PLC – Cơ hội 6 tháng cuối năm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Cuongnguyen22222, 20/09/2022.

6943 người đang online, trong đó có 1103 thành viên. 08:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 11696 lượt đọc và 56 bài trả lời
  1. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    5 dự án giao thông lớn dự kiến hoàn thành trong 2023
    08:33 | 10/01/2023


    [​IMG]
    Khu vực xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 hiện nay. (Ảnh: Báo Thanh niên).

    Chiều dài toàn bộ dự án khoảng 6,61 km; trong đó cầu chính dài 1,9 km; đường dẫn và cầu trên tuyến dài 4,704 km. Tổng mức đầu tư hơn 5.003 tỷ đồng. Dự án khởi công đầu năm 2020, dự kiến hoàn thành năm 2023.

    Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ
    Tại buổi kiếm tra hồi tháng 10/2022, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư) cho biết, dự án gồm 3 gói thầu xây lắp, sản lượng thi công đến nay đạt hơn 48% giá trị các hợp đồng và đang chậm 1,37% so với tiến độ.

    Cụ thể, gói thầu XL-01 do Liên danh CTCP Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C - Công ty TNHH Nhạc Sơn - Tổng công ty 319 - Bộ Quốc Phòng thực hiện đang chậm 0,95%. Gói XL-02 do Liên danh Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - CTCP Tập đoàn Cienco 4 thi công chậm 3,11%. Gói thầu XL-03 do Liên danh CTCP Đầu tư Xây dựng Đèo Cả - CTCP Xây dựng Tân Nam - Tổng công ty 36 - CTCP đảm nhiệm chậm 0,3%.

    [​IMG]
    Sơ đồ cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ (Ảnh: Báo Tin tức).

    Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ có tổng chiều dài gần 23 km, đi qua Vĩnh Long (12,53 km) và Đồng Tháp (10,44 km). Quy mô giai đoạn hoàn chỉnh gồm 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25 m, giai đoạn 1 được đầu tư quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m.

    Tổng mức đầu tư dự án là hơn 4.826 tỷ đồng. Dự án được khởi công năm 2021 và dự kiến hoàn thành năm 2023.

    Cao tốc Diễn Châu – Nghi Sơn
    Theo thông tin từ TTXVN, dự án thành phần tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Nghi Sơn dài 50 km đi qua hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 7.293 tỷ đồng; trong đó gồm chi phí xây dựng và thiết bị 4.306 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư 1.778,1 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác 553 tỷ đồng; chi phí dự phòng 656 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Thi công cao tốc Diễn Châu - Nghi Sơn. (Ảnh: Báo Giao thông).

    Trong giai đoạn phân kỳ, dự án thành phần cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu được thi công xây dựng với quy mô 4 làn xe, nền đường 17 m, vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Giai đoạn hoàn chỉnh sẽ nâng lên 6 làn xe, nền đường 32,25m, vận tốc thiết kế từ 100 - 120 km/giờ.

    Theo Bộ Giao thông Vận tải, cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu được khởi công tháng 7/2021 và sẽ phải hoàn thành vào tháng 7/2023.

    Cao tốc Nghi Sơn - QL45
    Cao tốc Quốc lộ 45 – Nghi Sơn là một đoạn tuyến của tuyến đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông qua địa phận tỉnh Thanh Hóa.

    Theo thiết kế, tuyến đường dài 43 km, điểm đầu giao với đường Nghi Sơn – Thọ Xuân, nối tiếp với cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 tại xã Tân Phúc, huyện Nông Cống và điểm cuối là nút giao với đường Nghi Sơn – Bãi Trành, kết nối với đường cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu tại xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn. Trên tuyến có cầu vượt hồ Yên Mỹ dài 995 m, là cây cầu lớn nhất thuộc dự án.

    [​IMG]
    Thi công cao tốc Nghi Sơn - QL45. (Ảnh: Báo Giao thông).

    Công trình có tổng mức đầu tư 5.534 tỷ đồng, được khởi công vào tháng 7 năm 2021. Theo TTXVN, công trình về đích đúng tiến độ vào tháng 7/2023.

    Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm
    Cao tốc Nha Trang – Cam Lâm có điểm giao với Hương lộ 62 tại xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, điểm cuối tại xã Cam Thịnh Tây, TP Cam Ranh (Khánh Hòa).

    Đây là một trong 3 dự án thành phần cao tốc được đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công tư), do Công ty TNHH đầu tư đường cao tốc Nha Trang- Cam Lâm (thuộc Tập đoàn Sơn Hải) làm chủ đầu tư.

    [​IMG]
    Thi công cao tốc Nha Trang - Cam Lâm. (Ảnh: Zingnews).

    Dự án được khởi công từ tháng 9/2021. Hiện dự án đang bước vào giai đoạn thi công cao điểm để đảm bảo đưa dự án vào khai thác vào giữa năm 2023.
  2. Hoangngabn

    Hoangngabn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2019
    Đã được thích:
    529
    năm nay chắc đầu tư công mạnh
  3. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    Thứ trưởng Lê Đình Thọ: Chọn nhà thầu tốt, giải phóng mặt bằng nhanh
    Chiều nay (7/1), Ban QLDA đường Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2023.

    Tin tức trong ngày hôm nay
    Tiến độ phải kiểm soát chặt, chất lượng luôn phải đi đầu

    Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết trong năm 2022, lĩnh vực xây dựng cơ bản đối diện với nhiều khó khăn và thách thức nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn đạt nhiều dấu ấn.

    Dẫn ví dụ dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, từ mưa lũ, bão giá vật liệu đến những biến động về xăng dầu, hạn mức của ngân hàng... xong vẫn cơ bản hoàn thành giai đoạn 2017-2020 và được thông xe vào cuối tháng 12 vừa qua.

    [​IMG]

    Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ chỉ đạo tại Hội nghị

    Đánh giá cao những nỗ lực đổi mới của Ban QLDA đường Hồ Chí Minh trong việc thay đổi tổ chức điều hành, đảm bảo tiến độ các dự án, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cũng khuyến nghị Ban cần tiếp tục thay đổi tư duy, nhận thức và trách nhiệm với công việc để tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

    Lãnh đạo Bộ GTVT đề nghị sau dự án Cam Lộ - La Sơn, đơn vị cần họp bàn lại những công việc đã làm được, những tồn tại để rút kinh nghiệm, tìm ra cách làm mới cho giai đoạn 2, lường trước những khó khăn khi triển khai dự án.

    “Những tồn tại cần phải được nghiên cứu sâu để làm bài học kinh nghiệm cho những dự án sau này”, Thứ trưởng nhấn mạnh và khẳng định, 3 vấn đề lớn nhất với các dự án là: Tiến độ; chất lượng; phòng chống tiêu cực tham nhũng và thất thoát trong quản lý dự án.

    “Phải kiểm soát chặt tiến độ, chất lượng cũng luôn phải đi đầu. Khi triển khai dự án, ngoài lựa chọn nhà thầu, phải tập trung công tác GPMB. Về nguồn vật liệu, cần đòi hỏi chi tiết và cụ thể, bám chặt vào các quy định hiện hành để thực hiện. Ai lơ là khâu nào sẽ phải chịu trách nhiệm”, Thứ trưởng Lê Đình Thọ nói, đồng thời lưu ý mối quan hệ giữa chủ đầu tư, ban QLDA, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công, đề nghị các đơn vị “phải thay đổi tận gốc mối quan hệ này trong vấn đề xây dựng”.

    Hết 31/12, giải ngân được hơn 4.200 tỷ đồng

    Trước đó, báo cáo tại Hội nghị, ông Lê Thanh Bình - Phó Giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh cho hay: Trong năm 2022, nhiều khó khăn như thời tiết có nhiều bất lợi, mưa nhiều và liên tiếp, cộng thêm giá cả nguyên, nhiên, vật liệu có thời điểm tăng đột biến, khan hiếm ảnh hưởng nhiều đến tiến độ, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trong 6 tháng đầu năm, một số nhà thầu chậm tiến độ,... nhưng ban đã cơ bản hoàn thành thi công dự án.

    [​IMG]

    Ông Lê Thanh Bình – Phó Giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh

    Trong đó, dự án La Sơn - Hoà Liên hiện đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Với dự án Nha Trang - Cam Lâm, phần nền đường đã cơ bản được thi công. Công tác triển khai thi công dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ, hiện ban cũng đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, thiết kế kỹ thuật,, lựa chọn nhà thầu xây lắp.

    Coi dự án Cam Lộ - La Sơn là dự án trọng điểm trong năm 2022, ông Bình khẳng định Ban đã bám sát hiện trường đôn đốc tiến độ thi công, tích cực phối hợp với các địa phương giải quyết các tồn tại về công tác GPMB, nhằm quyết tâm hoàn thành dự án trong năm 2022.

    “Hiện nay, địa phương đã triển khai di dời các công trình công cộng còn lại và cơ bản hoàn thành bàn giao mặt bằng trong tháng 12/2022, đảm bảo an toàn khi đưa dự án vào khai thác”, ông Bình cho hay.

    Hiện tại, dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đoạn Cam Lộ - La Sơn cơ bản đã hoàn thành. Để đạt được kết quả này, lãnh đạo Ban QLDA đường Hồ Chí Minh nhấn mạnh đã đôn đốc quyết liệt, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc như cắt chuyển khối lượng của các nhà thầu chậm tiến độ, tranh thủ tối đa những ngày thời tiết thuận lợi, tăng ca, tăng kíp thi công bù khối lượng những ngày mưa,... để hoàn thành thảm bê tông nhựa toàn bộ tuyến chính vào 30/11/2022 và cơ bản hoàn thành dự án vào cuối tháng 12/2022.

    Đối với dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, hiện đơn vị đang làm việc với địa phương để bàn giao nốt phần mặt bằng còn lại. Cùng đó, đôn đốc nhà đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án. Năm 2022, thi công được khoảng 40% hợp đồng, đến nay cơ bản hoàn thành lớp nền đường, sản lượng toàn dự án đạt khoảng 60% hợp đồng.

    Về công tác giải ngân, đến ngày 31/12/2022, Ban đã giải ngân được hơn 4.200 tỷ đồng, đạt 86,6% kế hoạch vốn được giao sau điều chỉnh. Dự kiến đến hết thời hạn giải ngân vốn 2022 (31/01/2023), giải ngân hơn 4.800 đạt 98,18% KH vốn được giao.
    --- Gộp bài viết, 10/01/2023, Bài cũ: 10/01/2023 ---
    DXY Thủng 103, tỷ giá tiếp tục lao dốc. Cứ đà này PLC lại cực ngon khi biên lợi nhuận được nới rộng thêm :)
  4. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    'Thông đường' trách nhiệm

    Đối với 12 dự án thành phần thuộc Dự án Đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, 'muốn thông đường thực địa, phải thông đường trách nhiệm'

    [​IMG]
    Việc Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) kịp thời khởi công toàn bộ 12 dự án thành phần thuộc Dự án Đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 cho thấy sự tích cực, chủ động của ngành này trong nỗ lực đẩy nhanh tiến độ dự án sử dụng vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, tránh tình trạng “dồn toa” công việc vào những tháng cuối năm.

    Ngoài việc sớm góp phần “đóng mạch” toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào năm 2025, với tổng mức đầu tư lên tới 146.990 tỷ đồng, nếu được ghi vốn kế hoạch sớm, Bộ GTVT có thể thực hiện giải ngân ít nhất 30.000 tỷ đồng ngay trong quý đầu tiên của năm 2023 nhờ việc tạm ứng với các gói thầu xây lắp.

    Đây là con số rất có ý nghĩa nếu biết rằng, năm 2023, Bộ GTVT được giao giải ngân vốn đầu tư công lên tới 94.000 tỷ đồng - giá trị vốn được giao lớn nhất từ trước tới nay (gấp 1,7 lần năm 2022 và gấp 2,2 lần năm 2021). Tuy nhiên, vẫn có quá nhiều thách thức để các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam bắt tay ngay vào thi công, từ đó sớm có khối lượng thực tế, tránh tình trạng “sống nhờ tạm ứng” như các dự án được triển khai trong giai đoạn trước đây.

    Thách thức đầu tiên là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng được thực hiện theo hình thức “vừa chạy, vửa xếp hàng” cùng với việc chuẩn bị đầu tư, tổ chức lựa chọn nhà thầu xây lắp. Chính vì vậy, dù rất có nỗ lực, nhưng 12 gói thầu vừa khởi công cũng mới chỉ nhận được tối đa 70% mặt bằng, trong đó nhiều công địa chưa có đường tiếp cận hoặc trong tình trạng “xôi đỗ”, khiến các đơn vị thi công khó tập trung thi công dứt điểm.

    Thách thức thứ hai là giá các loại vật tư, vật liệu, nhiên liệu luôn biến động theo chiều hướng tăng trong khi các địa phương công bố giá vật tư, vật liệu, chỉ số giá không kịp thời, chưa phù hợp với thực tế. Việc này gây khó khăn cho công tác điều chỉnh giá cũng như công tác thanh quyết toán, nhất là khi các dự án đồng loạt triển khai sẽ dễ gây ra tình trạng chủ mỏ đầu cơ tăng giá cao hơn so với giá địa phương công bố.

    Mặc dù Chính phủ đã có chỉ đạo để tháo gỡ, nhưng đến nay, các địa phương vẫn chưa xác định rõ thẩm quyền thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng đối với mỏ vật liệu thông thường, dẫn đến nguy cơ chi phí tăng cao và chậm tiến độ như đã xảy ra tại Dự án Xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020.

    Thách thức thứ ba là quá trình khảo sát, thiết kế, thẩm tra, thẩm định, xác định giá dự toán và lập hồ sơ yêu cầu dễ sai sót khi dự án được thực hiện trong thời gian ngắn, tính chất công trình theo tuyến đi qua nhiều khu vực có địa hình phức tạp. Bên cạnh đó, việc giảm giá 5% khi chỉ định thầu sẽ là thách thức rất lớn đối với các bên tham gia thực hiện dự án trong bối cảnh hiện nay.

    Để hóa giải các thách thức nói trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Bộ GTVT phải khẩn trương có văn bản hướng dẫn các địa phương sử dụng nguồn vốn của dự án thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho các mỏ vật liệu mới, đường mới tiếp cận các mỏ vật liệu, bãi đổ thải.

    UBND các tỉnh phải khẩn trương giao mỏ vật liệu mới cho nhà thầu đã được Bộ GTVT lựa chọn và hoàn thành trước ngày 30/1/2023 để nhà thầu triển khai, đảm bảo tiến độ cam kết và thi công xuyên Tết như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Việc không được cấp mỏ vật liệu đồng nghĩa hàng ngàn thiết bị được huy động đến công trường phải “đắp chiếu”, trong khi mùa khô 2022 đã sắp hết.

    Ngoài ra, Bộ GTVT cần chỉ đạo các ban quản lý dự án khẩn trương phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công để đáp ứng tiến độ thi công trên hiện trường, tổ chức làm việc với UBND các tỉnh sớm bàn giao mặt bằng, đồng thời vận động nhân dân tại khu vực dự án thống nhất với nhà thầu trong việc sử dụng đường tiếp cận vào công trường. Bên cạnh đó, cần yêu cầu tư vấn giám sát khẩn trương huy động đầy đủ nhân lực đáp ứng tốt kế hoạch triển khai thi công của nhà thầu và phải bố trí đủ nhân sự trong thời gian nhà thầu thi công xuyên Tết cũng như các ngày nghỉ.

    Quan trọng hơn, các đơn vị chủ đầu tư phải sớm thống nhất với nhà thầu đứng đầu liên danh lập kế hoạch thi công tổng thể, trong đó xác lập rõ vai trò, trách nhiệm của từng chủ thể tham gia, báo cáo Bộ GTVT thông qua và công bố để người dân giám sát việc thực hiện với phương châm “Muốn thông đường thực địa, phải thông đường trách nhiệm”. Chủ đầu tư cũng cần sẵn sàng thay thế những nhà thầu yếu kém khi xét thấy tiến độ và chất lượng thi công không đảm bảo yêu cầu với tinh thần: “Không để dự án chậm một ngày, thêm một ngày mắc nợ với nhân dân”.
  5. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    Khởi động “cuộc đua” để miền Tây có thêm gần 200km cao tốc
    Cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng kết nối trung tâm vùng ĐBSCL qua địa bàn Cần Thơ, kết nối liên vùng với TP.HCM, vùng Đông Nam bộ và cả nước.
    Dự án đường cao tốc Bắc - Nam
    Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng khi được đưa vào khai thác (dự kiến hoàn thành năm 2026, khai thác toàn tuyến năm 2027) sẽ hiện thực hóa niềm mong mỏi của hàng triệu người dân khu vực ĐBSCL.

    Hiện, các địa phương đang dồn toàn lực để triển khai thực hiện.

    Chạy đua với thời gian

    [​IMG]

    Cắm cọc GPMB đoạn qua địa bàn tỉnh Hậu Giang

    Những ngày đầu tháng 12/2022, ông Nguyễn Công Sinh, chỉ huy trưởng Tổ công tác cắm cọc GPMB (Công ty CP Tư vấn - Xây dựng Công trình 8), thở phào nhẹ nhõm khi hơn 3.000 cọc mốc GPMB của dự án thành phần 2 (đoạn qua TP Cần Thơ) và dự án thành phần 3 (đoạn qua địa bàn tỉnh Hậu Giang) thuộc Dự án Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng được cắm hoàn tất, bàn giao cho địa phương.

    Ông Sinh cho biết, theo kế hoạch, trong vòng chưa đầy 2 tháng, đơn vị phải hoàn thành việc sản xuất, đúc và cắm toàn bộ hơn 3.000 cọc GPMB với tuyến đường có tổng chiều dài hơn 74km.

    Trong khi đó, khu vực cắm cọc lại nằm xa các trục đường lớn, men theo khu vườn và những cánh đồng nước ngập quá ngực vào mùa nước nổi.

    “Nhận kế hoạch, chúng tôi phải triển khai hàng loạt các công việc khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, làm việc với địa phương thỏa thuận các công trình trên tuyến…

    Quá trình hoàn tất những thủ tục này, chúng tôi phải thực hiện song song với việc đúc và sản xuất cọc.

    Việc vận chuyển đến cắm cọc cũng khó khăn vô cùng do miền Tây đang vào mùa mưa lũ, nước ngập. Nhiều nhân viên đã phải nhập viện vì làm việc kiệt sức. Tuy nhiên, may mắn là anh em đã hoàn thành được theo đúng tiến độ chủ đầu tư đã đề ra”, ông Sinh chia sẻ.

    Nhiều khó khăn, thách thức

    Ông Lê Minh Cường, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Cần Thơ - chủ đầu tư dự án thành phần 2 cho biết, đây là lần đầu tiên TP Cần Thơ thực hiện dự án đường bộ cao tốc nên khó tránh khỏi những khó khăn và thách thức trong quá trình triển khai.

    Vấn đề khó khăn nhất chính là công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các trường hợp bị ảnh hưởng. Kế đến là công tác khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, đánh giá tác động môi trường và các thủ tục của dự án được triển khai rất gấp rút.

    Khó khăn tiếp theo là vấn đề phối hợp với các huyện có dự án đi qua để công bố thông tin dự án cho người dân, lấy ý kiến của các địa phương về thông số kỹ thuật các công trình cầu, cống.

    Mọi việc phải được triển khai một cách khẩn trương để đáp ứng tiến độ trình hồ sơ cho Cục Quản lý xây dựng (Bộ GTVT) có ý kiến thẩm định.

    “Một vấn đề nữa chính là việc khan hiếm nguồn cung vật liệu xây dựng cho dự án, đặc biệt là vật liệu cát san lắp.

    Riêng dự án thành phần 2 cần khoảng 3,5 triệu m3 cát san lấp và 200.000m3 cát xây dựng. Trong khi đó, các mỏ cát trên địa bàn không đáp ứng được”, ông Cường phân tích.

    Nỗ lực vượt khó

    Với những yêu cầu cấp thiết, khối lượng công việc khổng lồ, tuy nhiên chỉ sau hơn 5 tháng kể từ ngày Chính phủ ban hành Nghị quyết, đến nay, các địa phương đã đạt được những tiến độ đáng kể.

    Trong đó phải kể đến là hoàn thành cắm cọc mốc GPMB trên toàn tuyến. Đây là bước đệm quan trọng để các địa phương triển khai các bước tiếp theo của công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

    “Trong thời gian tới, TP Cần Thơ sẽ tiếp tục nỗ lực để hoàn thành và bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công trước ngày 30/6/2023 và cơ bản bàn giao diện tích còn lại trước ngày 31/12/2023”, ông Lê Minh Cường cho hay.

    Tại An Giang, tiến độ thực hiện dự án cũng đang có những dấu hiệu tích cực. Theo UBND tỉnh, đến nay, địa phương đã hoàn thành hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án và trình Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT) thẩm định vào cuối tháng 11/2022.

    Về công tác GPMB, 4 huyện có tuyến đi qua đã ban hành quyết định thành lập hội đồng bồi thường.

    Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh hoàn thành việc kiểm kê 548/550 hộ. Ngoài ra, MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh An Giang cũng đã hoàn thành công tác tổ chức lấy ý kiến cộng đồng.

    Tương tự, tại Hậu Giang, đến nay, chủ đầu tư đã tiếp nhận cọc, mốc GPMB, tiến hành sơ bộ thống kê số hộ bị ảnh hưởng để triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

    Tạo sức bật cho toàn vùng

    Đáng chú ý, TP Cần Thơ cũng đã đề xuất Bộ GTVT cho xây dựng 3 trạm dừng nghỉ, lần lượt bố trí tại xã Bình Phú, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang; xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ và xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Mỗi trạm rộng khoảng 5,6ha, khoảng cách giữa các trạm khoảng 50 - 60km.

    Theo ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ, dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng là dự án có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kết nối trung tâm vùng ĐBSCL qua địa bàn Cần Thơ và kết nối liên vùng với TP.HCM, vùng Đông Nam bộ và cả nước, tạo sức lan tỏa và động lực thúc đẩy liên kết hợp tác, phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng.

    “Đối với TP Cần Thơ, đây là tuyến cao tốc vành đai trục ngang đi xuyên suốt qua địa bàn TP theo hướng Đông Tây, kết nối liên thông với các trục đường tỉnh, các khu chức năng quan trọng của TP.

    Hiện, địa phương đã rà soát, bố trí quy hoạch các khu chức năng quan trọng để tích hợp vào đồ án quy hoạch TP và sẽ sớm triển khai đầu tư xây dựng để đón đầu và phát huy lợi thế các trục cao tốc khi hoàn thành đưa vào khai thác”, ông Dũng cho biết.

    Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, dự án có điểm đầu kết nối với QL91, kết nối với cửa khẩu Tịnh Biên (tỉnh An Giang) và điểm cuối kết nối với cảng biển nước sâu Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng).

    Mặt khác, dự án còn kết nối với tuyến cao tốc Bắc - Nam. Sau khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, chắc chắn sẽ thúc đẩy phát triển hệ thống logistics của tỉnh.

    “Để tận dụng lợi thế đó, tỉnh cũng đã quy hoạch các khu, cụm công nghiệp kết nối tốt với hệ thống cao tốc qua địa bàn”, ông Hòa nhấn mạnh.

    Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cũng nhận định, dự án có tính chất liên vùng nên khi được đầu tư hoàn thành đưa vào khai thác đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang kinh tế Tây Bắc - Đông Nam, là hành lang vận tải lớn, quan trọng nhất phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội khu vực ĐBSCL.

    “Với ưu thế năng lực thông hành lớn, tốc độ cao, thuận tiện, an toàn, tuyến cao tốc sau khi hoàn thành sẽ rút ngắn khoảng cách, kết nối các thị trường, tạo ra nhiều không gian phát triển kinh tế trên hành lang này”, ông Bình nói.


    Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có chiều dài hơn 188km, đi qua địa phận tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng.

    Dự án được chia thành 4 dự án thành phần vận hành độc lập theo địa giới hành chính của các địa phương. Tổng mức đầu tư dự án hơn 44.690 tỷ đồng.

    Dự án được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào giữa tháng 6/2022. Đến ngày 25/7/2022, Chính phủ có Nghị quyết số 91 về triển khai Nghị quyết số 60/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội.

    Theo Nghị quyết của Chính phủ, các địa phương phải tổ chức lập khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho dự án thành phần và hoàn thành trước ngày 31/10/2022 để Bộ TN&MT thầm tra, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/11/2022. Đồng thời, bàn giao hồ sơ thiết kế cắm cọc GPMB của các dự án thành phần, cơ bản hoàn thành trước ngày 20/1/2023.

    Bên cạnh đó, tổ chức lập, thẩm tra, phê duyệt dự án thành phần được phân cấp, hoàn thành trước ngày 20/1/2023 và thực hiện các công việc tiếp theo, bảo đảm bàn giao 70% diện tích mặt bằng các gói thầu xây lắp để khởi công trước ngày 30/6/2023.
  6. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    bà con chê ĐTC thì PLC vẫn cứ giữ sắc xanh :D
  7. datrottheo

    datrottheo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2022
    Đã được thích:
    369
    không chê đâu cụ . 2023 chắc chắn chỉ ĐTC thôi .
  8. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    KỆ thôi túc tắc đếm tiền :D
    datrottheo thích bài này.
  9. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
  10. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    Cách nào để ngành GTVT tiếp tục bứt phá?
    Năm 2023, Bộ GTVT đứng trước thách thức lớn với kế hoạch vốn giải ngân kỷ lục; hàng loạt dự án giao thông lớn sẽ triển khai và hoàn thành...
    Tin tức trong ngày hôm nay
    Nhân dịp Bộ GTVT tổng kết năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 diễn ra vào chiều nay (13/1), Báo Giao thông trao đổi với Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy về những giải pháp để thực hiện những nhiệm vụ này.

    [​IMG]

    Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy

    Một năm, trình thông qua 6 dự án quan trọng quốc gia

    Năm 2022, dù đối mặt với nhiều khó khăn, song ngành GTVT vẫn đạt được nhiều kết quả nổi bật. Thứ trưởng đánh giá thế nào về những kết quả này?

    Năm 2022, ngành GTVT thực hiện nhiệm vụ chính trị trong bối cảnh có nhiều thách thức khi tình hình thế giới biến động nhanh, khó dự báo và chưa có tiền lệ.

    Ở trong nước, tình hình thiên tai, lũ lụt, giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp gặp khó khăn... ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động của ngành GTVT nói riêng.

    Bộ GTVT tổng kết công tác năm 2022

    Theo kế hoạch, vào 14h chiều nay (13/1), Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023 ngành GTVT sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, số 11 Lê Hồng Phong, quận Ba Đình, Hà Nội.
    Năm 2022, thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh có nhiều khó khăn, song ngành GTVT vẫn ghi nhận những kết quả tích cực; hàng loạt dự án, công trình giao thông được khởi công, khánh thành, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp vào thành tựu chung của đất nước.


    Bám sát các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Đảng, Quốc hội, dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ và cán bộ, công chức ngành GTVT đã nỗ lực, quyết tâm tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia và các nhiệm vụ trọng tâm khác của ngành.

    Về công tác đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, ngay từ đầu năm 2022, Bộ GTVT đã chỉ đạo các cơ quan tham mưu làm việc không kể ngày đêm với phương châm “hết việc, không hết giờ”, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương để lần đầu tiên trong một năm đã trình và được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư 6 dự án quan trọng quốc gia; Kịp thời trình, phê duyệt chủ trương đầu tư 54 dự án nhóm A, B, C.

    Tính trong năm 2022, Bộ GTVT đã khởi công 18 dự án, hoàn thành 22 dự án, trong đó có nhiều dự án động lực, quy mô lớn.

    Đặc biệt, chỉ sau chưa đầy 1 năm với cách chỉ đạo mới, cách làm mới đã hoàn thành một khối lượng công việc rất lớn của 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 để khởi công đồng loạt theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

    Hoạt động vận tải khởi sắc trên cả 5 lĩnh vực. Đến hết 31/12/2022, so với cùng kỳ, khối lượng hàng hóa tăng 23,7%; khối lượng vận chuyển hành khách tăng 52,8%. Trong đó, vận tải hành khách ngành hàng không và đường sắt tăng trưởng 3 con số…

    Theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới.

    Theo Tạp chí Lloyd’s List của Anh, trong bảng xếp hạng 100 cảng container năm 2022 có lưu lượng hàng hóa qua cảng lớn nhất thế giới, Việt Nam có 3 cảng lọt trong top này gồm: Lạch Huyện (Hải Phòng), Cát Lái (TP.HCM) và Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu).

    Năm 2022, giải ngân vốn đầu tư công được xem là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành GTVT khi kế hoạch vốn phải thực hiện đạt kỷ lục, lên tới hơn 55.000 tỷ đồng. Thách thức này đã được Bộ GTVT vượt qua thế nào, thưa Thứ trưởng?

    Ngay từ đầu năm 2022, Bộ GTVT đã tập trung phân bổ chi tiết toàn bộ số vốn được giao khoảng 55.051 tỷ đồng (trong đó, giao đầu năm 50.328 tỷ đồng, giao bổ sung 4.723 tỷ đồng vào tháng 10/2022).

    Việc phân bổ cho các nhiệm vụ, dự án đúng quy định, phù hợp với tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân, có trọng tâm, trọng điểm. Công tác điều hành kế hoạch được thực hiện linh hoạt, kịp thời nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin để theo dõi, quản lý kế hoạch chi tiết tới từng dự án. Quan trọng hơn cả là quyết tâm, nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức ngành GTVT trên mọi công trường thi công.

    Tính đến 31/12/2022, khối lượng giải ngân của Bộ GTVT lên đến 47.905 tỷ, đạt khoảng 87% kế hoạch (gồm cả phần vốn được giao bổ sung tháng 10/2022). Dự kiến hết năm tài chính, khối lượng giải ngân sẽ đạt 95,7% tổng kế hoạch được giao. Với kết quả này, Bộ GTVT tiếp tục là một trong những bộ, ngành có tiến độ giải ngân cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

    Đẩy mạnh thi đua, siết chặt kỷ cương để đảm bảo giải ngân

    [​IMG]

    Tính đến 31/12/2022, Bộ GTVT giải ngân gần 48 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt khoảng 87% kế hoạch, ở nhóm dẫn đầu về tỷ lệ giải ngân của các bộ ngành (Trong ảnh: Thi công cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu). Ảnh: Tạ Hải

    Được giao kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 lên tới 368.000 tỷ đồng, dự kiến, năm 2023, số vốn Bộ GTVT phải giải ngân sẽ tiếp tục lập kỷ lục. Thứ trưởng có thể chia sẻ rõ hơn về vấn đề này?

    Năm 2023, Bộ GTVT đăng ký kế hoạch khoảng hơn 71.000 tỷ đồng nhưng tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Nhà nước cao nhất từ trước tới nay với tổng số vốn lên tới 94.161 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ và thách thức vô cùng lớn.


    Thực hiện chỉ đạo về xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số, năm 2023, Bộ GTVT sẽ tăng cường ứng dụng CNTT cung cấp dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp, bảo đảm 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm 80% các dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ; hoàn thành xây dựng hệ thống đám mây của Bộ GTVT kết nối với đám mây Chính phủ; hoàn thiện hệ thống dữ liệu dùng chung Bộ GTVT và cơ sở dữ liệu chuyên ngành các lĩnh vực quản lý trong ngành GTVT.

    Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy



    Vậy đâu là giải pháp được Bộ GTVT định hướng để giải ngân hết số vốn này, thưa Thứ trưởng?

    Ngoài sự nỗ lực, quyết tâm cao của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành GTVT cũng rất cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự hỗ trợ, phối hợp của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

    Bộ GTVT sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp điều hành đã phát huy hiệu quả trong thời gian qua. Ngay từ những ngày đầu năm, Bộ trưởng Bộ GTVT đã có cuộc họp quán triệt tới toàn thể các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu, nhà đầu tư phải tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh thi công, làm việc xuyên Tết trên tất cả các công trường dự án trọng điểm, đặc biệt phải tổ chức thi công ngay các gói thầu dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025 vừa khởi công.

    Ngay trong quyết định giao kế hoạch năm, Bộ GTVT đã yêu cầu các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện kế hoạch, đặc biệt là công tác phân khai dự toán chi (TABMIS) để bảo đảm thủ tục giải ngân ngay; Lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng tháng, quý; Phân công cụ thể lãnh đạo, cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện từng dự án; Thường xuyên rà soát, cập nhật kế hoạch thực hiện của từng dự án để kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế; Chủ động đề xuất các giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; Khẩn trương hoàn thiện thủ tục thanh toán với Kho bạc Nhà nước khi có khối lượng được nghiệm thu…

    Đặc biệt, phải quan tâm đến đảm bảo chất lượng công trình, coi việc đảm bảo chất lượng là ưu tiên hàng đầu ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư, thiết kế, dự toán.

    4 bài học bứt phá mục tiêu lớn

    [​IMG]

    Thi công cọc khoan nhồi tại gói thầu XL01 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 đoạn Bùng - Vạn Ninh

    Bên cạnh quyết tâm hoàn thành kế hoạch giải ngân, những mục tiêu lớn kế tiếp ngành GTVT đặt ra trong năm 2023 là gì, thưa Thứ trưởng?

    Như Bộ trưởng Bộ GTVT từng xác định, năm 2023 là năm bản lề có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19.

    Vận tải hàng không phục hồi hoàn toàn trong năm 2023

    Theo lãnh đạo Cục Hàng không VN, thị trường hàng không bắt đầu phục hồi từ quý I/2022 và sẽ về bằng thời điểm trước dịch Covid-19 trong năm 2023.
    Theo đó, trong năm 2023, các hãng hàng không dự kiến vận chuyển 80 triệu khách và 1,44 triệu tấn hàng hóa, tăng tương ứng 45,4% về hành khách và 15% về hàng hóa so với năm 2022. So với cùng thời điểm trước dịch Covid-19 (năm 2019) tăng xấp xỉ 1% về hành khách và 14,2% về hàng hóa.


    Điều này đòi hỏi toàn ngành GTVT phải tiếp tục phát huy tinh thần truyền thống đi trước mở đường, vượt nắng thắng mưa, đoàn kết, linh hoạt, sáng tạo, chủ động vượt qua mọi khó khăn.

    Trên cơ sở đó, mục tiêu Bộ GTVT đề ra trong năm mới là hoàn thiện thủ tục đầu tư để khởi công 23 dự án, hoàn thành 29 dự án.

    Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả hoạt động vận tải trong nước, tập trung phục hồi vận tải quốc tế đặc biệt phục hồi các đường bay quốc tế, vận tải liên vận đường sắt. Phấn đấu sản lượng vận tải năm 2023 về hàng hóa tăng khoảng 7%, hành khách tăng khoảng 8% so với năm 2022.

    Về bảo đảm trật tự ATGT, mục tiêu năm 2023 là tiếp tục kéo giảm TNGT từ 5-10% cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, bị thương so với năm 2022.

    Thứ trưởng có thể cho biết giải pháp nào để thực hiện thành công những mục tiêu, nhiệm vụ trên?

    Từ thực tiễn triển khai nhiệm vụ năm 2022, ngành GTVT rút ra một số bài học kinh nghiệm.

    Một là, phải bám sát các kết luận nghị quyết của Đảng, Quốc hội, tổ chức quán triệt, lan tỏa sâu rộng đến từng cán bộ, công chức, viên chức để tạo ra bằng được hiệu ứng “Tiền hô, hậu ủng, nhất hô bá ứng” như lời đồng chí Tổng Bí thư đã nói.

    Hai là, quá trình chỉ đạo điều hành phải đảm bảo kỷ cương, linh hoạt, sâu sát, quyết liệt, hiệu quả; Cá thể hóa trách nhiệm cá nhân tất cả các chủ thể trong từng việc, từng khâu.

    Ba là, nhiệm vụ đột phá phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó có kết cấu hạ tầng giao thông là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban ngành trung ương, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị các địa phương, sự ủng hộ của người dân và doanh nghiệp.

    Bốn là, tăng cường năng lực phân tích, dự báo; các nhiệm vụ của ngành phải được chủ động triển khai từ những ngày đầu, tháng đầu, với phương châm “từ sớm, từ xa”; đi đôi với việc triển khai thực hiện, cần tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát.

    Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Chia sẻ trang này