Phân tích cơ bản (FA) - (chỉ chia sẻ kiến thức, ko spam)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi eyolf, 15/02/2008.

1831 người đang online, trong đó có 732 thành viên. 17:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 1, Khách: 1):
  2. dson12
Chủ đề này đã có 3661794 lượt đọc và 490 bài trả lời
  1. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.308
    ( Tiếp) Tâm lý học hành vi sai lầm của loài người- 1995- Ngài Charlie Munger
    #1. Tâm lý yêu thích (Liking/loving tendency) @Ngài Munger: “Ngoài yêu thích những đối tượng gần gũi như gia đình, bạn bè thuở nhỏ, một người có khả năng rất cao sẽ yêu thích việc được ngưỡng mộ và yêu thích bởi kẻ khác. Chúng ta thường thấy như thế nào khi một người sẵn sàng phấn đấu cả đời để được ngưỡng mộ và tận tâm yêu thích bởi những người xa lạ mà chẳng liên quan máu mủ gì đến anh ta cả. (@S.A.F.E: chúng tôi cũng là một ví dụ cụ thể khi hằng ngày gắng phấn đấu vì dự án này!). Xu hướng này nhìn chung tạo ra động lực phấn đấu tích cực cho toàn xã hội, giúp những người cha, mẹ tạo ra của cải để nuôi dạy con cái, giúp con cái phấn đấu để không phụ lòng cha mẹ, giúp những bạn trẻ ngưỡng mộ những tấm gương phấn đấu để trở thành những tấm gương lớn hơn ... Tuy nhiên, một trong những hậu quả tương đối nguy hiểm là khi người yêu thích (liker/lover) bắt đầu dung thiên hướng tâm lý này để hợp lý hóa cho việc: - Làm lơ với lỗi lầm, hoàn toàn phục tùng những ý muốn của đối tượng họ yêu thích. - Ưa thích mọi thứ về đối tượng chỉ vì người ưa thích có cảm tình với chúng. - Loại bỏ tất cả những sự thật để thúc đẩy tình cảm.”
    Mn thấy hay có thể mua ấn phẩm để ủng hộ các bạn ấy.
    https://newslettervietnam.com/
  2. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.308
    (Tiếp - Tâm lý học hành vi ;D)
    #2. Tâm lý ghét bỏ (Disliking/hating tendency) @Ngài Munger: “Trái ngược lại với xu hướng tâm lý yêu thích trên, loài người vốn đã sinh ra để ghét bỏ và thù hằn ngay từ đầu.” Lịch sử loài người của chúng ta tràn ngập những cuộc chiến tranh của các bộ tộc, tôn giáo, chính trị. Israel và Palestine mâu thuẫn với nhau hàng nghìn năm. Đúng như một câu châm ngôn thông thái nhất mà tôi từng nghe: “Chính trị là nghệ thuật của các trò tuyên chiến vì thù ghét nhau.” Tâm lý ghét bỏ còn hiện diện ở cấp độ gia đình, nơi mà chính những anh chị em ruột thịt đấu tranh, giành giật tài sản thừa kế và thù ghét nhau qua hàng chục năm. Cũng tương tự như tâm lý yêu thích quá mức, hậu quả của tâm lý thù hằn là: một, chối bỏ những điểm tích cực và giá trị mà những đối tượng ta ghét bỏ mang lại; hai, ghét những sản phẩm/dịch vụ/con người chỉ vì liên kết trong quá khứ của ta.”
    Trích Tâm lý học hành vi sai lầm của loài người- 1995- Ngài Charlie Munger
    https://newslettervietnam.com/
    hoanghai79binhnguyenpnam thích bài này.
  3. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.308
    #3. Tâm lý xóa bỏ nghi ngờ để quyết định nhanh (Doubt-avoidance tendency)
    @Ngài Munger: “Bộ não con người chúng ta được lập trình để loại bỏ nghi ngờ nhằm quyết định thật nhanh. Thử nghĩ một con mồi như vậy mà cần vài phút để suy nghĩ xem nên làm gì khi thú dữ tấn công, thì ắt hẳn đã không thể tồn tại được đến ngày nay.” Song, câu hỏi nên được đặt ra ở đây là điều gì gây ra tâm lý xóa bỏ nghi ngờ để quyết định nhanh? Một người không hề bị đe dọa, hay hối thúc, ấy vậy mà vẫn bị một động lực nào đó xóa tan nghi ngờ và quyết định sai lầm. Điều này xảy ra cực kỳ phổ biến trong các tôn giáo cực đoan. Chúng ta sẽ bàn về điều này kĩ hơn khi nói về xu hướng tâm lý đám đông (social-proof) và xu hướng tâm lý bị áp lực (stress influence) ở các phần sau vậy...” @S.A.F.E: Với bản năng vốn có của loài người, đọc giả thử nghĩ nếu trước mặt ta là một đám đông đang tháo chạy, ắt hẳn trực giác của chúng ta cũng cho ta biết rằng hành động tiếp theo nên là chạy theo đám đông đó hơn là đứng đó nghi ngờ?
    Trích Tâm lý học hành vi sai lầm của loài người- 1995- Ngài Charlie Munger
    https://newslettervietnam.com/
    binhnguyenpnam thích bài này.
  4. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.308
    #4. Tâm lý nhất quán trong tư duy (Commitment & consistency tendency)
    @Ngài Munger: “Bộ não của loài người chúng ta được lập trình để ngại thay đổi. Chúng ta thấy điều này cực kỳ phổ biến trong thói quen của con người, kể cả thói quen tốt lẫn thói quen hủy hoại.” Rất hiếm người có thể tự liệt kê những thói quen xấu của mình ra và tự hào rằng mình đã tiêu diệt được nó – thậm chí một số người còn không thể nhận ra chúng. Và như thế, nhiều người dần chấp nhận các thói quen của mình như số phận, rồi từ bỏ việc thay đổi. Một quy tắc ở đây để giải quyết lại một lần nữa đến từ lời khuyên của ngài Benjamin Franklin trong quyển Poor Richard’s Almanack: “Một tấc phòng ngừa còn hơn một tấn để chữa trị (one ounce of prevention is worth a pound of cure)”. Với tâm lý nhất quán trong tư duy, việc ta đề phòng các thói quen hủy hoại như cờ bạc, rượu chè, thuốc sách, ngoại tình, trễ hẹn, tiêu pha, lười biếng, trì hoãn ... có lợi hơn rất nhiều với việc phải chữa trị thứ thói quen “xiềng xích” trói buộc ta. Ngoài thói quen, xu hướng tâm lý nhất quán này còn làm tư duy bộ não ta như cô đặc lại, khó chịu với các thay đổi. Ngài Lord Keynes từng làm nghiên cứu với một nhóm người thông minh trong trường đại học danh giá nhất. Và ngạc nhiên thay, ông mới nhận ra rằng các ý tưởng mới khi được đưa vào thảo luận trong nhóm ấy, đều bị gạt bỏ một cách nhanh chóng đầy bảo thủ. Tất cả chỉ vì ý tưởng đó trái ngược với các niềm tin đã được hình thành từ trước. Từ nhiều nghiên cứu khác nữa cộng lại, ông mới kết luận rằng não loài người cũng giống trứng loài người vậy (the human mind is a lot like the human egg). Khi một con tinh trùng đi vào bên trong trứng, mọi cánh cửa tự động đóng lại, ngăn tất cả các con khác đi vào. Não ta cũng hoạt động với cơ chế chẳng khác gì như thế. Một ý tưởng ta cho là hay, từng hoạt động tốt trong quá khứ, đột nhiên gặp ý tưởng khác hay hơn, hoặc ý tưởng tốt cũ của ta đã lạc hậu – óc ta vẫn tự động “đóng lại” lạ thường!
    Có thể nói, người mà nghĩ ra liệu pháp hay nhất cho xu hướng tâm lý này là Charles Darwin. Ông tự rèn luyện cho ông cái thói quen khách quan: tìm kiếm mạnh mẽ (intensively) những bằng chứng chống lại các lập luận trước của ông – đặc biệt khi lập luận của ông cảm thấy rất hay. Ông chính là minh chứng của việc lợi dụng bẫy tâm lý của con người để hình thành nên một trong những bộ óc vĩ đại nhất lịch sử.
    Trích Tâm lý học hành vi sai lầm của loài người- 1995- Ngài Charlie Munger
    https://newslettervietnam.com/
    binhnguyenpnamanita11 thích bài này.
  5. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.308
    Châm ngôn đầu tư: Hãy cẩn thận với những kẻ “ Giả vờ” đầu tư giá trị - Sir Seth A. Klarman

    @Ngài Seth A. Klarman: “ … Đầu tư giá trị là một trong những thuật ngữ được lạm dụng quá nhiều và không nhất quán nhất trong lĩnh vực đầu tư. Rất nhiều chiến lược rộng rãi khác đều sử dụng “ đầu tư giá trị” như một từ thịnh hành. Ấy vậy mà, phần lớn trong số đó chẳng hề liên quan một chút nào triết lý đầu tư cơ bản được sáng lập ra bởi Ngài Benjamin Graham!

    Việc cố tình sử dụng sai triết lý này được đẩy nhanh trong giai đoạn giữa thập kỷ 1980s, khi mà những huyền thoại đầu tư giá trị đích thực quá thành công đến mức sự nổi tiếng của họ được công chúng biết đến rộng rãi như Ngài Buffet tại Berkshire Hathaway, Michael Price & Max L.Heine tại quỹ Mutual Series Fund Inc.,, hay Bill Ruane &Richard Cunniff tại quỹ đầu tư giá trị Sequouia Fund Inc., cùng nhiều tấm gương khác nữa. Chính sự ngưỡng mộ dành cho họ đã thu hút những kẻ “ Giả vờ” đầu tư giá trị, những chú tắc kè hoa trong lĩnh vực đầu tư thường xuyên tự thay đổi theo các chiến lực thịnh hành để thu hút thêm vốn từ công chúng.

    Những kẻ giả vờ đó chưa bao giờ là những nhà đầu tư giá trị đích thực, những người được rèn luyện kỷ luật, và thực sự hiểu cũng như chấp nhận triết lý đầu tư giá trị từ trong thâm tâm của họ. Ngược lại, họ là những kẻ vi phạm nghiêm trọng lối hành xử cẩn trọng của nhà đầu tư giá trị: (1) áp các mức định giá quá khứ lên các cổ phiếu họ mua, (2) trả quá cao cho các thương vụ đầu tư, chịu rủi ro mất vốn vĩnh viễn , (3) thất bại trong việc đảm bảo cho các khách hàng của mình nguyên tắc biên an toàn.

    Dù vậy, trong nửa cuối thập niên 1980s, những gã giả vờ đầu tư giá trị đã đạt được hiệu suất đầu tư đáng kinh ngạc nhờ tham gia các cổ phiếu nóng nhất trong đợt sốt bull- market, thứ được công chúng đánh giá cao. Tuy nhiên năm 1990 đến, khi mà các mức định giá ngất ngưởng trước đó trở về mức bình thường hóa, những “ chú tắc kè hoa” đã chịu thua lỗ nghiêm trọng và dần biến mất khỏi các bảng xếp hạng.

    Mặc dù trên thực tế, với độ phức tạp cao của thị trường tài chính, con số giá trị thực – cũng giống như định nghĩa về cái đẹp vậy- nó tùy thuộc vào khả năng định giá và đôi mắt của từng người, do đó mọi cổ phiếu đều có thể là món hời đối với những người nào đó. Chính vì lẽ đó, trong ngắn hạn, rất khó để đánh giá một nhà đầu tư lạc quan là sai lầm bởi vì cổ phiếu định giá cao có thể tiếp tục cao hơn nữa một thời gian dài sau đó- nên ai cũng có lúc tự lừa dối mình để tin rằng mình là “nhà đầu tư giá trị” nhất định.

    Oái ăm thay, rất nhiều nhà đầu tư giá trị đích thực lại trở thành những kẻ lỗi thời trong giai đoạn cuối 1980s bởi vì chính họ đã từ chối tham gia vào bữa tiệc toàn những cổ phiếu định giá đủ hoặc thậm chí quá mức mà nhiều kẻ giả vờ cho rằng còn đang là món hời, họ “underperformed” thị trường chung và những quỹ đầu cơ thịnh hành khác.

    Thậm chí nhiều huyền thoại trên còn bị chính khách hàng của mình chỉ trích vì “cẩn trọng quá mức” trong ngắn hạn, thứ mà sau cùng đã giúp họ tránh được sự sụp đổ và mất vốn vĩnh viễn trong năm 1990-1991. Ngay cả nhưng vậy, một số những kẻ giả vờ vẫn chưa từ bỏ thuật ngữ “ đầu tư giá trị”. Trên những tạp chí tài chính lớn, kết quả kém của những quỹ đầu tư giá trị hầu hết đến từ những kẻ giả vờ nhiều hơn những nhà đầu tư giá trị đích thực.

    Đầu tư giá trị là một triết lý thoạt nhìn trông thật đơn giản, song thực tế lại không hề dễ cho việc thực hành.

    Những nhà đầu tư giá trị đích thực không hề là các nhà toán học, phân tích “ thần kỳ” chuyên sử dụng thuật toán máy tính phức tạp. Việc khó nhất chính là tinh thần kỷ luật thép, đức kiên nhẫn vô tận và niềm tin vào phán đoán logic của bản than.

    Nhà đầu tư nhất định cần kỷ luật để tránh xa các khuyến nghị mua kém hấp dẫn được “ném” tới mình, và kiên nhẫn chờ đợi một cú ném hợp lý, cùng một phán đoán lý trí để biết khi nào nên đánh chính xác.

    Source: https://newslettervietnam.com/cham-...gia-tri-value-pretenders-ngai-seth-a-klarman/
    AnJuly, binhnguyenpnamTtkh19 thích bài này.
  6. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.308
    Trích Điều quan trong nhất- Ngài Howard Mark
    "Một nhà đầu tư luôn có thể nhất quán giỏi hơn so với nhà đầu tư khác. Do sự tồn tại của tầm quan trọng trong việc định giá sai và sự khác biệt giữa những người tham gia về kỹ năng, hiểu biết sâu sắc và tiếp cận thông tin, việc định giá sai có thể được nhận biết và thu được lợi đều đặt.
    Điểm cuối cùng này rất quan trọng và liên quan đến những gì có ý nghĩa và những gì không có ý nghĩa trên thị trường. Thị trường không hiệu quả không nhất thiết phải đưa lợi nhuận hào phóng cho những người tham gia. Thay vào đó, theo quan điểm của tôi, thì thị trường cung cấp nguyên liệu ( định gia sai) có thể cho phép vài người có thể thắng thị trường và người khác thì thua dựa trên kỹ năng khác biệt. Nếu giá cả có thể không đúng, có nghĩa là bạn có thể tìm được món hời hoặc trả giá quá cao. Có những người đã mua được giá tốt trong thị trường không hiệu quả, thì cũng có những người bán đi quá rẻ. Một trong những câu nói hay về bài xì tố là "trong mỗi ván bài luôn có một 'con gà' ( tay mơ). Nếu bạn đã chơi 45 phút và không tìm được ra ai là 'con gà' thì chính bạn chính là 'con gà' đó". Điều tương tự đó chắc chắn đúng đối với đầu tư trong thị trường không hiệu quả."
    trích "What's it all about, Alpha?"- 11/07/2001
    Butchep01AnJuly thích bài này.
  7. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.308
    Nhân ngày VNI đỏ máu ;P . AE nhớ lại 1 chút về người bạn của chúng ta, ngài Mr. Market ;P
    "Thị trường tài chính là một nơi ngập tràn hai đối cực cảm xúc căng thẳng của sợ hãi và tham lam, quá nhiều đến nỗi tạo nên một nhân vật có bệnh rối loạn lưỡng cực mà Benjamin Graham (thầy của Warren Buffett) gọi là “Ngài Thị Trường” – Mr. Market. Ông ta thường rất lý trí, do ông uống thuốc hàng ngày để trị bệnh. Khi các sự kiện trên thế giới diễn ra vượt ngoài dự đoán của ông ta, ông ta ngưng uống thuốc và lập tức rơi vào cơn lưỡng cực. Nếu tin tức tốt quá sức tưởng tượng, ông ta phát cuồng và tràn đầy niềm tin vào tương lai tươi sáng, nên sẵn lòng trả giá rất cao để mua vào – giá mua cao vượt hẳn giá trị. Mặt khác, nếu tin xấu quá sức tưởng tượng, ông ta trở nên trầm cảm và bán những doanh nghiệp tuyệt vời ở giá thấp hơn nhiều so với giá trị.

    Vẻ đẹp của Ngài Thị Trường là ông luôn đóng vai trò người đồng hành của chúng ta cho dù ông đang ở trong tâm trạng thế nào. Nếu ông trầm cảm, ông bán cho chúng ta mọi thứ ta muốn mua ở giá thấp tuyệt vời. Nếu ông ta vui quá hóa rồ, ông ta muốn mua mọi thứ ta bán với giá cao tuyệt đỉnh. Ông ta là một người bạn đồng hành tuyệt vời nếu như chúng ta biết tận dụng tốt các cảm xúc của ông, mà không phải bị quay cuồng với chúng. Nếu ông ta chìm trong sợ hãi, đó là khi ta sẵn sàng đi săn. Nếu ông ta chìm đắm trong tham lam, đó là khi ta cân nhắc bán lại ông ta những công ty ta đang sở hữu. Chúng ta phải giữ vững lý trí khi Ngài Thị Trường cuồng điên với những cung bậc cảm xúc của ông ta."
    Trích https://happy.live/lam-giau-tu-con-luong-cuc-cua-ngai-thi-truong/
    AnJuly thích bài này.
  8. trueinvestor

    trueinvestor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2010
    Đã được thích:
    814
    Bác này có ý định up cuốn sách ngàn trang lên đây hay sao ấy nhỉ?
    AnJulydaochinh2209 thích bài này.
  9. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.308
    Đơn giản là cho ai đó cần thôi bạn. Đúng hay sai, do quyết định mỗi con người. Có người coi đó là thứ vô dụng, nhưng có người sẽ coi nó là cả kho tàng.
    Chúc bạn đầu tư thành công!
    hoanghai79AnJuly thích bài này.
  10. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.308
    "Phần lớn các lời khuyên tài chính đều nói về ngày nay. Bạn nên làm gì ngay bây giờ, và cổ phiếu nào có vẻ là món hời ngày hôm nay.
    Nhưng phần lớn thời gian ngày nay không quan trọng đến vậy. Trải qua thời gian trong cuộc đời của bạn với tư cách là một nhà đầu tư, những quyết định mà bạn đưa ra ngày hôm nay hoặc ngày mai hay tuần tiếp theo sẽ không quan trọng bằng việc bạn làm trong một số ngày nhỏ bé- khoảng 1% tổng thời gian hay thậm chí ít hơn- khi tất cả những người khác xung quanh bạn trở lên điên rồ. "
    Trích Tâm lý học về tiền- Morgan Housel.
    Butchep01, AnJulyhoanghai79 thích bài này.

Chia sẻ trang này