Phân tích PVD và kỳ vọng mạnh@

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongtay79, 30/07/2018.

1714 người đang online, trong đó có 685 thành viên. 19:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 15209 lượt đọc và 141 bài trả lời
  1. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    * Với đặc thù hợp đồng đã ký trước khi giá dầu thấp lúc trước chỉ dao động 35-40$|thùng nên hoạt động của PVD trong chu kỳ chưa ký lại nên theo tôi giá vùng trủng nhất đã qua khi chỉ số chung vnindex hiện tại trên 900₫ còn giá PVD thực tại rất thấp và khi hợp đồng cũ qua đi lúc đó chắc chắn hợp đồng mới tăng ít nhất 40-60% so với 1 năm về trước và hiện tại giá dầu tăng mạnh hơn 100%.

    * Hiện tại PVD theo kết quả kinh doanh mới nhất có:
    1. Quỹ đầu tư phát triển 1577 tỉ.
    2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tận 3618 tỉ.
    * Đơn giản nhất giá trị thị trường hiện tại 4996 tỉ mà cộng 2 khoảng trên 1577 + 3618 = 5195 tỉ hơn giá trị thị trường, cứ tính 6 giàn khoan trên bỏ đi, khách hàng đang kí hợp đồng bỏ đi cung biết giá trị thế nào chưa tính giá trị sổ sách tận 33k và khấu hao đã nhiều năm.

    * Hợp đồng cũ qua đi thì hợp đồng mới tăng mạnh về giá và đem đô về cả đống, nói chung giá quá thấp giá trị thực, ngày nào giá 120k bằng GAS, giờ đây giá này và Doanh thu đã tăng là 1 bước đệm, tương lai chắc chắn tốt hơn nhiều.

    http://www.pvdrilling.com.vn/Upload/trang_quan_he_co_dong/2018_BAOCAOTAICHINH/Viet/BCTC HN Quy 2 nam 2018 USD_VND.pdf
    http://s.cafef.vn/hose/PVD-tong-cong-ty-co-phan-khoan-va-dich-vu-khoan-dau-khi.chn

    * Giá dầu thì Brent, WTI trên 50$ đã an toàn không cần chi 60$ hay 70$,....giá cho thuê trung bình cũ 50.000$ ngày mà kí lại 65.000 - 70.000$/ngày là sáng không cần nhiều.
    https://www.investing.com/commodities/crude-oil


    * Tham khảo thêm phân tích cũ HSC....

    Chúng tôi dự báo LNST năm 2018 sẽ tăng mạnh 5,5 lần nhờ giá dầu tăng – Chúng tôi dự báo doanh thu đạt 4.812,9 tỷ đồng (tăng trưởng 23,3%) và LNST đạt 76,4 tỷ đồng (gấp 5,5 lần năm 2016). Chúng tôi kỳ vọng mảng kinh doanh chính của PVD sẽ chỉ hòa vốn trong năm 2018 do nhu cầu đối với dịch vụ khoan sẽ hồi phục chậm hơn so với đà tăng của giá dầu. Các giả định chính của chúng tôi như sau:

    − Giá dầu Brent bình quân là 65 USD/thùng (tăng 20%).

    − Chúng tôi dự báo mảng dịch vụ khoan sẽ hòa vốn trong năm 2018, với doanh thu đạt 2.146,8 tỷ đồng (tăng trưởng 21,9%), đóng góp 44,3% tổng doanh thu (năm 2017 là 45,1%). Lợi nhuận gộp của mảng này dự báo đạt 0,8 tỷ đồng (trong khi đó ghi nhận lỗ gộp 248,3 tỷ đồng trong năm 2017). Theo đó tỷ suất lợi nhuận gộp là 0,04% (năm 2017 là -14,1%). Giá thuê ngày bình quân dự báo là 64.000 USD và tỷ lệ sử dụng công suất giàn khoan tự nâng dự báo đạt 90% (năm 2017 là 84,5%).

    Giàn khoan TAD dự kiến sẽ tạm ngừng hoạt động trong năm 2018. Chúng tôi được biết giàn khoan TAD vẫn trong quá trình bảo dưỡng lạnh (cold-stacked) tại PV Shipyard, với chi phí là khoảng 11.000 USD/ ngày. Dự kiến giàn khoan TAD sẽ trở lại hoạt động trong năm 2019 để phục vụ dự án Cá Rồng Đỏ.

    − Chúng tôi dự báo doanh thu mảng dịch vụ giếng dầu là 2.173 tỷ đồng (tăng trưởng 25%), đóng góp 44,9% tổng doanh thu (năm 2017 đóng góp 44,6%). Lợi nhuận gộp dự báo là 499,8 tỷ đồng (tăng trưởng 51,3%). Theo đó tỷ suất lợi nhuận gộp là 23% (năm 2017 là 20%). Lợi nhuận tăng nhờ nhu cầu đối với hoạt động khoan và thăm dò tăng.

    − Doanh thu mảng thương mại dự báo đạt 522,9 tỷ đồng (tăng trưởng 30%), chiếm 10,8% tổng doanh thu (năm 2017 chiếm 10,3%). Lợi nhuận gộp dự báo đạt 36,6 tỷ đồng (tăng trưởng 33,3%). Theo đó, tỷ suất lợi nhuận gộp là 7% (năm 2017 là 6,8%).

    − Chi phí bán hàng & quản lý dự báo là 697,9 tỷ đồng (tăng 19,3%), tương đương 14,5% tổng doanh thu (năm 2017 là 15,5%). Chúng tôi dự báo tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý/doanh thu ở mức tương đương trong năm 2018.

    − Thu nhập khác dự báo là 232,5 tỷ đồng (giảm 63,4%). Chúng tôi dự báo PVD sẽ thu hồi khoảng 220 tỷ đồng (45% tổng dư nợ) từ PVEP và không phát sinh hoàn nhập phân bổ Quỹ Khoa học như trong năm 2017.

    − Lợi nhuận từ các liên doanh dự báo tăng từ mức thấp 6,7 tỷ đồng trong năm 2017 lên 58,1 tỷ đồng trong năm 2018 (tăng gấp 7,7 lần). Theo đó, chúng tôi dự báo EPS 2018 là 199 tỷ đồng (tăng gấp 5,5 lần) và BVPS là 38.166đ (tăng 6%).

    Kết luận đầu tư – Tiếp tục đánh giá Khả quan. Cổ phiếu PVD hiện giao dịch với P/B dự phóng là 0,66 lần, vẫn thấp hơn so với mức bình quân một số cổ phiếu cùng ngành trong khu vực là 1,0 lần. Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 30.000đ, tương đương P/B dự phóng là 0,8 lần. Ước tính của chúng tôi phản ánh giá trị thay thế của tài sản.Hoạt động E&P sẽ sôi động trở lại trong năm nay nhờ giá dầu tăng vượt điểm hòa vốn đối với các giàn khoan ngoài khơi của Việt Nam và nhờ vậy hoạt động khai thác dầu cho lợi nhuận trở lại. Tuy nhiên, giá cổ phiếu đã tăng khoảng 80% và đã xuất hiện lực chốt lời trong một vài ngày gần đây. Do đó, mặc dù vẫn giữ quan điểm tích cực đối về triển vọng tăng trưởng trong vài năm tới, chúng tôi dự báo giá cổ phiếu có thể điều chỉnh từ mức hiện tại trong vài tháng tới.
    Last edited: 30/07/2018
    chicbongRolex4646 thích bài này.
  2. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Trung đông nóng như lửa,..trong nước thì khoẻ khi IRAN rắc rối lúc đó khai thác Cá Voi thì vô tư.

    Saudi bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo 2 trong 1
    (Vũ khí) - Theo Đài al-Arabiya của UAE, liên quân Arap do Saudi dẫn đầu vừa dính đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo Mach 4,5 từ lực lượng Hothi tại Yemen.
    Hôm 29/7, lực lượng Houthi đã dùng tên lửa đạn đạo đa nhiệm Badir-1 tấn công vào mục tiêu của liên quân Arap tại tỉnh al-Bayda. Cuộc tấn công không gây thiệt hại về người nhưng đã phá hủy nhiều cơ sở cùng vũ khí.

    Vụ phóng tên lửa này được cho là đòn đáp trả cuộc không kích diễn ra ngay trước đó của liên quân vào mục tiêu của Houthi ở tỉnh phía bắc Saada.

    [​IMG]

    Tên lửa đạn đạo đa nhiệm Badir-1.
    Việc Houthi tin dùng Badr-1 tấn công mục liên quân cho thấy, dòng tên lửa đạn đạo này đang được Houthi tin dùng trong những nhiệm vụ không ngờ. Đặc biệt trong vụ tấn công tàu vận tải chở dầu của Saudi Arabia khi di chuyển ngoài khơi Yemen hồi đầu tháng 7/2018, Badr-1 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

    Theo tuyên bố của Houthi, lực lượng này đã dùng Badr-1 - loại tên lửa đạn đạo mới có tốc độ tối đa lên tới 4,5 Mach thực hiện vụ tấn công. Dù tiết lộ về vụ tấn công nhưng Houthi không cho biết số phận chiếc tàu chở dầu của Saudi Arabia sau khi trúng tên lửa. Tuy nhiên, chỉ bằng chừng ấy thông tin cũng đủ khiến thế giới ngỡ ngàng.

    Bởi theo tuyên bố của lực lượng này, Badr-1 là dòng tên lửa đạn đạo mới được thiết kế chuyên thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất nhưng trong vụ tấn công hồi đầu tháng 7, tên lửa này nhận thêm nhiệm vụ chống hạm - tính năng kép hầu như không có trong tất cả các loại vũ khí của cả Nga và Mỹ.

    Theo những thông tin ban đầu dược Houthi tiết lộ, Badr-1 là loại tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn có thể tấn công mục tiêu với tốc độ lên tới 4,5 Mach và độ chính xác gần như tuyệt đối.

    Căn cứ vào hình ảnh do phóng tên lửa nhóm này công bố cho thấy, nhiều khả năng đây là hệ thống pháo phản lực hạng nặng chứ không phải tên lửa đạn đạo như Houthi tuyên bố.

    Ngoài ra, khi quan sát hình ảnh vũ khí này, nhiều chuyên gia cho rằng Badr-1 có thể là một bản sao của tên lửa pháo kích Fajr-3 do Iran phát triển, vì cả hai dòng tên lửa này đều có kích thước và ngoại hình tương đương.

    Dù tự phát triển hay là bản sao từ tên lửa Fajr-3 của Iran nhưng Houthi đã cho thấy một thực tế, họ đã thành công khi sở hữu loại vũ khí mới rất khó đánh chặn bởi tốc độc cực nhanh và trong khi lại có tầm bắn ngắn.

    Và chúng đặc biệt nguy hiểm khi có thể nhận nhiệm vụ kép khi vừa tấn công mặt đất và diệt hạm. Với tốc độ tối đa đạt được, hiện không có hệ thống phòng không trên hạm nào đủ sức đánh chặn Badr-1.

    Đan Nguyên
    Last edited: 30/07/2018
  3. Goahead_88

    Goahead_88 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    29/12/2016
    Đã được thích:
    346
    Haha. Xoắn quá. Mai táng sàn ATO thoát thân
  4. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Trung Đông trước nguy cơ chiến tranh lan rộng
    M.T. | 30/07/2018 03:18 PM

    [​IMG]


    Cờ Israel trên Mái vòm Đá trong Cổ Thành ở Jerusalem.


    Việc Israel thông qua luật mới về quy chế nhà nước, cùng với những cuộc tấn công liên tiếp vào lãnh thổ Syria có nguy cơ thổi bùng lên một làn sóng trả đũa nhằm vào người dân Do Thái.

    Trong khi ấy, các cuộc tiến công của quân đội Syria vào cứ điểm của phe nổi dậy trong những ngày qua liên tiếp làm cho tình hình chiến sự tại Trung Đông thêm căng thẳng.

    Đạo luật làm dấy lên nhiều chỉ trích

    Ngày 18-7, Quốc hội Israel đã thông qua đạo luật Quốc gia dân tộc, khẳng định tính chất Do Thái của Nhà nước Israel. Đạo luật làm dấy lên nhiều chỉ trích, phê phán. Luật này quy định rằng “Israel là quê hương lịch sử của người Do Thái và họ có độc quyền tự quyết quốc gia ở đó”.

    Luật cũng bãi bỏ tư cách ngôn ngữ chính thức của tiếng Arập ngang bằng tiếng Hebrew, hạ nó xuống “tư cách đặc biệt” mà vẫn cho phép nó tiếp tục được sử dụng bên trong các tổ chức của Israel.

    Nhiều chính trị gia, kể cả các chính trị gia Israel cho rằng đây là một bộ luật mang tính chất phân biệt chủng tộc, dành nhiều quyền lợi cho người Do Thái và coi người Arập là công dân hạng hai.

    Ngay sau khi Quốc hội Israel thông qua đạo luật, Ban Tổng thư ký Liên đoàn Arập đã họp phiên khẩn cấp tại Ai Cập và ra tuyên bố phản đối, coi đạo luật này là hết sức nguy hiểm bởi vì nó phủ định toàn bộ các quyền dân tộc của nhân dân Palestine trên các vùng đất lịch sử của họ.

    Tổng thống Palestine Mahmoud Abass tuyên bố bộ luật này chứng tỏ tính chất phân biệt chủng tộc của chính quyền Israel và Jerusalem - thủ đô của Palestine bị chiếm đóng là một thực tế lịch sử không bộ luật nào có thể thay đổi được.

    Tổng thống Abbas cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng và thực thi trách nhiệm để ngăn chặn các điều luật mang tính phân biệt chủng tộc này bằng cách gây áp lực cho Israel.

    Cùng ngày, Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc Israel đang cố gắng thành lập “một nhà nước Apartheid”, đồng thời chỉ trích Luật Quốc gia dân tộc Do Thái của Israel phân biệt chủng tộc khi tuyên bố chỉ có người Do Thái mới có quyền tự quyết tại quốc gia này.

    Các cuộc biểu tình chung giữa người Arập và Do Thái đã bùng nổ tại Tel Aviv giương cao biểu ngữ “Hãy dừng ngay Luật Quốc gia dân tộc, đây là ngôi nhà chung của tất cả chúng ta”.

    Ngày 19-7, Liên minh châu Âu bày tỏ lo ngại rằng luật mới của Israel sẽ làm phức tạp hơn giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Israel-Palestine.

    “Chúng tôi đã rất rõ ràng khi nói đến giải pháp hai nhà nước, chúng tôi tin rằng đó là con đường duy nhất tiến về phía trước và nên tránh bất kì bước đi nào làm phức tạp hơn hoặc ngăn chặn giải pháp này trở thành hiện thực”, bà Federica Mogherini, đặc trách chính sách đối ngoại EU, nói.

    Nguy cơ Trung Đông chìm trong khói lửa

    Trong khi đó, các cuộc tấn công của Israel vào Syria vẫn liên tiếp diễn ra trong mấy tuần qua. Ngày 22-7, không quân Israel đã oanh kích một vị trí quân sự của quân đội Syria. Theo truyền thông Syria, máy bay Israel đã bắn tên lửa từ không phận Liban.

    Vị trí bị máy bay - được cho là của Israel - nhắm bắn nằm ở Misyaf, một thị trấn thuộc tỉnh Hama ở miền trung Syra, rất xa chiến tuyến Quneitra đang sôi sục ở miền nam Syria.

    Một nguồn tin Syria do đài truyền hình Arập al- Mayadeen trích dẫn, khẳng định là cuộc oanh kích nhắm vào một trung tâm nghiên cứu nhưng không cho biết cụ thể hoạt động của trung tâm này là gì.

    Tổ chức Đài quan sát nhân quyền Syria cho biết là tại địa điểm này có những cơ sở do chuyên gia Iran phụ trách và sản xuất pháo tầm trung. Nguồn tin Syria còn cho biết thêm là máy bay Israel đã bắn 4 tên lửa từ không phận Liban, ở phía bắc thung lũng Bekaa.

    Đây không phải lần đầu tiên cơ sở ở Misyaf bị máy bay Israel tấn công. Lần trước là vào tháng 9-2017.

    Căng thẳng giữa Syria và Israel đang ngày càng trở nên lớn hơn kể từ ngày 16-7, khi quân đội Syria tuyên bố đã chiếm được một ngọn đồi chiến lược gần Cao nguyên Golan với mục đích tiêu diệt những tàn dư còn sót lại của các tổ chức khủng bố. Động thái này đã khiến quân đội Israel đề cao cảnh giác.

    Không quân Israel trước đó cũng tăng cường các cuộc tấn công xuống Syria với lý do họ muốn ngăn chặn sự hiện diện quân sự của Iran tại quốc gia này. Tehran và Damas đã nhiều lần phủ nhận tuyên bố của Israel, nói rằng chỉ có các cố vấn quân sự của Iran đang có mặt tại Syria để giúp tiến hành chiến dịch chống khủng bố.

    Vào tháng 5-2018, quân đội Israel cũng đã bắn tên lửa vào toàn bộ các vị trí của lực lượng Iran al-Qods tại Syria, lấy lý do là lực lượng Iran đã pháo kích vào khu vực Israel chiếm đóng ở Cao nguyên Golan, vùng biên giới với Israel.

    Cuộc oanh kích ngày 22-7 diễn ra vào lúc quân đội Syria đang nhanh chóng tiến đến sát Cao nguyên Golan. Ngày 23-7, Israel đã kích hoạt hệ thống phòng không mới nhất của mình ở biên giới với Syria sau khi người phát ngôn chính thức cho Lực lượng Quốc phòng Israel (IDF) tuyên bố trên Twitter rằng, các tên lửa từ Syria đã tấn công vùng phía bắc Israel.

    Hiện chưa rõ lực lượng nào sẽ chịu trách nhiệm việc bắn những tên lửa này vì hầu hết các cuộc chiến diễn ra ở phía tây nam Syria là giữa Quân đội Syria (SAA) và Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng liên kết với Jaysh Khaled bin Walid - nhóm khủng bố hiện đang nắm quyền kiểm soát khu vực Yarmouk, một phần giáp với Cao nguyên Golan do Israel kiểm soát.

    Không chỉ truy đuổi các “mục tiêu Iran” ở Syria, ngày 23-7, trang web tiếng Arập Al-Jarida cho biết không quân Israel đã lên danh sách các mục tiêu cần diệt của Iran tại Iraq, cho các cuộc tấn công tiềm năng trong tương lai.

    Theo đó, các nguồn tin tình báo và trinh sát đã giúp Tel Aviv nắm trong tay “danh sách các cơ sở quân sự và hành lang vận tải mà Tehran sử dụng để vận chuyển vũ khí, thiết bị, cùng với các cố vấn quân sự Iran và các tay súng dân quân Shiite được họ hậu thuẫn tới Syria”.

    Tuy có sự thù nghịch lẫn nhau nhưng Israel và Iran chưa bao giờ đi đến đối đầu trực diện. Tuy nhiên, với đà tấn công của Israel vào các cơ sở của Iran như hiện nay, các chuyên gia cho rằng cuộc chiến Israel-Iran nhiều khả năng sẽ diễn ra và khi đó cả khu vực Trung Đông sẽ chìm trong biển lửa.
  5. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Mỹ sẵn kịch bản nóng khi Iran đóng cửa Eo biển Hormuz
    (Tin tức 24h) - Tờ Maariv của Israel cho biết, Mỹ cân nhắc kế hoạch dùng biện pháp quân sự với Iran nếu nước này quyết định đóng cửa Eo biển Hormuz.
    Thông tin trên được tờ Maariv dẫn tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis trong một cuộc họp báo hôm 27/7:

    "Iran đang đe dọa đóng cửa Eo biển Hormuz. Hàng chục quốc gia đã sẵn sàng điều động lực lượng hải quân nếu Tehran cố tình thực hiện kế hoạch của mình".

    [​IMG]
    Iran thừa biết hậu quả nếu nước này đóng cửa Eo biển Hormuz.
    Lởi cảnh báo được Mỹ đưa ra ngay sau khi Cố vấn cao cấp của nhà lãnh đạo tối cao của Iran về các vấn đề quốc tế, Ali Akbar Velayati tuyên bố, Iran sẽ phong tỏa Eo biển Hormuz nếu bị chặn mọi đường xuất khẩu.

    "Phản ứng minh bạch, đầy đủ và kịp thời nhất được đưa ra bởi Tổng thống Iran Hassan Rouhani trong chuyến đi cuối cùng của ông tới châu Âu. Câu trả lời của chúng tôi rõ ràng: Nếu Iran không thể xuất khẩu dầu qua Vịnh Ba Tư thì cũng không ai được xuất khẩu", vị cố vấn này tuyên bố.

    Phần lớn dầu thô được xuất khẩu từ Saudi Arabia, Iran, các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), Kuwait và Iraq đi qua Eo biển Hormuz. Đây cũng là con đường cho gần như tất cả các lô hàng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới - Qatar.

    Eo biển Hormuz là một đoạn hẹp nằm giữa vịnh Oman và vịnh Ba Tư với bờ Bắc là Iran và bờ Nam là UAE và Musandam, một phần đất tách ra của Oman. Bờ biển phía đảo Musandam gập ghềnh nhiều đá ngầm và nông, nên các tàu chở dầu lớn không thể đi qua Eo Hormuz mà không đi qua lãnh hải của Iran.

    Nhiều chuyên gia coi sự đe doạ của Iran là tuyên chiến. Xét về tiềm lực quân sự, đặc biệt là sức mạnh hải quân, Iran hoàn toàn có thể đóng cửa eo biển này bất cứ lúc nào họ muốn.

    Lực lượng Hải quân Iran chỉ cần sử dụng một phần sức mạnh là có thể đóng cửa hoàn toàn Eo Hormuz. Nhưng đây là sự lựa chọn mà Iran sẽ phải trả giá cao bởi Mỹ cũng đã tìm cách để hiện diện quân sự ở đây.

    Đóng cửa Eo biển Hormuz có nghĩa là châm ngòi cho một cuộc chiến tranh khu vực và có thể dẫn đến khả năng mở rộng ra phạm vi toàn cầu.

    Một số chuyên gia nhận định, việc dọa đóng cửa Eo biển Hormuz của Iran chủ yếu là đòn chiến tranh tâm lý. Bởi lựa chọn này không khiến Iran có được cách giải quyết vấn đề tốt nhất.

    Iran vẫn đang cố gắng tìm ra một giải pháp để vừa có thể xuất khẩu được dầu mỏ vừa tránh được sự đối đầu toàn diện về quân sự cũng như về chính trị với Mỹ, Israel và các nước vùng Vịnh bởi họ thừa biết, nếu xảy ra xung đột hậu quả sẽ thế nào.

    Tuấn Vũ
  6. Goahead_88

    Goahead_88 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    29/12/2016
    Đã được thích:
    346
    Bọn gà chả hiểu gì về giá OIl và PVD nhỉ
  7. tornado1

    tornado1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2010
    Đã được thích:
    19.512
    Mai tranh thủ múc, cuối phiên lãi lớn, tin xấu ra là múc.
    Tin tốt ra là bán.
    ThanTuDo thích bài này.
  8. Goahead_88

    Goahead_88 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    29/12/2016
    Đã được thích:
    346
  9. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Mai bị đạp thì mút đi la lối om xòm.
    ThanTuDo thích bài này.
  10. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    khoẻ, sáng.
    • 7:09 Thứ ba, 31/07/2018
    Nguy cơ thiếu hụt nguồn cung, dầu thô tăng giá
    [​IMG]
    Như Tâm/Theo Investing

    (NDH) Giá dầu ngày 30/7 tăng, trong đó WTI tương lai tăng hơn 2%, do các nhà buôn chú ý đến gián đoạn nguồn cung và khả năng sản lượng từ Iran giảm vì lệnh trừng phạt của Mỹ.

    Giá dầu WTI giao tháng 9 tăng 2,1% lên 70,13 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng 1,18% lên 75,65 USD/thùng.

    Lo ngại thiếu hụt nguồn cung tái xuất hiện hôm 30/7 khi các nhà đầu tư chú ý đến sự gián đoạn nguồn cung từ Arab Saudi và giảm sản lượng tại Venezuela, Iran, Libya.

    Arab Saudi trước đó thông báo dừng vận chuyển dầu qua eo biển Bab el-Mandeb, Biển Đỏ, sau khi phiến quân Houthi ở Yemen tấn công hai tàu chở dầu.

    Nguồn cung từ Iran, Libya và Venezuela đã giảm xuống thấp nhất kể từ tháng 1, theo JBC Energy. Mỹ dự kiến tái trừng phạt Iran trong tháng 11. Barclays ước tính lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ làm xuất khẩu dầu thô từ iran giảm 700.000 thùng/ngày.

    USD suy yếu, do áp lực từ đồng euro mạnh hơn, cũng giúp hỗ trợ giá dầu. Chỉ số USD, đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ 6 loại tiền tệ, giảm 0,4% xuống 94,09.
    ThanTuDo thích bài này.

Chia sẻ trang này