ nóng.

    4. Một số cổ phiếu thuộc dạng hiếm trở nên quý thì sớm hay muộn các cổ phiếu hiếm khác cũng biến thành quý

    5. Khi rộ lên phong trào đãi cát tìm vàng thì những cổ phiếu nào được coi là vàng khối và đã tăng mạnh sẽ được sử dụng làm hình mẫu để so sánh với các cổ phiếu khác mà nhà đầu tư (đầu cơ) nghĩ là vàng sa khoáng

    6. Phong trào đi chụp dao rớt, một số dao rớt bị chặn đứng lập tức tạo phản ứng dây chuyền tại các con dao đang rớt khác

    7. Một cổ phiếu ngành xây dựng tăng liên tục buộc nhà đầu tư (đầu cơ) phải đặt câu hỏi ? Liệu còn cổ phiếu nào cùng ngành chưa tăng để bỏ tiền vào đó ?

    8. Mùa báo cáo tài chính thì số % vượt kế hoạch so với năm trước sẽ được nhà đầu tư (đầu cơ) coi là tiêu chí và cơ sở để cổ phiếu đó tăng giá

    9. Làn sóng cổ đông lớn mua với giá cao hơn thị giá kích thích giá hiện tại tăng thì không có lý do gì để những trường hợp tương tự không tăng theo

    vân vân và vân vân ... (Những ví dụ trên xảy ra trong quá khứ, chỉ có tính chất minh họa, không phải là một khuyến nghị trong hiện tại)



    Muốn tìm kiếm lợi nhuận thông qua dò tìm luồng chảy của dòng tiền thì trong đầu nhà đầu tư (đầu cơ) luôn phải thường trực những câu hỏi :

    + Hiện nay trên thị trường có diễn biến gì rất đặc biệt ?

    + Những cổ phiếu nào có chung đặc điểm với diễn biến đặc biệt đó ?

    + Mức độ đột biến trên từng cổ phiếu cụ thể ?

    Dòng tiền chảy qua các sectors và bản thân các sectors đó không hề xấu, cổ phiếu tăng giá không nên coi là nóng hay không nóng vì thị trường luôn đúng, nhưng bền vững hay phù du thì cần cân nhắc kỹ trước khi bỏ tiền vào những sectors đó.
    69. Khi có thông tin tác động tới thị trường nói chung và cổ phiếu nói riêng

    Đừng sai lầm khi cố chứng minh nó sai (nếu mâu thuẫn với quyền lợi của mình) hoặc cổ vũ cho nó là đúng (nếu nó phù hợp với quyền lợi của mình)

    Nên đặt câu hỏi:

    1. Nó có tác động đến thị trường (cổ phiếu) không ?
    2. Tác động đến mức độ nào ? (gây hưng phấn tăng giá ? tăng đến bao nhiêu ? - gây thất vọng giảm giá ? có thể giảm đến bao nhiêu ?)
    3. Tận dụng cơ hội để sinh lời ? hoặc giảm rủi ro như thế nào ?

    Các bạn có thể thấy điều này rất rõ tại NYSE, không ai tìm cách chứng minh những quyết định của FED là đúng hay sai.
    Investors chỉ nhận định về tác động bởi tuyên bố của FED và tìm cách hành động phù hợp nhất.
  2. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    70. Tranh mua và lúc nào nên tranh mua

    LHH:
    Trên con đường đi lên thì thị trường vẫn còn vô số phiên điều chỉnh, thừa đủ thời gian để vào mà không cần tranh mua (không biết tôi đã nói câu này bao nhiêu lần)

    Hãy để market makers kéo thị trường đi lên bằng những phiên tăng vọt (ai cần cơ cấu danh mục nên bán vào những phiên như vậy), còn những nhà đầu tư nhỏ nên mua vào những phiên điều chỉnh.


    Nói lại cho rõ : Nếu bạn nhận định thị trường trong xu thế đi lên (còn nhận định của cá nhân tôi thì hiện nay: khó giảm sâu nhưng chẳng có lý do gì để tiếp tục tăng) thì trên con đường đi lên thị trường vẫn còn vô số phiên điều chỉnh, thừa đủ thời gian để vào mà không cần tranh mua (đây là lời nhắc mà các trader phải thuộc nằm lòng). Câu này tôi muốn nói với các bạn vẫn bị ám ảnh tâm lý luôn luôn sợ mua vào không kịp.

    Còn việc tranh mua áp dụng trong tình huống nào ?

    1. Tranh mua khi nhận định thời gian ngắn trước mắt giá cổ phiếu tiếp tục tăng, tranh mua để bán ngay sau đó
    Lúc đó giá mua vào cao hay thấp không thành vấn đề, quan trọng là giá cổ phiếu có tăng tiếp hay không ?
    Tranh mua theo kiểu này thì bất cần thị trường chung đang ra sao

    Nhiều người bị thua lỗ trong trường hợp này vì không rõ mấy điều trên :

    + Phải bán ngay sau đó (tức là dù lãi hay lỗ đều phải bán)
    + Nhận định cá nhân là giá cổ phiếu sẽ tăng tiếp nên quyết định tranh mua, nhưng mua rồi thì cổ phiếu rớt giá, tức là nhận định sai, cách sửa sai tốt nhất là stop loss (nhưng xót của nên thường là giữ lại chờ giá hồi phục)

    2. Tranh mua khi thị trường trong xu thế uptrend, thị giá một cổ phiếu đang chạy sideway một thời gian dài, bỗng nhiên tăng đột biến với khối lượng giao dịch lớn do có những thông tin hỗ trợ tích cực. Liệt kê trường hợp này thì cần có đủ các điều kiện :

    + Thị trường chung đang lên
    + Giá cổ phiếu đang chạy sideway bỗng tăng đột biến
    + Khối lượng giao dịch lớn
    + Thông tin hỗ trợ tích cực

    Nếu quyết định tranh mua thì phải tranh mua ngay khi cổ phiếu đó bắt đầu đợt tăng giá ( khi cổ phiếu đó bắt đầu tăng 1 - 3 phiên là phải quyết định ngay có tranh mua hay không)

    Trong trường hợp đủ các yếu tố trên thì có thể tranh mua và cứ yên tâm chờ thị trường đưa mình lên đỉnh
    Nếu thiếu yếu tố thị trường hoặc thông tin hỗ trợ thì vẫn có thể tranh mua nhưng nên sẵn sàng tư thế xuống tàu.

    71. Một cổ phiếu được phân phối mạnh trong một xu hướng đi lên gần như là chắc chắn bắt đầu cho một chu kỳ suy giảm

    Khi một cổ phiếu đang lên mà được phân phối mạnh liên tiếp 2 - 3 phiên với giá trị giao dịch lớn gấp nhiều lần giao dịch trung bình thì gần như chắc chắn đó là sự bắt đầu cho một chu kỳ suy giảm (nếu thống kê tại HOSE thì chỉ có một trường hợp không theo quy luật này, đó là HAP khi bắt đầu tăng từ 35 lên 4x - còn lại các cổ phiếu khác đều không nằm ngoài quy luật này)

    Cố gắng tránh đừng nhảy vào lúc đó.

    72. Thông điệp của big boys

    Tính đến ngày hôm nay là VNI Index đã tăng điểm 5 phiên liên tục (dù mỗi phiên tăng rất ít) - một hiện tượng chưa xuất hiện kể từ đầu tháng 5/2007
    Tính chất của đợt tăng điểm này chủ yếu lợi dụng quy mô nhỏ của thị trường để tác động vào một số cổ phiếu chủ chốt

    Có thể coi đó là một thông điệp của big boys : chúng tôi muốn thị trường tăng (để làm đẹp báo cáo quý, để cơ cấu lại danh mục được dễ dàng)

    Những nhà đầu tư nhỏ hãy cân nhắc để hành động sao cho có lợi nhất

    + Stop loss
    + Cơ cấu danh mục
    + Nhập hàng
    + Lướt sóng

    v.v...

    73. Không tử thủ đến cùng

    Khi thị trường đi xuống, có những người nghiến răng tử thủ
    Cổ phiếu xuống giá đến mấy họ cũng đành cắn răng chịu đựng

    Nhưng khi thị trường đi lên thì họ là những người dao động tinh thần đầu tiên
    Chỉ cần qua điểm hòa vốn của giá là nhiều người đã muốn bán ra lắm rồi

    Cái cảm giác bán ra và có lãi sau bao ngày chịu đựng, cảm giác được ăn ngon ngủ yên sau bao ngày lo lắng nó thôi thúc con người ta ghê lắm. Nhất là khi giá cổ phiếu sau khi vọt lên qua điểm hòa vốn thì lình xình khá lâu, càng làm thôi thúc tâm lý bán ra vì sợ giá lại giảm.
    Những người đó sẽ bị thiệt hại nhiều nhất, bởi vì sau khi bán ra - có lãi chút ít, nếu cổ phiếu tiếp tục tăng giá thì cảm giác tiếc nuối, dằn vặt xuất hiện, tâm lý giằng co giữa có nên nhảy vào trở lại (lòng tham) hay ngồi im (sợ hãi) cứ tranh đấu hàng ngày - trong khi giá cổ phiếu vẫn tăng
    Tới khi lòng tham chiến thắng sợ hãi thì đó lại là lúc nhảy vào đúng đỉnh

    Nên: nếu đã tử thủ thì tử thủ đến cùng (nếu đã chịu đựng được đến đáy thì đừng sợ theo lên đến đỉnh).

    74. Không cân bằng được nỗi sợ hãi và lòng tham
    Nên tư duy theo luồng chảy của dòng tiền - đừng cố gắng đoán định một chiều theo kiểu thị trường sẽ lên hay xuống

    Tại sao nhiều người hay bị mắc lại ở đỉnh ?
    Bởi vì họ không cân bằng được nỗi sợ hãi và lòng tham

    Khi thị trường bắt đầu đi lên thì nỗi sợ hãi làm họ do dự (thị trường càng lên thì họ càng do dự, vì ai cũng biết giá ngày càng cao, rủi ro ngày càng lớn)

    Tới khi thị trường vận hành thật nhanh, thật mạnh, lợi nhuận tăng chóng mặt thì lòng tham trỗi dậy, mọi nỗi sợ tan biến hết, nhảy vào và - đúng đỉnh

    Khi tôi viết bài lần trước, đặt câu hỏi cho các bạn về dòng tiền thường trực, thực ra là đã gợi ý rất rõ cổ phiếu sẽ dẫn dắt thị trường đi lên, nếu ai tận dụng cơ hội được thì tốt, không thì cũng không sao, cơ hội còn nhiều.

    Thị trường hiện nay đang đi vào giai đoạn nhạy cảm : đi lên để break out hay đi xuống để hoàn thành nốt đỉnh thứ 3 của hình mẫu FW ?
    Thực sự không ai trả lời được

    Nhưng nếu tư duy theo luồng chảy của dòng tiền thì cơ hội vẫn xuất hiện
    Dòng tiền thường trực vẫn luôn chảy theo quy luật (dù thị trường lên hay xuống thì nó vẫn chảy như vậy) :
    BCs ++> cổ phiếu tốt, thị giá trung bình ++> PS tốt ++> những cổ phiếu chưa tăng giá ++> tất cả đều tăng

    Tình hình hiện nay là BCs đã tăng hết rồi (có cổ phiếu tăng rất nhiều, có cổ phiếu tăng nhiều, có cổ phiếu tăng - nói chung là đã tăng hết)
    Nhiều cổ phiếu tốt, thị giá trung bình cũng đã tăng

    Trong vòng 1 tuần gần đây PS đã tăng theo đợt tăng của thị trường, nhưng hiện nay rất nhiều cổ phiếu nhỏ đang rơi vào những khuôn mẫu giảm giá (vai - đầu - vai, hình thành FW giai đoạn đầu)

    Bạn hãy giả định thị trường :

    + Nếu thị trường đi lên thì BCs sẽ lên tiếp nhưng rồi cơ hội vẫn sẽ xuất hiện tại PS, một khi PS phải chờ đợi lâu như vậy thì sẽ tăng rất mãnh liệt, thậm chí xét về % tăng còn cao hơn BCs (nhiều bạn giữ PS hồi tháng 3/2007 được hưởng cảm giác này rồi)
    + Nếu thị trường đi xuống thì dòng tiền sẽ chuyển từ BCs sang PS (nhưng chu kỳ tăng sẽ rất ngắn ngủi và tăng không cao)

    Như vậy trong bất kỳ trường hợp nào thì dòng tiền vẫn sẽ chảy về PS, Cơ hội đang nằm ở PS, nhưng chỉ nên quan sát, chưa nên giải ngân
    Lúc này chính là lúc rèn luyện cách chế ngự lòng tham (BCs đang tăng, tâm lý : giá mà nhảy đại vào một BCs thì kiếm nhiều tiền rồi)

    Chế ngự nỗi sợ hãi : giải ngân vào PS cụ thể khi cơ hội giá rẻ xuất hiện
    Lưu ý các bạn : để giải ngân vào PS trong các khuôn mẫu giảm giá đòi hỏi sự chế ngự nỗi sợ hãi rất cao
    Các bạn nên nghiên cứu kỹ lại giai đoạn giảm giá thê thảm trong tháng 8/2007 của những BCs hàng đầu, học hỏi kinh nghiệm của những người đủ can đảm để mua vào BCs lúc đó.

    Chú ý:

    1. Bài viết này không khuyên các bạn bán BCs hiện có để mua PS
    2. Bài viết này chỉ giúp các bạn đang có ý định giải ngân một cách nhìn thị trường
    3. Bài viết này không nên áp dụng nếu VNIindex vượt được 1050


    75. Không cần phải cố thông minh hơn thị trường trong những giai đoạn tăng trưởng nóng

    Khi thị trường bước vào giai đoạn tăng nóng thì không cần phải cố thông minh hơn thị trường.
    Không cần cơ cấu nhiều vì lần lượt thì cổ phiếu nào cũng sẽ tăng.

    76. Retest

    Sau một thời kỳ tăng nóng, sẽ xuất hiện retest
    Thông thường đợt retest sẽ xuất hiện sau một chu kỳ tăng nóng kéo dài 2 - 3 tuần
    tức là sau 10 - 15 phiên giao dịch

    Chu kỳ tăng nóng càng mạnh bao nhiêu thì retest cũng sẽ tạo đáy sâu bấy nhiêu
    Ngày thứ hai tuần tới nếu thị trường tiếp tục tăng mạnh thì sẽ là phiên thứ 14 của chu kỳ tăng nóng, khả năng retest xuất hiện vào ngày thứ ba là rất cao, đợt retest này nếu bắt đầu vào thứ ba thì sẽ kéo dài tới thứ năm và có thể phục hồi nhẹ vào thứ sáu.

    (Các bạn có thể xem lại dữ liệu của đợt retest khi VNIndex tăng từ 52x lên 65x trong tháng 11/2006 để hình dung vấn đề được rõ hơn)

    Đây là cơ hội cho những bạn đang giải ngân, vì các bạn có thể giải ngân vào thứ ba và thứ tư tuần sau với mức giá của các cổ phiếu tương đương với giá của tuần này (các bạn nên bình tĩnh, chưa giải ngân vào thứ hai tuần tới, giải ngân chậm một chút sẽ tốt hơn)

    Các bạn đang nắm cổ phiếu, nhất là các bạn mới mua vào thứ năm và thứ sáu vừa qua chớ nên hốt hoảng. Còn các bạn đã mua vào giai đoạn < 950, nếu lo sợ bán ra thì cũng không sao, chỉ có điều lợi nhuận sẽ ít đi, vậy thôi.

    Các bạn pro trader, không cần nhắc thì các bạn cũng biết phải làm gì để tận dụng retest rồi.

    76B. Nói thêm về retset

    Nhiều bạn đọc bài viết của tôi nhưng dường như vẫn chưa hiểu bản chất của vấn đề
    Bài viết về retest gồm có 3 ý chính

    1. Thứ nhất về mặt lý thuyết và thực tế đã chứng minh : (điều này luôn đúng)

    Sau một thời kỳ tăng nóng, sẽ xuất hiện retest
    Chu kỳ tăng nóng càng mạnh bao nhiêu thì retest cũng sẽ tạo đáy sâu bấy nhiêu

    2. Dựa vào kinh nghiệm của tôi : (Có thể sai lệch về thời điểm xảy ra - chuyện rất bình thường)

    Ngày thứ hai tuần tới nếu thị trường tiếp tục tăng mạnh thì sẽ là phiên thứ 14 của chu kỳ tăng nóng, khả năng retest xuất hiện vào ngày thứ ba là rất cao, đợt retest này nếu bắt đầu vào thứ ba thì sẽ kéo dài tới thứ năm và có thể phục hồi nhẹ vào thứ sáu.

    3. Lời khuyên :

    + Các bạn đang nắm cổ phiếu, nhất là các bạn mới mua vào thứ năm và thứ sáu vừa qua chớ nên hốt hoảng. (nếu xác định nắm chặt cổ phiếu thì retest xảy ra vào thứ ba hay thứ năm cũng đâu có quan trọng ?)
    + Đây là cơ hội cho những bạn đang giải ngân, vì các bạn có thể giải ngân vào thứ ba và thứ tư tuần sau với mức giá của các cổ phiếu tương đương với giá của tuần này (thực tế thì VNIindex khi retest sẽ bị ảnh hưởng bởi 6 cổ phiếu dẫn dắt thị trường, còn mức giá tại PS thì vẫn mua vào thứ ba và thứ tư là tốt nhất - nhiều bạn đã tận dụng cơ hội để cơ cấu từ BCs sang PS trong 2 ngày thứ ba và thứ tư, những bạn đó thực sự có tố chất rất giỏi Yes vì đã hiểu bản chất của retest : những cổ phiếu làm cho thị trường tăng nóng thì sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi thị trường xảy ra retest)


    Hết sức bình tĩnh, đó vẫn luôn là lời khuyên của tôi
    Chỉ khi nào VNIndex không thể vượt nổi 1113 thì mới cần suy nghĩ đến việc cash out.

    Retest chắc chắn sẽ xảy ra - đó là mệnh đề thứ nhất
    Thị trường vẫn trong uptrend - đó là mệnh đề thứ hai
    Giải ngân khi retest xảy ra - đó là mệnh đề thứ ba

    Nếu bạn tuân thủ nguyên tắc đó thì chỉ xảy ra retest bạn mới giải ngân (lúc đó thứ ba, thứ tư, hay thứ năm, thứ sáu đâu có quan trọng)
    Pro trader không bao giờ bị bất ngờ

    Còn việc giả định retest xảy ra vào thứ ba thì chỉ liên quan đến việc huy động tiền (dead line là thứ hai tiền phải sẵn sàng)
    Không có nghĩa là thứ ba phải giải ngân hay phân phối cổ phiếu

    Giống như bạn chuẩn bị đối phó với một cơn bão
    Bạn dự kiến bão đến vào thứ ba, thì bạn phải chuẩn bị mọi công việc đối phó xong xuôi vào thứ hai
    Nếu thứ ba bão chưa đến thì bạn chờ đợi tiếp hay bãi bỏ mọi việc chuẩn bị vì cho rằng bão không đến nữa Big Smile

    Retest sẽ tạo đáy một cách mạnh mẽ và sâu
    Cần bám sát tình hình thực tế chứ không nên tự cho trước một mốc đáy 1050 hay một con số nào đó.
    Hãy giải mã một kỷ lục vừa được xác lập ngày hôm qua.
    bbshark, TommyJerry, meiuhappy1 người khác thích bài này.
    bbshark đã loan bài này
  3. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    77. Lấy sức nhàn chống sức mệt

    Khi thị trường bước vào giai đoạn giằng co
    Có bứt phá qua đỉnh 1170 ?
    Hay phải lùi bước trước đỉnh 1113 ?

    Người có kinh nghiệm sẽ lui quân ở mốc ~ 1100
    Nếu thị trường xuống thì đã an toàn
    Nếu thị trường bứt qua nổi 1170 thì quay lại vẫn kịp (thực chất là nhường thị trường đi trước mình ~ 60 điểm, coi như 5% - không bao nhiêu cả)

    Bởi vì đã qua được 1170 thì thị trường sẽ băng lên rất xa.

    Hy vọng nhiều bạn đã lui quân kịp thời
    Nếu đã lui quân thì chờ thị trường nguội hẳn hãy quay lại

    Cố gắng tránh bull trap
    Rất buồn vì bull trap đã xuất hiện tại một cổ phiếu của HOSE và hôm nay có khoảng 300.000 cổ phiếu đã bị mắc cạn
    Nhưng nguyên tắc của tôi là không can thiệp vào cổ phiếu cụ thể - thành thật xin lỗi vì không thể cảnh báo

    Sắp tới bull trap sẽ liên tục xuất hiện tại nhiều cổ phiếu chủ chốt của HOSE

    Tại sàn HASTC
    Hy vọng công sức làm bài tập ngày xưa của các bạn đã được đãi ngộ xứng đáng
    Nên phân phối dần.

    78. A DEAD CAT BOUNCE

    http://en.wikipedia.org/wiki/Dead_cat_bounce

    Nhiều cổ phiếu sẽ xuất hiện trạng thái này
    Chứ không phải thị trường sẽ nằm trong trạng thái này

    Thị trường chỉ đang nguội đi một cách từ từ thôi
    Các bạn nên tránh những cổ phiếu có DCB nếu bạn không có kinh nghiệm dày dạn

    Hãy nhường những vụ đó cho Kền kền phái Big Smile

    Dow rớt tới 366 pts phiên cuối tuần rồi
    Oil & Gold đều tăng cao
    Châu Âu và Châu Á chắc chắn giảm mạnh tuần tới
    Việt Nam chậm hơn một nhịp nên có thể giữa tuần mới bị ảnh hưởng mạnh

    Các bạn còn có ngày thứ hai để chuẩn bị
    Chúc may mắn

    Nếu bạn nào muốn thử cảm giác lướt sóng thì kiếm những mã có mô hình FW mà lướt cho an toàn
    Sở dĩ tôi nói vậy vì thấy nhiều bạn có vẻ hăng hái lượm dao rớt quá

    Còn không thì cứ giữ tỷ lệ cash hợp lý thì tốt hơn

    Nhiều BCs chủ chốt của HOSE trong những phiên giao dịch gần đây có mô hình FW
    Nên khi chúng đồng loạt breakout upper line sẽ tạo ra cộng hưởng
    Tạo nên a good day

    Tuy nhiên sau khi breakout thì sẽ đi đến đâu (lên tiếp hay xuống) thì không ai đoán định được
    Chính vì thế nếu swing thì chỉ nên tận dụng cơ hội breakout
    Sau đó lại lui quân quan sát tiếp

    Trade quan trọng nhất là thời điểm
    Ý kiến của tôi đưa ra vào chiều thứ hai (giờ VN)
    Tức là nên tận dụng cơ hội trade vào ngày thứ ba
    Còn nếu nhảy vào ngày hôm nay, cơ hội thành công không phải không có, nhưng tất nhiên lợi nhuận sẽ ít hơn và rủi ro cao hơn ngày hôm qua.

    Tôi không rõ quan điểm của nhiều bạn về việc rớt sâu hay nông của VNIndex

    Nếu VNIndex hôm nay rớt 28.28 điểm mà các bạn vẫn coi là bình thường thì thôi.

    Còn nếu coi là rớt mạnh thì ta học tiếp bài 79

    Quan điểm của người nắm giữ cổ phiếu thường mâu thuẫn với quan điểm của những nhà phân tích
    Thường thì sau khi mất khoảng 30% tài sản những người đó mới coi là rớt mạnh
    Có lẽ chúng ta nên chờ đợi tiếp

    Chẳng hạn có bạn coi một cổ phiếu rớt từ 324 về 268 vẫn là bình thường Big Smile

    79. Băng đóng 1 thước không phải do cái lạnh của một ngày

    Câu nói trên là tôi mượn ý từ một câu tục ngữ của Trung Hoa, ý muốn nói : kết quả của một sự việc luôn luôn là diễn biến của cả một quá trình.

    Uptrend là một chuỗi những ngày tăng giá và giảm giá, trong đó những ngày tăng giá nhiều hơn những ngày giảm giá, và cường độ của tăng giá lớn hơn cường độ giảm giá
    Downtrend là một chuỗi những ngày giảm giá và tăng giá, trong đó những ngày giảm giá nhiều hơn những ngày tăng giá, và cường độ của giảm giá lớn hơn cường độ tăng giá

    Sở dĩ tôi phải giải thích hơi có vẻ lẩn thẩn như vậy, vì dù trong downtrend vẫn luôn có những ngày tăng giá ấn tượng, và rồi nhiều bạn lại nhảy cẫng lên trong những ngày đó, tranh thủ cơ hội xúc phạm tôi Big Smile

    Trên đây là vài lời phi lộ

    Bây giờ quay lại vấn đề chính tôi muốn nói.

    80. Hệ thống indicators

    1. Lý do để xây dựng hệ thống indicators :

    - Lý do quan trọng nhất là tôi hết sức buồn khi những người tham gia thị trường liên tục bị thiệt hại, bị điều khiển như những con rối trong tay bigboys và những nhà quản lý với trình độ quá tệ hại

    2. Nguyên tắc của hệ thống indicators :

    - Chính xác và tin cậy (chắc chắn là phải như vậy, vì không chính xác thì khỏi dự báo cho mất công)
    - Đơn giản và dễ sử dụng (để ai có kiến thức tài chính ở mức trung bình cũng có thể dùng được)
    - Linh hoạt với tương lai (thị trường VN còn rất mới và sẽ biến đổi rất nhiều, hệ thống dự báo phải tương thích được trong một thời gian đủ dài 3 - 5 năm, chứ vài tháng lại phải cập nhật một lần thì không ổn chút nào)

    3. Nguyên lý dự báo :

    B có thể xuất hiện nếu không có A, nhưng nếu đã có A thì chắc chắn phải có B

    Tức là sự thay đổi B (tăng, giảm) của thị trường hoặc một mã cổ phiếu cụ thể có thể không cần hội tụ đủ các yếu tố cần thiết A (hình mẫu không hoàn hảo)
    Nhưng một khi xuất hiện đầy đủ các yếu tố cần thiết A thì sự thay đổi B (tăng, giảm) là tất yếu

    Ví dụ :
    Một mã cổ phiếu thường trải qua chu kỳ : tăng trưởng - phân phối - suy giảm - tích lũy
    và vòng quay đó cứ lặp đi lặp lại
    có thể trong quá trình vận động không phải chu kỳ nào cũng đầy đủ 4 thời kỳ như trên
    nhưng nếu một chu kỳ có đầy đủ 4 thời kỳ như trên thì chu kỳ tiếp theo chắc chắn sẽ bắt đầu bằng thời kỳ tăng trưởng
    Gọi B là thời kỳ tăng trưởng
    A là chu kỳ gồm đầy đủ 4 thời kỳ
    Có thể thấy B có thể xuất hiện mà không cần phải có A (mà là một A'' hay A'''' nào đó)
    Nhưng nếu đã có A chắc chắn phải có B

    Dựa trên nguyên lý này tôi lựa chọn ra trong vô số những indicators của FA, TA, news
    10 indicators mà khi chúng xuất hiện đồng thời sẽ dẫn đến sự tăng giảm phải là tất yếu

    4. Yêu cầu đối với người sử dụng

    - Nếu không hiểu hệ thống indicators này thì tuyệt đối không được sử dụng (nếu bạn không hiểu tức là khả năng của bạn dưới mức trung bình, đừng cố đầu tư tài chính, sẽ chỉ dẫn đến tổn thất mà thôi, nên mang tiền gửi tiết kiệm và quay lại công việc chính của bạn)
    - Chỉ áp dụng khi đồng thời 10 indicators cùng xuất hiện
    - Chính vì yêu cầu cùng xuất hiện nên xác suất sẽ nhỏ, thường là đối với 1 mã cổ phiếu cụ thể thì thời điểm xuất hiện đồng thời cả 10 indicators ~ 1 - 2 lần / 12 tháng
    Chính vì thế yêu cầu người sử dụng phải kiên nhẫn, nếu bạn không kiên nhẫn thì tuyệt đối không được sử dụng

    5. Khắc phục những hạn chế khách quan của hệ thống indicators :

    - Hạn chế thứ 1 : đó là thời gian chờ đợi sự xuất hiện đồng thời cả 10 indicators quá lâu, quá lâu sẽ sinh ra chán, chán sẽ sinh ra làm ẩu Big Smile
    Chính vì thế cần quan sát đủ cả ~ 200 mã niêm yết tại cả 2 sàn GD
    Khi đó xác suất sẽ giảm từ 1 - 2 lần / 12 tháng xuống 200 - 400 lần / 12 tháng hay 4 - 8 lần / tuần (nghe đến tỷ lệ này thì các bạn thích nhảy nhót sẽ tỉnh ngủ ngay Big Smile)

    - Hạn chế thứ 2 : tôi không nhớ rõ lắm câu tục ngữ của VN về chuyện này, nhưng hình như là : No dồn đói góp
    Tức là có khi cả tháng không có cơ hội nào (sideway hoặc downtrend) nhưng có khi trong vòng 1 - 2 tuần xuất hiện hàng chục đến hàng trăm cơ hội (uptrend)
    Vì vậy lời dặn vẫn là tuyệt đối không trade ẩu khi không có cơ hội, và phân bổ sức đúng khi có quá nhiều cơ hội

    - Hạn chế thứ 3 : Hạn chế thứ 3 sinh ra từ hạn chế thứ nhất
    Tức là theo dõi cả 200 mã thì rất mệt, nên phải tìm cách giảm mệt Big Smile

    + Các bạn không nên theo dõi từng cổ phiếu cụ thể, sẽ rất mệt mỏi
    Nên chia theo ngành, ví dụ có thể chia số công ty niêm yết tại cả 2 sàn GD theo 25 ngành nghề (đó là theo suy nghĩ của tôi, còn các bạn có thể tự chia thành 20 hoặc ít hơn, 30 hoặc nhiều hơn, tùy theo thói quen và trình độ của các bạn). Làm như vậy là bạn đã tiết kiệm được 90% công sức bỏ ra. Sau đây là ví dụ cách chia của tôi, các bạn có thể tham khảo

    - Bao Bì (gồm các mã Bao bì nhựa Tân Tiến
    Bao bì dầu thực vật
    In và bao bì Mỹ Châu
    Bao bì Bỉm Sơn
    Công nghiệp thương mại Sông Đà
    Bao bì xi măng Bút Sơn
    Kỹ nghệ Đô Thành
    Bao bì PP Bình Dương
    - Bảo hiểm (gồm các mã v.v...
    - Công nghệ thông tin & truyền thông (gồm các mã v.v...
    - Du lịch, khách sạn, giải trí
    - Đồ gia dụng, văn phòng phẩm
    - Dịch vụ chuyên môn
    - Dược phẩm, y tế
    - Giấy, vật liệu in
    - Hàng may mặc
    - Hóa dầu, hóa chất
    - v.v....

    + Đọc chart (chắc chắn là những indicators của TA không thể thiếu trong hệ thống indicators rồi Big Smile)
    Những indicator nào của TA càng nhạy với diễn biến hàng ngày thì độ tin cậy cho dự báo dài hạn càng kém và ngược lại
    Vì vậy trong hệ thống indicators của tôi những indicators có độ nhạy kém với diễn biến hàng ngày sẽ được ưu tiên lựa chọn
    Bởi vì độ nhạy kém với diễn biến hàng ngày, nên việc ngày nào cũng chăm chăm nhìn vào những indicators đó là không cần thiết Big Smile

    Ví dụ : đường MACD - ngày hôm nay cũng chẳng khác mấy ngày hôm qua và cũng sẽ chẳng khác mấy ngày mai
    hoặc dải Bollinger Bands cũng vậy Big Smile
  4. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Chính vì không cần ngày nào cũng phải chăm chú nhìn những indicators của TA nên cũng không cần phải tự mình xài MS của riêng mình làm gì cho mệt. Thị trường VN còn nhỏ (~ 200 mã cổ phiếu) nếu về sau phát triển lên cả ngàn hay hàng ngàn mã mà các bạn xài MS riêng chỉ để ngắm mấy indicators như MACD hay Bollinger Bands thì rất buồn cười và cũng rất mệt nữa (tất nhiên nếu bạn có tham vọng trở thành một trader hoặc investor có hạng thì vẫn nên tập luyện MS của riêng mình, chúc các bạn có tham vọng như vậy tiến tới được trình độ có khả năng live trade ở thị trường thế giới để có thể sử dụng các đòn bẩy tài chính ở nơi mà việc ăn thua hàng trăm ngàn đến hàng triệu $ / ngày là chuyện bình thường)

    Vì vậy tôi khuyên các bạn nên tìm những web cung cấp miễn phí chart mà xài
    Tôi đã test thử một loạt trang web của các công ty Chứng khoán tại VN, nói chung chart của họ hoàn toàn đáp ứng được việc quan sát những TA indicators được tôi lựa chọn

    - Hạn chế thứ 4 : đó là news

    Tin tức thì có nhiều loại

    - Có loại tác động trước vào giá (tin đồn, tin nội gián) : tin đồn thì tôi lúc nào cũng khuyên các bạn không chạy theo rồi, tin nội gián thì không phải ai cũng có Big Smile
    Cho nên tôi loại bỏ news tác động trước vào giá ra khỏi tập hợp indicators được xây dựng

    - Có loại tác động tức thời vào giá :
    Tôi cũng loại bỏ news tác động tức thời vào giá ra khỏi tập hợp indicators được xây dựng. Bởi vì :
    + Phần nhiều tin tác động tức thời vào giá là tin nội gián trở thành công khai. Ở các thị trường luật pháp nghiêm minh, hoàn chỉnh thì những tin này là cơ hội rất tốt (vì không có tình trạng thông tin nội gián bị lạm dụng tràn lan nên lúc đó từ nhà lãnh đạo cao cấp của công ty đó đến nhà đầu tư bình thường - cơ hội là ngang nhau). Nhưng ở VN thì rất dễ biến thành bull trap.
    + Thậm chí có tin tác động tức thời vào giá là tin giả mạo Super Angry. Thực sự đây là hành vi phạm pháp, vậy mà tôi chẳng thấy có ai bị truy cứu cả.
    + Cũng có một số rất nhỏ tin tác động tức thời vào giá được công bố một cách nghiêm túc. Nhưng về tính chất hệ thống indicators của tôi bao gồm toàn indicators hiệu ứng chậm, nếu chen vào news có tính chất tác động tức thời thì cũng giống như xe hơi 4 bánh thì 3 bánh chạy chậm, riêng có một bánh cứ đòi chạy nhanh, tôi nghĩ tai nạn sẽ xảy ra, không biết các bạn có nghĩ giống tôi không Big Smile

    - Có loại tác động chậm vào giá : loại này thường mang tính chất vĩ mô (ví dụ CT03)
    Tôi chọn loại này vào hệ thống indicators của tôi, có lẽ vì tôi già rồi nên thích vừa nhâm nhi Coffee vừa xử lý news

    - Hạn chế thứ 5 : tính thanh khoản

    Hệ thống indicators này không phân biệt được BCs và PS
    Sở dĩ tôi cố tình để như vậy vì thị trường VN còn phát triển và biến động mạnh. Một BCs dẫn dắt thị trường hôm nay có thể trở thành thứ yếu ở tương lai. Một BCs hùng mạnh có thể suy giảm thành những cổ phiếu bình thường. Một PS bình thường có thể thành ngôi sao tương lai.
    Nên khi sử dụng, các bạn phải sử dụng nhận thức của mỗi cá nhân khi ra quyết định

    - Hạn chế thứ 6 : rủi ro mang tính nhất thời - tranh mua - tranh bán

    Hệ thống indicators này được xây dựng trên nguyên tắc :
    Muốn mua là mua được - muốn bán là bán được
    Muốn mua bao nhiêu cũng được - muốn bán bao nhiêu cũng được

    Nên sẽ có trường hợp rủi ro mang tính nhất thời xảy ra :
    Muốn mua không mua được - muốn bán không bán được
    Muốn mua nhiều không được - muốn bán nhiều cũng không được

    Tất nhiên rủi ro này chỉ có tính chất tạm thời, vì thị trường VN sẽ lớn lên rất nhanh, mọi nhu cầu tranh mua - hay tranh bán đều được thỏa mãn
    Tuy nhiên tại thời điểm này các bạn phải lưu ý rủi ro đó khi sử dụng

    Nhưng với giá trị / lần giao dịch khoảng 20.000$ thì không vấn đề gì đâu (tôi đã nhờ một số bạn test bằng cách trade thật nhiều lần và đều ổn cả - các bạn đó cũng kiếm được bộn tiền mà tôi chưa được mời ly cafe nào cả Big Smile). Nếu thận trọng hơn nữa, theo tính toán của tôi thì nếu các bạn giao dịch với giá trị < 5% giá trị giao dịch trung bình / phiên trong vòng 1 tháng của một mã cổ phiếu thì sẽ không gặp rủi ro này
    Và nói chung nếu tranh mua khoảng 2 phiên liên tiếp mà không được thì nên bỏ đi
    Cơ hội có rất nhiều

    - Hạn chế thứ 7 : tác động của chính hệ thống indicators này vào thị trường

    Điều này phụ thuộc vào mức độ áp dụng phổ biến của hệ thống. Chính vì để khắc phục hạn chế này nên tôi xây dựng chủ yếu nhằm tìm uptrend chứ không phải dùng cho sideway hoặc downtrend. Vì như thế tác động của chính hệ thống indicators này vào thị trường hầu như không đáng kể, thời gian sử dụng ổn định của hệ thống sẽ lâu hơn.

    - Hạn chế thứ 8 : sự tự mãn và chủ quan của người sử dụng

    Vì tính ứng dụng đơn giản của hệ thống cùng với tỷ lệ thành công rất cao, sẽ dẫn đến sự tự mãn và chủ quan của người sử dụng. Theo tôi được biết thì những người bạn được tôi nhờ test hộ đã có biểu hiện chủ quan (dồn > 50% tiền vào một mã cổ phiếu, thậm chí cao hơn nữa). Điều đó cực kỳ nguy hiểm nếu vào một thời điểm nào đó xảy ra cộng hưởng của hạn chế thứ 5 + 6 + 7

    Nếu sau này các bạn có áp dụng thành công, thì mỗi lần muốn nâng giá trị giao dịch lên đều phải cân nhắc kỹ

    6. Vấn đề cuối cùng :

    Chắc nhiều bạn sẽ hỏi : cách áp dụng hệ thống indicators như vậy có phổ biến không ?
    Tôi xin trả lời : chưa phổ biến tại VN nhưng rất phổ biến trên thế giới
    Các quỹ nhỏ tại nước ngoài thường áp dụng phương pháp này, lý do quan trọng nhất là vì chi phí cho chuyên gia phân tích quá đắt đỏ Big Smile
    Giống như ở VN các bạn mướn mặt bằng mở shop, chưa biết lời lỗ ra sao thì ông chủ mặt bằng đã xơi gần hết lợi nhuận Big Smile
    Ở nước ngoài thì chưa biết trade lời lỗ ra sao nhưng sở hụi đóng cho mấy "chiên da" phân tích đã è cổ rồi
    Mà nhiều khi hiệu quả cũng không hơn bà bán xôi Big Smile
    Lý do thứ hai là chi phí cho broker để live trade cũng tốn kém mà rất rủi ro

    Chính vì thế các quỹ nhỏ thường mua indicators system theo kiểu package

    (Đó là tôi nói vui vậy thôi, còn indicators system này là tôi tặng free các bạn).
    Trong tuần sau tôi sẽ gửi các bạn địa chỉ email để liên hệ

    Good luck & Good trade!
    Giả sử các bạn đã mua vào khi VNI 9xx và đã lui quân khi VNI > 11xx theo lời khuyên của tôi.
    Hoặc đó là những bạn đã nghiên cứu HASTC theo đề nghị của tôi trước đây và cũng đã lui quân trong tuần trước.
    Đó chính là những người tôi muốn trao đổi.
    Còn những bạn vẫn mua - bán, lướt sóng ì xèo thì tôi xin không có ý kiến

    Đâu là nơi trader & investor tổn thất nhiều nhất ?
    Thật đáng ngạc nhiên theo kết quả thống kê thì tổng thiệt hại với những người nhảy vào đỉnh chỉ là 1/4 - một con số khá nhỏ. Còn lại 3/4 thiệt hại lại diễn ra trong quá trình cố dò tìm đáy của thị trường.

    Nên ý nghĩa của mục 79. này là : đừng cố dò tìm đáy của thị trường
    Trong một thị trường không có short sell thì kết quả trade bằng swing cũng chẳng hơn nắm giữ cash là bao nhiêu mà rủi ro lớn hơn nhiều.

    Khi thị trường đã trải qua thời gian đủ để suy giảm và tích lũy hợp lý sẽ có những indicators với mức độ tin cậy rất cao sẽ phát tín hiệu để các bạn nhập cuộc.
    Sau gần 7 năm nghiên cứu thị trường Việt Nam, tôi đã cố gắng rút ra được hệ thống indicators để giúp cho một người có kiến thức bình thường về Chứng khoán cũng có thể tự tránh được các bull trap và xác định được thời điểm bắt đầu uptrend thực sự. (Mọi dự đoán của tôi đều thực hiện bằng hệ thống indicators đó - Hy vọng các bạn thấy kết quả cũng không tồi ? Big Smile)

    Các bạn nên nghỉ ngơi một thời gian để tận hưởng thành quả lao động vừa qua. Chúc các bạn một kỳ nghỉ vui vẻ. Hẹn gặp lại các bạn tại mục 80. Hệ thống indicators xác định thời điểm uptrend.

    Indicators System



    1. Người sử dụng IS phải chắc chắn rằng mã cổ phiếu được lựa chọn là một cổ phiếu có các chỉ số FA tốt (P/E, ROA, ROE, P/BV v.v?)
    2. Người sử dụng IS phải chắc chắn rằng mã cổ phiếu được lựa chọn vừa trải qua 3 thời kỳ : Tăng trưởng ?" Phân phối ?" Suy giảm và đang ở trong thời kỳ Tích lũy
    3. Sau một thời gian ngừng giao dịch đủ dài, thị trường luôn luôn có một sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Đặc thù của thị trường Việt Nam là có 04 kỳ nghỉ dài : Tết Dương lịch, Tết Âm lịch, Ngày Quốc tế Lao động, Ngày Quốc khánh.
    4. Người sử dụng IS phải chắc chắn rằng chênh lệch tính bằng % giữa thị giá tại đỉnh tăng trưởng so với thị giá trung bình của thời kỳ tích lũy phải luôn lớn hơn lợi nhuận kỳ vọng của người sử dụng.
    5. Người sử dụng IS phải chắc chắn rằng MACD luôn luôn có phân kỳ dương tối thiểu > 10 phiên giao dịch
    6. Người sử dụng IS phải chắc chắn rằng độ rộng của Bollinger Bands đang được thu lại rất hẹp và ổn định > 10 phiên giao dịch
    7. Người sử dụng IS phải chắc chắn rằng chỉ thực hiện hành động mua sau khi xuất hiện ngôi sao Doji.
    8. Người sử dụng IS phải chắc chắn rằng trong vòng 10 phiên giao dịch gần nhất, mã cổ phiếu được chọn không hề chịu tác động của bất kỳ tin tức có tác động trước hoặc tức thời vào giá mang tính chất thuận lợi hoặc bất lợi
    9. Người sử dụng IS phải chắc chắn rằng tính từ thời điểm quyết định mua đến thời điểm mua được, 08 điều kiện trên không hề thay đổi.
    10. Người sử dụng IS phải chắc chắn rằng chỉ thực hiện hành động mua khi cả 09 điều kiện trên cùng xuất hiện.

    Ghi chú : Indicators System trên hoạt động chính xác và ổn định trong điều kiện giá trị giao dịch tuân thủ IS nhỏ hơn 5% GTGD toàn thị trường ( ~ 50 tỷ trong thời điểm cuối 2007). Với quy mô như vậy, độ chính xác của IS là 100% (một trăm phần trăm)
    Ral, TommyJerry, bbshark2 người khác thích bài này.
  5. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Trong Cơn Mê: Bão Lốc Cổ Phiếu

    Tác giả: LÊ HIỀN (hải ngoại)


    Bẵng đi một thời gian, tình cờ gặp lại ở quán cà phê, tôi không khỏi ngỡ ngàng, mãi mới nhận ra hắn. Hắn quá đổi thay, già hơn trước rất nhiều và có vẻ bất cần đời bởi vì đời đâu còn cần hắn nữa đâu.
    Đây là chuyện thật trên đất Mỹ mà hắn là nạn nhân, chuyện mặt trái của xã hội Mỹ, tiền tiền tiền?
    *
    Hắn chạy vội vào phòng Lab khuôn mặt hớn hở khoe với mọi người hắn trúng mối lớn hãng Cisco và Western Digital đang lên như diều gặp gió, hắn mua 5 ngàn stock của WD hồi còn 4 đồng bây giờ đã vọt lên 24 đồng, rồi hắn chỉ chiếc xe Lexus LS400 cáo cạnh mới bóc chỉ đậu chễm chệ ở bãi đậu xe.
    - Trả tiền mặt bằng tiền lời của stock đó mấy ông ơi. Cả nhóm kỹ sư Việt ló đầu ra bãi đậu xe trầm trồ khen ngợi.
    - Ông giỏi quá thiên tài chơi stock, bái phục.
    - Sư phụ mở lớp dạy chơi stock đi ông.
    - Nhà triệu phú tương lai chỉ cho chìa khóa để biết hãng nào lên hay xuống.
    Nghe khen hắn cười khăng khắc, vầng trán cao hói để lộ sự thông minh hơn người.
    - Đây là chuyện nhỏ nếu Cisco lên tôi còn trúng độc đắc nữa kia.
    Hắn nói một hơi không ngừng nghỉ nào là Amex, Down Jones, NYSE, Nasdaq, S&P 500, Mutual Fund, Bond, Charles Schwab, Fidelity, Morgan Stanley. Thực sự tôi rất mơ hồ về những tên gọi của thị trường chứng khoán trên. Sau đó hắn nêu ra một lô những ký hiệu (symbol) tắt của các hãng làm tôi ngẩn người ra chẳng hiểu hắn đề cập đến tên hãng nào. Trí nhớ về những ký hiệu của hắn rất bền bỉ hình như những người đi sâu vào thị trường chứng khoán đều rất nhớ về ký hiệu từng hãng.
    Mà lời nói của hắn linh nghiệm thật như đinh đóng cột.
    Vài tháng sau hắn khoe mới mua thêm cái nhà mới ở vùng Aliso Viejo bằng tiền lời của stock. Bạn bè bu vào hắn để học hỏi kinh nghiệm, một số bạn bè đã nghe theo lời khuyên của hắn mua những hãng mà hắn nói đều trúng mối tất cả, nhưng có điều họ chỉ chơi bạc gạo, ăn xong một ít rồi nhảy ra, mỗi lần chỉ chơi vài ngàn bạc mà thôi, trong nhóm chưa có ai dám chơi bạo với những số tiền to tát và chuyên nghiệp như hắn.
    Từ từ hắn chuyển qua chơi cổ phiếu chuyên nghiệp lúc nào không biết. Vào phòng làm việc lúc nào cũng thấy hắn dán mặt trên màn ảnh theo dõi con số chuyển động. Công việc của hãng đối với hắn trở thành thứ yếu. Hắn dùng nhiều thời gian của hãng cho việc mua bán cổ phiếu. Hắn thao thao bất tuyệt bàn luận về stock như thầy giáo giảng bài cho học trò. Ngồi trong quán cà phê nếu ai mà lỡ dại đề cặp đến vấn đề stock là gãi đúng chỗ ngứa của hắn, hắn lần lượt giảng giải kỹ lưỡng về lịch sử của hãng từ khi mới thành lập, hãng lên xuống như thế nào.
    Đầu năm 2000 stock lên như diều gặp gió, hắn trúng mối lớn dư tiền của bèn tậu thêm căn nhà khác để cho thuê, sẵn có trớn hay xin nghỉ hãng ở nhà chơi stock toàn thời gian dễ ăn mà không phải suy nghĩ nát óc như thiết kế máy computer. Vì muốn làm giàu nhanh chóng và về hưu trước tuổi 55, lối chơi cổ phiếu của hắn rất táo bạo và thập phần rủi ro (high risky), thu nhập mỗi tam cá nguyệt ít nhất là 40% trở lên.
    Kế hoạch của hắn trôi chảy đến mức đụng đâu thắng đó mà toàn thắng lớn không. Hắn chắc lưỡi chà cứ cái mửng này mình sẽ có mấy triệu bạc trong vòng vài năm, khi đó tha hồ mà du lịch khắp thế giới. Bậc thầy của giới chơi stock có khác. Bạn bè càng nể phục hơn. Hắn túc trực ở nhà 24 tiếng đồng hổ để theo dõi đường biểu diễn lên xuống trên màn ảnh nhỏ, bạn bè có gọi lại là chỉ nói chuyện stock ngoài chuyện đó ra mấy ông đi chỗ khác chơi cho hắn nhờ.
    Vào phòng hắn ở nhà thấy một dàn computer hiện đại với hơn 4 màn ảnh nhỏ nhảy múa những con số trông giật mình, đã nói hắn là tay chơi thứ thiệt mà. Lúc Dow Jones lên vù vù đạt đến 11 ngàn điểm, mặt hắn thật tươi rói. Hắn nói chắc nịch cổ phiếu chỉ có lên chứ không xuống, nếu có xuống rồi sẽ lên lại ngay sau đó vài ngày. Trong những ngày này hắn phân tích và tiên đoán rất chính xác, khi lên cao hắn bán ra rồi đợi lúc xuống thấp hắn mua vào. Điều này đòi hỏi phải có thời gian rất nhiều để theo dõi sát nút những biến chuyển của thị trường chứng khoán và mức lời lỗ của công ty. Nhưng có điều hắn không ngờ, đó làø sự khai gian mức lời của công ty. Bằng một xảo thuật nào đó những con số lỗ to tướng trên mục tường trình hàng tam cá nguyệt trở nên những con số lời thật. Tay bạc bịp đã tráo con bài tẩy đúng thời đúng lúc trước khi bị lộ tẩy.
    Tháng chín đen như một cơn bão đổ ập xuống đời hắn. Cả gia tài của hắn tiêu tan ra tro chỉ trong vòng một ngày. Hắn không kịp trở mình đang say men chiến thắng không chịu để ý đến lời cảnh cáo của ngân hàng trung ương.
    Để gỡ gạc hắn bán căn nhà thứ nhất tung tiền vào mua stock tiếp. Khốn thay, đợt xuống giây chuyền kéo stock của các hãng từ lớn đến nhỏ rụng thê thảm. Như kẻ đánh canh bạc bị thấu cấy cầm bốn con đầm trong tay hắn tiếp tục đi tiền bằng cách bán căn nhà thứ nhì. Thật là họa vô đơn chí, tin tức xấu về thị trường chứng khoán vẫn sụt xuống không phanh.
    Vợ chồng hắn đã cãi nhau kịch liệt về vụ tiếp tục bán nhà để chơi stock. Đang trong cơn mê nào hắn có nghe ai ngăn cản, càng thua càng cố gỡ như kẻ bị thua bạc. Nhóm bạn bè gặp nhau vào ngày này ai cũng than thở.
    - Sư phu,ï liệu ông nghĩ stock sẽ lên lại nhanh chóng không?
    - Mấy ông đừng có sợ. Cũng giống như tháng tư đen, xuống vài ngày rồi lại đâu vào đó. Hắn vẫn cố vớt vát để bảo vệ cái lý thuyết "thị trường cổ phiếu lên xuống".
    - Tụi này thấy không xong rồi đó nhiều hãng "high tech" nhỏ khai phá sản hàng loạt. Hãng Lantronic xuống còn có một đồng ông có biết không. Cặp vợ chồng kỹ sư kia đã bán tháo cổ phần để vớt vát được đồng nào hay đồng đó. Giấc mộng có tiền bạc triệu để cho 3 đứa con vào trường đại học tư nổi tiếng của họ đã tiêu tan.
    Một gỡ gạc chót của hắn: gần 300 ngàn đồng tiền hưu trí cá nhân 401K được tung ra để rồi như lá thu rơi. Hắn đã thua gần 1 triệu bạc, người tê dại nhìn lên màn ảnh với những con số Dow Jones chập chờn lên xuống từng hồi. Những con số vô nghĩa vậy mà một thời hắn đã mãi mê theo đuổi như một thứ "ma túy của thời đại". Hắn ngồi lì trước màn ảnh coi con số nhảy múa bởi vì hắn còn tiền đâu nữa mà chơi. Cái ý nghĩa "cổ phiếu rồi sẽ lên" đã hại hắn.
    Chưa kịp hồi tỉnh, một nhát chém cuối cùng ngọt lịm ngập vào tim hắn. Người cảnh sát đưa lá đơn ly dị cho hắn ký rồi mời hắn rời khỏi căn nhà cuối cùng không một món đồ hộ thân, không kịp hôn hai đứa con. Hắn lao đao bước ra khỏi nhà như một cái xác không hồn, cười lớn từng hồi.
    *
    Hình như cứ sau một đợt thị trường chứng khoán sập, y như rằng có người tự tử chết hoặc phát điên rồ. Tháng tư đen "Black Friday" năm 1987 đã có người tự tử vì thua hết một triệu đồng, rồi trong thập niên 1990 đã có hai lần trồi sụt. Nhiều người may mắn trong cơn sốt cổ phiếu, chưa kịp rút tiền từ căn nhà ra để chơi thì thị trường đã sập, những người này ngồi cám ơn thượng đế đã giúp họ qua cơn mê. Lịch sử thị trường chứng khoán suy sụp được lập lại nhiều lần nhưng nhiều người vẫn không thèm để ý.
    Nhà cửa chơi stock từ người già đến trẻ, từ luật sư, kỹ sư, bác sĩ đến người thợ. Bác sĩ đóng cửa phòng mạch không thèm tiếp bệnh nhân để vùi đầu chơi stock sắm liền lúc hai ba căn nhà bạc triệu, sâm banh mở sáng đêm, cuộc vui tưởng không bao giờ ngừng.
    Có những người không có tiền bèn mượn đầu heo nấu cháo bằng cách lấy tiền từ thẻ tín dụng từ 50 ngàn đến 100 ngàn, với một ước muốn sẽ trở thành một triệu phú nhanh chóng mà không cần phải kinh doanh buôn bán.
    Tháng chín kéo đến như một cơn bão thổi những khối tiền lớn tung bay. Ông bà già vợ tôi mất hết 10 ngàn chỉ vì một lời khuyên bỏ 1 lời 5 đồng. Ông bác sĩ phải bán đi căn nhà bạc triệu. Nhiều người nợ thẻ tín dụng ngập đầu, một số người phát khùng dở dở ương ương.
    Giống như dịch chim cút bị lủng đoạn và đầu cơ bởi các nhà tài phiệt Chợ Lớn, thì thị trường chứng khoán bị các nhà tài phiệt Mỹ lũng đoạn, họ làm những báo cáo láo về mức tiền lời tưởng tượng mà sự thật hãng đang lỗ lã, khiến cho giá cổ phiếu vọt lên. Sau đó họ bán đi trước khi cổ phiếu đi xuống. Những kẻ cướp ngày đó đáng phải bị trừng trị nặng hơn những kẻ dùng súng cướp nhà băng. Họ không phải chỉ làm cho một vài người bị hại mà rất nhiều gia đình phải đổ vỡ. Một kế hoạch ăn cướp tinh vi được hoạch định kỹ càng và khoa học mà người bị cướp đánh ngậm bồ hòn. Hãng Enron là trường hợp điển hình đăng tải làm rung động lòng tin của giới chơi cổ phiếu. Tai họa bao trùm khiến cho giáo phận quận Cam cũng bị họa lây, tiền đầu tư trong thị trường chứng khoán lỗ đến hơn 14 triệu đồng. Hai vợ chồng technician cùng sở làm đầu tư 10 ngàn đồng, nhìn tiền đầu tư cứ sụt xuống 5000 đồng rồi 2000 đồng, không chịu bán tháo, hy vọng sẽ lên lại rồi hãng khai phá sản, đành chịu mất tiền trong nổi hậm hực.
    Người bạn làm cho Gateway ở Lake Forest thua hơn 50 ngàn vì cổ phiếu gateway sụt từ 60 đồng xuống còn 3 đồng, đành phải để tiền đầu tư còn sót lại hy vọng một mai hãng lên trở lại. Những người thân và quen biết chung quanh tôi đã có công góp một số tiền nhỏ khiêm nhường vào số tiền khổng lồ mất mát trên thị trường chứng khoán vào khoảng 7 ngàn 600 tỷ đồng dollars từ tháng chín đến năm 2000 đến nay.
    Có người mất mát thì cũng phải có người thu lợi, vậy ai là kẻ thu lợi nhất?
    Có bữa bố vợ tôi gọi xuống, thường thì chỉ nói những chuyện bâng quơ hỏi thăm sức khỏe, nhưng bữa nay có hơi lạ.
    - Anh chị có chơi cổ phiếu không? Thằng Út lời quá mới mua chiếc Mercedes ML320, anh chị thời buổi này không chơi cổ phiếu là dại. Còn mấy đứa kia mỗi đứa lời sơ sơ có vài chục ngàn làm tôi ham quá trời.
    - Thưa ba, con chỉ chơi trái phiếu mà thôi lời ít nhưng không phải lo nhiều.
    - Có gan thì mới làm giàu chớ, tôi mới bỏ 10 ngàn đồng để mua cổ phiếu.
    - Ba dạo này cũng tiến bộ quá trời.
    Nghe tôi khen ông cụ cười hăng hắc thích thú.
    - Không phải tôi chơi đâu nhờ mấy em chơi dùm. Dạo này bà con ùn ùn chơi cổ phiếu nhiều quá, tôi cũng thử thời vận xem sao
    Bị ông cụ chê nhát gan và dại tôi cũng buồn lắm, nhưng vẫn tự an ủi mình bằng triết lý đông phương "ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch, người quân tử ăn chẳng cần no" hay là "cầu xin Chúa cho con hằng ngày dùng đủ". Tôi gọi điện thoại xuống cảnh giác mấy đứa em vợ.
    - Ê tụi bây có chơi cho ông bà già thì kiếm cổ phần lời ít rủi ro không khéo lại mất tiền toi. Tao thấy có phần coi bộ sắp xuống rồi đó, nó đang như trái bóng sắp nổ chẳng lẽ cứ lên mãi.
    - Anh đừng lo tụi này biết phải làm gì mà.
    Cái phải làm gì của đứa em vợ làm ông cụ mất toi 10 ngàn đồng vài tháng sau đó. Tiền để dành đi chơi khắp thế giới bị đốt mất.
    Sau này ông cụ gọi xuống thường nói cái mặt anh khờ khạo vậy mà được việc. Bốn đứa em vợ mỗi đứa mất toi hết 40 ngàn đồng, đứa nào đứa đó xanh máu mặt, hết mong làm giàu tắt. May là chưa phải cầm đến nhà cửa.
    Nhiều người đã là nạn nhân bởi những người thân quen biết buôn bán cổ phiếu, bị ép phải mua vì cả nể và vì những con số hấp dẫn.
    Bữa kia, có một ông bạn dẫn người boss đến gặp tôi tại nhà. Sau những hỏi thăm bang quơ. Người boss vào đề:
    - Tôi thấy cổ phiếu đang lên, lời đến hơn 30% mà tôi xem lại tiền hưu của anh đầu tư chỉ tới 5%, tôi nghĩ anh nên đổi hãng để 10 năm sau anh sẽ có số vốn lớn.
    - Tôi chỉ muốn ăn chắc mặc bền không muốn ganh đua nhiều, với lại tôi không hiểu nhiều lắm về thị trường cổ phiếu.
    - Anh thấy đó lạm phát mỗi năm khoảng từ 2% đến 3% mà anh chỉ lời 5% thì không bõ.
    - Anh còn nhớ tháng tư đen tôi sợ thị trường sẽ bị sập như năm 1987.
    - Nếu đầu tư lâu dài 10 năm anh không phải sợ gì hết. Thị trường có xuống rồi lên lại ngay. Anh cứ yên tâm tôi sẽ giúp anh trở nên giàu có.
    Rồi anh đưa những con số thật hấp dẫn, có người chỉ bỏ 30 ngàn đồng 1 năm sau lên tới 100 ngàn đồng.
    - Thôi được rồi tôi sẽ coi lại giấy tờ của hãng anh, rồi sẽ liên lạc với anh sau. Có lẽ tôi sẽ chuyển tiền hưu cá nhân qua hãng của anh, anh cứ yên tâm.
    Tôi đánh một lá bài rút lui nhẹ nhàng sợ mất lòng người bạn. Hai người thi đua nhau đẩy đưa đã dồn tôi vào ngõ bí, tí nữa là tôi đã ngã lòng. Lời đoan chắc của anh mới tuần trước còn nóng hổi thì tháng chín đen đã kéo đến.
    Tôi chắc nhiều người Việt vùng Little Saigon đã bị mất tiền oan uổng vì sự dẫn dụ mua bán kiểu này. Nhiều người đấm ngực ăn năn "Lỗi tại tôi mọi đàng".
    Trời sinh ra tôi là kẻ nhát gan, nếu không có lẽ tôi đã trở thành bạn đồng hành của hắn ngày ngày ngồi quán cà phê nhìn đời bằng con mắt dửng dưng không còn biết hận thù.
    Sau tháng chín mây mù phủ kín bây giờ người ta chỉ chờ cổ phiếu từng hãng xuống dốc đến con số không, gặp nhau là chỉ nói đến hãng nào sắp sập tiệm.
    Thị trường chưa yên giấc lại một cứ đột phá mới Enron khai phá sản khiến cho công nhân triệu phú trở thành kẻ tay không, thị trường cổ phiếu nằm dài đo ván vì cú đấm quá mạnh, người bạn than thở tiền hưu cứ vài tháng lại mất mấy ngàn vì hắn không thể rút ra.Vài tháng sau Worldcom cũng khai phá sản.
    Thị trường cổ phiếu còn sập sệ nhưng vẫn còn những con chim mồi sẵn sàng lao vào vòng lửa đạn. Hình như những người chơi cổ phiếu kỳ này đã rút được bài học kinh nghiệm xương máu, thay vì tiền lời hàng năm trông đợi 10% hoặc hơn, họ chỉ mong được lời khoảng 7 hoặc 8%. Trải qua kinh nghiệm xương máu làm cho người chết, kẻ bị tàn suốt đời, những người còn sống sót sau cơn bão lửa "cổ phiếu" đã nhanh chóng chuyển hướng đi tìm kiếm những hãng có báo cáo tiền lời minh bạch, điển hình là Bank of America hãng đã thức thời công bố tiền lời lỗ.
    TommyJerry, meiuhappythangnd_1211 thích bài này.
  6. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Người kỹ sư nhu liệu Mỹ cạnh nhà tôi có lời chơi cổ phiếu khá vững chắc. Trong một dịp tình cờ cùng coi mấy đứa nhỏ nhà tôi và con của ông ta chơi Racing Car điều khiển bằng vô tuyến, chúng tôi đã có dịp gặp nhau. Nói chuyện liên miên một hồi rồi cũng đề cập đến thị trường chứng khoán. Gãi đúng chỗ ngứa người kỹ sư này giải thích về lối chơi của anh.
    - Dạo này thị trường chứng khoán thế nào? Tôi nhập đề bâng quơ.
    - Cũng chưa được tốt lắm, vẫn sập sệ cho đến cuối năm nay.
    - Ông còn tiếp tục mua stock không Garry? Tôi thì chỉ mua trái phiếu mà thôi.
    - Căn bản tôi vẫn để 35% cho cổ phiếu loại ít rủi ro, 30% phần còn lại dành cho cổ phiếu có nhiều rủi ro, nhưng tôi trải đều tiền đầu tư để mua tới hơn 30 hãng, mỗi hãng một chút nếu lỡ có hãng này xuống thì hãng kia kéo lại. Đầu tư chỉ vào một hay hai hãng rất nguy hiểm. Nhờ chơi Stock trong những năm qua mà tôi có dư tiền đặt cọc cho căn nhà đang ở. Nhưng năm nay tiền đầu tư 30% vào cổ phiếu rủi ro của tôi bị lỗ vốn khoảng 20%. Không sao, tôi vẫn còn 70% tiền đầu tư có lợi tuy rằng ít.
    Mặc cho những trông đợi cổ phiếu lên từ những bạn bè và các đứa em vợ, tôi vẫn ù lì tiếp tục mua trái phiếu tiền lời hàng năm chỉ có 5% hoặc dưới con số này.
    Tôi mới gặp người cố vấn của hãng Fidelity Investment tuần trước. Lý do tôi gặp người cố vấn mới, trương mục hưu trí 401K của tôi ở hãng cũ tiền lời 5% một năm bây giờ hãng đòi hỏi rút ra để chuyển qua Rollover IRA. Tôi không thể chuyễn qua Simple IRA của hãng tôi đang làm được vì luật đã định. Theo nhận xét riêng của tôi thì hai hãng Charles Schawab và Fidelity Investments là uy tín nhất, họ rất thành thật chỉ cho mình biết cái lợi hại của mỗi cổ phiếu của từng hãng để rồi tự mình quyết định lấy. Lời hay lỗ là do mình quyết định đầu tư.
    - Chào ông Kerry dạo này thị trường chứng khoán lên xuống thế nào?
    - Chào ông Hiền. Thị trường vẫn còn sập sệ.
    Người cố vấn thành thật đưa con số biểu diễn trên màn ảnh nhỏ về phía tôi sau khi gõ nhẽ vào Fidelity.com.
    - Để khỏi mất thì giờ tôi xin vô đề ngay, ông Hiền muốn "nhiều rủi ro" hoặc "ít rủi ro".
    - Tôi vẫn tiếp tục chơi loại "ít rủi ro".
    - Vậy thì có 5 loại bond, ông muốn vào loại nào.
    Người cố vấn in ra đưa cho tôi một tập hồ sơ.
    Tôi nghiên cứu tập hồ sơ 10 phút và đi đến quyết định nhanh chóng. Trong trái phiếu cũng có những trường hợp rủi ro cao "high risk" nhưng lời nhiều, bởi vậy tôi chỉ chọn trái phiếu có mức rủi ro thấp mặc dầu tiền lời ít. Tôi vẫn còn lo sợ là dạo này người ta đổ dồn tiền đầu tư vào trái phiếu quá nhiều, điều này có thể làm cho trái phiếu bị thổi phồng căng cứng như quả bóng, điều gì sẽ xảy ra nếu tiền lời tiếp tục thấp và cổ phiếu thì chưa ngóc đầu lên nổi. Tới đây tôi không dám nghĩ tiếp về viễn cảnh có thể đen tối này.
    - Tôi muốn mua Manager Short Duration Government Fund và Fidelity Mortgage Securities Fund, mỗi bên 50% số tiền đầu tư.
    - Hy vọng sang năm cổ phiếu lên tôi khuyên ông nên trích 10% số tiền để mua Mutual Fund. Vì ông biết đấy nếu tiền lời lên thì bond sẽ xuống, bond còn giá trị tiền lời cao vì tiền lời của ngân hàng trung ương còn thấp.
    - Tôi biết. Sẽ liên lạc với ông sang năm tới để thử thời vận với Mutual Fund coi như là đánh canh bạc. Fed mới cắt thêm lãi xuất 0.5% chỉ còn 1.25% và dự trù sẽ cắt nữa vào cuối năm. Như thế chắc chắn trái phiếu (bond) sẽ lên tiếp tục, tôi muốn tiếp tục đầu tư vào trái phiếu cho hết năm tới.
    - Ông tính thế cũng phải, như vậy không phải lo và nhức đầu nhiều. Ông rành về luật chơi trái phiếu rồi đó.
    Người cố vấn mỉm cười đồng tình. Tôi hơi ngượng khi nghe người cố vấn khen. Mà người Mỹ khi khen thì khen thật tình, điều này càng làm tôi ngượng thêm. Tôi mà biết cái gì cơ chứ.
    Hàng ngày tôi vẫn mở Fidelity.com để theo dõi Mutual Fund lên xuống. Định bụng nếu lên lại sẽ thấu cấy ván bài trước khi đến 60 tuổi. Nhưng mở ra chỉ thấy những con số âm to tướng: Equity income -24%, Growth Company -40%, Dividend Growth -28%. Tôi hơi chột dạ vì từ ngày đến Mỹ đã trên 20 năm tôi chưa bao giờ chơi cổ phiếu cả. Kinh nghiệm của tôi về thị trường chứng khoán là con số không to tướng. Những điều hiểu biết về thị trường chứng khoán mà tôi có được là do nghe lóm từ bạn bè, biết nhưng để đó chưa bao giờ thực hành.
    Thật ra tôi cũng ham muốn có nhiều tiền, càng nhiều càng tốt, mơ để trở thành triệu phú. Tôi cần có tiền để mua căn nhà ở, cần có tiền để ăn ngày hai bữa cơm lót bụng, có tiền cho con cái vào đại học, có tiền phòng khi về già khỏi phải lệ thuộc nhiều vào quỹ hưu của chính phủ, nhiều cái cần có tiền lắm, kể ra không hết.
    Tôi cũng có cái bệnh lên trang web vào buổi sáng mỗi ngày để coi tiền trong hưu trí 401K đã lên được bao nhiêu tiền lời. Nếy không muốn nhiều tiền tôi đâu có đi gặp người cố vấn để đổi trái phiếu từ tiền lời 1% đến 5%. Cũng vì muốn có tiền để trang trãi các bill sau khi bị thất nghiệp 10 nữ nhân viên trẻ đẹp của hảng Enron đã chịu chuồng cỡi để đăng hình trên tạp chí Playboy. Con kên kên playboy đã ngửi thấy mùi xác thúi rửa của tiền nên nhanh chóng bắt tay vào việc, tạp chí số này bán rất chạy.
    *
    Bây giờ hắn thường ngồi trong quán cà phê một mình, lẩm bẩm những gì trong miệng không rõ ràng. Mọi người bảo hắn là điên, nhưng hắn vẫn thấy bình thường như bao người khác, vẫn còn có cái nhu cầu ăn uống, quần áo vẫn sạch sẽ không xập xệ, vẫn còn biết ngồi quán cà phê chầu rìa để coi người ta đánh cờ. Có lẽ hắn là người tĩnh nhất trong cái xã hội điên loạn vì thị trường cổ phiếu.
    Bạn bè hỏi hắn dạo này stock lên hay xuống, hắn cười khì nói, sao mấy ông dở quá vậy, stock ngành kỹ thuật đang lên như diều gặp gió mua Sun và Gateway đi. Hắn có biết đâu tin tức ngoài kia cho biết Sun còn có 3 dollars còn Gateway chỉ còn 4 dollars bạn bè lắc đầu không hiểu hắn tỉnh hay là điên. Có đôi khi hắn rất tỉnh khi nghe đến chuyện stock hay việc làm.
    - Ê, sao ông dạo này còn chơi stock nữa không?
    - Tiền đâu mà chơi ông thua sạt nghiệp rồi. Vậy ông cho tôi mượn tiền chơi đi.
    - Ông còn nhớ computer không?
    - Còn chứ sao ông, có việc gì ở trong sở làm giới thiệu cho tôi với.
    - Dạo này hãng đang xuống dốc với lại ngành tôi thuộc về Analog còn ngành ông thuộc về Digital.
    Hắn ngồi đó nhẫn nại từ sáng sớm đến chiều tối. Nhiều khi không có tiền để uống cà phê, nếu có bạn bè nào tạt ngang qua mua cho hắn ly cà phê hay gói thuốc lá hắn chỉ cười không nói một lời. Bà chủ quán cà phê cũng thật tốt bụng vẫn để hắn ngồi như thế từ tháng này qua tháng khác, mặc dù đôi khi hắn chỉ ngồi đó khơi khơi không mua gì cả, hắn cũng chả có làm gì hại ai bà chủ thường hai nói thế.
    Đi bộ là phương tiện duy nhất, có xe hơi cũng như không hắn chẳng còn tiền để mà đổ xăng, mà chiếc xe cũ của hắn bây giờ thuộc loại phế thải không cáo cạnh như chiếc xe Lexus bị bán đi. Hắn đi bộ từ nhà trở ra Phước Lộc Thọ rồi lại đến quán cà phê, cuộc sống cứ đều đặn trôi như vậy đã hơn một năm. Nói là nhà trọ chứ hắn đang ở ké nhà ông cụ thân sinh, làm gì hắn có tiền để mướn phòng riêng.
    Còn hãng nào dám mướn hắn nữa khi đi interview Job mà hắn chỉ nói chuyện stock của thuở mấy năm về trước. Hắn thích đươc sống trong thế giới riêng của hắn. Thế giới ấy nằm giữa ranh giới sự sống và chết, thế giới ấy nằm ngoài những tranh đua tiền bạc. Không có tiền hắn vẫn sống được vậy, nhưng có lẽ chỉ người thân hắn là buồn.
    Bản nhạc vang lên như một lời nhắc nhở "điên trong đam mê hay là điên trong cuộc
    đời?." Một ngày nào đó hắn sẽ làm giầu thêm đạo quân homeless như một ung nhọt bất tri của xã hội Mỹ, từ nhà triệu phú sang trọng xuống kẻ nghèo nàn chỉ cách nhau một bước.
    Nhìn hắn, nhớ hắn, tôi không hiểu nên mừng hay nên buồn cho hắn. Hắn đã được giải thoát khỏi mọi ràng buộc, xa khỏi vùng lốc xoáy. Còn chính bản thân mình thì sao?
    Tự nhiên, tôi thấy mình muốn ứa nước mắt, thương cho thân phận của chính mình vẫn còn đang bị cuốn hút trong cơn lốc tiền bạc.
    Irvine, tháng 12/2002
    Lê Hiền
  7. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Warren Buffett cũng làm giá? (10:44 16/01/2008)
    Danh tiếng của tỷ phú Warren Buffett, người giàu có thứ hai trên thế giới và là nhà đầu tư chứng khoán lừng danh mọi thời đại, có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi có lời tố cáo rằng, ông dính líu tới những thương vụ đầu tư mà có dấu hiệu làm giá.
    Bản in Gửi đi
    Toà án Liên bang Mỹ đầu tuần qua đã bắt đầu mở phiên toà xét xử 4 cựu quan chức cao cấp của Công ty General Re Corp - trực thuộc Công ty Quản lý quỹ đầu tư Berkshire Hathaway của Warren Buffett và một cựu lãnh đạo của Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm American International Group (AIG), với những cáo buộc tham gia vào kế hoạch ?ođánh bóng? các báo cáo tài chính của AIG.
    Theo các thẩm phán, sau khi những báo cáo tài chính của AIG được ?ođánh bóng?, đã có 2 giao dịch tái bảo hiểm được tiến hành giữa AIG và General Re Corp (có trụ sở tại Stamford, Anh).
    Các thẩm phán cho rằng, các giao dịch này đã được ?ođề xuất? bởi một quan chức cao cấp của AIG nhằm ?ophản bác? lại những nhận xét bi quan của giới phân tích về các khoản lỗ của AIG trong quý III/2000. Đề xuất của quan chức AIG nhằm nói lên rằng, AIG sẽ giảm được khoản lỗ khoảng 500 triệu USD trong năm 2000 và 2001 nhờ kinh doanh tốt và giá cổ phiếu AIG trên TTCK Mỹ tăng mạnh sau đó.
    Các cựu quan chức của General Re Corp bị cáo buộc có liên quan là Ronald Ferguson, Giám đốc điều hành từ năm 1987 đến tháng 9/2001; Elizabeth Monrad, Giám đốc tài chính từ tháng 6/2000 đến tháng 7/2003; Robert Graham, Phó chủ tịch từ năm 1986 đến tháng 10/2005 và Christopher P. Garand, Phó chủ tịch từ năm 1994 đến năm 2005. Quan chức AIG là Christian Milton, Phó chủ tịch phụ trách tái bảo hiểm từ tháng 4/1982 tới tháng 5/2005.
    Nếu bị kết tội, mỗi quan chức này có thể đối mặt với án phạt lên tới 230 năm tù và khoản tiền phạt 46 triệu USD cho mỗi người.
    Tất cả cựu quan chức này đều phủ nhận có liên quan và một người trong số họ cho biết, họ tin là Warren Buffett có liên quan và ủng hộ kế hoạch đó. ?oWarren Buffett là nhân tố ?ogiấu mặt? quan trọng trong kế hoạch này?, Reid Weingarten, luật sư bào chữa cho một trong số các bị cáo cho biết.
    Được biết, Christopher F. Droney, Chủ toạ phiên toà này trước đó đã đồng ý cho các bị cáo được phép đưa ra chứng cứ hay dấu hiệu tại phiên khai mạc nhằm chứng minh được Warren Buffett là một trong số những người liên quan trong vụ này. F. Droney cho biết, ông sẽ yêu cầu các thẩm phán không chấp thuận những chứng cứ nếu các vật chứng không xuất hiện suốt phiên toà và không đủ sức thuyết phục bồi thẩm đoàn hay bị làm sai lệch.
    Tỷ phú Warren Buffett là một người nổi tiếng trong giới đầu tư tài chính, tuy nhiên những liên quan của ông tới vụ kiện tụng có thể khiến ông mất đi sự uy tín và kính trọng từ giới đầu tư tài chính.
    Warren Buffett, người mà chưa bao giờ bị cáo buộc bởi những gian lận hay mánh khoé trong suốt những năm tháng đầu tư tài chính của mình, đã cực lực phản đối lời cáo buộc trên và nói rằng, ông không được thông báo về các vụ giao dịch liên quan tới kế hoạch ?ođánh bóng? báo cáo tài chính của AIG như thế nào và phủ nhận có liên quan.
    ?oWarren Buffett phủ nhận thông tin rằng, ông đã đồng ý việc này dưới bất cứ hình thức nào?, Ronald Olson, luật sư biện hộ của Warren Buffett nói và cho biết, Warren Buffett chưa bao giờ dính líu tới gian lận tại các doanh nghiệp.
    Trong khi đó, các thẩm phán cũng ?onghi ngờ? một số luật sư bào chữa cho các bị cáo rằng, họ đang cố gắng tạo ra một phiên toà ?otrong một phiên toà? với sự ?ohiện diện? của Warren Buffett.
    Các thẩm phán cho rằng, họ chỉ coi Warren Buffett như là một là nhân chứng trong phiên toà để phủ nhận tất cả lời cáo buộc của các bị cáo rằng, Warren Buffett có liên quan hay đã tán thành kế hoạch ?ođánh bóng? báo cáo tài chính của AIG.
    Phiên toà, dự kiến kéo dài trong 2 tháng, có thể kéo theo số phận của cựu Chủ tịch và Giám đốc điều hành Maurice ?oHank? Greenberg của AIG, người đã biết về vụ giao dịch trên. Trước đó, những dấu hiệu bất thường về sổ sách kế toán, trong đó có cả vụ ?ogiao dịch? giữa AIG với General Re Corp đã khiến ông phải từ chức năm 2005. Greenberg, người điều hành AIG hơn 37 năm, cũng phủ nhận có liên quan tới vụ rắc rối này.
    Các quan toà cho biết, họ sẽ sử dụng băng ghi âm những cuộc hội đàm giữa các cựu quan chức này. Trước đó, các băng ghi âm đã được ghi lại bởi chính một trong hai công ty này. Năm 2005, hai quan chức cao cấp của General Re Corp là John Houldsworth và Richard Napier bị kết tội làm sai lệch hồ sơ vụ điều tra này và đang chờ bị kết án.
    Warren Buffett hiện là Chủ tịch và sở hữu 38% cổ phiếu của Berkshire Hathaway, vốn đang quản lý một danh mục đầu tư rất đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là lĩnh vực bảo hiểm. Berkshire Hathaway được coi là một trong những công ty đầu tư thành công nhất trên thế giới và giá cổ phiếu của Công ty có lúc tăng lên tới hơn 150.000 USD/CP.
    Warren Buffett, với tổng tài sản lên tới 52 tỷ USD, rất nổi tiếng về khả năng đầu tư vào các loại cổ phiếu có giá dưới giá trị thực (undervalued).
    TommyJerrythangnd_1211 thích bài này.
  8. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Nguyên tắc Caveat (11:04 16/01/2008)
    Trong tiếng Latinh, caveat phát xuất từ động từ cavere có nghĩa là chú ý hay cẩn thận. Đi kèm với từ này có thể là emptor, venditor... để hình thành nên những nguyên tắc hết sức căn bản trong một nền kinh tế.
    Bản in Gửi đi
    ?oXin quý khách xem hàng kỹ trước khi rời khỏi cửa hàng, hàng mua rồi xin miễn trả lại...?. ?oQuý khách nhận được tiền vui lòng kiểm đếm lại trước khi ra khỏi quầy giao dịch. Ngân hàng chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm đối với số tiền đã mang ra khỏi quầy giao...?. Đây là những lời thông báo mà bạn có thể bắt gặp hay nghe thấy khi mua sắm tại một cửa hàng hay giao dịch với một ngân hàng nào đó. So với những khẩu hiệu làm đẹp lòng khách hàng như ?oVui lòng khách đến, vừa lòng khách đi? thì những câu nhắc nhở đại loại như trên có thể làm chúng ta không mấy thoải mái. Tuy nhiên, đây là nguyên tắc hết sức căn bản trong mua bán hàng hóa hay trao đổi dịch vụ mà giới luật sư trên toàn cầu đều thống nhất sử dụng thuật ngữ Latinh Caveat Emptor để mô tả. Trong tiếng Latinh, caveat phát xuất từ động từ cavere có nghĩa là chú ý hay cẩn thận, còn emptor là người mua. Thành ngữ này - thường dịch sang tiếng Anh là ?oLet the buyer beware? hoặc tiếng Pháp ?oQue lácheteur soit vigilant? - xin được tạm dịch sang tiếng Việt là ?oXin khách hàng hãy cẩn trọng?. Nói một cách khác, người mua phải chịu trách nhiệm về hàng hóa đã nhận và không thể truy đòi người bán nếu sản phẩm bị lỗi hay hư hỏng.

    Giả sử như bây giờ bạn đi khám bệnh và được bác sĩ cho toa, bạn không uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hay chỉ dẫn trên toa thuốc và vì thế không thể khỏi bệnh. Như vậy, dựa vào nguyên tắc Caveat Emptor, lỗi hoàn toàn thuộc về bạn vì bạn đã không thực hiện theo đúng yêu cầu của bác sĩ. Ví dụ khác trong kinh doanh và đầu tư: sau khi mua chứng khoán nếu giá xuống và buộc phải bán ra và bị lỗ thì nhà đầu tư cũng không thể trách móc các chuyên gia tài chính đã tư vấn cho mình. Còn nữa, những ai đóng tiền ký quỹ mua căn hộ cao cấp từ các dự án cũng không có quyền đòi tiền lại nếu thấy thị trường đi xuống...

    Caveat Venditor

    Nhưng sự đời không đơn giản như vậy vì thông thường người bán bao giờ cũng hiểu biết và có đầy đủ thông tin hơn người mua. Đến đây chúng ta cần lưu ý nguyên tắc Caveat Venditor (Let the seller beware - Người bán hãy cẩn trọng). Trở lại với các ví dụ nói trên, thầy thuốc không hướng dẫn đầy đủ và toa thuốc ?ochữ bác sĩ? làm bệnh nhân đọc không rõ và dùng thuốc không đúng thì áp dụng nguyên tắc Caveat Emptor rõ ràng là không công bằng. Với người hút thuốc, giả sử trong gói thuốc lá có một chất độc hại khác ngoài nicotine có thể ảnh hưởng đến thể trạng hay tính mạng của người hút thì đây là lỗi của nhà sản xuất. Trong kinh doanh chứng khoán, nhà đầu tư cũng có quyền kiện chuyên gia tư vấn trong trường hợp người này cố tình giấu diếm thông tin khiến nhà đầu tư quyết định sai. Trong kinh doanh bất động sản, chủ dự án đưa những thông tin sai lạc hoặc tung ra những chiêu tiếp thị úp mở làm cho nhà đầu tư kỳ vọng quá cao vào giá trị bất động sản trong khi chất lượng công trình kém và giá thị trường trong tương lai thấp hơn so với mong đợi thì trong con mắt của quan tòa, người này cũng có thể vi phạm nguyên tắc Caveat Venditor.

    Caveat Dominator

    Có lẽ chuyện cảnh báo Caveat... không thể chỉ hạn chế giữa người mua và người bán mà còn nên được mở rộng với nguyên tắc thứ ba gọi là Caveat Dominator (Let the governor beware - Nhà cai trị hãy thận trọng), tức là không thể bỏ qua vai trò của cơ quan công quyền. Một khi nhà nước có đầy đủ kiến thức và thông tin hơn người dân, công chức nhà nước hay nhà lãnh đạo có nghĩa vụ phải giúp đỡ và cảnh báo cho công dân của mình nhằm tránh thiệt hại xảy ra. Liên tưởng đến hậu quả của những vụ lừa đảo đầu tư qua mạng trong thời gian qua như Colony Invest. Caveat Emptor! Nạn nhân là những người có đầy đủ lý trí nhưng bị lòng tham làm mờ mắt giờ đây đành phải chấp nhận thực tế đau thương vì họ phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Thế nhưng, liệu các cơ quan quản lý nhà nước đã thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ của mình chưa bằng cách thông tin cho người dân bản chất của những hình thức đầu tư đa cấp, hay có những biện pháp chế tài cần thiết trong khả năng của mình. Caveat Dominator! Trong tình thế ?onước đến chân mới nhảy? hoặc mọi sự đã rồi mà nhà nước mới ra tay can thiệp thì trong một mức độ nào đó, cơ quan quản lý có liên quan cũng xứng đáng ra hầu tòa.

    Caveat Scriptor và Caveat Lector

    Nhưng trách nhiệm đâu có riêng của cơ quan công quyền, giới truyền thông và báo chí cũng có phần của mình nếu áp dụng nguyên tắc Caveat Scriptor (Let the writer beware - Người viết hãy thận trọng). Việc phổ biến kiến thức hay thông tin một chiều, không đầy đủ hay thiên vị có thể tạo ra cuộc chơi không sòng phẳng trên thương trường và tạo nên những âm hưởng tiêu cực đối với tâm lý của nhà đầu tư. Và như vậy, phóng viên hay nhà báo trong khả năng nghề nghiệp của mình phải luôn công tâm, trung thực và đặt lợi ích của người đọc lên trên hết. Ngược lại, người tiếp nhận thông tin báo chí, phương tiện truyền thông hay lĩnh hội kiến thức từ các chương trình huấn luyện và đào tạo cũng phải cẩn trọng: Caveat Lector (Let the reader beware). Độc giả cũng cần suy nghĩ, đặt dấu hỏi nghi ngờ với người viết; phân tích và phối kiểm thông tin mà mình tiếp cận để xem bao nhiêu phần trăm là sự thật và hợp lý.
    TommyJerrythangnd_1211 thích bài này.
  9. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Michael Dell hé lộ bí quyết đầu tư (10:07 16/01/2008)
    "Ngay từ khi khởi nghiệp, việc kinh doanh của chúng ta - từ khâu thiết kế, sản xuất đến khâu bán hàng đều được định hướng theo ý kiến của khách hàng", lối suy nghĩ đơn giản này đã đưa Michael Dell từ cậu bé rửa bát thuê thành ông chủ tập đoàn máy tính lớn mang tên mình.
    Bản in Gửi đi

    Ông Michael Dell.
    Ảnh: Linternaute.
    Ngay từ khi mới 12 tuổi, Michael Dell đã tự xuất bản tập catalog giới thiệu sản phẩm đầu tiên gọi là ?oNhững con tem của Dell (Dell?Ts Stamps)? và cho đăng quảng cáo trên một tờ báo thương mại địa phương. Bằng cách tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng, nhà doanh nghiệp trẻ này đã có bài học đầu tiên về xây dựng mối quan hệ trực tiếp với khách hàng.

    Sau khi dành một phần đáng kể thời gian học trung học vào máy tính và tiêu phí thời gian với Đài Radio Shack ở địa phương, năm 19 tuổi, Dell vào học tại một trường cao đẳng. Cũng chính tại đây, cuộc sống của Dell đã bước sang một ngã rẽ mới, khác hẳn với lối đi thông thường. Trong những tháng tại ký túc xá, Dell biến phòng ngủ thành phòng thí nghiệm máy vi tính. Ngay sau đó, Dell bán được máy tính cá nhân. Năm 1984, ông đăng kí thương hiệu Tập đoàn máy tính Dell và chính thức đi vào hoạt động.

    Chỉ bốn năm sau, công ty Dell được niêm yết trên thị trường chứng khoán, và trong đợt phát hành đầu tiên đã thu về 30 triệu đôla. Năm 27 tuổi, Michael Dell là Tổng giám đốc trẻ nhất của một công ty nằm trong danh sách Fortune 500. Tập đoàn máy tính Dell nổi lên như là một hiện tượng thực sự. Trong thập kỷ 90, cổ phiếu của Dell luôn luôn là sự lựa chọn số một, với giá trị tăng tới 90.000%. Theo Michael Dell, chìa khóa để dẫn tới thành công chính là khách hàng:

    "Ngay từ khi khởi nghiệp, toàn bộ quá trình kinh doanh của chúng tôi - từ khâu thiết kế, sản xuất đến khâu bán hàng đều được định hướng quanh việc lắng nghe ý kiến của khách hàng, trả lời khách hàng và cung cấp cho khách hàng những gì họ muốn", Michael Dell cho biết.

    Những câu nói của Dell nghe thật bình thường trong môi trường cạnh tranh hiện nay, song tại thời điểm đó, xây dựng một nền kinh doanh bằng cách đặt khách hàng là trung tâm là một cái gì đó rất chung chung. Mô hình trực tiếp của Dell dựa trên mối quan hệ trực tiếp một - một giữa công ty và khách hàng - không có trung gian hay môi giới. (ó lần, Dell thí nghiệm với mô hình gián tiếp - bán một sản phẩm qua các cửa hàng máy tính - nhưng nỗ lực đó không thành công và Dell đã thề sẽ không bao giờ từ bỏ suy nghĩ ban đầu của mình.

    "Chúng tôi bắt đầu công việc kinh doanh bằng việc sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Có điều khá thú vị là chúng tôi đã không tiến hành sản xuất hàng loạt vì chúng tôi thấy trước mình sẽ trở thành một khối cồng kềnh và nặng nề trong tương lai, nhưng cơ bản là chúng tôi không có một chút vốn nào để sản xuất hàng loạt", Dell nhớ lại.

    Giống như những câu chuyện thành công khác, mô hình trực tiếp ?osản xuất theo yêu cầu của khách hàng? mà Dell đề xuất không hề xuất phát từ tham vọng muốn cách mạng hóa toàn bộ ngành công nghiệp. Thay vào đó, nó đã được rèn giũa qua chiến lược ?otừ dưới lên trên? dựa trên nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.

    Bài học ở đây là những nhà quản lý muốn tạo dựng những thương hiệu thành công sẽ không thể thực hiện được điều này nếu chỉ áp đặt cách nhìn của bản thân (hoặc tồi tệ hơn, là cách nhìn của cả ban lãnh đạo) vào thương trường. Bằng cách này hay cách kia, cần thiết phải thiết lập được một cơ chế để giúp công ty biết sản xuất những sản phẩm thực sự đáp ứng mong muốn của những đối tượng khách hàng công ty nhắm tới.

    Dell cho biết các công ty khác phỏng đoán về mong muốn của khách hàng, còn công ty của ông lại biết rõ khách hàng muốn gì. Qua hàng trăm ngàn cú điện thoại, thư điện tử, và fax từ khách hàng, công ty đã thu được những thông tin cần thiết về những đặc tính của một máy tính mà người tiêu dùng sẵn lòng bỏ tiền ra mua.

    Những thông tin này rất sát với chiến lược sản xuất của công ty: Không giống như những công ty cạnh tranh khác, Dell chỉ sản xuất sản phẩm khi có đơn đặt hàng. Ngoài việc loại trừ vấn đề hàng tồn kho và lưu chuyển tiền mặt, ưu thế của phương pháp này là đảm bảo yêu cầu của khách hàng được đáp ứng một cách chính xác. Trong một ngành công nghiệp máy tính cạnh tranh không khoan nhượng, ưu thế này đủ giúp công ty có được lợi thế quyết định.

    Dưới đây là ba việc các nhà quản lý có thể làm để tập trung xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với người sử dụng và thu thập những thông tin và phản hồi quan trọng về sản phẩm.

    Dành thời gian nhiều hơn cho khách hàng.Dù anh là một Tổng giám đốc điều hành, giám đốc kinh doanh hay một phụ trách bộ phận kế toán, không có phương pháp nào đơn giản hơn là thường xuyên gặp gỡ khách hàng. Những Tổng giám đốc hàng đầu cho biết, họ dành đến 50% thời gian cho khách hàng, và thông thường đó là phần quan trọng nhất trong một ngày làm việc.

    Mời những khách hàng quan trọng đến trao đổi với những bộ phận chủ chốt. Một lựa chọn khác cho việc đi thăm khách hàng là mời khách hàng đến thăm công ty của anh. Hãy tạo một diễn đàn để khách hàng có thể thảo luận với nhân vật chủ chốt trong công ty, qua hình thức công khai hoặc trong phạm vi những nhóm nhỏ. Điều này không những giúp anh có được những thông tin và ý kiến sâu sắc, mà còn gửi đến khách hàng thông điệp quan trọng về công ty của anh.

    Sử dụng Internet và những phương tiện không qua trung gian để tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng.Tuy không nên coi công nghệ là phương tiện duy nhất trong việc giữ liên lạc với khách hàng, thì việc gửi thư điện tử thông báo với khách hàng về sản phẩm mới, v.v? có thể đạt hiệu quả. Tuy nhiên, cần đảm bảo việc giao tiếp không mang tính chất một chiều cứng ngắc. Thu nhận phản hồi của khách hàng cũng là bước quan trọng trong quy trình này.

    Cung cấp tận tay khách hàng chính xác những gì họ muốn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của Dell. Ngoài ra, giá cả cũng là một nhân tố cần chú ý. Thành công của Dell không chỉ xuất phát từ việc đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng bằng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất mà còn với mức giá hợp lý nhất? Do không phải chi trả hoa hồng cho các nhà phân phối trung gian nào, Dell hoàn toàn có thể gián tiếp chuyển khoản tiền này tới khách hàng của mình.

    Đây thực sự là bài học bổ ích đối với các công ty đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đồng thời cũng là một thị trường hết sức nhạy cảm với giá cả. Mỗi khi một tổ chức có được những ưu thế quan trọng về chi phí, thì tốt nhất là hãy chuyển một phần hợp lý ưu thế giá cả đó cho người tiêu dùng. Điều này không có nghĩa là công ty không nên duy trì tỷ suất lợi nhuận biên hợp lý, nhưng việc vắt kiệt từng đồng xu ra khỏi giao dịch có thể đưa công ty từ chỗ có lợi nhuận vững vàng tới chỗ vấp ngã.

    Dell cũng thừa nhận Internet đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của Dell Computer, cho phép công ty dự đoán được nhu cầu của khách hàng với độ chính xác cao hơn nhiều so với trước kia. Đầu năm 2002, trung bình mỗi ngày công ty thu được khoảng 60 đến 70 triệu đô la từ việc bán hàng qua Internet, và Michael Dell không giấu hy vọng con số này sẽ gia tăng đáng kể trong vòng một vài năm tới.
    thangnd_1211 thích bài này.
  10. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Nicolas Darvas - Đặt chân vào phố Wall (10:19 30/12/2007)
    "Tôi bắt đầu đăng ký tư vấn tại thị trường chứng khoán thông qua tổ chức Moody?Ts, Fitch, và Standard & Poor?Ts. Họ cung cấp cho tôi những thông tin rất tuyệt vời, trừ một điều là tôi chẳng hiểu chúng", ông trùm cổ phiếu Nicolas Darvas nhớ lại thời kỳ đầu khởi nghiệp tại phố Wall.
    Bản in Gửi đi
    Ngay từ đầu Nicolas Darvas đã cảm thấy mình trở thành một phần của bối cảnh tài chính lúc bấy giờ. "Tôi không thể mô tả phố Wall vì chưa từng đặt chân tới đó, nhưng chỉ cái tên của nó thôi cũng đã có một sức hấp dẫn bí ẩn đối với tôi", ông nói.

    Tại đây, mọi thứ đang trở nên nghiêm túc và khác biệt. Lúc này, ông coi thời gian thử thách vận may của mình khi còn ở Canada chỉ hoàn toàn là một trò đánh bạc điên khùng mà sẽ không bao giờ ông lặp lại.
    "Khi tìm hiểu những thông báo giá của thị trường chứng khoán trên các tờ báo New York, tôi thấy mình dường như đang bước vào một giai đoạn mới, thành công của cuộc đời. Nó không giống như thị trường Canada liều lĩnh với những thông tin rỉ tai về việc khám phá ra mỏ vàng hay mỏ Uranium. Đó là công việc làm ăn đáng tin cậy, một con phố hội tụ các Chủ tịch ngân hàng và các nhà công nghiệp lớn. Tôi chuẩn bị bước vào đó với lòng tôn kính thực sự", Nicolas Darvas nhấn mạnh.

    Ông dự định tiếp cận thị trường chứng khoán với một sự chuẩn bị chu đáo và kỹ càng hơn nhiều. Darvas kiểm lại toàn bộ tài sản để tính xem mình có bao nhiêu cho đầu tư. Ông đã bắt đầu ở thị trường Canada với 11.000 đôla - gồm 3.000 đôla vốn đầu tư gốc tại cổ phiếu của BRILUND và 8.000 đôla tiền lãi. Sau 14 tháng kinh doanh ở Canada, số tiền này đã giảm đi 5.200 đôla. Tất cả ông còn lại từ BRILUND là 5.800 đôla.

    Số tiền này dường như không đủ để tiếp cận với phố Wall, vì thế ông quyết định sẽ đầu tư thêm. Ông nâng số tiền sẽ kinh doanh lên thành 10.000 đôla nhờ tiền tiết kiệm từ các buổi diễn. Đó là một con số đẹp tròn trĩnh, và tôi đặt cọc số tiền này ở công ty môi giới.

    Nicolas Darvas kể lại: "Một ngày, tôi quyết định bắt đầu kinh doanh. Tôi gọi điện cho Lou Keller với một thái độ lãnh đạm, tôi cố tỏ ra là một tay đầu cơ tài chính có kinh nghiệm, tôi chỉ đơn giản hỏi ông cổ phiếu nào tốt.

    Bây giờ tôi nhận ra rằng loại câu hỏi này phù hợp hơn với một kẻ bán thịt lợn, nhưng nhà tư vấn - Keller - đã đáp ứng câu hỏi của tôi. Keller gợi ý một vài cổ phiếu mà ông cho rằng ?oan toàn?. Ông cũng đưa ra những lý do cơ bản để giải thích vì sao những cổ phiếu này được coi là ?oan toàn?. Vì không hiểu, tôi chăm chú lắng nghe những lời giải thích về sự tăng lợi tức, chia tách cổ phiếu, và tăng lợi nhuận. Bây giờ tôi hiểu những gợi ý và giải thích của Keller chính là những lời khuyên mang tính chuyên gia có giá trị nhất. Con người đó đã kiếm sống ở phố Wall, hẳn nhiên ông biết rõ mọi thứ. Tuy nhiên, ông chỉ ?ogợi ý?. Ông nhấn mạnh rằng các quyết định là ?otùy ở tôi?. Điều này làm tôi cảm thấy mình quan trọng và được nắm quyền chủ động.

    Khi một hoặc hai cổ phiếu Keller đưa ra tăng một vài điểm, tôi không một chút nghi ngờ về tính đúng đắn của thông tin mà mình đang nhận được cũng như về tố chất bẩm sinh của ông. Điều tôi không biết là thực ra tôi đang ở giữa một thị trường chứng khoán đầu cơ đang lên giá mạnh nhất mà thế giới từng chứng kiến và thật dễ để kiếm lợi nhuận, trừ khi bạn là người cực kỳ thiếu may mắn.

    Đây là ba vụ làm ăn điển hình mà tôi liên tục đạt được đầu năm 1954 - những thương vụ này đã làm tôi tin rằng mình là người có khả năng trời phú với phố Wall. Các số liệu trong bảng này cũng như tất cả các bảng sau của cuốn sách đều được tôi tính cả tiền hoa hồng và thuế".

    Vụ thứ nhất, ông mua 200 cổ phiếu của Columbia Pictures với giá 20 đôla một cổ phiếu. Ông bán được 22,875 đôla và thu về số tiền 463,42 đôla. Vụ thứ 2, Darvas mua 200 cổ phiếu North American Aviation với giá 24,25 đôla (tổng số tiền mua 200 cổ phiếu là 4.904 đôla) và bán với giá 26,875 đôla (gần 5.310 đôla), lợi nhuận thu về là 405,63 đôla. Vụ cuối cùng là 100 cổ phiếu của Kimberly - Clark. Ông mua với giá 53,5 đôla (5.390,53 đôla cho 100 cổ phiếu) và bán với giá 59 đôla một cổ phiếu (5.854,68 đôla), lợi nhuận thu về là 464,33 đôla.

    "Mỗi giao dịch mang lại cho tôi hơn 400 đôla. Đó không phải là một số tiền lớn, nhưng tôi đã kiếm được tổng của cả ba vụ giao dịch 1.333,38 đôla chỉ trong vài tuần", Darvas nói.
    Ông cho biết thêm: "Cảm giác mình đang làm ăn có lãi tại Phố Wall, cộng với một sự kính sợ tự nhiên con phố này, tạo cho tôi cảm giác hạnh phúc ngây ngô. Tôi tưởng mình như đang rũ bỏ dần cái vị thế nghiệp dư ở Canada và trở thành người trong cuộc. Tôi không hề nhận ra phương pháp của tôi không tiến triển gì. Tôi chỉ dùng những từ hoa mỹ hơn để che đậy nó. Ví dụ, thay vì coi lời khuyên của nhà môi giới là những chỉ dẫn mang tính chất quyết định trong việc mua bán chứng khoán, tôi coi đó chỉ là những ?othông tin?. Tôi cũng cho rằng mình đã từ bỏ thói quen nghe theo chỉ dẫn, thay vào đó là tiếp nhận những thông tin chính xác dựa trên các bằng chứng kinh tế đúng đắn.

    Một trong những cổ phiếu dẫn đầu thị trường hồi đầu tháng 2 năm 1955 là cổ phiếu của KAISER ALUMINUM. Theo lời khuyên từ nhà môi giới, tôi mua 100 cổ phiếu với giá 63,375 đôla và trả tổng cộng 6.378,84 đôla cho số cổ phiếu. Cổ phiếu này tăng nhanh, và tôi bán khi ở giá 75 đôla. Tôi nhận được 7.453,29 đôla và thu về 1.074,45 đôla lợi nhuận chỉ trong vòng chưa đầy một tháng.

    Hy vọng về một lợi nhuận nhanh khác, tôi chuyển sang mua 100 cổ phiếu của BOEING với giá 83 đôla. Tôi trả 8.343,30 đôla cho số cổ phiếu này. Cổ phiếu này gần như bắt đầu giảm ngay lập tức. Bốn ngày sau, tôi bán với giá 79,875 để nhận về 7.940,05 đôla. Tôi lỗ 403,25 đôla qua giao dịch này.

    Cố gắng gỡ lại, tôi mua cổ phiếu của MAGMA COPPER trong tuần đầu tiên của tháng 4. Nó đang được bán với giá 89,75 đôla. Tôi đã trả 9.018,98 đôla cho 100 cổ phiếu. Ấy vậy mà ngay sau khi tôi mua, cổ phiếu bắt đầu giảm giá. Hai tuần sau đó tôi đã bán chúng với giá 80,5 đô la để nhận lại 8.002,18 đôla. Tôi lỗ 1.016,80 đôla.

    Cùng thời gian này, cổ phiếu của KAISER ALUMINUM, cổ phiếu mà tôi đã bán đi trong tuần đầu tiên của tháng 3, lại tăng đến 82 đôla. Một công ty tư vấn khuyên tôi nên mua, nên tôi đã quay lại mua 100 cổ phiếu với giá đó. Tôi trả 8.243,20 đôla.

    Năm phút sau đó, nó bắt đầu giảm. Vì không muốn phải chấp nhận thêm rủi ro mất mát nữa, tôi bán với giá 81,75 đôla và nhận lại 8.127,59 đôla. Điều này có nghĩa là chỉ trong vòng năm phút mua bán tôi đã mất 115,61 đôla, tính cả tiền phí môi giới.

    Ở thương vụ KAISER đầu tiên, tôi đã kiếm được một lợi nhuận là 1.074,45 đôla. Tổng thua lỗ do việc bán ra và mua vào những cổ phiếu khác là 1.535,66 đôla. Như vậy, sau vòng giao dịch bắt đầu với KAISER và kết thúc cũng với KAISER, tôi đã làm mất 461,21 đôla.

    Thị trường chứng khoán theo cách nói đơn giản dễ hiểu của tôi là nơi: ?oMua rẻ, bán đắt?. Nhưng tôi có thể mua những cổ phiếu rẻ ở đâu? Trong khi đi tìm một chỗ tiến hành thương lượng, tôi khám phá ra thị trường OTC, đó là thị trường của những cổ phiếu không niêm yết. Tôi biết rằng để được niêm yết và giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán, một công ty phải tuân theo những quy định tài chính rất nghiêm ngặt. Những điều này không áp dụng với những chứng khoán giao dịch OTC.

    Vì thế, với tôi, thị trường này là một nơi hoàn hảo để có được những thương lượng. Tôi ngờ nghệch tin rằng những cổ phiếu không niêm yết sẽ có ít người biết và tôi sẽ mua chúng với giá rẻ. Tôi vội vàng đăng ký Tạp chí Thị trường giao dịch OTC và bắt đầu tìm kiếm.

    Khi tôi trượt chân vào thị trường giao dịch OTC, tôi không biết đến tất cả những điều này. Thật may mắn, tôi nhanh chóng nhận ra rằng đây là một lĩnh vực đặc biệt và chỉ sinh lời cho những chuyên gia, những người biết những điều gì đó về một công ty cụ thể. Tôi quyết định sẽ từ bỏ và hướng quay lại với những chứng khoán được niêm yết tại sở giao dịch.

    Trong suốt thời gian này, tôi chưa từng một lần hỏi về tính xác thực của những tin đồn ở phố Wall. Tôi không có cách nào để biết được rằng chúng cũng không có căn cứ và nguy hiểm như những tin đồn ở thị trường Canada hay bất kỳ thị trường nào khác.

    Nhưng những mất mát này phần nhiều được bù đắp bởi cảm giác hãnh diện khi được là một phần của Phố Wall, vì thế tôi không ngừng tìm kiếm những cơ hội mới. Một ngày, khi đang đọc tờ Tạp chí Phố Wall, tôi nhìn thấy một cột báo cáo những giao dịch chứng khoán do nhân viên và giám đốc của những công ty được niêm yết thực hiện. Khi xem xét nó kỹ hơn tôi phát hiện ra rằng, để tránh những thao túng, Ủy ban giao dịch chứng khoán yêu cầu tất cả các nhân viên và giám đốc của công ty phải báo cáo lại bất cứ khi nào họ mua hay bán cổ phiếu của chính công ty mình. Đó là một điều đáng để ý đây! Đây chính là cách để tôi biết những ?ongười nội bộ? đang làm gì. Tất cả những gì tôi phải làm là làm theo họ. Nếu họ đang mua, tôi cũng mua. Nếu họ đang bán, tôi cũng sẽ bán.

    Tôi thử cách tiếp cận này, nhưng nó không hiệu quả. Khi tôi biết được các giao dịch của những người trong công ty thì đã quá muộn. Bên cạnh đó, tôi thường phát hiện ra rằng những người nội bộ cũng chỉ là người. Giống như những nhà đầu tư khác, họ cũng thường mua quá muộn hoặc quá sớm. Tôi còn có một khám phá khác. Họ có thể hiểu biết tất cả về công ty của họ nhưng họ lại không biết về thái độ của thị trường trong đó cổ phiếu của họ được bán.

    Giống như một đứa trẻ bắt đầu học chữ cứ nghe đi nghe lại một số từ, qua kinh nghiệm kinh doanh tôi cũng đã dần dần nhận thức được những phác thảo của các quy tắc mà tôi có thể áp dụng. Chúng là:

    1. Tôi không nên nghe theo các công tư vấn, dù ở Canada hay ở Phố Wall.
    2. Tôi phải hết sức thận trọng với lời khuyên của những nhà môi giới. Họ vẫn có thể sai.
    3. Tôi nên bỏ ngoài tai những câu nói được lưu truyền ở Phố Wall, dù nó cổ kính và đáng tôn trọng bao nhiêu đi nữa.
    4. Tôi không nên mua bán ở thị trường OTC vì chỉ trong thị trường chứng khoán được niêm yết mới luôn luôn có người mua khi tôi muốn bán.
    5. Tôi không nên nghe theo những lời đồn đại, không cần biết chúng có vẻ chắc chắn đến mức nào đi nữa.
    6. Với tôi, hướng tiếp cận cơ bản hoạt động tốt hơn là mạo hiểm. Tôi nên nghiên cứu hướng tiếp cận này.

    Tôi viết ra những quy tắc này cho bản thân mình và quyết tâm hành động theo chúng. Tôi xem lại bản kê khai của nhà môi giới và sau đó phát hiện ra một giao dịch đã đưa đến cho tôi quy tắc thứ bảy. Tôi phát hiện mình từng sở hữu một cổ phiếu mà không biết nó".

    (Trích cuốn "Tôi đã kiếm 2 triệu USD từ TTCK như thế nào".
    thangnd_1211ngoi_sao_co_doc thích bài này.

Chia sẻ trang này