POT_Thời cơ đã đến??

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kric04, 20/11/2019.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7469 người đang online, trong đó có 1142 thành viên. 15:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2602 lượt đọc và 21 bài trả lời
  1. kric04

    kric04 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2017
    Đã được thích:
    3.032
    Liệu đã đến lúc lên tàu POT cũng anh Minh_Him Lam và đội lái ck Liên Việt?
    1. Dự án 61 Trần Phú_ Ba Đình (9k m2) đã đóng xong tiền sử dụng đất và bắt đầu xin giấy phép xây dựng từ đầu 2019. Vì chiều cao thấp nên dự đoán sẽ xin GPXD nhanh. POT dự kiến thoái vốn góp khỏi dự án này (vốn góp của POT trong dự án này chủ yếu từ lợi thế thương mại của đất hơn 500 tỷ)
    2. Dự án 63 Nguyễn Huy Tưởng_Thanh Xuân (1.2ha) đã bắt đầu thấy mở bán trên mạng ko có nhiều thông tin vì do đối tác Đầu tư xây dựng và thương mại Sông Hồng thực hiện. POT cũng dự kiến thoái vốn góp khỏi dự án này (vốn góp POT tầm 135 tỷ)
    3. Dự án sợi thuỷ tinh dùng cho thông tin quang (đầu tư 300 tỷ) bắt đầu vận hành trong Q4/2019. Kỳ vọng dự án sẽ làm chắc thêm hoạt động core của POT trong hệ thống VNPT
    4. VNPT không thể chậm trể lên sàn thêm nữa
    Liệu đã là thời điểm thích hợp lúc này chưa nhỉ anh em?
  2. kric04

    kric04 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2017
    Đã được thích:
    3.032
    Dự án 61 Trần Phú rậm rịch khởi động
    Hoa Liên

    Thứ Sáu, ngày 18/10/2019 - 18:11

    Ngay khi CTCP Thiết bị Bưu điện hoàn tất việc di dời, một tổ hợp đa chức năng với khoảng 75.000 m2 sàn thương mại sẽ được mọc lên tại địa chỉ 61 Trần Phú với vị trí đắc địa bậc nhất Thủ đô.

    Hàng "độc" quận Ba Đình

    Khu đất hơn 9.000m2 tại địa chỉ 61 Trần Phú, quận Ba Đình có vị trí đắc địa bậc nhất Hà Nội, chỉ cách Lăng Bác khoảng 400m, hiện được sử dụng làm trụ sở chính và nhà máy sản xuất của CTCP Thiết bị Bưu điện (Postef).

    Giữa thập niên trước, Postef từng dự định xây dựng khu đất này trở thành trung tâm công nghệ cao và trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D). Tuy nhiên chỉ ít năm sau, trong cơn sốt chuyển đổi nhà máy, xí nghiệp thành đất thương mại, Postef đã quyết định mang khu đất 61 Trần Phú đi góp vốn triển khai dự án bất động sản.

    Đối tác được chọn là liên danh CTCP Him Lam - Liên Việt Holdings. Hai bên ngày 28/12/2011 ký hợp đồng hợp tác đầu tư số 40/2011/HĐHTĐT/POT-LVH-HL. Theo đó, vốn góp của dự án là 1.039,2 tỷ đồng, tổng mức đầu tư là 3.200 tỷ đồng. POT góp bằng quyền sử dụng đất – tương đương 530 tỷ đồng (51%), bộ đôi công ty liên quan tới đại gia Dương Công Minh góp 509,2 tỷ đồng còn lại.

    Đây là lần "se duyên" thứ hai của Postef với doanh nhân họ Dương trong năm 2011. Chỉ ít tháng trước đó, VNPost khi đang là thành viên của Tập đoàn VNPT đã trở thành cổ đông lớn của Ngân hàng TMCP Liên Việt (thành viên Him Lam Group) sau khi góp vốn bằng Công ty Tiết kiệm Bưu điện. Nhà băng này sau đó đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienvietPostbank).


    Khu đất đắc địa gần 9.000 m2 mặt đường Trần Phú chuẩn bị xuất hiện tổ hợp đa chức năng. Ảnh: Thu Hương

    Dù đã có sự chuẩn bị từ khá lâu, song phải gần 6 năm sau, UBND TP.Hà Nội ngày 24/6/2017 mới có Quyết định số 3841/QĐ-UBND phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

    Cụ thể, tổng diện tích ô đất nghiên cứu là 9.078 m2, trong đó diện tích lập dự án 7.523 m2, diện tích đất trong phạm vi mở đường theo quy hoạch khoảng 1.555 m2, diện tích đất xây dựng công trình khoảng 3.757 m2; mật độ xây dựng 50%; diện tích sân đường nội bộ, cây xanh, bãi xe khoảng 3.766 m2. Tầng cao công trình gồm 11 tầng nổi và 6 tầng hầm. Tổng diện tích sàn tầng nổi khoảng 32.306,6 m2, tổng diện tích sàn tầng hầm khoảng 43.023,2 m2; chiều cao công trình tính từ cao độ vỉa hè đến đỉnh tum thang là 42,9m.

    Trong năm 2018, Postef đã thực hiện nộp tiền ký quỹ để đảm bảo thực hiện dự án theo Công văn số 401/KH&ĐT-NNS ngày 18/1/2018 của Sở Kế hoạch & Đầu tư TP. Hà Nội và tiền thuê đất theo Thông báo 19289/CCT-TB&TK ngày 27/9/2018 của Chi cục thuế quận Ba Đình. Trong nửa đầu năm 2019, công ty đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho lô đất này với mục đích sử dụng mới.

    Tại thời điểm 30/6/2019, dự án vẫn đang triển khai các bước công việc để tiến đến việc xin cấp phép xây dựng; Liên Việt Holdings đã chuyển cho Postef 836 tỷ đồng để nộp tiền thuê đất và các chi phí khác.

    Dự kiến ngay khi hoàn tất thủ tục pháp lý và Postef thực hiện xong việc di dời, dự án sẽ được khởi công luôn trong năm 2019 và hoàn thành năm 2021. 75.000 m2 sàn thương mại của tổ hợp 61 Trần Phú tới lúc đó sẽ là hàng "độc" khi khu vực trung tâm Ba Đình gần như không có các dự án thương mại quy mô lớn. Dự án lớn nhất là 8B Lê Trực cách đó vài số nhà đang vướng lùm xùm "cắt ngọn" và vẫn chưa hẹn ngày hoàn thành.

    Vai trò then chốt của LienVietPostbank

    Từng là một thành viên của Him Lam Group, LienvietPostbank dĩ nhiên đã rất tích cực trong thương vụ 61 Trần Phú.

    Tới cuối tháng 6/2016, LienVietPostbank đã đặt cọc 1.410 tỷ đồng với mục đích thuê văn phòng dài hạn, cho dù tới thời điểm đó dự án vẫn chưa hoàn tất thủ tục pháp lý. Cho tới cuối tháng 6/2019, LienvietPostbank vẫn duy trì khoản đặt cọc 705 tỷ đồng vào dự án 61 Trần Phú.


    LienVietPostBank đang đặt cọc hơn 700 tỷ tiền thuê văn phòng dài hạn tại dựán 61 Trần Phú dù chưa thành hình.

    Dù về mặt pháp lý không còn liên quan đến nhau, song các tài liệu của PV cho thấy mối quan hệ giữa Him Lam và LienvietPostbank vẫn rất bền chặt khi nhà băng này là đối tác tín dụng quen thuộc, với dòng vốn đã và đang chảy xuyên suốt các dự án lớn nhỏ của Him Lam.

    Một vài dự án tiêu biểu có thể kể đến Dự án khu cao ốc văn phòng kết hợp TMDV và căn hộ ở - officetel Lô Y, khu nhà ở Him Lam, phường Tân Hưng tại quận 7 (TP.HCM), khu nhà ở Him Lam Vĩnh Tuy, dự án Him Lam Phúc Lợi, khu nhà ở cao tầng tại lô đất có ký hiệu A4 và A6 thuộc Dự án Khu nhà ở Him Lam Thạch Bàn tại quận Long Biên (Hà Nội); Khu nghỉ dưỡng cao cấp Hòn Dấu tại Đồ Sơn, Hải Phòng...

    Không ít tài sản của Him Lam cũng đang được cầm cố tại các chi nhánh của LienVietPostbank như sàn thương mại thuộc Khu nhà ở chung cư cao tầng Him Lam Chợ Lớn, phường 11, quận 6; sàn thương mại thuộc Chung cư cao tầng lô A3, Khu dân cư Him Lam, Phường Tân Hưng, Quận 7 (TP.HCM) hay đáng chú ý hơn cả là một tài sản đảm bảo được LienVietPostbank định giá 4.091 tỷ đồng vào ngày 9/2/2018.

    Nhà nước thu về bao nhiêu tiền?

    Thực hiện theo Thông báo 19289/CCT-TB&TK ngày 27/9/2018, Postef đã nộp 604,799 tỷ đồng tiền thuê đất cho diện tích dự án là 7.523 m2.

    Tính ra mỗi m2 đất mặt đường Trần Phú đã nộp cho Ngân sách Nhà nước với mức giá 80,4 triệu đồng.

    Theo Quyết định 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND TP. Hà Nội, giá đất tại vị trí 61 Trần Phú là 108 triệu đồng/m2 với đất ở và 53,5 triệu đồng/ m2 đối với đất thương mại, dịch vụ.

    Tham khảo tại một số sàn giao dịch bất động sản, giá đất trên đường Trần Phú đang được rao bán từ 300 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng cho mỗi m2 tùy vị trí.

    Ở một diễn biến đáng chú ý khác, ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 của Postef đã thông qua chủ trương chuyển nhượng phần góp vốn trong dự án. Tuy chưa được tiết lộ trong các báo cáo của Postef nhưng sẽ không bất ngờ nếu chính là liên danh Liên Việt Holdings - Him Lam Group tiếp tục được chọn là đối tác trong lần sang nhượng này.

    Ngoại trừ sợi dây ràng buộc là hợp đồng hợp tác đầu tư ký cuối năm 2011, nhóm Liên Việt - Him Lam nhiều năm nay đã chủ động gia tăng ảnh hưởng ở Postef.

    Đầu năm 2014, bà Nguyễn Thị Bích Hồng - khi đó là Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Liên Việt (LVS) đã mua 13,94% cổ phần Postef. Cập nhật đến thời điểm hiện tại, nhóm này đang nắm ít nhất 23,85% Postef, thông qua bà Nguyễn Thị Bích Hồng (6,688%), ông Huỳnh Văn Phát (5,838%) và trực tiếp công ty Chứng khoán Liên Việt giữ 11,323%.
  3. kric04

    kric04 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2017
    Đã được thích:
    3.032
    Chờ đợi thoái vốn minh bạch

    Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên của Postef, việc thoái phần vốn chi phối (51%) khỏi dự án 61 Trần Phú sẽ được thực hiện theo hình thức đấu giá công khai, với kỳ vọng mang về lợi ích lớn nhất cho Ngân sách. Nhà nước hiện chiếm xấp xỉ 50% cổ phần Postef thông qua Tập đoàn VNPT.

    Khu đất 61 Trần Phú có 4 mặt tiền, đều là các trục đường đắt đỏ bậc nhất trung tâm Hà Nội với giá đất đang được rao bán từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng cho mỗi m2. Giá trị dự án 7.500 m2 còn được nhân lên với vị trí "có 1-0-2" khi khu vực trung tâm hành chính Ba Đình không có một dự án thương mại cỡ lớn nào. Gần cạnh chỉ có dự án 8B Lê Trực với lùm xùm cắt ngọn chưa xử lý xong.

    Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, Postef đã nộp 605 tỷ đồng tiền thuê đất cho diện tích dự án là 7.523 m2, tương đương 80,4 triệu đồng/m2 - một mức giá mà không ít ý kiến nhận định là chưa tương đồng với giá trị thực sự của lô đất.

    Tham gia dự án từ đầu và đã bỏ ra không ít chi phí, Liên Việt Holdings - Him Lam tất nhiên là bên muốn mua lại phần vốn của Postef trong dự án. Phải nhấn mạnh rằng dù sẽ thực hiện đấu giá công khai, song lợi thế của nhóm này là không nhỏ. Bên cạnh 49% cổ phần nắm giữ, thì Liên Việt Holdings - Him Lam nhiều năm nay đã và đang chủ động gia tăng ảnh hưởng trong chính Postef.

    Đầu năm 2014, bà Nguyễn Thị Bích Hồng - chủ mới của CTCP Chứng khoán Liên Việt (LVS) đã mua 13,94% cổ phần Postef (giá mua dưới 10). Cập nhật đến thời điểm hiện tại, nhóm này đang nắm ít nhất 23,85% Postef, thông qua bà Nguyễn Thị Bích Hồng (6,688%), ông Huỳnh Văn Phát (5,838%) và trực tiếp Chứng khoán Liên Việt giữ 11,323%. (giá trung bình nhóm LV nắm chắc chắn dưới 15, đâu đó chỉ 10k/cổ)nhưng mua từ 2014-2016

    Nghị quyết về việc chuyển nhượng dự án đã được thông qua với tỷ lệ tuyệt đối 100%, đồng nghĩa với cái bắt tay của hai nhóm cổ đông lớn nhất: VNPT và Liên Việt - Him Lam, cũng có thể hiểu rằng nhóm nhà đầu tư có liên hệ tới doanh nhân Dương Công Minh đã nhìn thấy cửa sáng mua lại phần vốn chi phối dự án, dù phải thực hiện đấu giá.


    Cổng chính của Postef trên đường Trần Phú. Ảnh: Xuân Tiên

    Trên thực tế, với tỷ lệ 49% cùng danh tiếng và uy tín của mình, không dễ để một tên tuổi nào khác ở Việt Nam đủ khả năng "tranh đấu" cùng nhóm Him Lam ở khu đất vàng cạnh Lăng Bác.

    Ở một chi tiết khác, LienVietPostBank - nhà băng do ông Dương Công Minh và Him Lam sáng lập đã tham gia vào dự án từ đầu với vai trò nhà tài trợ vốn chính yếu.

    Cần biết rằng dù đã rút lui vào giữa năm 2017 để chuyển hướng sang Sacombank, song ông Dương Công Minh lẫn Him Lam Group vẫn có quan hệ rất mật thiết với LienVietPostBank, khi dòng vốn dồi dào từ nhà băng này tiếp tục là động lực phát triển rất quan trọng đối với tập đoàn bất động sản hàng đầu Việt Nam.
  4. rooney1

    rooney1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Đã được thích:
    2.293
    Oánh dấu theo dõi phát :). Hồi 2004 em có làm ở postef một thời gian. Không biết giờ thế nào, chứ hồi đó thấy các mảng kinh doanh không ăn thua. Con này nếu có mua thì là hi vọng vào đất đai dự án thôi bác nhỉ?
    kric04 thích bài này.
  5. kric04

    kric04 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2017
    Đã được thích:
    3.032
    Quan sát POT mình thấy có nhiều lệnh đang rất muốn bán và nên gom dần tránh đẩy giá lên quá cao
    Giá vốn đội lái Liên Viêt gom POT chỉ tầm 10k/cổ thôi nhé
    --- Gộp bài viết, 20/11/2019, Bài cũ: 20/11/2019 ---
    Có dự án mới sợi thuỷ tinh trong thông tin quang đó bác. Bác biết cái này ko chia sẽ với
  6. rooney1

    rooney1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Đã được thích:
    2.293
    Không bác. Em làm lâu quá rồi, sau cũng ko để ý gì đến nó nữa. Chỉ nhớ đến nó với mảnh đất 4 mặt tiền ở Trần Phú và nhà xưởng ở Thanh Xuân. Giờ xây nhà thì lấy đất đâu làm nhà xưởng nhỉ vì Postef vẫn chủ đạo là sản xuất các linh kiện, thiết bị về viễn thông, rất nhiều công nhân, cần nhà xưởng, kho bãi...
    kric04 thích bài này.
  7. kric04

    kric04 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2017
    Đã được thích:
    3.032
    Vốn góp của POT trong 2 dự án bđs tầm 630 tỷ trong khi vốn điều lệ POT tầm 200 tỷ (tức gấp 3 lần). Nếu thoái vốn minh bạch cũng sẽ có ăn cho nhà đầu tu nhỏ lẻ chúng ta.
    Em nghĩ vậy
    --- Gộp bài viết, 20/11/2019, Bài cũ: 20/11/2019 ---
    Có mấy nhà máy khắp cả nước (2 ở TpHCM, 1 Đà Nẵng) và giờ chủ yếu chuyển các nhà máy ở Hà Nội về Vsip Bắc Ninh đó bác
    --- Gộp bài viết, 20/11/2019 ---
    Lâu dài POT vẫn phải dựa vào hoạt động core nên nếu có anh em rành về mảng phần cứng viễn thông thì chia sẽ nhé
    rooney1 thích bài này.
  8. rooney1

    rooney1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Đã được thích:
    2.293
    Vâng bác, em ko theo dõi nên ko biết. Hồi em làm là ông Vân (chủ tich bây giờ) đi du học về và mới làm lãnh đạo ở đó. Nhà xưởng ở đó nên lượng công nhân cũng rất nhiều.
    kric04 thích bài này.
  9. kric04

    kric04 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2017
    Đã được thích:
    3.032
    VNPT khánh thành Nhà máy sản xuất sợi quang đầu tiên khu vực Đông Nam Á
    Sáng 15/8, tại tổ hợp công nghiệp Postef, khu Công nghiệp VSIP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, nhà máy sản xuất sợi thủy tinh dùng cho thông tin quang do Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện Postef (thuộc Tập đoàn VNPT) xây dựng đã được khánh thành, đưa Việt Nam trở thành nước đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á sản xuất được vật liệu này.

    Với tổng số vốn đầu tư lên tới 380 tỷ đồng, nhà máy có diện tích gần 5ha với công suất thiết kế 3,2 triệu km sợi quang/năm, được trang bị thiết bị hiện đại, tự động hóa và công nghệ mới nhất thế giới bao gồm: Dây chuyền sản xuất chính (tháp kéo sợi) do NEXTROM (Phần lan) cung cấp. Đây là tháp kéo sợi quang cao nhất tính đến thời điểm này, với tốc độ 3.000m sợi 1 phút.

    Các thiết bị kiểm tra chất lượng, đo lường sản phẩm được nhập của hãng PK (Mỹ). Phôi đầu vào và công nghể sản xuất sợi quang được Tập đoàn SUMITOMO (Nhật Bản) chuyển giao. Đặc biệt nhà máy được xây dựng để đáp ứng tiêu chuẩn sạch quốc tế cấp độ 6 do công ty TAIKISHA (Nhật Bản) thiết kế và thi công theo hình thức chìa khoá trao tay EPC. Đây cũng là nhà máy đầu tiên của Postef áp dụng mô hình sản xuất thông minh, xưởng thông minh và đạt mục tiêu nhà máy thông minh vào năm 2020.

    Với mức độ tự động hóa và độ chính xác cao, việc sử dụng hệ thống trang thiết bị, công nghệ của các đối tác hàng đầu Mỹ, châu Âu, cùng với việc sử dụng nguyên liệu Preform của Nhật Bản, của Postef tự tin sản xuất ra các loại sợi quang tốt nhất khu vực và thế giới. Điều này không chỉ giúp của Postef đa dạng hóa sản phẩm, có thêm sản phẩm lõi, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh, phát triển của Postef theo chiều sâu để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu mà còn đạt được mục tiêu chủ động nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất cáp quang cho Tập đoàn VNPT, thay thế hàng nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước, góp phần đảm bảo an ninh thông tin cho Việt Nam.

    Các đại biểu tham dự cắt băng khánh thành nhà máy sản xuất sợi thủy tinh dùng cho thông tin quang

    Hiện, của Postef đã bắt đầu tiếp cận công nghệ sản xuất phôi (Perform) để từng bước làm chủ công nghệ cơ bản là tiền đề vững chắc cho việc mở rộng sản xuất sợi quang. Postef sẽ tiếp tục nghiên cứu sản xuất các sản phẩm sợi quang có tốc độ truyền dẫn cao, bán kính uốn cong nhỏ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất cáp quang biển cũng như các giải pháp ứng dụng thông minh và các nhu cầu kết nối trong kỷ nguyên 4.0.

    Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Trần Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT cho hay, việc nhà máy sản xuất sợi quang đi vào hoạt động có ý nghĩa quan trọng, là nhà máy sản xuất sợi thủy tinh đầu tiên phục vụ cho việc sản xuất cáp quang của Tập đoàn VNPT, giúp VNPT hoàn thành mục tiêu làm chủ động nghệ, chủ động trong sản xuất và sử dụng sản phẩm công nghiệp CNTT thay vì phải nhập hoàn toàn từ nước ngoài. Đồng thời hướng tới xuất khẩu sợi quang sang một số thị trường mà Tập đoàn VNPT đang đầu tư, kinh doanh ở khu vực Đông Nam Á như: Myanmar, Lào, Campuchia…

    Lễ khánh thành Nhà máy sợi cáp quang hôm nay đã cho thấy sự nỗ lực vượt bậc của tập thể lãnh đạo và CBCNV của Postef. Với hơn 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các thiết bị, công nghệ viễn thông của mình, với sự nhanh nhạy trong nắm bắt các xu hướng công nghệ hiện đại của thế giới, của Postef sẽ trở thành địa chỉ tin cậy của khách hàng trong nước và quốc tế.

    Nhà máy sợi cáp quang được khánh thành cũng giúp Postef tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu.

    Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp cho hay, sự kiện khánh nhà máy sản xuất sợi thủy tinh dùng cho thông tin quang đầu tiên của Việt Nam và của Đông Nam Á là dấu mốc đặc biệt quan trọng thể hiện tầm nhìn của Tập đoàn VNPT trong việc tiếp cận và sử dụng những công nghệ hiện đại, học tập kinh nghiệm từ các trung tâm công nghệ lớn trên thế giới và đặc biệt là sự hợp tác với Tập đoàn Nhật Bản SUMITOMO thực hiện dự án này. Việc khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất sợi thủy tinh dùng cho thông tin quang giúp tạo ra sự chủ động nguồn nhiên liệu, vật liệu cho sản xuất cáp quang nhằm thay thế hàng nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước, góp phần đảm bảo an ninh thông tin của Việt Nam. Nhà máy sợi cáp quang được khánh thành cũng giúp Postef tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu, đồng thời đánh dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ của công ty Postef trong quá trình phát triển.

    Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Hồng Hải cũng đánh giá, sự kiện khánh thành nhà máy cho thấy khả năng làm chủ công nghệ của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam nói chung và VNPT nói riêng trong việc sản xuất sợi thủy tinh phục vụ thông tin quang, từng bước hiện thực hóa khẩu hiệu “Make in Vietnam”. Qua đó, tạo động lực sản xuất trong nước, giảm nhập khẩu, đảm bảo an toàn thông tin, góp phần phát triển và hiện đại hóa hạ tầng mạng của quốc gia, nâng cao thứ hạng của Việt Nam với thế giới.

    Được biết, công ty Postef, tiền thân là Nhà máy Thiết bị Bưu điện, thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, được thành lập từ những năm đầu Giải phóng Thủ đô. Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, hơn 12 năm chuyển đổi cổ phần hóa, đến nay Công ty đã có những bước phát triển lớn mạnh, trở thành một trong những doanh nghiệp trụ cột trong lĩnh vực công nghiệp - công nghệ BCVT-CNTT thuộc Tập đoàn VNPT, trong đó sản xuất kinh doanh cáp quang và thiết bị ngoại vi là một trong những nhóm sản phẩm chính của công ty.

    Postef là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh giải pháp và dịch vụ, sản phẩm Bưu chính viễn thông và CNTT với doanh thu hàng ngàn tỷ đồng. Postef là đơn vị đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á sản xuất sợi quang. Với trang thiết bị tiên tiến từ châu Âu và Mỹ kết hợp chuyển giao công nghệ sản xuất của Nhật Bản, Postef tự tin sản xuất ra các loại sợi chất lượng cao, sản lượng lớn để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.

    Trong suốt hơn 25 năm qua, 100% các nhà máy sản xuất cáp quang của Việt nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á đều phải nhập khẩu sợi quang từ các nước tiên tiến trên thế giới. Do vậy, nhu cầu xây dựng một nhà máy sản xuất sợi quang tại Việt nam là hết sức cấp thiết. Xuất phát từ nhu cầu đó, từ giữa năm 2017, Công ty Postef thuộc Tập đoàn VNPT đã khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất sợi thủy tinh dùng cho thông tin quang.

    Nguồn: vnpt.com.vn

    Thứ năm, 10/10/2019 - 08:34

    Làm chủ thành công công nghệ sản xuất sợi thuỷ tinh dùng cho thông tin quang
    Mạng viễn thông và công nghệ thông tin đang có sự phát triển mạnh mẽ nhờ vào một nền tảng băng rộng do mạng thông tin sợi quang mang lại. Với sự phát triển của công nghệ, các nhà sản xuất đã có thể sản xuất sợi quang với năng suất cao, chất lượng tốt và ổn định, dẫn tới chi phí sản xuất giảm. Điều này càng thúc đẩy sự phổ biến rộng rãi của sợi quang. Thực tế cho thấy sử dụng sợi quang cho hệ thống thông tin rất hiệu quả với ưu điểm là suy hao thấp, miễn nhiễm với các nguồn nhiễu điện từ trường, cự ly thông tin xa hơn.

    Theo một số báo cáo nghiên cứu và dự báo thị trường, nhu cầu sợi quang năm 2025 sẽ gấp 3 lần so với năm 2015, trong đó chủ yếu đến từ nhu cầu của ngành thông tin và truyền thông, phát thanh và truyền hình.

    Trước những cơ hội đến từ nhu cầu thị trường cũng như công nghệ đã chín muồi, Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu Điện (POSTEF) đã đầu tư nghiên cứu và xây dựng Nhà máy sản xuất sợi thuỷ tinh dùng cho thông tin quang. Dự án nhằm góp phần vào chiến lược phát triển của Tập đoàn VNPT, chủ động vật tư để phát triển mạng lưới, tạo lợi thế cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác.

    Dự án được Bộ Công Thương hỗ trợ một phần kinh phí cho việc đào tạo nhân lực và kết nối với các doanh nghiệp uy tín nước ngoài nhằm học hỏi kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ.


    Ông Trần Việt Hoà, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, phát biểu tại buổi nghiệm thu


    Báo cáo tại buổi nghiệm thu (ngày 10/10/2019), chủ nhiệm dự án-Thạc sỹ Trần Hải Vân đã nêu rõ các nội dung thực hiện cụ thể của dự án, trong đó nổi bật là “Xây dựng thành công nhà máy sản xuất sợi thủy tinh theo đúng thiết kế và đã đưa vào vận hành hiệu quả. Dây chuyền kéo sợi đồng bộ với sản lượng sản xuất của dây chuyền 3,2 triệu km sợi/năm với chất lượng tương đương các loại sợi quang nhập khẩu cho cả ba loại sợi ITU-T G.652D, G.655 và G.657.A1. Trong giai đoạn từ tháng 04/2018 đến 04/2019 dây chuyền đã sản xuất thành công 100.000 km sợi.”

    Giới thiệu về nhà máy, Thạc sỹ Vân cho biết đầy là công trình được xây dựng tại Tổ hợp công nghiệp POSTEF, VSIP Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư 287 tỷ đồng. Công suất thiết kế của nhà máy là 4 dây chuyền, tương đương với sản lượng 3,2 triệu km sợi quang đơn mode/năm. Nhà máy có diện tích xây dựng là 2.500m2, trên tổng diện tích 5.000m2 gồm nhiều khu nhà chức năng và tổ hợp sản xuất. Nhà máy được khởi công từ tháng 02/2017 và đến nay đã hoàn thành và đi vào sản xuất.

    Thách thức lớn nhất là phải dựng được cột tháp kéo cao 38m, cao nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại. Chân tháp thẳng và không rung, đảm bảo khi vận hành không bị ảnh hưởng bởi rung chấn ngoại lai. Để làm được điều này, các kỹ sư đã phải nghiên cứu vật lý và địa chấn của khu vực xây dựng trong 100 năm và thiết kế chân đế tháp có độ sâu 2,5m với vật liệu là bê tông cốt thép và vật liệu giảm chấn.

    “Các thiết bị bên trong tháp được lắp đặt từ nóc. Trong quá trình xây dựng, tháp hoàn toàn không có sàn nên việc thi công và lắp máy rất khó khăn. Ngoài ra, để đảm bảo bề mặt sàn thật phẳng, không phát sinh bụi từ nền bê tông nên sàn nhà được phủ Epoxy, là một kỹ thuật thi công phức tạp với dụng cụ và thiết bị đặc thù. Điều này đến từ yêu cầu độ sạch rất cao vì khi kéo sợi, bụi mịn lơ lửng có thể bám vào bề mặt phôi và gây ra các khuyết tật cho sợi quang hoặc ảnh hưởng tới công tác đo kiểm chất lượng”, ông Vân giải thích.


    Ông Trịnh An Huy, Đại diện nhóm đề tài, trình bày về dự án trước hội đồng

    Hệ thống thiết bị sản xuất của nhà máy được nhập khẩu từ hãng Rosendahl Nextrom (Phần Lan & Australia). Hệ thống thiết bị bao gồm tháp kéo sợi quang theo phương pháp đứng bao gồm 20 phần chính, thiết bị nạp phôi, lò nung cao tần, hệ thống làm mát tốc độ cao, hệ thống phủ và đóng rắn acrylate, thiết bị đóng rắn Acrylate bằng tia UV, thiết bị chống xắn sợi, thiết bị kéo khởi động – kéo chính, thiết bị thu sợi kép, hệ thống giám sát đường kính sợi, hệ thống điều khiển trung tâm, thiết bị xử lý hoá học sợi quang bằng khí D2, thiết bị kiểm tra lực căng và chia lô và thiết bị nhuộm màu sợi quang. Trình bày về lý do lựa chọn dây chuyền thiết bị của Nextrom, ông Vân cho biết “Đây là dây chuyền dạng kéo đứng hiện đại nhất thế giới; đồng bộ, tích hợp kéo sợi và kiểm tra online; có tốc độ kéo cao; tương thích với nhiều loại phôi với kích thước khác nhau và dễ dàng nâng cấp. Do đó đáp ứng được yêu cầu về sản lượng sản xuất, chất lượng và năng suất cao, phù hợp với nhu cầu và định hướng phát triển của Tập đoàn”.

    Hệ thống thiết bị phụ trợ - với tác dụng hỗ trợ các thiết bị chính hoạt động đúng chức năng, hiệu quả và chuẩn xác - gồm hai hệ thống chính là: hệ thống cấp nước và hệ thống cấp khí. Hệ thống cấp nước gồm 6 bể bơm nước cho hệ thống Chiller và cấp nước làm mát cho các bộ phận như Preform feeding, lò nung thuỷ tinh, AHU buồng sạch tinh… tuân thủ các chỉ tiêu kỹ thuật của Nextrom. Hệ thống cấp khí có nhiệm vụ đảm bảo các loại khí Ar, He, D2, CO2, N2, CDA được cung cấp liên tục trong quá trình sản xuất. Các loại khí này phải đạt yêu cầu cao về độ tinh khiết (>=99,9%) nhằm đảm bảo những đặc tính hoá học quan trọng như độ dẫn nhiệt, độ cách nhiệt… Chúng được chứa trong các bồn hoặc bình đạt chuẩn an toàn như TCVN 8366:2010, QCVN 10:2012/BCT, TCVN 6008:2010.


    Ngày 15/8, tại Bắc Ninh, Công ty Postef (Tập đoàn VNPT) đã tổ chức lễ khánh thành nhà máy sản xuất sợi thủy tinh dùng cho thông tin quang, đưa Việt Nam trở thành nước đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á sản xuất được vật liệu này.

    Trong quá trình thực hiện dự án, nhằm kiểm tra chất lượng sản phẩm sợi quang hoạt động trên mạng viễn thông, doanh nghiệp đồng thời xây dựng bộ tiêu chuẩn với các chỉ tiêu đo giá trị suy hao, giá trị tán sắc, độ bền – khả năng chịu kéo, bước sóng cắt, đặc tính hình học sợi, đường kính trường mode và độ cong sợi. Bộ tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên sự tham khảo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế như Khuyến nghị ITU-T về tiêu chuẩn sợi quang G.652, G.655, G.657.A1; Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8865:2011; Tiêu chuẩn kỹ thuật của các hãng sản xuất danh tiếng Sumitomo (Nhật) và Corning (Mỹ); và chỉ tiêu kỹ thuật sợi quang đơn mode của POSTEF.

    Thiết bị đo được sử dụng đến từ hãng Photon Kinetics (Mỹ). Theo lý giải của chủ nhiệm dự án về lựa chọn này vì “Công ty này là đơn vị sản xuất dẫn đầu thị phần máy đo kiểm sợi quang trong công nghiệp sản xuất sợi và cáp quang. Các thiết bị của PK hoàn toàn phù hợp với bộ tiêu chuẩn IEC 60793.”

    Quy trình kiểm tra chất lượng trải qua 3 lần đo kiểm. Đo kiểm lần 1, sau quá trình Kéo khởi động sợi quang, kiểm tra: bước sóng cắt, đặc tính hình học sợi & lớp phủ, MFD, và động cong tự nhiên của sợi. Đo kiểm lần 2, sau quá trình chia lô sợi quang, kiểm tra thêm các đặc tính tán sắc và OTDR ngoài các tính chất trên. Cuối cùng là đo kiểm lần 3 sau khi sợi đã được nhuộm màu, kiểm tra OTDR một lần nữa. “Sản phẩm qua được 3 lần kiểm tra này đảm bảo có chất lượng tương đương các sản phẩm cùng chủng loại đến từ các nhà sản xuất uy tín thế giới”, ông Vân khẳng định.

    Nguyên liệu đầu vào được lựa chọn là phôi thuỷ tinh do nhà sản xuất danh tiếng thế giới Sumitomo (Nhật Bản) cung cấp. Để đảm bảo chất lượng sợi quang, phương pháp được sử dụng là phủ hai lớp, phủ mềm sơ cấp bên trong và phủ cứng thứ cấp bên ngoài, với vật liệu phủ Acrylate, công nghệ wet on wet sử dụng cho dây chuyền sản xuất sợi quang phương pháp kéo đứng.

    Nhà máy đã được xây dựng đảm bảo kỹ thuật và đưa vào sản xuất thử nghiệm thành công hơn 100.000km sợi. Nhà máy đã được tiếp nhận kỹ thuật và chuyển giao công nghệ từ Nextrom và SEI; với sản phẩm là hơn 30 bộ tài liệu được biên dịch và 9 kỹ sư được đi tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất tại Phần Lan, Nhật Bản và Nga.

    "Mặc dù mới hết một nửa thời gian được giao (6 tháng), nhưng quá trình đào tạo làm chủ công nghệ được đánh giá hoàn thành gần 80%: xây dựng được 32 quy trình đo kiểm sản phẩm và bảo dưỡng thiết bị đo kiểm, 15 quy trình hướng dẫn an toàn sản xuất, 27 quy trình sản xuất và hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng thiết bị sản xuất. Nổi bật nhất là nhà máy đã sản xuất được sợi quang đơn mode G.652D, G655 và G.657.A1 đạt yêu cầu, sẵn sàng cung cấp cho thị trường bất cứ lúc nào.”- Ông Vân thông tin.


    Đại diện Tổ Chuyên gia đọc biên bản đánh giá của Hội đồng

    Đánh giá chung của hội đồng nghiệm thu, nhà máy kéo sợi đủ tiêu chuẩn công nghệ cao, lắp đặt thành công 4 quy trình công nghệ. Chất lượng các sản phẩm đầu ra đạt yêu cầu, một số chỉ tiêu vượt yêu cầu đã được phê duyệt. Tổ chuyên gia khẳng định nhà máy đã dần hoàn thành nhiệm vụ tiếp thu, làm chủ công nghệ cao, không chỉ giúp giảm nhập siêu mà còn tạo đà cho các công nghệ trong & ngoài lĩnh vực phát triển sau này. Thêm vào đó, dự án đã tận dụng được các sản phẩm khí công nghiệp trong nước, góp phần thúc đẩy sản xuất và đóng góp vào vòng tuần hoàn sản xuất – tiêu thụ nội địa. Đặc biệt, về góc độ kinh tế, dự án đã thành công xây dựng nhà máy với kinh phí thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung.

    Việc nhà máy sản xuất sợi quang đi vào hoạt động có ý nghĩa quan trọng, là nhà máy sản xuất sợi thủy tinh đầu tiên phục vụ cho việc sản xuất cáp quang của Tập đoàn VNPT, giúp VNPT hoàn thành mục tiêu làm chủ công nghệ, chủ động trong sản xuất và sử dụng sản phẩm công nghiệp công nghệ thông tin thay vì phải nhập hoàn toàn từ nước ngoài. Đồng thời hướng tới xuất khẩu sợi quang sang một số thị trường mà Tập đoàn VNPT đang đầu tư, kinh doanh ở khu vực Đông Nam Á như Myanmar, Lào, Campuchia…
  10. kric04

    kric04 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2017
    Đã được thích:
    3.032
    Chung Cư 63 Nguyễn Huy Tưởng - Thanh Xuân - Hà Nội
    Sau một thời gian nghiên cứu thị trường cũng như lắng nghe nhu cầu từ phía khách hàng, công ty cổ phần Sông Hồng đã tiến hành xây dựng một dự án nhà ở cao cấp được xây dựng tại số 63 Nguyễn Huy Tưởng. Hiện nay dự án đã đủ điều kiện mở bán thông qua đơn vị phân phối độc quyền Hải Long Land

    • Tên dự án: Tổ hợp công trình tổng hợp nhà ở chung cư 63 Nguyễn Huy Tưởng
    • Vị trí: số 63 Nguyễn Huy Tưởng , Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
    • Chủ đầu tư: công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng
    • Đơn vị phấn phối: công ty cổ phần bất động sản Hải Long Land
    • Tổng diện tích khu đất: 13.000 m2
    • Tổng diện tích xây dựng: 5.200 m2
    • Diện tích xây dựng cây xanh, phố đi bộ: 7.200 m2
    • Hình thức sở hữu: Sổ hồng vĩnh viễn
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này