Phân tích cơ bản (FA) - (chỉ chia sẻ kiến thức, ko spam)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi eyolf, 15/02/2008.

1944 người đang online, trong đó có 777 thành viên. 23:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 3661731 lượt đọc và 490 bài trả lời
  1. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.308
    "Phần lớn các tin dự báo về tình trạng tương lai của nền kinh tế và thị trường cổ phiếu thường rất tồi tệ, nhưng việc dự đoán lại mang tính hợp lý. Thật khó khi phải tỉnh dậy vào buổi sáng và tự nhủ rằng, bạn không biết tương lai sẽ ra sao, ngay cả khi điều đó là sự thật. Hành động theo những dự đoán đầu tư là điều nguy hiểm. Nhưng tôi hiểu tại sao mọi người lại dự đoán điều sẽ xảy ra vào năm tới. Đó là bản chất của con người. Nó hợp lý."
    Trích Tâm lý học về tiền- Morgan Housel
    ThanTuDoAnJuly thích bài này.
  2. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.308
    Em lâu lâu viết copy sách ra, cũng coi như nhớ lại đọc lại, làm note sau này:
    " Hầu hết các nhà đầu tư tôi từng gặp trong những năm qua đều thuộc trường phái " Tôi biết". Rất dễ để xác định các nhà đàu tư này.
    - Họ nghĩ hiểu biết về định hướng tương lai của nền kinh tế, lãi suất, thị trường và các cổ phiếu được theo dõi rộng rãi là điều cần thiết để đầu tư thành công.
    - Họ tự tin là có thể đạt được điều đó
    - Họ biết là họ có thể làm điều đó.
    - Họ nhận thức rằng cũng có rất nhiều người khác cũng thử làm giống họ, nhưng họ cho rằng mọi người có thể thành công cùng một lúc hay chỉ rất ít người có thể thành công nhưng Họ là một trong số đó.
    - Họ cảm thấy thoải mái khi đầu tư dựa trên quan điểm của họ về tương lai.
    - Họ cũng vui mừng chia sẻ quan điểm của họ cho người khác, thậm chi cho dù dự báo chính xác đó có giá trị lớn như vậy mà không ai cho họ miễn phí.
    - Họ hiếm khi nhìn lại để đánh giá nghiêm ngặt hồ sơ của họ như các nhà dự báo."
    # Biết những điều ta không biết.
    Trích Điều quan trọng nhất- Howard Mark
    tio361ThanTuDo thích bài này.
  3. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.308
    Tiếp ạ
    5. Tâm lý nhất quán trong tư duy (Commitment & consistency tendency)

    Ngài Munger: “Bộ não của loài người chúng ta được lập trình để ngại thay đổi. Chúng ta thấy điều này cực kỳ phổ biến trong thói quen của con người, kể cả thói quen tốt lẫn thói quen hủy hoại.

    Rất hiếm người có thể tự liệt kê những thói quen xấu của mình ra và tự hào rằng mình đã tiêu diệt được nó – thậm chí một số người còn không thể nhận ra chúng. Và như thế, nhiều người dần chấp nhận các thói quen của mình như số phận, rồi từ bỏ việc thay đổi.

    Một quy tắc ở đây để giải quyết lại một lần nữa đến từ lời khuyên của ngài Benjamin Franklin trong quyển Poor Richard’s Almanack: “Một tấc phòng ngừa còn hơn một tấn để chữa trị (one ounce of prevention is worth a pound of cure)”. Với tâm lý nhất quán trong tư duy, việc ta đề phòng các thói quen hủy hoại như cờ bạc, rượu chè, thuốc sách, ngoại tình, trễ hẹn, tiêu pha, lười biếng, trì hoãn … có lợi hơn rất nhiều với việc phải chữa trị thứ thói quen “xiềng xích” trói buộc ta.

    Từ nhiều nghiên cứu khác nữa cộng lại, ông mới kết luận rằng não loài người cũng giống trứng loài người vậy (the human mind is a lot like the human egg). Khi một con tinh trùng đi vào bên trong trứng, mọi cánh cửa tự động đóng lại, ngăn tất cả các con khác đi vào. Não ta cũng hoạt động với cơ chế chẳng khác gì như thế. Một ý tưởng ta cho là hay, từng hoạt động tốt trong quá khứ, đột nhiên gặp ý tưởng khác hay hơn, hoặc ý tưởng tốt cũ của ta đã lạc hậu – óc ta vẫn tự động “đóng lại” lạ thường!

    Có thể nói, người mà nghĩ ra liệu pháp hay nhất cho xu hướng tâm lý này là Charles Darwin. Ông tự rèn luyện cho ông cái thói quen khách quan: tìm kiếm mạnh mẽ (intensively) những bằng chứng chống lại các lập luận trước của ông – đặc biệt khi lập luận của ông cảm thấy rất hay. Ông chính là minh chứng của việc lợi dụng bẫy tâm lý của con người để hình thành nên một trong những bộ óc vĩ đại nhất lịch sử…”
    Trích Tâm lý học hành vi sai lầm của loài người- 1995- Ngài Charlie Munger
    https://newslettervietnam.com/
    Butchep01hoanghai79 thích bài này.
  4. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.308
    Tiếp ạ
    10. Tâm lý bị ảnh hưởng chỉ vì liên kết trong quá khứ
    (Influence from mere-association tendency)


    Ngài Munger: “Trong một nghiên cứu vể phản xạ có điều kiện của con người (giống như thí nghiệm lắc chuông của Pavlov với chú chó vậy), Skinner đã chỉ ra rằng các hành vi tạo ra thói quen mới, hầu như đều có liên kết với phần thưởng trong quá khứ.
    Những tay quảng cáo lành nghề hiểu rất rõ xu hướng tâm lý này. Bạn sẽ không bao giờ thấy Coca Cola quảng cáo về hình ảnh một đứa trẻ bị béo phì cả. Bạn sẽ luôn nhìn thấy hình ảnh vui tươi, sinh động bên cạnh lon Coke – khác xa với thực tế. Trong quân đội cũng vậy, nhạc hành quân lúc nào cũng ấn tượng và hùng hồn.
    Tuy nhiên, những sai lầm lớn của con người liên quan đến liên kết kỉ niệm, hầu như đều đến từ những thành công trong quá khứ (past successes) của ta. Con người ta có xu hướng vịn vào quá khứ để ra quyết định cho tương lai của mình, bất chấp hai hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau.
    Thử nhìn lại lịch sử khi Napoleon và Hitler xâm lược Nga sau khi đã sử dụng đoàn quân bất bại ở mọi nơi khác. Thời tiết giá lạnh và quãng đường di chuyển dài là những thứ mà họ không thấy sau khi ngủ quên trong chiến thắng.
    Một ví dụ khác là khi một gã lao vào trò cờ bạc trong sòng bài một cách ngu ngốc, song may mắn thay hắn lại chiến thắng vài ván đầu. Xác suất vô tình này khiến hắn sẽ thử đi, thử lại, thử tới, thử lui cho đến khi hoàn toàn khánh kiệt. Để tránh khỏi việc trở thành nạn nhân cho bẫy tâm lý liên kết trong quá khứ, ta cần có hai liệu pháp sau:
    (1) Phải nhìn lại lí do mà ta đạt đến sự thành công trong ký ức, nhất thiết phải tìm ra những nhân tố, nguyên do bất ngờ xảy đến ngoài dự tính – hay còn nói đến là yếu tố may mắn – liệu có lặp lại lần nữa?
    (2) Phải nhìn ra những rủi ro, những điều kiện hoàn cảnh ở thời điểm hiện tại khác gì so với quá khứ?”
    Trích Tâm lý học hành vi sai lầm của loài người- 1995- Ngài Charlie Munger
    https://newslettervietnam.com/
    betovn, Butchep01, Bonmua1 người khác thích bài này.
  5. Hatderang

    Hatderang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2020
    Đã được thích:
    707
    Các cao nhân cho tôi hỏi là sách “làm giàu từ chứng khoán” của tác giả Willian O’Neil tôi thấy có 2 bản dịch, 1 của Happy Live và 1 của Lệ Hằng. Nên đọc bản nào nhỉ?
    ThanTuDo thích bài này.
  6. Tiger19

    Tiger19 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Đã được thích:
    2.898
    Đọc sách văn học thì mới quan trọng dịch giả. Cách chọn câu từ làm nên giá trị của tác phẩm. Còn sách này đọc bản nào cũng được. Chỉ nên đọc lướt, nắm cái đại ý, và quan trọng nhất phải biết tự chủ động tư duy, đào sâu suy nghĩ, phản biện, thì mới biến thành kiến thức của mình được.
    Shapphire5, Hatderangtio361 thích bài này.
  7. DragonGate

    DragonGate Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2015
    Đã được thích:
    4.500
    Thật ko thể tin đc, bài viết từ 2008 mà vẫn còn tồn tại đến hôm nay, cụ chủ pic ko biết còn tồn tại trên f này ko?
    MinhAn_UFOtio361 thích bài này.
  8. MinhAn_UFO

    MinhAn_UFO Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2018
    Đã được thích:
    15.556
    không biết ở TTCKVN được mấy người áp dụng và thành công bác nhỉ?
    hay chỉ dùng kiến thức cho việc chém gió là chính thôi
    Butchep01DragonGate thích bài này.
  9. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.308
    Tiếp ạ.
    "12. Tâm lý phản ứng mạnh về bản thân (Excessive self-regard tendency)


    Ngài Munger: “Chúng ta thấy thường lệ ra sao cái tánh phản ứng quá mức với bản thân của loài người. Người ta thường tự đánh giá cao quá mức năng lực của bản thân; một thống kê cho thấy 90% những tay lái xe ở Thụy Điển cho rằng mình có tài lái xe hơn người.”

    Các chuyên gia tâm lý gọi thứ cảm tính này là hiệu ứng sở hữu (endowment effect). Bản chất yêu thích những kết luận của bản thân quá mức còn là một dạng thức cao hơn cả tư duy sở hữu thông thường trên.
    Ta thử xem lại các quyết định đặt cược cờ bạc/xổ số ngu ngốc của con người. Chẳng hạn như giá một vé xổ số tự chọn (self-picked) lại có giá cao hơn từ 50% đến 100% so với một dãy số ngẫu nhiên, dù cả hai đều có xác xuất chẳng khác gì nhau! Chính vì nắm bắt được tâm lý sở hữu này của những kẻ đánh cược khờ dại, những nhà xổ số đã thu được lợi nhuận khổng lồ khi người mua phi lí trí thời hiện đại cao hơn rất nhiều so với những thập niên trước.


    Song, khách quan mà nói, đôi khi sự yêu thích bản thân quá mức giúp ta có được niềm tin lớn, vượt qua trở ngại, đạt được những thành tựu lạ trong đời. Nhân tố này được đúc nên một thành ngữ: Đừng bao giờ khinh thường những kẻ mà tự đánh giá hắn rất cao! Donald Trump là một ví dụ cụ thể như vậy…”
    Trích Tâm lý học hành vi sai lầm của loài người- 1995- Ngài Charlie Munger
    https://newslettervietnam.com/
    --- Gộp bài viết, 07/02/2023, Bài cũ: 07/02/2023 ---
    Em thì nghĩ là, áp dụng những điều khôn ngoan chỉ để hôm nay tốt hơn hôm qua, tuần này đỡ dốt hơn tuần trước, tháng này khôn ngoan hơn tháng trước... là tốt lắm rồi, chứ thành công thì mỗi người có 1 định nghĩa khác nhau mà ;P
  10. MinhAn_UFO

    MinhAn_UFO Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2018
    Đã được thích:
    15.556
    Thiên kiến xác nhận có thuộc FA không bác?
    Butchep01 thích bài này.

Chia sẻ trang này