Phương thức khớp lệnh tại HoSTC từ 7/5-Những vấn đề cần mổ xẻ để khỏi mất tiền và cơ hội

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kekhatgai, 16/04/2007.

1359 người đang online, trong đó có 543 thành viên. 22:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 12152 lượt đọc và 142 bài trả lời
  1. chucuoibis

    chucuoibis Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Đã được thích:
    0
    TS đứa nào bày ra cái trò ATO/ATC, càng dễ dàng cho bọn làm giá.



    Được chucuoibis sửa chữa / chuyển vào 11:30 ngày 31/07/2007
  2. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    .....

    Được kekhatgai sửa chữa / chuyển vào 14:50 ngày 31/07/2007
  3. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Nhiều công ty chứng khoán sống cầm hơi



    Để duy trì hoạt động trong một tháng, công ty chứng khoán cần tối thiểu 500 triệu đồng. Tuy nhiên gần đây, nhiều thành viên sàn TP HCM chỉ thu được 200.000 đồng/tháng từ phí giao dịch của khách hàng.

    Giám đốc một công ty chứng khoán tiết lộ, theo bảng thống kê hoạt động môi giới hằng tháng từ các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE), chỉ khoảng 20 trên tổng số hơn 50 công ty thành viên có lãi hoặc huề vốn. Số còn lại lỗ từ nhẹ đến nặng, thậm chí có đơn vị chỉ thu được 4 triệu đồng phí giao dịch trong suốt một tháng ròng.

    Trong khoản tiền ít ỏi ấy, nhiều sàn còn trích lại để hậu đãi "thượng đế" bằng kẹo, bánh, cafe và phát miễn phí bản tin thị trường. Đó là chưa kể trong giai đoạn đầu khớp lệnh liên tục, nhiều công ty còn thông báo kết quả đặt lệnh miễn phí cho khách bằng tin nhắn SMS. Họ cũng phải chiết khấu 0,05% từ số tiền thu được để trả phí cho Sở giao dịch theo quy định.

    "Nhìn bảng thống kê của HOSE trong 4 tháng qua, dễ thấy rằng, kinh doanh chứng khoán lúc này không dễ đẻ trứng vàng", đại diện Công ty chứng khoán Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long bình luận.

    Hiện nay ngoài môi giới, các công ty chứng khoán còn hoạt động trên các lĩnh vực khác như tự doanh, tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành... Song theo ông Huỳnh Anh Tuấn, giám đốc Công ty chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACBS) chi nhánh Nguyễn Thị Minh Khai, những công ty chứng khoán vừa và nhỏ hiện nay chủ yếu hoạt động trên hai nghiệp vụ chính là tự doanh và môi giới.

    Vào lúc đỉnh cao của thị trường, phần lãi từ hoạt động tự doanh thường cao hơn gấp nhiều lần so với mảng môi giới và trở thành nguồn thu chính. Tưởng dễ đẻ trứng vàng, nhiều đơn vị ùn ùn xin thành lập công ty chứng khoán ngay lúc thị trường đỉnh cao. Nhiều công ty, thậm chí lập ra chỉ để mua bán cổ phiếu, hay tranh mua bán với khách.

    Tuy nhiên, thị trường điều chỉnh 4 tháng qua mà vẫn chưa có dấu hiệu tăng trở lại, cổ phiếu rớt giá, những công ty chứng khoán mạnh về vốn phải xoay sang mua dần cổ phiếu để quân bình giá. Những công ty nhỏ, để kiếm đủ chi phí hoạt động, đã phải nghĩ đến phương án gửi tiền ngân hàng để bảo toàn vốn.

    Tổng giám đốc một công ty chứng khoán trực thuộc ngân hàng nhận định, với lãi suất tiết kiệm 1% như hiện nay, công ty có vốn điều lệ khoảng 50 tỷ đồng cũng có thể gửi tiền vào nhà băng để kiếm khoản lãi hằng tháng khoảng 500 triệu đồng.

    Không chỉ những công ty mới thành lập, nhiều đơn vị đã hoạt động lâu song tự doanh không hiệu quả cũng tính đến phương án gửi tiết kiệm hoặc mua trái phiếu để bảo toàn vốn và kiếm tiền trang trải chi phí hoạt động.

    Giám đốc ACBS chi nhánh Nguyễn Thị Minh Khai cho rằng, nếu Vn-Index cứ xoay quanh ngưỡng 900 điểm như hiện nay thì chỉ khoảng một tháng nữa nhiều công ty chứng khoán sẽ không cầm cự nổi.

    Theo ông Tuấn đây chính là thời điểm thử lửa cho các công ty chứng khoán. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc các công ty chứng khoán "đến rồi đi" không phải là chuyện hiếm. Ông lấy ví dụ ở 2 thị trường láng giềng Việt Nam, khi chứng khoán mới phát triển, Trung Quốc với Thái Lan lần lượt có tới 1.000 và 400 công ty chứng khoán. Tuy nhiên, sau nhiều biến cố, đến giờ chỉ có 100 đơn vị còn trụ lại ở Trung Quốc và 40 công ty hoạt động ở Thái Lan.

    Hiện tại Ủy ban chứng khoán Nhà nước vẫn còn nhiều hồ sơ xếp hàng chờ cấp phép. Nếu Ủy ban chấp thuận, đến cuối năm nay, Việt Nam sẽ có 100 công ty chứng khoán. Trong khi hiện nay, bốn anh cả là SSI, VCBS, BSC, ACBS đã giành hết 80% thị phần môi giới.

Chia sẻ trang này