Phương pháp dạy con thành tài để "Gi àu quá 3 đời ".

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lephamvuchinhndc, 29/11/2015.

3794 người đang online, trong đó có 399 thành viên. 14:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4068 lượt đọc và 17 bài trả lời
  1. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Ông bà ta thường có câu "Không ai giàu quá 3 đời " có vẻ rất đúng,vì dựa trên kinh nghiệm từ rất nhiều gia đình giàu có từ xưa tới nay , nhưng không có gì là không ngoại lệ cả.Nếu biết cách dạy con cái tốt, nhất là về kiến thức về tài chánh,quản lí tiền bạc, biết tiết kiệm trong chi tiêu thì nhất định con cháu của mình sẽ không ai nghèo khó cả.

    ----------------------

    Sách dạy con hay bắt buộc phải đọc :

    -Chờ đến mẫu giáo thì đã quá muộn.- Tác giả Ibuka masuru :cha đẻ của tập đoàn Sony-sách nổi tiếng về dạy con của Nhật Bản.

    -Phương pháp giáo dục con của người do Thái. (Người do thái thì khỏi nói rồi,dạy con rất hay,phương pháp giáo dục rất tốt nên mới tạo ra rất nhiều người thông minh,giỏi trên nhiều lĩnh vực )

    -Phương pháp montessori. ( Phương pháp giáo dục nổi tiếng đang thịnh hành trên thế giới )

    ---------------------

    -Muốn dạy con được tốt thì bản thân cha me phải chịu khó bỏ thời gian nghiên cứu đọc sách,và tự mình thực hành từ kiến thức đã nghiên cứu thì mới hiệu quả.Con cái được dạy tốt thì cứ yên tâm sau này lớn lên đứa con của mình sẽ trở thành 1 người giỏi, biết cách bảo vệ mình trước những cạm bẫy ,mặt trái của xã hội,tránh những sự việc đau lòng,như thế thì những thế hệ sau sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn thế hệ mình chứ không tụt hậu sau thế hệ trước.

    -Cách dạy con của mỗi gia đình còn phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình, nền tảng văn hóa, trình độ của cha mẹ, tính cách của đứa trẻ. Không đứa trẻ nào giống đứa trẻ nào.Nên phải hiểu mà để áp dụng đúng cách.


    _______________________________________________________________


    Ở Việt Nam thì có vài cách dạy con về tài chánh ,quản lí tiền bạc cho con cái rất hay,áp dụng thực tế dễ dàng được:


    1-Vợ chồng ông Trần Văn Chín, Chủ tịch HĐQT VMC Group, cũng có cách dạy con sử dụng và quản lý tài chính cá nhân rất độc đáo. Gia đình ông hiện có hai con trai đều đang học tiểu học. Từ hồi bé, hai cháu đã được bố mẹ giải rằng, tài chính cũng có nhiều khoản mục như nhu cầu thiết yếu, hưởng thụ, tiết kiệm… và phải biết lấy tiền từ khoản nào để chi cho một việc cụ thể nào đó.

    Vợ chồng ông Chín thuê thợ đóng cho mỗi cháu 6 chiếc hộp gỗ nhỏ xinh, tượng trưng cho 6 “tài khoản” trong ngân hàng của mỗi cháu, gồm tự do tài chính 10%, dự phòng 10%, nhu cầu thiết yếu 50%, tài khoản hưởng thụ 10%, tài khoản học tập 10% và tài khoản từ thiện 10%. Những chiếc hộp được sơn các màu xanh, đỏ, trắng, đen, vàng, xám để các cháu dễ phân biệt.

    Vợ chồng ông Chín đã dày công lập ra quy trình thu nhập của hai con, để các cháu căn cứ vào đó kiếm tiền bỏ vào các hộp tài khoản. Chẳng hạn các cháu được điểm cao , biết tiết kiệm điện nước, biết nhường nhịn người khác,không gây sự đánh nhau ,nói tục, người lớn nói là thực hiện ngay , biết sinh hoạt cá nhân hay chơi thể thao đúng giờ giấc… đều được thưởng tiền.


    Nhưng số tiền này hai con của ông Chín không được phép sử dụng tùy tiện, mà khi làm việc gì các cháu đều phải tính toán. Ví dụ, tiền ăn sáng các cháu phải lấy từ tài khoản nhu cầu thiết yếu, mỗi lần gia đình đi du lịch thì các cháu có thể mang theo một ít tiền từ tài khoản hưởng thụ để mua quà cho bạn bè. Khi có việc gì bất ngờ cần đến tiền để mua như mua bim bim cho một em bé hàng xóm qua chơi…, các cháu sẽ trích từ tài khoản dự phòng để chi tiêu.

    Dạy con quản lý tiền bạc rất quan trọng.Có như vậy các cháu mới có hiểu biết đúng đắn,phát triển định hướng làm chủ cuộc đời mình.

    -----------------------

    2-Theo tổng giám đốc của một doanh nghiệp xăng dầu lớn ở TP HCM, với một số đức tính của con cái, ông quan niệm “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, song riêng cách chi tiêu của trẻ thì cha mẹ là người hoàn toàn có thể giáo dục và định hướng được.

    Vợ chồng ông vì thế rất nỗ lực trong việc dạy con hiểu được giá trị đồng tiền. Con lớn của ông giờ đang học ĐH Kinh tế - Tài chính TP HCM, ngay từ hồi 7 - 8 tuổi đã có một cuốn sổ riêng ghi chép các khoản chi tiêu trong ngày. “Nhờ ghi vào sổ sách nên lần sau cháu nhớ được giá trị của từng món đồ đã từng mua.

    Và lần sau cần mua thêm quyển sách, quyển vở hay quà vặt, đồ chơi, cháu tự bảo bố mẹ cho xin ngần này tiền để mua món đồ này. Vì thế, có lần chúng tôi rất ngạc nhiên khi mới học lớp hai mà cháu đã thắc mắc cửa hàng gần trường bán đồ đắt hơn gần nhà và nói: lần sau con sẽ về gần nhà mua cho rẻ”, vị doanh nhân hào hứng kể.

    ------------------------

    Một phó tổng giám đốc của Ngân hàng thương mại CP An Bình thì lại chia sẻ một số cách dạy trẻ sử dụng và tiết kiệm tiền rất thú vị đó là thông qua các trò chơi. Ông kể, hồi con mới 5 - 6 tuổi, hai vợ chồng đã cắt giấy để vẽ các tờ tiền giả, sau đó đút tiền giả vào một cái ví cũ, đưa cho con để chơi đồ hàng. Thường bố mẹ vào vai người bán thịt, rau, cá, còn con là khách mua. “Chẳng hạn khi con mua một lạng thịt heo giá 7.000 đồng, con đưa tờ 10.000 đồng thì mẹ sẽ hỏi “tôi phải trả lại cho cô/bà bao nhiêu tiền ấy nhỉ?”, lúc đó con tôi buộc phải tính tiền thối lại. Đến cuối buổi, chúng tôi thường hỏi hôm nay con đi chợ hết nhiều tiền không, cá đắt hơn hay thịt, rau đắt hơn. Mỗi lần được khen tính đúng là con bé rất vui”.

    Ngoài ra, còn rất nhiều trò chơi khác giúp trẻ làm quen với việc tính và phân biệt tiền, như đi tìm kho báu hay xếp tiền. Trò xếp tiền rất đơn giản, chỉ cần bỏ lộn xộn cả tiền xu và tiền giấy, tiền polyme với các mệnh giá 200, 500, 1.000, 2.000, 5.000, 10.000 đồng… vào một chiếc hộp, sau đó yêu cầu bé xếp các tờ tiền có trị giá tương đương nhau lại thành một chồng, để bé phân biệt được các loại tiền có giá trị lớn bé khác nhau.


    http://baodatviet.vn/kinh-te/chuyen-doanh-nhan-day-con-tieu-tien-2276360/


    Topic chính của em:
    SVC-Giá 100k-Sóng thần ô tô con năm 2016.Người Khổng Lồ bán lẻ ô tô số 1 Việt Nam tỉnh giấc!


    http://f319.com/threads/svc-gia-100k-song-than-o-to-con-nam-2016-nguoi-khong-lo-ban-le-o-to-so-1-viet-nam-tinh-giac.687037/
    Last edited: 29/11/2015
  2. TuBeo1981

    TuBeo1981 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/07/2010
    Đã được thích:
    1.772
  3. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Last edited: 29/11/2015
    backydautroc2 thích bài này.
  4. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Combo Dạy Con Kiểu Nhật (Bộ 3 Cuốn)
    [​IMG]


    Combo Dạy Con Kiểu Nhật - Giai Đoạn Từ 0-2 Tuổi


    Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình thông minh. Tuy nhiên, con cái học giỏi không có nghĩa đã là thiên tài. Trong quá trình trưởng thành điều quan trọng đối với con người không chỉ là có trí thức mà còn là có trí tuệ. Đó là khả năng độc lập suy nghĩ, thông cảm với mọi người, có tính xã hội. Nếu có trí tuệ ắt sẽ có kiến thức. Bộ sách này sẽ giới thiệu phương pháp để trẻ trở thành thiên tài với trí tuệ phi thường. Bạn hãy kiên trì đừng cho rằng "không thể" và bỏ cuộc. Khả năng của trẻ cao hơn chúng ta tưởng.

    Kubota Kisou là học giả về khoa học thần kinh, giáo sư danh dự của trường đại học Kyoto. Hiện tại, ông là hiệu phó trường Cao đẳng kỹ thuật y tế quốc tế, tham gia làm cố vấn nghiên cứu cho Bệnh viện Morinomiya và Viện nghiên cứu cơ bản Hitachi.

    Ngoài ra, ông đã cùng với vợ mình là bà Kayoko thực nghiệm cách nuôi dạy con có ứng dụng khoa học về não bộ. Ông đã hệ thống hóa cách nuôi dạy con theo công thức Kubota rồi mở lớp học, đã và đang đào tạo được rất nhiều thiên tài.

    Mua trên mạng ở đây:

    https://www.vinabook.com/combo-day-con-kieu-nhat-bo-3-cuon-p54074.html
    backydautroc2 thích bài này.
  5. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Sách có ích dành cho việc học từ 10 ->18 tuổi :

    Tôi Tài Giỏi - Bạn Cũng Thế ,Sơ đồ tư duy (ấn bản màu )


    [​IMG][​IMG]


    Sơ Đồ Tư Duy (Ấn Bản Màu)

    Bạn đã từng trăn trở tìm cách cải thiện trí nhớ, sự sáng tạo, khả năng tập trung, năng lực giao tiếp, kỹ năng tư duy, kỹ năng học tập, trí thông minh và sự nhanh nhạy?

    Sơ đồ Tư duy, được mệnh danh “công cụ vạn năng cho bộ não”, là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng, đã và đang đem lại những hiệu quả thực sự đáng kinh ngạc, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh.

    Cuốn Sơ đồ Tư duy, một trong những tác phẩm thuộc bộ sách kinh điển về tư duy (The Mind Set) của Tony Buzan, sẽ đem đến cho bạn công cụ tư duy mạnh mẽ để đạt được các mục tiêu sau đây và hơn thế nữa! Thông qua tư duy mở rộng (radiant thinking), một phương pháp liên kết tiến trình tư duy phi tuyến, các tác giả đã đề xuất việc xây dựng “Sơ đồ Tư duy” - những bức tranh nhiều màu sắc, thể hiện cấu trúc - để làm công cụ tổ chức ý tưởng, sáng tạo, củng cố trí nhớ và nâng cao hiệu quả các cuộc họp hành hoặc hội thảo.

    Với cuốn Sơ đồ Tư duy, bạn sẽ dễ dàng:

    * Cải thiện trí nhớ

    * Nảy sinh những ý tưởng độc đáo

    * Soạn thảo các bài trình bày hoặc báo cáo

    * Thuyết phục và thương lượng với người khác

    * Hoạch định các mục tiêu cá nhân

    * Làm chủ cuộc sống của bạn

    Tony Buzan, người phát minh kỹ thuật lập Sơ đồ Tư duy, là nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về não bộ và phương pháp học tập. Các tác phẩm của ông đã thành công vang dội ở hơn 100 quốc gia và được dịch sang 30 thứ tiếng. Ông cũng là một diễn giả có đẳng cấp quốc tế và giữ vai trò cố vấn cho nhiều tập đoàn đa quốc gia hàng đầu cùng các chính phủ trên thế giới. Ngoài ra, ông còn là Chủ tịch Quỹ nghiên cứu về Não bộ (Brain Foundation), nhà sáng lập Tổ chức Brain Trust và các giải Vô địch Thế giới về Trí nhớ và Tư duy.

    Barry Buzan là Giáo sư Quan hệ Quốc tế thuộc Trường Kinh tế và Chính trị Luân Đôn (LSE) đồng thời là một tác giả nổi tiếng về lĩnh vực lịch sử và cấu trúc của hệ thống chính trị quốc tế. Ông đã sử dụng Sơ đồ Tư duy như một công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp của mình và tích cực cộng tác với người anh là Tony Buzan trong việc phát triển kỹ thuật lập Sơ đồ Tư duy.

    ---------------------------------

    Tôi tài giỏi, bạn cũng thế ! tổng hợp những kỹ năng và phương pháp đã mang tới thành công vượt bậc cho cậu bé Adam kém cõi và dĩ nhiên bạn cũng có thể thành công như vậy! Quyển sách này dành cho các học sinh, sinh viên, các bậc phụ huynh, các nhà giáo và bất kỳ ai luôn mong muốn tăng cường khả năng tận dụng não bộ hoặc phát huy tối đa tiềm năng của mình.

    Nếu bạn muốn “tài giỏi” trong các phương pháp học tập và suy nghĩ vượt bậc, hãy đọc quyển sách này. Bạn sẽ học đuợc cách:

    Tăng cường sự tự tin và làm chủ cuộc sống của bạn

    Áp dụng các công cụ học bằng cả não bộ như Sơ Đồ tư Duy

    Phát huy trí nhớ siêu việt để nhớ lại các sự kiện, con số một cách dễ dàng

    Thành thạo việc quản lý thời gian và xác định mục tiêu

    Mang lại khả năng đạt được những thành tích cao nhất có thể

    Áp dụng các phương pháp thi cử hiệu quả để “chiến đấu” và “Chiến thắng” trong các kỳ thi quan trọng.

    Tài năng đặc biệt của Adam nằm ở việc anh có thể hệ thống và chia sẻ các kỹ thuật và phương pháp mà bất kỳ học sinh nào cũng có thể áp dụng để đạt được những kết quả xuất sắc như anh đã từng đạt được.
    backydautroc2 thích bài này.
  6. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho trẻ

    Ngày nay, nhiều phụ huynh vì quá bận rộn công việc nên đã xem nhẹ việc hình thành và nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho trẻ - là một trong những yếu tố tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách cho trẻ. Trẻ xa rời sách dẫn đến nhiều hệ quả xấu như trẻ thiếu ngôn từ để diễn đạt, chán ghét học văn, dửng dưng, vô cảm…
    Tại chương trình tư vấn “Bé học 1 biết 10” do Hội quán các bà mẹ tổ chức tại trường Mầm non Minh Đăng (TP. Vũng Tàu), Thạc sĩ Xã hội học- chuyên viên tâm lý Phạm Thị Thúy cho biết: Nếu trẻ thường xuyên được cha mẹ cho xem phim ảnh có yếu tố bạo lực, quá nuông chiều theo ý thích, sẽ làm cho trẻ ngổ ngược, không nghe lời, thích thể hiện mình bằng hành động bạo lực như gây gổ, đánh bạn. Để trẻ hình thành lối sống và nhân cách tốt cho trẻ, phụ huynh nên tạo cho trẻ thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ được nuôi dưỡng niềm yêu sách từ thói quen đọc sách lúc nhỏ giúp trẻ phát triển chỉ số IQ (thông minh trí tuệ) và EQ (thông minh cảm xúc).



    Cho trẻ tiếp xúc với sách càng sớm càng tốt

    Theo Thạc sĩ Phạm Thị Thúy, để tạo thói quen đọc sách cho trẻ nên để trẻ tiếp xúc với sách qua giọng đọc (kể) của bố, mẹ hay qua xem những sách tranh ảnh càng sớm càng tốt. Ngay từ trong bụng mẹ, khi trẻ có khả năng nghe, các bà mẹ, ông bố có thể đọc cho con nghe thường xuyên những câu chuyện cổ tích thú vị, vui tươi hoặc những bài thơ nhẹ nhàng, ngộ nghĩnh. Khi trẻ sinh ra, bà mẹ, ông bố tiếp tục cho trẻ nghe và nhìn cuốn sách mà trẻ đã được nghe khi còn trong bụng, trẻ sẽ có thói quen và thích được nghe đọc sách. Các ông bố, bà mẹ có thể đọc những câu chuyện cổ tích có ngữ điệu kèm hình minh họa cho trẻ vào mỗi tối trước khi trẻ đi ngủ.

    [​IMG]

    Người mẹ và tất cả những thành viên trong gia đình phải cùng duy trì thói quen đọc sách cho trẻ nghe hoặc đọc sách cùng trẻ cho đến khi trẻ lên 5- 6 tuổi. Nếu kiên trì thực hiện hành động này trong vòng 3 năm, trẻ sẽ có thói quen ham mê đọc sách và phát triển tư duy, tâm hồn khỏe mạnh, nhanh nhẹn hơn những đứa trẻ cùng trang lứa không được bố mẹ truyền dạy thói quen đó ngay từ nhỏ.

    “Hãy bắt đầu dạy trẻ thói quen đọc sách ngay từ chính trong gia đình để trẻ đến trường ham mê đọc sách, học văn, để trẻ ra đường bắt gặp một quyển sách hay, vui mừng như được gặp thêm một người bạn mới…”, Thạc sĩ Thúy chia sẻ.

    Dạy trẻ từ sách


    Qua sách, các phụ huynh có thể dạy cho trẻ cách ứng xử, khơi dậy cảm xúc, tình yêu thương của trẻ. Để đạt được điều này, phụ huynh cần biết cách chọn sách và đọc sách cho trẻ.



    Theo thạc sĩ Thúy nên chọn cho trẻ những cuốn sách minh họa đẹp – dễ đọc; từ ngữ và tranh ảnh toát lên nội dung của cuốn sách, phù hợp với lứa tuổi, sở thích của trẻ. Hành động và các nhân vật trong sách không khiến trẻ cảm thấy giáo điều. Truyện không mang tính chê bai hay giễu cợt một nhân vật nào đó, mà có những đức tính tốt phụ huynh mong muốn trẻ có. Nội dung câu chuyện cung cấp các kiến thức gần gũi cuộc sống và bổ sung kiến thức về lĩnh vực mà bé thích. Phụ huynh nên ưu tiên sách văn học dân gian- những tác phẩm đã đi vào lòng người.

    Khi đọc sách cho trẻ phụ huynh nên tạo không gian đọc sách mà trẻ yêu thích và đọc cuốn sách diễn cảm nhất có thể được. Phụ huynh có thể thảo luận về câu chuyện đã đọc giúp bé hiểu và nắm bắt được câu chuyện một cách sống động. Một truyện có thể đọc đi đọc lại trong vài hôm nếu trẻ thích.
    backydautroc2 thích bài này.
  7. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Tạo thói quen đọc sách ở trẻ

    Cần nói ngay rằng tạo dựng thói quen đọc sách cho người lớn mới khó, chứ tạo dựng thói quen đọc sách cho trẻ em là một việc quá đơn giản.

    [​IMG]

    Người lớn vốn bảo thủ, hay nói cách khác là những tờ giấy đã bê bết màu, giờ muốn tô cho thành màu khác cũng khó. Trong khi đó trẻ em, tuyệt nhiên là những tờ giấy trắng, tô màu nào sẽ ra màu ấy. Chính vì vậy, nếu phụ huynh quan tâm đến việc xây dựng thói quen đọc sách cho con thì bản thân sự quan tâm ấy đã là tiền đề mang ý nghĩa quyết định. Bởi nếu phụ huynh quan tâm thì rất có thể phụ huynh ấy đã làm những việc như sau :

    • 1. Tạo ra một môi trường phù hợp: Vì sao trẻ em nào cũng mê chơi iPad hay smartphone? Dĩ nhiên, trong đó có những trò chơi hấp dẫn, nhưng tiên quyết chẳng phải vì các bậc phụ huynh tạo điều kiện cho con em mình tiếp xúc những món đồ chơi công nghệ cao ấy sao? Nếu không gí iPad cho trẻ mua lấy sự yên thân thì trẻ lấy iPad đâu ra mà chơi? Vậy thì, với sách, cũng cần tạo điều kiện cho con em mình như thế, hoặc hơn thế. Bạn có thể đưa con đi nhà sách, mua sách cho con, tặng sách cho con nhân sinh nhật hay những ngày lễ. Xếp sách quanh giường con. Thêm quy định nếu con muốn chơi iPad hay xem tivi thì phải xin phép cha mẹ, nhưng nếu con muốn đọc sách lúc nào thì tùy ý, miễn là đầy đủ ánh sáng.

      2. Dành thời gian đọc sách cho con: Rất nhiều bậc cha mẹ biết rằng nếu đọc sách mỗi tối cho con từ khi con còn rất nhỏ là tốt, nhưng cũng chính những bậc cha mẹ ấy thường xuyên than bận. Có thật thế không? Người viết bài này quen biết một vị tổng giám đốc của một tập đoàn đa quốc gia lớn và có thể đoan chắc rằng phần lớn chúng ta sẽ chẳng thể nào bận rộn bằng ông. Nhưng ông, trừ khi đi công tác xa, tối nào cũng đưa hai cô công chúa xinh xắn của mình vào giấc ngủ bằng cách đọc sách cho con. Bận rộn thật ra chỉ là cái cớ. Chúng ta bao giờ cũng có thời gian cho những việc ta thật sự muốn làm. Mười phút mỗi tối đọc truyện cho con không bao giờ là quá nhiều so với cuộc đời dài dặc. Rồi chẳng mấy chốc con lớn lên thành thiếu niên thiếu nữ, khi ấy ta có muốn đọc truyện con cũng chẳng nghe.

      3. Tự mình đọc sách: Rất khó đòi hỏi con phải chăm đọc sách khi bản thân cha mẹ nhìn sách với ánh mắt xa lạ, hoặc thậm chí trong nhà không có cuốn sách nào mà nhìn.

      4. Chọn sách cho con (và cùng con chọn sách): Chưa bao giờ sách lại phong phú, đa dạng và đẹp như bây giờ. Bạn sẽ dễ dàng tìm được sách cho mọi lứa tuổi. Cho con cùng đi nhà sách là một ý tưởng hay, cũng không nên quá “độc tài” với con. Nếu thằng nhóc nhà bạn khăng khăng đòi một cuốn truyện tranh siêu nhân mà bạn không ưa, bạn có thể chiều con. Điều quan trọng là có một câu chuyện trong cuốn sách đó đã hấp dẫn cậu bé. Với trẻ con, được đắm chìm vào trong những thế giới tưởng tượng quan trọng hơn nhiều so với các bài học luân lý.

      5. Cuối cùng, xây dựng thói quen là một quá trình, do vậy cần kiên nhẫn. Những điều ở trên cần được làm thường xuyên. Một cơn cao hứng của cha mẹ chỉ có thể dẫn đến một cơn cao hứng tương tự ở con, chứ không thể nào hình thành một thói quen được!
    backydautroc2 thích bài này.
  8. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Bí quyết tạo thói quen đọc sách cho trẻ.

    [​IMG]



    Đọc sách là một việc làm có mối liên quan mật thiết đến sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy những trẻ có thói quen đọc sách sẽ rèn luyện nhiều kỹ năng. Các bậc cha mẹ nên là người làm gương trước và nếu có thể, nên tạo thói quen kể chuyện vào buổi tối cho trẻ. Dưới đây có vài gợi ý trong việc tạo thói quen đọc sách cho trẻ:

    Cho trẻ thấy rằng đọc là quan trọng

    Hãy làm gương. Trẻ quan sát cha mẹ đọc, tự khắc trẻ sẽ trở thành người thích đọc. Luôn có nhiều thứ để đọc xung quanh, không những tiểu thuyết, mà có thể là những cuốn tạp chí hay báo cũng được.

    Tạo thói quen đọc sách cho cả nhà. Khi mọi người quây quần vào buổi tối, hãy tranh luận về một cuốn sách nào đó. Đó là cách tốt nhất để thư giãn. Tốt nhất nên chọn một cuốn sách hình. Đọc một cuốn sách kéo dài trong nhiều tuần hay nhiều tập thì càng vui.

    Cho trẻ thấy đọc sách là một cách liên hệ với bên ngòai

    Một số trẻ sẽ sốt sắng hơn khi chúng biết bạn bè đang đọc cuốn sách đó, chúng có thể tạo thành nhóm tranh luận với nhau. Phụ huynh cũng nên đọc cùng cuốn sách đó để có thể hiểu được trẻ và có thể cùng tranh luận với chúng.

    Bạn cũng nên thường xuyên đi nhà sách để biết được những cuốn sách mới cho lứa tuổi con mình.

    Lập thời gian biểu đọc sách và tìm kiếm những cuốn sách hay

    Phụ huynh định ra thời gian nhất định để đọc sách, hãy dành 1 tuần 1 lần đi đến thư viện hoặc nhà sách. Giữ cho trẻ thói quen thường xuyên đọc báo - dù cho đó chỉ là những cái tựa.

    Thỉnh thỏang nên để chúng tự chọn những cuốn sách chúng yêu thích. Một ngày trời mưa mà ngồi nhâm nhi bánh cookie với một cách sách hay thì thật tuyệt vời.

    Hãy tạo thời gian vui vẻ bằng cách kể chuyện bằng con rối búp bê. Hoặc để trẻ tự điều khiển những con rối dựa theo cốt truyện của một cuốn sách nào đó, biểu diễn cho ba mẹ và bạn bè cùng xem.

    Đọc trên đường

    Khi chuẩn bị cho chuyến du lịch của cả nhà, hãy cho trẻ mang theo một số sách hay. Những thành viên gia đình chia sẻ những chuyện thám hiểm khi đi cắm trại.
    backydautroc2 thích bài này.
  9. thichuptrend

    thichuptrend Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    882
    Cậu này chưa vợ mà nghiên cứu xa phết
    lephamvuchinhndc thích bài này.
  10. Misa1980

    Misa1980 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2015
    Đã được thích:
    154
    cách dậy hay nhất là cho con cái sống trong nghèo khó ngay từ bé8->
    lephamvuchinhndc thích bài này.

Chia sẻ trang này