Phân tích kỹ thuật toàn sai? - Các bước đầu tư chứng khoán - P3

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi htvmargin, 16/03/2015.

4360 người đang online, trong đó có 497 thành viên. 20:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 600 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. htvmargin

    htvmargin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2015
    Đã được thích:
    21
    Bài viết này dựa trên ý kiến cá nhân của tôi, mọi người có thể góp ý hoặc phản biện khoa học.

    Trong ba trường phái nói từ phần trước, bài viết này tôi đề cập đến trường phái đầu cơ trước. Nhắc đến đầu cơ, thường là nhắc kèm với phân tích kỹ thuật.
    Phân tích kỹ thuật hiểu đơn giản là các "thuật toán", các biểu đồ do các bậc tiền bối đã thành danh "để lại", bây giờ các nhà đầu tư sử dụng để mua bán dựa trên các tín hiệu. Nhưng vấn đề nảy sinh là các bậc tiền bối thì kiếm nhiều tiền nhờ những phân tích kỹ thuật này, nhưng đến lượt các nhà đầu tư khác sử dụng thì đa phần lại bị thua lỗ. Vậy hóa ra phân tích kỹ thuật sai toét, thế sao mấy ông ngày xưa lại kiếm được tiền từ nó?

    Thật ra để trả lời cho vấn đề này thì tôi cũng chỉ đưa ra ý kiến của bản thân như sau:
    - Các phương pháp này không sai hoàn toàn, nhưng thời gian đã trôi qua khá lâu, mọi thứ cũng không còn giống hệt nên các phương pháp cũng có những độ sai lệch tăng lên. Và có thể dễ thấy là có những lúc phân tích kỹ thuật đúng, có những lúc lại sai.
    - Lòng tham của nhà đầu tư, sự vội vàng và vài yếu tố con người khác tác động, các nhà đầu tư khi phân tích kỹ thuật đôi lúc làm "một trận sống mái với nhà cái" full margin, và câu truyện thua lỗ bắt đầu. Thật ra full margin không có tội, vấn đề nằm ở người sử dụng.
    - Các thứ chúng ta biết bây giờ cũng không hoàn toàn là bản gốc, có những thứ chỉ được tổng hợp lại qua tìm hiểu các giao dịch thời xưa, qua lời kể, qua các ghi chép không hoàn chỉnh, nói chung là không phải hàng "chuẩn". Thành thử ra có sai lệch cũng không lấy làm lạ.
    - Các nhà đầu tư phối hợp nhiều phương pháp quá, thành ra có những lúc cái thì cho tín hiệu mua, cái thì lại cho tín hiệu bán. Nên nhớ là các phương pháp do những người khác nhau nghĩ ra, đường hướng suy nghĩ của chúng khác nhau nên trộn lại không khéo lại thành hỏng (mà mỗi nhà đầu tư lại trộn một kiểu, thành ra có người đúng, có người sai).
    - Và vấn đề ảnh hưởng khá quan trọng là chúng ta đang đầu tư ở ttck Việt Nam, nơi đây rất khác với chỗ mà các phương pháp kia áp dụng, chúng ta khác ở T+3, khác ở biên độ cho phép, khác ở thiếu sót nhiều kiểu giao dịch, và nói chung là khác. Có thể khi áp dụng phân tích kỹ thuật, mua ở t-0 đến t-1 là có lãi, nhưng đến t-3 thì lại lỗ nặng, vậy công bằng mà nói thì phân tích kỹ thuật đã có lúc đúng ở trường hợp này, nhưng lúc đó chúng ta không thể bán chốt lời được.
    - Một vài điểm nữa, những điểm quan trọng hơn tôi dành cho bài viết khác.

    Qua những lời trên, tôi có thể khẳng định phân tích kỹ thuật không hoàn toàn sai, nhưng để sử dụng hợp lý đem lại lợi nhuận thì là một câu truyện khác, và sẽ nói trong những bài tiếp theo.



    Phụ lục 3:
    Đánh một trận sống mái với nhà cái, nhưng ... chứng khoán là một câu truyện dài.

    Tôi thấy rất nhiều người hay nói liều một trận sống chết với nhà cái, một là cuộc đời nở hoa, không thì cuộc sống bế tắc. Tôi thấy đây là biểu hiện rất rõ nét của tính ăn xổi, cờ bạc.
    Khi đặt mình vào tình huống này, một là sẽ nhân 9 nhân 10 tài khoản, hoặc bét ra cũng đem về một khỏan lợi nhuận lớn, và tình huống thứ 2 là cháy tài khoản. Cứ cho là lần đầu thắng, lần hai thắng, nhưng lòng tham không dừng lại sẽ có lúc cháy tài khoản, mà cháy rồi thì còn làm ăn được gì nữa. "Còn tiền là còn cơ hội"- câu này mọi người vẫn nói với nhau thường xuyên, nhưng mà ... vẫn nhiều người liều sống chết.
    Chứng khoán là một câu truyện dài, không phải ở một hai lần liều sống chết.

Chia sẻ trang này