PHR - Kết quả kinh doanh 10 tháng vượt 12.6% năm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi big_hand, 19/11/2018.

6548 người đang online, trong đó có 843 thành viên. 21:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6068 lượt đọc và 42 bài trả lời
  1. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    Đáng chú ý trong kỳ PHR mẹ ghi nhận tới 186,6 tỷ đồng lợi nhuận từ hoạt động khác tăng 51% so với cùng kỳ nên kết quả LNST đạt hơn 180 tỷ đồng tăng 82% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo giải trình từ phía công ty, trong quý 3/2018 sản lượng tiêu thụ cao su thấp hơn và giá bán bình quân 1 tấn sản phẩm cũng giảm nên lợi nhuận kinh doanh mủ cao su giảm so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng là do chủ yếu do thu nhập từ cổ tức của các hoạt động đầu tư liên doanh liên kết tăng. Bên cạnh đó lợi nhuận khác tăng vẫn là do công ty mẹ có thu nhập từ thanh lý cây cao su.


    KHUYẾN NGHỊ VÀ GÓC NHÌN KỸ THUẬT.

    [​IMG]

    [​IMG]Phiên giao dịch ngày 14/11/2018 PHR chính thức vượt đỉnh giá 29.8 với thanh khoản thuyết phục mở ra sóng tăng mới cho cổ phiếu.

    CẬP NHẬT DOANH NGHIỆP.

    CTCP Cao su Phước Hòa (HoSE: PHR) vừa công bố kết quả sản xuất kinh doanh 10 tháng và phương hướng 2 tháng cuối năm.

    Theo đó, trong tháng 10, công ty khai thác được 1.653,8 tấn mủ quy khô (tương đương 12,7% kế hoạch năm), thu mua 2.016 tấn. Lũy kế 10 tháng, sản lượng khai thác đạt 9.521,5 tấn mủ quy khô, đạt 73,2% kế hoạch năm; thu mua mủ từ vườn cây tư nhân và hộ khoán đạt 11.974 tấn, thực hiện gần 100% kế hoạch năm.

    Từ sản lượng thu mua và khai thác, công ty chế biến được 23.197 tấn mủ thành phẩm các loại, hầu hết sản phẩm sản xuất đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, trong đó sản phẩm SVR CV chiếm tỷ lệ hơn 50%.

    Trong tháng 10, công ty giao bán 3.526 tấn mủ thành phẩm các loại, giá bán bình quân trong tháng 31,39 triệu đồng/tấn. Lũy kế tiêu thụ 10 tháng đạt 22.906 tấn mủ thành phẩm, giá bán bình quân 33,7 triệu đồng/tấn, giảm 18,2% so cùng kỳ 2017.

    Lũy kế 10 tháng, tổng doanh thu đạt 1.317 tỷ đồng, riêng doanh thu kinh doanh cao su là 775,4 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận trước thuế ước 500 tỷ, vượt 12,6% kế hoạch năm điều chỉnh.

    Riêng CTCP Khu Công nghiệp Tân Bình đóng góp doanh thu 58,8 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước 29,2 tỷ đồng, vượt 106% kế hoạch năm.

    Hai tháng cuối năm, công ty đề ra chỉ tiêu sản lượng cao su khai thác 3.605 tấn, thu mua 3.000 tấn, chế biến 6.605 tấn và tiêu thụ 9.800 tấn.
    CaiBang, ipo, baitran1 người khác thích bài này.
    baitran đã loan bài này
  2. bric0810

    bric0810 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2018
    Đã được thích:
    2.875
    Ngon rồi, nay chỉnh nhẹ. Mai phi tiếp.
    baitran thích bài này.
    baitran đã loan bài này
  3. baitran

    baitran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2010
    Đã được thích:
    5.107
    Con này đang lên đỉnh => Ngon !~o)

    Lên đỉnh xong lên đỉnh tiếp => Con này có lễ không có đỉnh ======> Dự PHR=> 100 .X vào cuối 2019
    Mà sao hôm nay mọi người lên cơn mà em nó ỉu xìu ?


    1/PHR sở hữu : 5.256.560 cp (NTC)
    -----------


    2/ Chuyển giao đất cho NTC 350 ha
    ----------


    3/ chuyển giao đất cho : VSIP3 691 ha
    ------------
    4/ Năm 2018 PHR mở rộng khu công nghiệp Tân Bình 1055 ha. kh 2019 thêm 1000 ha
    Tổng :2055 ha => Như vậy KCN tân bình = 3055 ha ~o)


    5/ cao-su-phuoc-hoa-se-ban-toan-bo-37,2%-von-tai-kcn-nam-tan-uyen-

    6/ Chuyển giao cho SBT => 300 ha

    7/Mở rộng diện tích tạo dòng tiền trong tương lai :

    Dự án trồng cao su ở Campuchia có diện tích kế hoạch 7.600ha. Kế hoạch khai thác trong năm năm 2018 khoảng 4.800 tấn và dòng tiền từ dự án này sẽ đóng góp khá lớn cho PHR những năm sau. Dự án trồng rừng tại Đăk Lăk được giao dịện tích 24.700 ha, trong đó diện tích trồng cao su hơn 7.000ha, dòng tiền dự án này đem lại cho PHR sự ổn định và đặc biệt 2020 khi cty tiến hành thanh lý bán gỗ cao su
    Last edited: 19/11/2018
    baitran đã loan bài này
  4. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    Có quá không bro?
    baitran thích bài này.
    baitran đã loan bài này
  5. ntc50hdhkhn

    ntc50hdhkhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Đã được thích:
    1.952
    Lên từ từ thôi mới tốt bro , hôm nào giảm là cơ hội để mua thêm . đến đầu năm sau ra báo cáo quý 4 ngon nữa là quá đẹp.
  6. baitran

    baitran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2010
    Đã được thích:
    5.107
    Mỗi Ha bán chỉ tính tiền đền bù 1> tỷ ?


    Khai thác gỗ hiệu quả
    Theo báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC), doanh thu và lợi nhuận sau thuế của PHR (mã: PHR) trong năm 2017 tăng lần lượt 40,4% và 48,7% nhờ giá cao su phục hồi và nguồn cung gỗ trên thị trường thiếu.

    Năm 2017, giá bán cao su trên thị trường thế giới bình quân tăng 30% so với năm 2016, do giá dầu tăng kèm theo tình hình lũ lụt ở Thái Lan tạo ra cơn sốt nguồn cung từ đầu năm, từ đó đẩy giá cao su toàn cầu tăng. Điều này giúp biên lợi nhuận của PHR tăng 3,6%; mặc dù khối lượng thu hoạch cao su của PHR giảm 10% do diện tích có thể khai thác giảm nhưng tổng khối lượng cao su của công ty vẫn tăng 7% nhờ mua thêm từ nguồn bên ngoài.

    Dự báo, giai đoạn 2018- 2019, diện tích thu hoạch cao su của PHR sẽ chạm đáy trước khi số lượng cây tái canh bước vào thời kỳ khai thác và diện tích cao su của PHR tại Campuchia bắt đầu cho mủ vào năm 2020. Việc phụ thuộc vào khối lượng mua cao su từ bên ngoài khiến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả hơn do biên lợi nhuận gộp từ hoạt động mua cao su rất thấp, chỉ từ 0 – 2%.

    Đối với hoạt động khai thác gỗ cao su, PHR cũng được hưởng lợi từ giá gỗ cao su tăng 40% so với năm 2016 và diện tích thanh lý tăng 30%. Giá gỗ cao su tăng chủ yếu do nguồn cung gỗ trên thị trường thiếu khi Chính phủ tăng cường các giải pháp bảo tồn rừng. Tuy vậy, mặc dù diện tích khai thác tăng nhưng lợi nhuận từ Dự án Phước Hòa – Kampong Thom vẫn chưa nhiều do PHR không có nhà máy xử lý mủ cao su tại Campuchia và phải chuyển thẳng về Việt Nam. VCSC cho rằng, PHR sẽ phải đầu tư nhà máy tại Campuchia giai đoạn 2019-2020 nhằm tối ưu hoạt động khai thác ở khu vực này.

    VCSC dự báo, năm 2018, diện tích thanh lý cao su của PHR đạt 1.300 – 1.400 ha, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái, với giá khoảng 350 triệu đồng/ ha. Trong năm 2018, hoạt động kinh doanh này được dự đoán sẽ đem về khoảng 317 tỷ đồng cho PHR.

    Kỳ vọng vào khu công nghiệp
    Trong giai đoạn 2005-2017, PHR đã chuyển đổi 1.000 ha diện tích cao su thành 2 khu công nghiệp Nam Tân Uyên và Tân Bình. Với dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy mạnh vào tỉnh hiện nay, PHR dự kiến sẽ tiếp tục chuyển đổi 1.000 – 2.000 ha diện tích đất thành các khu công nghiệp trong giai đoạn 2018- 2020. Hiện tại, các điều khoản cơ bản của dự án chuyển đổi diện tích này đã được chấp thuận, trong đó PHR sẽ giao 355 ha đất cho Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC) và 691 ha đất cho Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) với giá lần lượt 950 triệu đồng/ha và 1 tỷ đồng/ha. Đối với dự án VSIP, PHR sẽ nhận được 20% lợi nhuận hàng năm của khu công nghiệp này.

    Ngoài ra, PHR cũng đang hoàn thiện thủ tục cho Thành Thành Công Group thuê 500 ha đất với giá 16 triệu đồng/ha/ năm. Mức giá thuê này đã tăng 33% so với giá khởi điểm và có thể tiếp tục tăng do nhiều công ty khác đưa ra giá cao hơn, khoảng 25 triệu đồng/ha.

    Do cả PHR và công ty mẹ là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đang giữ cổ phần tại NTC nên cả hai công ty đang xem xét việc đơn giản hóa cơ cấu sở hữu với VRG trở thành công ty duy nhất và công ty mẹ trực tiếp của NTC. Nói cách khác, VRG đang tái cơ cấu sở hữu trong nội bộ tập đoàn theo nguyên tắc một công ty con không sở hữu vốn ở một công ty con khác cùng tập đoàn.

    Tuy nhiên, thông qua các phiên đàm phán giữa PHR và NTC, có thể thấy rằng phải đến ít nhất đầu quý 2-2018 một kế hoạch cụ thể mới được chốt. Cổ phần của PHR tại NTC có giá trị 456 tỷ đồng theo giá thị trường so với 53 tỷ đồng giá trị sổ sách. Nếu kế hoạch ban đầu suôn sẻ, PHR có thể hưởng khoản lợi nhuận 400 tỷ đồng.

    Ông Lê Phi Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị PHR, cho biết dự báo doanh thu của công ty cả năm 2018 đạt 1.762 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. PHR sẽ có lợi nhuận khoảng 665 tỷ đồng từ thu hoạch gỗ cây cao su và chuyển đổi đất thành khu công nghiệp. Lợi nhuận trước thuế của PHR ước đạt 608 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ năm trước…

    theo Báo Bình Dương
    ipo thích bài này.
    baitran đã loan bài này
  7. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    Mai chắc chắn lại chạy rồi,
    bric0810baitran thích bài này.
    baitran đã loan bài này
  8. baitran

    baitran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2010
    Đã được thích:
    5.107
    [​IMG]
    CaiBangbric0810 thích bài này.
    bric0810baitran đã loan bài này
  9. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    :drm:drm:drm
    baitran thích bài này.
    baitran đã loan bài này
  10. nhatlong269

    nhatlong269 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2016
    Đã được thích:
    740
    cảnh giác đấy nhé. :-s
    baitran thích bài này.
    baitran đã loan bài này

Chia sẻ trang này