Phân tích kỹ thuật (TA) - (chỉ chia sẻ kiến thức, ko spam)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nano9, 07/07/2007.

2083 người đang online, trong đó có 77 thành viên. 02:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 7 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 7)
Chủ đề này đã có 3684179 lượt đọc và 1134 bài trả lời
  1. Camthinh

    Camthinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2016
    Đã được thích:
    2.219
    Hiện cách tính chỉ số VNI là tính giá tăng giảm cho cả lượng CP không giao dịch đúng không các bác. Chệnh lệch VNI và VN30 ngày càng lớn. Có cần thêm chỉ số phụ nào để nhìn dễ hình dung các bác.
    --- Gộp bài viết, 19/05/2021, Bài cũ: 19/05/2021 ---
    Ví dụ như đôi lúc SA.B và BV.H hoặc vài CP khác nữa tăng giảm mạnh nhưng lượng lại quá ít nhưng chỉ số lại biến động nhiều.
  2. nducminh2906

    nducminh2906 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2021
    Đã được thích:
    581
    Bạn học ptkt để nhận định được nhà cái đang làm gì và theo đuôi chứ ko phải đi ngc lại nhà cai nhé
    --- Gộp bài viết, 21/05/2021, Bài cũ: 21/05/2021 ---
    Mình thì thấy nên học Tom Williams bậc thầy về VSA còn ông Mark này khó áp dụng và chung chung lắm
  3. sttsg

    sttsg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2014
    Đã được thích:
    2.437
    các cụ có biết trang Web nào hay phần mềm free nào cung cấp chỉ số cường độ giá tương đối của cổ phiếu (RS) so với vni không nhỉ? RS chứ không phải RSI nha.
    ichimoku102 thích bài này.
  4. motbuocchanbenho

    motbuocchanbenho Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/03/2015
    Đã được thích:
    136
    Tradingview
    binhnguyenpnam, ichimoku102sttsg thích bài này.
  5. sttsg

    sttsg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2014
    Đã được thích:
    2.437
    cảm ơn cụ
    ichimoku102 thích bài này.
  6. sttsg

    sttsg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2014
    Đã được thích:
    2.437
    mình thấy rồi, cảm ơn bạn
    ichimoku102 thích bài này.
  7. ichimoku102

    ichimoku102 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    03/06/2019
    Đã được thích:
    140
    Mô hình biểu đồ là phương pháp hiệu quả để tìm kiếm lợi nhuận
    Nếu như bạn là một người giao dịch tài chính, chứng khoán... theo phân tích kỹ thuật. Có thể nói các mô hình biểu đồ chính là tinh hoa của tài chính được chắt lọc theo kinh nghiệm thương trường hàng trăm năm nay. Nắm được chúng và vận dụng trong giao dịch hứa hẹn sẽ giúp chúng ta có thành tích giao dịch được cải thiện đáng kể, mang lại lợi nhuận lớn và hiệu quả cao trong mỗi kỳ kinh doanh của mình.

    NGƯỠNG HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ

    Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự là một trong những phần cơ bản quan trọng của Phân tích kỹ thuật:

    • Ngưỡng hỗ trợ: giá sẽ tăng sau khi chạm ngưỡng hỗ trợ
    • Ngưỡng kháng cự: Giá sẽ giảm sau khi đụng ngưỡng kháng cự
    Đồ thị của cổ phiếu bán dẫn HOLDRS (SMH) dưới đây là một ví dụ của về các đường hỗ trợ và kháng cự giá:

    [​IMG]

    Đồ thị của cổ phiếu bán dẫn HOLDRS (SMH)

    Khi đường hỗ trợ và kháng cự được hình thành bền vững:

    • Dấu hiệu mua: Mua khi giá chạm đường hỗ trợ
    • Dấu hiệu bán: Bán khi giá đụng đường kháng cự
    Điểm phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và kháng cự

    Tiếp theo là một quan điểm cơ bản khác cuả ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong biểu đồ của chứng khoán Alcoa (AA):

    [​IMG]

    Biểu đồ của chứng khoán Alcoa (AA)

    • Khi giá xuống dưới đường hỗ trợ, sau đó đường hỗ trợ cũ trở thành đường kháng cự mới.
    • Khi giá vượt trên đường kháng cư, sau đó đường kháng cự cũ trở thành đường hỗ trợ mới.
    Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự là các công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản quan trọng. Trong mọi chu kỳ thời gian; trong ngày, hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng, nhà đầu tư đều có thể sử dụng công cụ này. Hiểu biết về ngưỡng hỗ trợ và kháng cự sẽ giúp nhà đầu tư nắm bắt được cơ hội đúng vị trí của thị trường và kiếm lợi.

    MÔ HÌNH HAI ĐÁY

    Mô hình đồ thị hai đáy là mô hình phân tích kỹ thuật hiệu quả cao báo hiệu sự đảo chiều về giá

    Đồ thị dưới đây của hợp đồng tương lai chỉ số mini-Dow sẽ mô tả mô hình biến động 2 đáy:

    [​IMG]

    Đồ thị hợp đồng tương lai chỉ số mini-Dow

    Để tạo ra mô hình 2 đáy, giá bắt đầu đi xuống theo khuynh hướng đi xuống, ngừng lại và sau đó đảo chiều, tuy nhiên đảo chiều đi lên là ngắn hạn và giá lại giảm xuống cho đến khi ngừng lại và đảo chiều đi lên một lần nữa. Thông thường khi đáy thứ 2 được tạo thành cao hơn đáy thứ nhất thì thị trường sau đó sẽ tăng mạnh

    Dấu hiệu mua:

    • Tín hiệu mua là khi đường xác định giá cắt đường giá đi lên. Đường xác định giá là đường nối các đỉnh giá trong mô hình (xem đồ thị ở trên)
    • Thông thường giá sau khi đường giá cắt đường xác định giá sẽ dao động trong một khoảng thời gian ngắn, đôi lúc chạm lại đường xác định giá, sự dao động này là cơ hội thứ hai cho nhà đầu tư tham gia vào thị trường.
    Khối lượng cũng đóng góp phần quan trọng khi diễn giải mô hình hai đáy, ví dụ được mô tả trong đồ thị dưới đây của PFE:

    [​IMG]

    Đồ thị của PFE

    Thông thường khối lượng sẽ bùng nổ khi đường xác định giá cắt đường giá

    Mô hình hai đáy được sử dụng rất nhiều và là mô hình nghiên cứu đồ thị đảo chiều hiệu quả. Một mô hình khác thông dụng tương tự là “Đầu và Vai”, mô hình ngược lại là “Hai đỉnh”

    MÔ HÌNH HAI ĐỈNH

    Đây cũng là mô hình phân tích kỹ thuật phổ biến hiệu quả cao báo hiệu sự đảo chiều về giá

    Đồ thị dưới đây của cổ phiếu ALTRIA (MO) sẽ diễn giải mô hình này:

    [​IMG]

    Đồ thị của cổ phiếu ALTRIA (MO)

    1. Đỉnh giá thứ nhất: Nhà đầu cơ giá lên đẩy mức giá tăng tạo ra những đỉnh mới, tuy nhiên những đỉnh này tồn tại không lâu và giá lại giảm
    2. Đỉnh giá thứ hai: Giá giảm không được lâu vì nhà đầu cơ giá lên tạo ra một làn sóng mới đẩy đường giá lên một đỉnh giá khác cao tương tự. Tuy nhiên những nhà đầu cơ giá lên không thể đẩy giá cao hơn được nữa bởi những nhà đầu cơ giá xuống sẽ kềm giá chỉ đạt ở mức cao gần trước đó. Nhà đầu cơ giá xuống sẽ đẩy giá về ngưỡng hỗ trợ (đường xác nhận) là thời điểm then chốt: hoặc nhà đầu cơ giá lên sẽ đẩy giá lên cao hơn hoặc nhà đầu cơ giá xuống thắng thế và thậm chí đẩy giá xuống thấp hơn nữa.
    Tín hiệu bán: Bán khi giá xuống dưới đường xác nhận

    Tuy nhiên nhà đầu tư phải chú ý khối lượng giao dịch tăng đáng kể tại điểm đột phá (breakout) trên đường xác nhận, vì nếu khối lượng tại điểm đột phá này nhỏ thì khuynh hướng giá đi xuống là chưa chắc chắn. Khối lượng nhỏ thường có nghĩa hỗ trợ yếu cho biến động của giá.

    Ghi chú: Một mô hình tương đương là “Đầu và Vai” và Mô hình trái ngược là “Hai đáy”

    MÔ HÌNH “LÁ CỜ”

    Mô hình “lá cờ” thường xuất hiện sau một giai đoạn biến động tăng hoặc giảm đáng kể của thị trường.

    Sau một đợt biến động mạnh, thông thường đường giá cần có điểm dừng. Trạng thái dừng của thị trường thường xuất hiện dưới dạng “lá cờ”. Sau trạng thái dừng thì giá sẽ tiếp tục khuynh hướng của nó trước đó, do vậy “lá cờ” được coi là mô hình biến động liên tục và được xếp vào mẫu đồ thị tiếp tục xu hướng.

    Đồ thị EBAY chỉ ra dưới đây mô hình “lá cờ”:

    [​IMG]

    Đồ thị của chứng khoán EBAY

    Tín hiệu mua

    Khi giá chuyển động nhiều hơn và các mức giá khá ổn định sẽ tạo ra các đường hỗ trợ và kháng cự, tín hiệu mua là khi đường giá cắt đường kháng cự và giá đóng cửa có chiều hướng đi lên

    Tín hiệu bán

    Giả sử giá đang đi xuống trước đó và sau một thời gian ổn định thì tín hiệu bán là khi đường giá cắt đường hỗ trợ và giá đóng cửa nằm dưới đường hỗ trợ.

    MÔ HÌNH TAM GIÁC

    Mô hình “tam giác” cũng là mô hình biến động liên tục sử dụng các khái niệm hỗ trợ và kháng cự và điểm đột phá về giá.

    Đồ thị dưới đây của AMZN cho thấy mô hình “Tam giác”

    [​IMG]

    Đồ thị cổ phiếu AMZN

    Nhìn chung khi giá có những biến động đáng kể chúng sẽ vượt qua trạng thái dừng. Sử dụng mô hình “Tam giác”, giai đoạn ổn định giá sẽ bao gồm các đáy giá cao hơn và thấp hơn, hình thành nên hình “Tam giác”. Khi đường hỗ trợ và kháng cự bắt đầu hội tụ, giá sẽ bùng nổ thoát ra ngoài khu vực ổn định và tiếp tục khuynh hướng biến động trước đó.

    Tín hiệu mua

    Là khi đường kháng cự cắt đường giá đi lên. Tín hiệu thường mạnh hơn khi giá ở giai đoạn tăng vượt qua điểm bứt phá.

    Tín hiệu bán

    Khi đường hỗ trợ cắt đường giá. Thông thường tín hiệu bán sẽ mạnh hơn khi giá ở giai đoạn đi xuống và vượt qua điểm bứt phá.

    Có hai loại biến thể của mô hình “Tam giác” là mô hình “Tam giác” đi lên và đi xuống.

    MÔ HÌNH TAM GIÁC ĐI LÊN VÀ ĐI XUỐNG

    Hai biến thể gần nhất của mô hình “Tam giác” là mô hình “tam giác đi lên” và “tam giác đi xuống” được thể hiện trong đồ thị của hợp đồng vàng tương lai 100 ounce:

    [​IMG]

    Đồ thị của hợp đồng vàng tương lai 100 ounce

    Mô hình “Tam giác đi lên”

    Tam giác đi lên cho thấy khuynh hướng thị trường đi lên so với mô hình tam giác thông thường. Cùng với mô hình tam giác đi lên, các mức giá đáy ngày càng cao hơn (dấu hiệu thị trường tăng) và đôi lúc là các mức giá đỉnh cũng ngày càng cao hơn (cũng là dấu hiệu thi trường tăng) được hình thành

    Tín hiệu mua

    Cũng như cách hình thành mô hình “Tam giác” thông thường, mô hình “tam giác đi lên” đưa ra tín hiệu mua khi đường kháng cự cắt đường giá đi lên và tín hiệu cũng sẽ mạnh hơn khi giá đang trong giai đoạn tăng vượt qua điểm bứt phá.

    Mô hình “Tam giác đi xuống”

    Tam giác đi xuống cho thấy khuynh hướng thị trường đi xuống so với mô hình tam giác thông thường. Khi mô hình tam giác đi xuống được hình thành, các mức giá đáy ngày càng thấp hơn (dấu hiệu thị trường giảm) và thường là các mức giá đỉnh ngày càng thấp hơn được hình thành (nhìn chung là dấu hiệu thi trường giảm)

    Tín hiệu bán

    Cũng như cách hình thành mô hình “Tam giác” thông thường, mô hình “tam giác đi xuống” đưa ra tín hiệu bán khi đường hỗ trợ cắt đường giá và tín hiệu cũng sẽ mạnh hơn khi giá đang trong giai đoạn giảm vượt qua điểm bứt phá.

    Mô hình tam giác là một công cụ phân tích kỹ thuật hiệu quả cho việc đặt lệnh mua bán. Mô hình tương tự là mô hình “Lá cờ”

    MÔ HÌNH “ĐẦU VÀ VAI”

    Mô hình “Đầu và Vai” được sử dụng nhiều, các tín hiệu mua và bán dễ hiểu

    [​IMG]

    Mô hình vai đầu vai

    Những thành phần của mô hình này là:

    1. Vai trái: Nhà đầu cơ giá lên đẩy giá tăng tạo ra các đỉnh giá mới. Tuy nhiên những đỉnh giá mới này tồn tại không lâu và giá điều chỉnh giảm.
    2. Đầu: Giá không giảm lâu vì nhà đầu cơ giá lên sẽ tạo ra một làn sóng khác, thời điểm này nối tiếp giá tăng và vượt qua đỉnh giá cũ, dấu hiệu thị trường tăng. Giá điều chỉnh giảm một lần nữa để tìm một ngưỡng hỗ trợ mới
    3. Vai phải: Nhà đầu cơ giá lên lại đầy giá tăng lên một lần nữa nhưng thời điểm này không tạo ra được một đỉnh giá mới cao hơn bởi các nhà đầu cơ giá xuống không cho phép các nhà đầu cơ giá lên tạo ra đỉnh giá mới cao hơn hoặc thậm chí bằng đỉnh giá cũ. Các nhà đầu cơ giá xuống sẽ đẩy giá về ngưỡng hỗ trợ (đường xác nhận) là thời điểm then chốt: hoặc nhà đầu cơ giá lên sẽ đẩy giá lên cao hơn hoặc nhà đầu cơ giá xuống thắng thế ngăn chặn được mức giá tăng.
    Tín hiệu bán

    Khi giá rớt xuống dưới đường xác nhận hỗ trợ thì rõ ràng là nhà đầu cơ giá xuống đang làm chủ thị trường, như vậy khi giá đóng cửa ở dưới đường xác nhận giá thì tín hiệu bán là rất rõ nét.

    Lưu ý đường xác nhận thường có độ dốc xuống, nó được xem là mẫu đầu và vai rất hiệu quả, bởi vì đường xác nhận có độ dốc xuống thì có nghĩa là đường giá liên tục tạo ra những mức giá thấp hơn.

    Đầu và vai lộn ngược

    Ngược lại với mô hình “Đầu và Vai” là mô hình “Đầu và Vai lộn ngược”, đây là mẫu khá hiệu quả và thường xuất hiện ở đáy của chu kỳ giảm giá.

    [​IMG]

    Mô hình vai đầu vai đảo ngược

    Những thành phần của mô hình Đầu vai lộn ngược:

    1. Vai trái: Nhà đầu cơ giá xuống đã đẩy đường giá đi xuống liên tục. Tuy nhiên, nhà đầu cơ giá lên cũng đã quay trở lại thị trường và đã đẩy giá lên một ít.
    2. Đầu: Lợi thế tăng giá không duy trì được lâu trước khi áp lực chốt lời xuất hiện và đẩy đường giá thấp hơn đáy trước; tín hiệu giảm mạnh. Đường giá sau đó đã tìm thấy lực mua và đã xác nhận vùng đáy mới.
    3. Vai phải: Lực bán lại xuất hiện và đẩy đường giá quay lại hướng giảm điểm, nhưng lần rơi điểm này cao hơn đáy cận kề. Thông thường tín hiệu này được xem là tín hiệu tăng giá trở lại bởi lực cung đã không thể đẩy giá xuống sâu hơn được nữa. Thời điểm quyết định xảy ra khi đường giá vượt qua hẳn đường kháng cự (đường xác nhận), điều đó đồng nghĩa với lực cung đã không thể đẩy đường giá quay trở lại hướng giảm mà thay vào đó là lực cầu đã đẩy đường giá lên mức cao hơn và lấy lại quyền kiểm soát toàn thị trường.
    Tín hiệu mua trong mô hình vai đầu vai lộn ngược:

    Khi giá đóng cửa nằm trên đường xác nhận, một tín hiệu mua mạnh được phát ra.

    Thông thường, đường xác nhận đó độ dốc lên thì sẽ rất hiệu quả trong mô hình vai đầu vai lộn ngược, bởi đường xác nhận dốc lên có ý nghĩa chủ yếu là giá cả ngày một cao hơn.

    Khối lượng giao dịch trong mô hình vai đầu vai

    Khi đường xác nhận của mô hình vai đầu vai bị bẻ gãy theo hướng đi xuống cùng với khối lượng giao dịch xảy ra lớn thì đó là một tín hiệu bán mạnh và chắc chắn được phát ra.


    TRỊNH PHÁT - ITP CLUB



    Video hướng dẫn trading bằng các mẫu hình trong phân tích kỹ thuật
    binhnguyenpnamrose9 thích bài này.
  8. ichimoku102

    ichimoku102 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    03/06/2019
    Đã được thích:
    140
    Tại sao phân tích kỹ thuật lại quan trọng như thế?
    • Ngày đăng: 24/09/2020
    • Lượt xem: 787
    Những thành công trong thị trường tài chính góp phần gia tăng nhu cầu làm chủ công cụ phân tích đồ thị. Việc cân nhắc trước những quyết định là điều cơ bản trên thị trường. Khó có thể có một thị trường cho cả nhà đầu tư dài hạn lẫn ngắn hạn cùng tham gia đều có sự hiệu quả, điều mà mọi người quan tâm trước tiên vẫn là đường giá tương lai sẽ xảy ra như thế nào?

    Bước kế tiếp khá quan trọng đó là xây dựng một quy trình để đưa ra những quyết định. Bạn có thể làm tốt công việc dự đoán tương lai thông qua phân tích thị trường hiện tại, điều đó có nghĩa là bạn đã nắm vững được 2 phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.

    Phân tích cơ bản là cơ sở để nghiên cứu hệ số cung cầu của thị trường khi đường giá có biến động tăng hoặc giảm. Trong thị trường tài chính, thường có trào lưu đi tìm những công ty có lợi nhuận kinh doanh cao, công ty thiếu vốn tài trợ đầu tư hay có những thay đổi lớn trong nguồn vốn. Mục đích của phương pháp này là hướng đến sự đánh giá, ước lượng giá trị thực của thị trường qua việc đo lường sức mua của nhà đầu tư nếu thị trường đang thấp hơn giá trị thực.

    [​IMG]

    Phân tích kỹ thuật rất quan trọng

    Phân tích kỹ thuật hay phân tích đồ thị, đây là sự tương phản, về cơ bản nó nghiên cứu sự chuyển động của thị trường. Trong khi phân tích cơ bản nghiên cứu lý do hoặc nguyên nhân vì sao đường giá tăng hay giảm, phân tích kỹ thuật nghiên cứu những tác động và hiệu quả của sự vận động giá, hướng đi của đường giá. Phân tích đồ thị cực kỳ hữu ích trong việc dự đoán giá tương lai, đồ thị được sử dụng mà không cần dữ liệu cơ bản đầu vào hay kết hợp với thông tin cơ bản. Giá tương lai của thị trường sẽ như thế nào? Đó là bước đầu tiên để hình thành quy trình ra quyết định của mình.

    Thời điểm thích hợp của thị trường

    Vấn đề thứ 2, thời điểm thị trường thường rất khó. Đối với nhà đầu cơ ngắn hạn, sự di chuyển của đường giá có thể gây ấn tượng và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Vì thế, thời điểm chính xác để vào ra là tuyệt đối cần thiết ở khiá cạnh nào đó của thị trường. Nói 1 cách thẳng thắn thì thời điểm thích hợp là tất cả đối với thị trường chứng khoán. Bất cứ một lý do nào rồi cũng sẽ được rõ ràng, thời điểm hầu như chỉ là 1 kỹ thuật bình thường. Nó có thể được ứng dụng vào nguyên lý đồ thị giá để trở thành yếu tố cần thiết tuyệt đối trong quy trình ra quyết định. Nó chỉ có giá trị khi bạn tìm kiếm một phương pháp đồ thị riêng và thích hợp với bản thân.
    ptkh thích bài này.
  9. ichimoku102

    ichimoku102 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    03/06/2019
    Đã được thích:
    140
    Phân tích kỹ thuật thị trường chứng khoán sẽ như thế nào trong tuần tới? Xây dựng kế hoạch trading của mình như thế nào? Ứng phó thế nào trong tuần tới nếu chỉ dựa vào phân tích kỹ thuật?
  10. ichimoku102

    ichimoku102 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    03/06/2019
    Đã được thích:
    140
    Tại sao phân tích kỹ thuật lại quan trọng như thế?

    Những thành công trong thị trường tài chính góp phần gia tăng nhu cầu làm chủ công cụ phân tích đồ thị. Việc cân nhắc trước những quyết định là điều cơ bản trên thị trường. Khó có thể có một thị trường cho cả nhà đầu tư dài hạn lẫn ngắn hạn cùng tham gia đều có sự hiệu quả, điều mà mọi người quan tâm trước tiên vẫn là đường giá tương lai sẽ xảy ra như thế nào?

    Bước kế tiếp khá quan trọng đó là xây dựng một quy trình để đưa ra những quyết định. Bạn có thể làm tốt công việc dự đoán tương lai thông qua phân tích thị trường hiện tại, điều đó có nghĩa là bạn đã nắm vững được 2 phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.

    Phân tích cơ bản là cơ sở để nghiên cứu hệ số cung cầu của thị trường khi đường giá có biến động tăng hoặc giảm. Trong thị trường tài chính, thường có trào lưu đi tìm những công ty có lợi nhuận kinh doanh cao, công ty thiếu vốn tài trợ đầu tư hay có những thay đổi lớn trong nguồn vốn. Mục đích của phương pháp này là hướng đến sự đánh giá, ước lượng giá trị thực của thị trường qua việc đo lường sức mua của nhà đầu tư nếu thị trường đang thấp hơn giá trị thực.

    [​IMG]

    Phân tích kỹ thuật rất quan trọng

    Phân tích kỹ thuật hay phân tích đồ thị, đây là sự tương phản, về cơ bản nó nghiên cứu sự chuyển động của thị trường. Trong khi phân tích cơ bản nghiên cứu lý do hoặc nguyên nhân vì sao đường giá tăng hay giảm, phân tích kỹ thuật nghiên cứu những tác động và hiệu quả của sự vận động giá, hướng đi của đường giá. Phân tích đồ thị cực kỳ hữu ích trong việc dự đoán giá tương lai, đồ thị được sử dụng mà không cần dữ liệu cơ bản đầu vào hay kết hợp với thông tin cơ bản. Giá tương lai của thị trường sẽ như thế nào? Đó là bước đầu tiên để hình thành quy trình ra quyết định của mình.

    Thời điểm thích hợp của thị trường

    Vấn đề thứ 2, thời điểm thị trường thường rất khó. Đối với nhà đầu cơ ngắn hạn, sự di chuyển của đường giá có thể gây ấn tượng và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Vì thế, thời điểm chính xác để vào ra là tuyệt đối cần thiết ở khiá cạnh nào đó của thị trường. Nói 1 cách thẳng thắn thì thời điểm thích hợp là tất cả đối với thị trường chứng khoán. Bất cứ một lý do nào rồi cũng sẽ được rõ ràng, thời điểm hầu như chỉ là 1 kỹ thuật bình thường. Nó có thể được ứng dụng vào nguyên lý đồ thị giá để trở thành yếu tố cần thiết tuyệt đối trong quy trình ra quyết định. Nó chỉ có giá trị khi bạn tìm kiếm một phương pháp đồ thị riêng và thích hợp với bản thân.
    ptkhsgnvina2015 thích bài này.

Chia sẻ trang này