QTP siêu phẩm năm 2022

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ngoquang, 27/01/2022.

6107 người đang online, trong đó có 798 thành viên. 21:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 12856 lượt đọc và 47 bài trả lời
  1. ngoquang

    ngoquang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2014
    Đã được thích:
    946
    1. Kết quả kinh doanh năm 2021 vượt 50% kế hoạch năm
    https://s.cafef.vn/qtp-460911/khong...nam-2021-dat-477-ty-dong-vuot-50-ke-hoach.chn

    2. Khấu hao và nợ vay sẽ trả hết năm 2022-2023. Lúc đó LN tối thiểu 1000 tỷ/năm

    3. Tài chính mạnh thể hiện qua dòng tiền dương, tiền và tiền gửi ngân hàng lên tới hàng ngàn tỷ

    4. Triển vọng cổ tức cao cho các năm tiếp theo. Phát súng đầu tiên đầu năm 2022 đã có nghị quyết tạm ứng 8% cổ tức năm 2021 (dự cổ tức năm 2021 sẽ là 18%, 8% đầu năm + 10% cuối năm)

    http://www.quangninhtpc.com.vn/d6/n...-ung-co-tuc-nam-2021-bang-tien-mat-0-217-1442

    5. Giá than sẽ không còn tăng mạnh như năm 2021, sẽ tạo tiền đề để QTP có lợi nhuận tốt từ các năm sau.

    6. Năm 2022 nhiệt điện sẽ được huy động tối đa (thủy điện kém thuận lợi)

    Giá 18.x quá rẻ cho cổ phiếu đầu tư giá trị
    Hakiet2010, gallant10Jet_ciga thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  2. giahoang97

    giahoang97 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/09/2021
    Đã được thích:
    37
  3. aviaiva

    aviaiva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/09/2006
    Đã được thích:
    218
    Bác xem BCTC chưa, tiền giảm bất thường nhé.
    Giải ngân vừa phải đừng quá kỳ vọng.
    Lý giải đầu tư: năm 2022 là năm đất nước mở cửa, mọi ngành nghề sẽ khôi phục 100% sản xuất hoặc tăng sản xuất do nhu cầu tăng trở lại → thiếu năng lượng.
    Trong nhóm ngành năng lượng thì điện than có thể chủ động hơn thủy điện vì thủy điện phụ thuộc vào nước, mà các bác biết đó, nước mùa khô năm nay khí hậu biến đổi nhiều nên sẽ khó khăn hơn.
    QTP được thêm lợi thế là các nhà máy nhiệt điện không được mở mới (vì hiệu suất không cao và ảnh hưởng đến môi trường), → nên khả năng QTP độc quyền cao.
    Điểm trừ: là ngành năng lượng phụ thuộc nhiều vào giá bán điện, mà giá bán điện phụ thuộc nhiều vào nhà nước, không phải ông thích tăng bao nhiêu thì tăng vì ảnh hưởng quá nhiều đến các ngành khác, giá target trong ngắn hạn có thể 2x, dài hạn bao nhiêu thì em không biết.
    Xu thế của tương lai vẫn là năng lượng sạch (điện gió, điện mặt trời)
    Em chỉ nêu quan điểm không khuyến nghị đầu tư nha các sếp, sếp nào đầu tư gì tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
    gallant10 thích bài này.
  4. ngoquang

    ngoquang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2014
    Đã được thích:
    946
    1. Tiền giảm do Q4/2021 chia 10% cổ tức thì tiền phải giảm là đúng rồi

    2. năm 2022 phục hồi nền kinh tế lên điện sẽ huy động cao

    3. Nhiệt điện vẫn chiếm xấp xỉ 50%, điện tái tạo là xu thế but phải tầm 10-20 năm nữa mới thay thế nhiệt điện nhé. Thử hỏi bao nhiêu ông ôm được đến đó. Cần view ngắn hạn 1-5 năm là đầy cụ đã oải rồi
    gallant10aviaiva thích bài này.
  5. ngoquang

    ngoquang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2014
    Đã được thích:
    946
    CTCK Vietcombank (VCBS)

    Chúng tôi đánh giá CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP – UPCoM) đã có nhiều cải thiện sau khi phân bổ hết phần lỗ tỷ giá trong thời gian xây dựng và hết lỗ lũy kế. Dòng tiền tự do tốt và cải thiện lợi nhuận do giãn khấu hao giúp công ty tăng trả cổ tức trong tương lai một cách đều đặn. Nhà máy còn thời gian hoạt động dài (ước gần 20 năm) giúp hiệu năng hoạt động cao mà ít phải bảo trì, sửa chữa lớn.

    Chúng tôi ước tính doanh thu năm 2021 đạt 8.215 tỷ đồng (giảm 10,5% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế đạt 585 tỷ đồng (giảm 49%), EPS forward đạt 1.300 đồng/cổ phiếu.

    Cho năm 2022, chúng tôi ước tính doanh thu đạt 8.939 tỷ đồng (tăng 8,8% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế đạt 690 tỷ đồng (tăng trưởng 18%).

    Chúng tôi tiếp tục đưa ra khuyến nghị mua dành cho QTP và nâng giá mục tiêu 1 năm tới đạt 24.700 đồng/cổ phiếu – upside 38,4% so với giá đóng cửa ngày 21/12/2021,
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  6. Khieuvanvien

    Khieuvanvien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2020
    Đã được thích:
    20
  7. ngoquang

    ngoquang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2014
    Đã được thích:
    946
  8. ngoquang

    ngoquang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2014
    Đã được thích:
    946
  9. ngoquang

    ngoquang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2014
    Đã được thích:
    946
    Vượt 50% kế hoạch năm, Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP) lấy ý kiến cổ đông để dùng 360 tỷ đồng tạm ứng cổ tức năm 2021
    [​IMG]
    Tỷ lệ chi tạm ứng cổ tức là 8% bằng tiền mặt.
    Ngày 21/2 tới đây CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (mã chứng khoán QTP) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Nội dung lấy ý kiến được công bố là về việc chi tạm ứng cổ tức năm 2021 cho cổ đông.

    Theo đó Nhiệt điện Quảng Ninh dự định lấy ý kiến về việc ngày 21/3/2022 sẽ chốt danh sách cổ đông chi tạm ứng cổ tức năm 2021 bằng tiền, tỷ lệ 8%. Thời gian thanh toán vào 31/3/2022.

    Như vậy nếu được thông qua, với 450 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Nhiệt điện Quảng Ninh sẽ chi khoảng 360 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt này cho cổ đông

    https://s.cafef.vn/qtp-464322/vuot-...-dung-360-ty-dong-tam-ung-co-tuc-nam-2021.chn
    gallant10mssaigon thích bài này.
    gallant10Jet_ciga đã loan bài này
  10. ngoquang

    ngoquang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2014
    Đã được thích:
    946
    Cổ phiếu nhiệt điện ‘lên ngôi’ trong năm 2022 nhưng có sự phân hóa giữa than và khí
    Thứ Hai, 10/1/2022 07:13
    (ĐTTCO) - Các nhà máy nhiệt điện miền Bắc được kỳ vọng sẽ hưởng lợi sớm hơn miền Nam dựa trên điều kiện thời tiết và phục hồi kinh tế.
    [​IMG]

    Xác suất El Nino cao hơn trong năm 2022

    Theo dự báo của các chuyên gia khí tượng, mùa khô dự kiến sẽ quay trở lại, khi xác suất có El Nino cao hơn vào năm 2022. Điều này cho thấy các nhà máy nhiệt điện sẽ bước vào giai đoạn được huy động cao hơn.

    Cụ thể, khu vực phía Bắc, mùa khô sẽ tới sớm hơn dự kiến, mực nước trung bình thấp hơn đáng kể so với các năm trước. Do đó, các nhà máy nhiệt điện sẽ sớm được hưởng lợi vào năm 2022. Trong khi đó, tại phía Nam, mực nước trong tháng 10-2021 tương đối cao hơn năm trước nên thủy điện được kỳ vọng sẽ hoạt động tốt đến đầu năm 2022.

    Theo nhận định của CTCK Rồng Việt (VDSC), sản lượng huy động nhiệt điện năm 2022 dự kiến sẽ cao hơn do 2021 là năm khó khăn nhất đối với nhiệt điện. Có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là: thủy điện hoạt động tốt và sự bùng nổ của năng lượng tái tạo.

    Do đó, nhiệt điện sẽ phục hồi vào 2022 và dự kiến sẽ hoạt động tốt đến 2023 dựa trên các dự báo thủy văn. Công suất huy động trong 2022 sẽ cao hơn năm 2021, cho thấy thời gian khó khăn đối với nhà máy nhiệt điện đã qua và triển vọng tươi sáng hơn sắp tới.

    Hưởng lợi nhờ giá trên thị trường phát điện cạnh tranh

    Ngoài yếu tố thời tiết, việc giá trên thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) sẽ quay trở lại mức cao như những năm khô hạn cũng là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhiệt điện. Hiện tại, do mùa khô đang diễn ra ở miền Bắc và sớm xảy ra ở miền Nam, nên giá trên các thị trường phát điện cạnh tranh dự kiến sẽ trở lại mức của những năm khô hạn của năm 2019 và đầu năm 2020.

    Trong kế hoạch 2022, mức trần giá điện năng thị trường (SMP) là 1.602,3 đồng (tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái). Hơn nữa, giá công suất thị trường (CAN) năm 2022 dao động từ 266-479 đồng, trung bình là 346 đồng, trong khi năm 2021 là 139 đồng.

    Do đó, giá điện toàn phần (FMP) = SMP + CAN trong năm 2022 sẽ cao hơn năm 2021 khá nhiều, tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà máy nhiệt điện tăng thu nhập trên thị trường cạnh.

    Có sự khác biệt về tăng trưởng lợi nhuận giữa điện than và điện khí

    Với nhận định tương tự VDSC, các chuyên gia phân tích của CTCK Sài Gòn (SSI), cho rằng tình hình thủy văn nhiều khả năng kém thuận lợi trong năm 2022 và sẽ làm tăng nhu cầu tiêu thụ nhiệt điện. Tuy nhiên, sẽ có sự khác biệt về tăng trưởng lợi nhuận giữa nhóm công ty điện than và công ty điện khí.

    Cụ thể, theo SSI, lợi nhuận của nhóm điện than sẽ tốt hơn và lợi nhuận nhóm điện khí ước tính đi ngang trong 2022. Hiện tại, giá khí ở mức cao làm cho nhóm công ty điện khí kém cạnh tranh hơn nhóm điện than khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ ưu tiên huy động nguồn điện có chi phí thấp hơn là điện than.

    Sản lượng than nhập khẩu chiếm khoảng 20-25% sản lượng than cung cấp cho các nhà máy điện than hàng năm. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu than từ Úc và Indonesia với tỷ trọng chiếm hơn 80% sản lượng than nhập khẩu.

    Từ đầu năm 2021 đến nay, trung bình giá than của Úc và Indonesia đã tăng 151% và 103%. Do vậy, giá than nhiệt trong nước có khả năng sẽ tăng trong năm 2022 khi huy động sản lượng điện than tăng.

    Dự báo, mức tăng giá than vào khoảng 15% trong kịch bản cơ sở. Thậm chí, nếu giá than tăng 20% thì giá bán của nhóm công ty điện than (1.300-1.500 đồng) vẫn thấp hơn nhiều so với nhóm điện khí (1.800-2.000 đồng).

    “Do vậy khi tiêu thụ hồi phục năm 2022, chúng tôi tin rằng sản lượng của nhóm công ty điện than sẽ tăng trưởng tốt hơn nhóm điện khí”, theo SSI.

    https://www.saigondautu.com.vn/chun...g-co-su-phan-hoa-giua-than-va-khi-100869.html
    gallant10 thích bài này.

Chia sẻ trang này