Phiên mai 20/1/2021 Đáo hạn PS ☆☆☆☆☆ TT bất Ngờ tăng trên 20 Điểm vượt 1462 !!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 19/01/2022.

2201 người đang online, trong đó có 93 thành viên. 05:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 9441 lượt đọc và 41 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Chúc mừng ace có hàng CK, P , BĐS CN,Thủy sản phiên nay@};-
    Phiên đáo hạn PS các quỹ lớn mua mạnh @};-
    Dòng tiền đảo pha sang hàng cơ bản tốt@};-
    Năng lượng Điện, Dầu, Than tăng trưởng mạnh 2022 nhiều em tăng nhiều lần@};-
    Phiên nay TT tạo đáy cho pha chỉnh mang tên Minh --- Quyết :D@};-
    Chúc ACE ngon chứng!!! Múc Húc Xúc \:D/\:D/\:D/@};-
    Last edited: 19/01/2022
    gallant10 đã loan bài này
  2. NBB

    NBB Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/02/2014
    Đã được thích:
    819
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Quỹ ngoại quy mô gần 11.000 tỷ đồng bất ngờ hút ròng với giá trị mạnh nhất trong vòng nửa năm
    chứng khoán Việt Nam đang chứng kiến những phiên giảm điểm mạnh sau khi vượt mốc 1.500 điểm, chốt phiên giao dịch ngày 18/1 VN-Index đóng cửa tại 1.438,94 điểm. Điểm tích cực trong phiên 18/1 là khối ngoại bất ngờ mua ròng gần 900 tỷ đồng trên sàn HoSE, lực mua tập trung vào các cổ phiếu lớn và nhiều khả năng lực mua của khối ngoại có đóng góp từ Fubon FTSE Vietnam ETF. Trước đó, quỹ ngày liên tục bị rút vốn trong 4 tháng cuối năm 2021.

    Trong phiên 18/1, Fubon đã phát hành ròng 42 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng khoảng 25 triệu USD (~570 tỷ đồng). Đây là lượng chứng chỉ quỹ được phát hành lớn nhất của Fubon FTSE Vietnam ETF trong vòng nửa năm qua.

    Tại ngày 18/1, quy mô danh mục Fubon FTSE Vietnam ETF đạt gần 13 tỷ Đài Tệ, tương ứng gần 470 triệu USD (khoảng 10.700 tỷ đồng), quỹ dành 100% đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam theo chỉ số tham chiếu là FTSE Vietnam 30 Index.

    Trong cơ cấu danh mục, VIC là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất với 14,03% (nắm giữ 15,66 triệu cổ phiếu), xếp tiếp theo lần lượt là MSN (9,96%), VHM (8,49%), VNM (7,88%), HPG (7,79%)…

    Thời điểm mới thành lập vào tháng 3/2021, Fubon FTSE Vietnam ETF đã đánh giá việc kiểm soát tốt dịch bệnh, thu hút đầu tư nước ngoài khả quan cũng như nỗ lực cải cách của Chính phủ Việt Nam sẽ giúp dòng vốn tiếp tục đổ mạnh vào thị trường chứng khoán.
    gallant10 đã loan bài này
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Một quỹ Đài Loan sắp huy động 5.000 tỷ vào TTCK, đánh giá Việt Nam là 'viên kim cương của châu Á'
    20:08 | 18/01/2022



    [​IMG]
    (Nguồn: Bảo Ngọc tổng hợp từ website của Jih Sun Vietnam Opportunity Fund).

    Đánh giá về thị trường chung, Jih Sun Vietnam Opportunity Fund ví Việt Nam như "viên kim cương của châu Á", sở hữu 4 yếu tố vượt trội là tăng trưởng kinh tế, dân số, vốn nước ngoài và thị trường chứng khoán.

    Quỹ nhận định tốc độ tăng trưởng EPS năm 2022 của Việt Nam ước tính đạt 23,4%, cùng với đó P/E chỉ khoảng 16,8 lần, là mức định giá hấp dẫn so với các quốc gia trong khu vực.

    Về kinh tế, theo "Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu" mới nhất do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố năm 2019, Việt Nam đã tăng 10 bậc lên vị trí 67 trong bảng xếp hạng toàn cầu, tăng trưởng nhanh so với năm 2018 và là quốc gia có sự cải thiện đáng kể nhất về khả năng cạnh tranh.



    Về dân số, quỹ cho rằng sự tăng trưởng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu Việt Nam và sự gia tăng thu nhập mang lại nguồn vốn dồi dào cho thị trường chứng khoán. Nhìn lại kinh nghiệm của Trung Quốc trong quá khứ, khi GDP bình quân đầu người vượt ngưỡng 3.000 USD vào năm 2005, làn sóng đầu tư vào chứng khoán đã trở thành xu hướng.

    Bên cạnh đó, Jih Sun Vietnam Opportunity Fund nhận định Việt Nam là "con cưng của dòng vốn ngoại". Năng lực cạnh tranh và môi trường đầu tư đã được cải thiện với lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng nhanh, thu hút các công ty quốc tế như Intel, Samsung, LG,...

    Cuối cùng, quỹ cho biết Việt Nam sẽ được nâng hạng thị trường mới nổi của MSCI trong 1 - 2 năm tới. Từ phân tích kinh nghiệm trong quá khứ, khi một quốc gia được đề cử vào Danh sách theo dõi chỉ số các thị trường mới nổi của MSCI, thị trường chứng khoán thường sẽ có một đợt tăng mạnh trong hai năm tới, thu hút được dòng vốn ngoại.
    gallant10thatha_chamchi thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    “Đợt điều chỉnh này giúp nhà đầu tư F0 thăng hạng, chuyển cách đầu tư”
    VN-Index ghi nhận phiên giảm thứ 4 liên tiếp, đóng cửa dưới mốc 1.440 điểm, về vùng thấp nhất hơn một tháng qua, kể từ 7/12/2021. Chỉ trong 2 phiên đầu tuần, chỉ số sàn HOSE bốc hơi hơn 57 điểm, tương đương hơn 3,8%.

    Bình luận về diễn biến của thị trường, ông Hoàng Anh Tuấn, Chuyên viên tư vấn đầu tư KHCN cao cấp, CTCK MB (MBS) cho rằng thị trường giảm hơn 3,8% là mức giảm không quá lớn, nhưng trên sàn có nhiều mã cổ phiếu giảm sàn, đặc biệt là 3 dòng chính là bất động sản, chứng khoán và đầu cơ.

    Theo ông Tuấn, có ba nguyên nhân chính khiến thị trường điều chỉnh gần đây. Thứ nhất là việc tập đoàn Tân Hoàng Minh bỏ cọc không mua đất đã trúng đấu giá ở Thủ Thiêm, TP.HCM.

    “Trước đó, khi có tin tập đoàn này mua đất với giá 2,4 tỷ đồng/m2 đất Thủ Thiêm thì toàn bộ cổ phiếu bất động sản đã tăng từ 30-80%, có cổ phiếu tăng nhiều lần. Bây giờ khi tập đoàn này bỏ cọc thì việc các cổ phiếu ngành này giảm lại như lúc ban đầu là điều dễ hiểu”, chuyên gia MBS cho biết.

    Nguyên nhân thứ 2, theo vị này tới từ thông tin NHNN đưa ra định hướng trong 2022 muốn các ngân hàng hạn chế dòng vốn vào tài sản rủi ro, siết dòng vốn vào chứng khoán. Thông tin này đã khiến dòng chứng khoán giảm sàn 2 phiên.

    Nguyên nhân thứ ba là việc Chủ tịch FLC bán lượng lớn cổ phiếu mà không đăng ký trước. Cổ phiếu FLC đã giảm sàn liên tục, và điều này được cho là gián tiếp ảnh hưởng tới toàn bộ cổ phiếu đầu cơ.

    Ngoài ra, ông Tuấn cũng đề cập tới nguyên nhân mang tính chu kỳ đó là gần tới Tết Âm lịch thị trường thường có những phiên giảm do nhà đầu tư cơ cấu lại danh mục trước kỳ nghỉ dài.

    “Như năm ngoái tình trạng này cũng xảy ra, thị trường mất gần 200 điểm chỉ trong vòng 2 tuần. Sau đó rõ ràng thị trường cũng tăng lại, VN-Index giảm từ 1.200 về 1.000 điểm, sau đó tăng lên gần 1.500 điểm vào cuối năm 2021”, ông Tuấn dẫn giải.

    Thị trường dự báo tăng sau Tết

    Ông Hoàng Anh Tuấn cho rằng, đợt giảm của thị trường là sự sàng lọc. Sau đợt giảm toàn bộ nhà đầu tư F0 trên trị trường "thăng cấp" lên F1, nhà đầu tư rút được nhiều kinh nghiệm. Thứ nhất họ sẽ hạn chế chơi cổ phiếu đầu cơ, cổ phiếu nóng, chơi theo tin đội nhóm, họ có xu hướng tự phân tích.

    “Sự sụt giảm này tôi đánh giá ảnh hưởng tích cực tới dòng vốn F0 sắp tới, do mỗi khi thị trường giảm luôn có một đợt F0 vào, với vùng giá thấp, gia tăng nguồn vốn vào chứng khoán. Nếu để ý F0 tăng không phải lúc thị trường tăng mà lúc thị trường sập mới có nhiều F0”, chuyên gia của MBS chia sẻ.

    Nhận định về xu hướng thị trường, ông Tuấn cho rằng các dòng cổ phiếu đầu cơ sẽ theo xu hướng giảm và khó hồi phục. Dòng tiền vẫn ở trong thị trường, sẽ dịch chuyển tới cổ phiếu có nền tảng kinh doanh tốt, thị trường đón nhận dòng tiền ở cổ phiếu lớn, theo đó giúp đà giảm chững lại.

    “Sau Tết thị trường sẽ tiếp tục tăng trở lại, gần như năm nào cũng vậy. Chỉ có năm 2020 thị trường giảm do COVID xuất hiện, nhưng sau đó cũng tăng trở lại và duy trì xu hướng tăng tới nay”, ông Tuấn nhận định.

    Chuyên gia MBS cho rằng, các dòng cổ phiếu ưu tiên gia tăng trong lúc thị trường giảm là những cổ phiếu doanh nghiệp kết quả kinh doanh tốt, có thể kể đến nhóm Vingroup, FPT, PNJ, ngân hàng, dầu khí.

    Với cổ phiếu ngân hàng, ông Tuấn cho rằng nó sẽ luôn là cổ phiếu có lợi nhuận tốt, trong bất kỳ tình huống nào của nền kinh tế.

    “Chúng ta đã trải qua nền kinh tế tốt 2018-2020, từ 2020-2021 nền kinh tế xấu, nhưng lợi nhuận ngành ngân hàng luôn tăng trưởng, có nghĩa chỉ tăng trưởng ít hay nhiều thôi chứ còn luôn tăng trưởng. Đó là lý do tôi khuyến nghị mua vào ngành ngân hàng trong 2022 vì lợi nhuận sẽ tiếp tục tăng trưởng. Chỉ cần doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng thì 80% giá cổ phiếu là xu hướng tăng”, ông Tuấn đánh giá.

    Với ngành chứng khoán, vị này cho rằng đây chỉ là đợt sụt giảm ngắn hạn. Về dài hạn, tin hỗ trợ cho ngành này đó là khả năng được giao dịch T0 trong 2022. Nếu thực sự triển khai T0, chuyên gia này tin rằng sẽ là bước bùng nổ của TTCK cũng như lợi nhuận của các CTCK.
    gallant10thatha_chamchi thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Khủng hoảng Nga-Ukraine có thể khiến giá khí đốt ở châu Âu tăng vọt lên đỉnh mới

    Căng thẳng gia tăng giữa Nga và Ukraine đã phủ bóng lên thị trường năng lượng thời gian gần đây. Giới phân tích nhận định rằng việc hai nước láng giềng chưa thể xuống thang mâu thuẫn sẽ kéo dài cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu...
    [​IMG]
    Binh sỹ Ukraine trong một cuộc tập trận gần Kiev tháng 12/2021 - Ảnh: Getty/CNBC.
    “Thị trường khí đốt vốn dĩ đã thắt chặt. Rõ ràng, tâm lý lo ngại về vấn đề Nga-Ukraine phủ thêm bóng đen lên thị trường, nhất là khi Nga là nguồn cung cấp 35% lượng khí đốt mà châu Âu tiêu thụ”, chuyên gia năng lượng Daniel Yergin nói với hãng tin CNBC.

    Nếu căng thẳng tiếp tục leo thang, giá khí đốt ở châu Âu có thể lập đỉnh mới, sau khi đã thiết lập kỷ lục trong năm ngoái – công ty nghiên cứu Capital Economics nhận định trong một báo cáo.

    Chuyên gia kinh tế trưởng William Jackson của Capital Economics chỉ ra rằng ngoài sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn khí đốt từ Nga, một vấn đề đáng lo ngại khác là lượng khí đốt tồn kho của khu vực này đang ở mức thấp.

    “Nếu lệnh trừng phạt được áp lên xuất khẩu năng lượng của Nga, hoặc nếu Nga sử dụng khí đốt như một ‘lá bài’ để mặc cả, giá khí đốt ở châu Âu nhiều khả năng sẽ bùng nổ”, ông Jackson nói.

    Căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng mạnh trong những tháng gần đây, khi Nga tập trung lực lượng lớn ở khu vực gần biên giới giữa hai nước. Việc triển khai quân này làm dấy lên lo ngại rằng Nga chuẩn bị một cuộc tấn công quân sự nhằm vào quốc gia láng giềng, cho dù Moscow phủ nhận.

    Tuần trước, phương Tây đã có 3 cuộc đàm phán nhằm “tháo ngòi” căng thẳng, nhưng không đạt bước đột phá nào. Các quan chức Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO, sau các cuộc đàm phán ở Geneva, Brussels, và Vienna, nói rằng các bên không đi đến được giải pháp nào, đồng thời cảnh báo tình hình ở biên giới Nga-Ukraine đang trở nên xấu hơn.

    Để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất là điện Kremlin quyết định tấn công Ukraine, giới chức Mỹ đã thảo luận về các biện pháp siết chặt trừng phạt Nga. Nếu kịch bản này trở thành hiện thực, giá khí đốt ở châu Âu có thể vượt đỉnh 180 Bảng Anh/MWh thiết lập vào cuối năm ngoái – Capital Economics dự báo.

    “Một số nước có sự phụ thuộc lớn vào nguồn cung khí đốt từ Nga, nhất là các nước Đông Âu, có thể buộc phải chuyển sang chế độ khẩu phần khí đốt”, ông Jackson nói thêm.

    Tình trạng thiếu khí đốt nghiêm trọng ở châu Âu trong quý 3 năm ngoái đã đẩy giá điện ở khu vực này lên mức cao nhất trong nhiều năm, đồng thời góp phần kéo giá dầu thế giới tăng theo. Đó là do khi không có đủ khí đốt để phát điện, các nhà máy điện ở khu vực này phải dùng thêm dầu để làm nguyên liệu đầu vào. Trong phiên giao dịch ngày 18/1, cả giá dầu Brent giao sau tại London và giá dầu WTI giao sau tại New York đều đạt mức cao nhất 7 năm.

    Trong một cuộc trao đổi với CNBC, Phó chủ tịch điều hành Uỷ ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis nói rằng Nga là “nguyên nhân gây lo ngại” không chỉ bởi rủi ro an ninh và còn bởi Nga có ảnh hưởng về kinh tế.

    Cũng trao đổi với CNBC, Bộ trưởng Bộ Tài chính Tây Ban Nha Nadia Calvino nói “mọi người đều nhận thức rất rõ ràng rằng cần phải nhìn nhận nghiêm túc về tình hình địa chính trị và ảnh hưởng tiềm tàng đối với giá năng lượng. Và chúng tôi phải tìm một giải pháp cho châu Âu sớm nhất có thể”.

    Một báo cáo mới của ngân hàng đầu tư Mỹ Jefferies nhấn mạnh rằng lượng khí đốt mà Nga cung cấp cho châu Âu hiện đang thấp hơn so với bình thường.

    Nhập khẩu khí đốt từ Nga vào khu vực Tây Bắc Âu trong thời gian từ tháng 8-12/2021 đã giảm 38% so với cùng kỳ 2018, theo dữ liệu của Jefferies. Cùng với đó, lượng khí đốt tồn kho ở châu Âu vào ngày 12/1 giảm 21% so với mức bình quân 5 năm ở cùng thời điểm.

    “Chúng tôi dự báo thời kỳ giá khí đốt cao sẽ kéo dài. Dòng khí đốt từ Nga sẽ tiếp tục thấp khi bước sang mùa cao điểm tiêu thụ khí đốt cho sưởi ấm trong năm nay, giữa lúc lượng khí đốt tồn kho thấp kỷ lục”, Jefferies nhận định.

    “Khi cuộc khủng hoảng này bắt đầu vào cuối năm ngoái, mọi người có khuynh hướng cho rằng chuyện này sẽ không kéo dài. Nhưng nếu bạn nhìn vào các xu hướng nhu cầu hay mức đầu tư cho việc khai thác dầu khí, có thể thấy rằng tình trạng này sẽ trở đi trở lại”, ông Yergin nhận định về khủng hoảng khí đốt ở châu Âu.
    --- Gộp bài viết, 19/01/2022, Bài cũ: 19/01/2022 ---
    Một số bài học khi chơi chứng là: trước khi đưa trym vào lỗ
    1. Luôn tính trứơc xem có rút trym ra được không
    2. Không để cơn thèm điều khiển mình. Giữ cái đầu lạnh ...
    3. Kẹp trym rồi thì cắt càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không nhét vào thêm
    4. Chỉ đưa trym vào lỗ to không đưa trym vào lỗ bé
    5. Cắt trym luôn đau nhưng cần thiết để giữ tính mạng
    6. Luôn nhớ đến vợ con trứoc khi đưa trym vào lỗ
    gallant10, dongtienkhon_cktranminhkhuong thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  7. kient012

    kient012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/04/2021
    Đã được thích:
    2.333
    Cổ nào vừa có năng lượng, vừa có KCN, vừa có BĐS là ngon :D
    gallant10 thích bài này.
  8. tranminhkhuong

    tranminhkhuong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2016
    Đã được thích:
    4.701
    mai Long lại diệt nổi S ko mới kể chuyện tiếp đc ...... dòng nào tạm dẫn chỉ số đây : CK = hồi đc 1 phiên sau 4 phiên chuối ( khả năng cao ) , Bank vài mã ( STB + BID = Dark cloud cover mất rồi ) ??? Bank vài mã , VIC, MSN kéo nữa ???
    gallant10BigDady1516 thích bài này.
  9. VPBankQuan

    VPBankQuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2015
    Đã được thích:
    12.276
    Biết đâu bất ngờ
    gallant10BigDady1516 thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Giảm sâu hồi mạnh, cổ phiếu chứng khoán tăng “bốc đầu”

    Khá nhiều cổ phiếu đầu cơ nhỏ đã được “giải cứu” hôm nay khi số lượng mã giảm sàn ở HoSE chỉ bằng một nửa hôm qua. Những cổ phiếu bình thường đã bị ảnh hưởng từ đợt bán tháo đầu cơ dĩ nhiên cũng phục hồi mạnh. Lý do duy nhất khiến điểm số tăng ít là do vẫn có hiện tượng bù trừ giữa các mã trụ...
    [​IMG]
    Nhiều cổ phiếu đã quay đầu tăng giá mạnh hôm nay, trong đó nổi bật là các mã chứng khoán.
    Khá nhiều cổ phiếu đầu cơ nhỏ đã được “giải cứu” hôm nay khi số lượng mã giảm sàn ở HoSE chỉ bằng một nửa hôm qua. Những cổ phiếu bình thường đã bị ảnh hưởng từ đợt bán tháo đầu cơ dĩ nhiên cũng phục hồi mạnh. Lý do duy nhất khiến điểm số tăng ít là do vẫn có hiện tượng bù trừ giữa các mã trụ.

    Hôm qua hai sàn niêm yết có 149 cổ phiếu giảm tới giá sàn, đại đa số là mất thanh khoản. Hôm nay số giảm sàn co lại còn 72 mã. Trong đó HoSE còn 48 mã. Đây là kết quả khá tích cực vì dù chưa thể mong chờ làn sóng bán tháo kết thúc, nhưng việc thu hẹp dần lại ở một vài nhóm cổ phiếu cũng có nghĩa là số còn lại đang tích cực dần.

    Thực ra ngay cả trong đợt bán tháo này, không phải mã nào cũng bị thổi giá quá lố trong tương quan với kết quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên cung cầu thay đổi đột ngột sẽ ảnh hưởng đến bất kỳ cổ phiếu này, dù là yếu tố cơ bản tốt hay không tốt. Khác biệt chính là ở chỗ cổ phiếu có cơ bản tốt càng giảm thì càng tăng tính hấp dẫn và đến lúc nào đó sẽ có cầu bắt đáy.

    Nhóm cổ phiếu chứng khoán hôm nay có màn đảo chiều tăng rực rỡ. Trong đó ART thuộc nhóm cổ phiếu “họ” FLC được “trục vớt” đầu tiên. ART ngay từ 20 phút đầu tiên sau khi mở cửa đã được kéo thẳng lên giá kịch trần. Suốt phiên cổ phiếu này cũng bị xả thêm vài nhịp nữa nhưng đóng cửa chốt được giá trần và có dư mua trần.

    Trên cả 3 sàn, có 5 cổ phiếu nhóm chứng khoán tăng kịch trần, ngoài ART là FTS, TVS, VCI và VND. Các cổ phiếu cùng ngành còn lại cũng tăng rất khá như SSI tăng 6,86% chỉ còn cách mức trần có 2 bước giá. HCM tăng 5,69%, MBS tăng 5,36%, SHS tăng 5,33%... Tính chung các sàn, có 9 cổ phiếu tăng từ trên 5% tới sát mức trần; 8 mã tăng từ 3% tới dưới 5%; 10 mã khác tăng trên 1%.

    Nhóm cổ phiếu chứng khoán những phiên vừa qua chịu ảnh hưởng nặng từ hoạt động bán tháo ở cổ phiếu đầu cơ. Dù không có thông tin rõ ràng nào nhưng thị trường đồn thổi nhiều về hoạt động cho vay margin và mắc kẹt, “vỡ kho”, thậm chí là đang giám sát hoạt động cho vay... Các thông tin này không được xác nhận, nhưng giá cổ phiếu nhóm chứng khoán gần như rơi thẳng đứng ngay cả với những công ty lớn hay những cổ phiếu không được đầu cơ nóng. Chẳng hạn SSI từ đầu tháng 1 tới hôm qua giảm tới 20,2%; HCM giảm 19,5%, VND giảm 24,8%, VCI giảm 27,7%...

    Hoạt động bắt đáy mạnh và kéo giá tăng ngược cho thấy đã có dòng tiền vào mua. Hiện tượng bắt đáy cũng xuất hiện khá rộng trên thị trường. Bằng chứng là độ rộng HoSE cuối phiên chỉ còn 250 mã tăng/217 mã giảm, trong khi mới hôm qua, số giảm giá nhiều gấp hơn 3 lần số tăng giá.

    HoSE cũng chốt phiên với 25 cổ phiếu tăng kịch trần. Ngoài nhóm chứng khoán thì chỉ lác đác vài mã có thanh khoản tốt như C47, TCD, DGC, LHG, GEG, CCL, NTL, PHR...

    Dĩ nhiên không phải cổ phiếu nào cũng được “trục vớt” thành công hôm nay. Hai sàn niêm yết vẫn còn 72 mã giảm sàn, trong đó riêng HoSE là 48 mã. Thậm chí 44 mã trong số này vẫn đang mất thanh khoản, tức là không có bên mua và dư bán sàn rất lớn.

    Nhóm cổ phiếu FLC ngoài ART, thì vẫn đang giảm sàn như bình thường. FLC dư bán sàn khoảng 45,6 triệu cổ chưa tính lượng ATC, ROS dư bán sàn 60,1 triệu cổ, AMD dư 12,7 triệu cổ, HAI khoảng 10,4 triệu cổ. Các mã đang bị dư bán sàn cực lớn khác có thể kể tới là CII, DRH, NBB, DIG, HAR, FCN, LDG, QCG...

    [​IMG]
    Vn30-Index vẫn là chỉ số mạnh nhất hôm nay trên HoSE.
    Nhóm blue-chips phiên này tiếp tục là trụ cột nâng đỡ thị trường, dù mức biến động giá không lớn. VN30-Index kết phiên tăng 0,37% với 18 mã tăng/10 mã giảm. Các blue-chips ngân hàng chững lại và điều chỉnh giảm hôm nay là một thiệt thòi lớn. Chỉ còn TCB tăng 0,21%, ACB tăng 0,61%, TPB tăng 1,03%, VPB tăng 0,75%. 4 cổ phiếu khiến VN-Index mất điểm nhiều nhất đều là các mã ngân hàng: BID giảm 2,78%, VCB giảm 0,91%, CTG giảm 2,17% và SHB giảm 6,07%.

    Cả rổ VN30 có 6 mã giảm trên 1% hôm nay thì ngoài HPG, còn lại là cổ phiếu ngân hàng. May mắn là những trụ như VNM, GAS đứng im, VIC chỉ giảm 0,1%, SAB giảm 0,66%. VN-Index kết phiên tăng 0,27% so với tham chiếu.

    Hôm nay thanh khoản đột ngột rất thấp do sự dè chừng của cả người mua lẫn người bán. Tổng hai sàn niêm yết khớp thành công có hơn 17.934 tỷ đồng, thấp kỷ lục kể từ tháng 10 năm ngoái. Đã 14 tuần liên tiếp hai sàn cũng mới chứng kiến mức khớp lệnh dưới ngưỡng 20 ngàn tỷ đồng.

    Thanh khoản đột ngột giảm mạnh như vậy là không bình thường vì dòng tiền tuần trước vẫn còn giúp hai sàn khớp trung bình gần 35,6 ngàn tỷ đồng mỗi ngày. Thậm chí hôm đầu tuần này giao dịch cũng trên 33 ngàn tỷ đồng. Thanh khoản thấp có thể là do nhà đầu tư đang hạn chế giao dịch ở giai đoạn gần tết, hoặc đã quá thận trọng sau mức thiệt hại khủng khiếp từ làn sóng đầu cơ đổ vỡ vừa qua.
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này

Chia sẻ trang này