QTP update MBS

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi doanngocthao1701, 29/12/2021.

8554 người đang online, trong đó có 1398 thành viên. 10:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2393 lượt đọc và 8 bài trả lời
  1. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.098
    Khuyến nghị mua cổ phiếu QTP với giá mục tiêu 22.800 đồng/CP

    CTCK MB (MBS)

    Chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu QTP của CTCP nhiệt điện Quảng Ninh với giá mục tiêu 12 tháng ở mức 22.800 đồng/CP dựa trên các luận điểm chính: 1) Hiệu quả kinh doanh tăng lên khi chi phí khấu hao và tài chính giảm xuống; 2) Nhu cầu hệ thống điện dự báo tăng mạnh trở lại từ 2022 khi dịch Covid được kiểm soát; 3) Chính sách cổ tức tiền mặt hấp dẫn trong những năm tới khi lợi nhuận tăng;

    Về kết quả kinh doanh, sản lượng điện sản xuất trong quý 3 tăng 34% so với cùng kỳ, sản lượng điện 9 tháng đầu năm đạt 5,3 tỷ kwh, sản lượng điện thương phẩm đạt 4,8 tỷ kwh, hoàn thành 74% kế hoạch cả năm. Riêng trong quý 3, sản lượng điện thương phẩm đạt 1,46 tỷ kwh, tăng mạnh 34% so với cùng kỳ năm trước, đưa kết quả kinh doanh từ mức lỗ cùng kỳ năm trước thành lãi.

    Lợi nhuận 9 tháng đầu năm vượt 25% kế hoạch cả năm: Doanh thu 9 tháng đạt 6.238 tỷ đồng, bằng 93% cùng kỳ năm trước và hoàn thành 75% kế hoạch năm. Đặc biệt nhờ tiết giảm chi phí khấu hao, chi phí lãi vay, trong khi sản lượng điện tốt lên, lợi nhuận trước thuế đạt 421 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức lỗ 40 tỷ đồng cùng kỳ năm 2020 và vượt 25% kế hoạch cả năm.

    Điểm nhấn: Nhà máy hoạt động ổn định, duy trì sản lượng cao, gia tăng hiệu quả kinh doanh. Năm 2021 dự kiến sản lượng điện sản xuất vượt kế hoạch 7,17 tỷ kwh. Năm 2022 chúng tôi đánh giá công ty có thể đạt sản lượng từ 7,2 - 7,3 tỷ kwh do nhu cầu điện tăng, nguồn thuỷ điện dự báo bị hạn chế do thời tiết, trong khi một số nhà máy nhiệt điện than trong khu vực gặp sự cố kỹ thuật.

    Giảm chi phí khấu hao và lãi vay: Từ 2020 khi nhà máy QN1 cơ bản khấu hao xong phần máy móc thiết bị, chi phí khấu hao của công ty được điều chỉnh và giảm tương đối lớn từ mức gần 2.000 tỷ/năm về mức 1.100 tỷ/ năm. Từ 2022, chi phí khấu hao tiếp tục giảm thêm khoảng 250 tỷ đồng. Cùng với đó, chi phí lãi vay cũng giảm xuống khi công ty cơ bản sẽ trả xong Vay nợ dài hạn trong năm 2022.

    Nhu cầu tiêu thụ điện hồi phục và tăng khoảng 9 - 10% trong 2022: Nhu cầu điện có khả năng tăng 9 - 10% sau khi có mức tăng chậm dưới 4% trong năm 2021. Trong dài hạn đến 2025 nhu cầu tiêu thụ điện vẫn được dự báo ở mức từ 8,6 – 9,4%/năm, là cơ hội để công ty tiếp tục phát triển ổn định.

    Chúng tôi dự báo sản lượng điện cả năm 2021 sẽ đạt mức 7,2 tỷ kwh, hoàn thành 100% kế hoạch năm. Tổng doanh thu cả năm đạt mức 9.265 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 750 tỷ đồng, thu nhập mỗi cổ phần đạt 1.584 đồng.

    Trong năm 2022, chúng tôi dự báo sản lượng điện tiếp tục duy trì mức tối thiểu 7,2 tỷ kwh, doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 10.167 tỷ đồng và 1.054 tỷ đồng, tăng 10% và 40% so với 2021.

    Định giá cổ phiếu: Kết hợp phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu và so sánh PE-PB, giá trị cổ phiếu QTP được xác định ở mức 22.800 đồng/cổ phần.
  2. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.864
    MBS có bài phân tích nào không cụ thớt
  3. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.098
    Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu QTP với giá mục tiêu 21.100 đồng/CP

    CTCK MB (MBS)

    Chúng tôi khuyến nghị giữ cổ phiếu QTP của CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh với giá mục tiêu 12 tháng ở mức 21.100 đồng/CP dựa trên các luận điểm chính: 1) Hiệu quả kinh doanh tăng lên khi chi phí khấu hao và tài chính giảm xuống; 2) Nhu cầu hệ thống điện dự báo tăng mạnh trở lại từ 2022 khi dịch Covid được kiểm soát; 3) Chính sách cổ tức tiền mặt hấp dẫn trong những năm tới khi lợi nhuận tăng.

    Sản lượng điện sản xuất trong năm 2021 tăng 14% so với cùng kỳ: sản lượng điện sản xuất đạt 7.261 triệu kwh, tăng 14% so với 2020, đây là sản lượng tốt trong bối cảnh sản lượng ngành chỉ tăng khoảng 4% trong năm.

    Kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận trước thuế đạt 617 tỷ đồng vượt 84% kế hoạch cả năm. Cụ thể, doanh thu cả năm đạt 8,571 tỷ đồng, bằng 93% năm 2020 và hoàn thành 103%kế hoạch năm. Đặc biệt nhờ tiết giảm chi phí khấu hao, chi phí lãi vay, trong khi sản lượng điện tốt lên, lợi nhuận trước thuế đạt 617 tỷ đồng, bằng 50% của năm 2020 và vượt 84% kế hoạch cả năm.

    Kết quả kinh doanh so với 2020 có sự sụt giảm sâu là do trong năm 2020, công ty đã thực hiện hạch toán hồi tố 569 tỷ đồng doanh thu chênh lệch tỉ giá của các năm trước, trong khi năm 2021 chỉ là 115 tỷ đồng, bên cạnh đó, giá mua điện thành phần cố định trong năm 2021 cũng được điều chỉnh giảm từ EVN.

    Triển vọng năm 2022 tiếp tục sáng sủa nhờ sản lượng điện sản xuất tăng lên. Nhà máy hoạt động ổn định, duy trì sản lượng cao, gia tăng hiệu quả kinh doanh: Năm 2021 sản lượng điện sản xuất vượt kế hoạch 7.216 triệu kwh. Năm 2022 Công ty tiếp tục được EVN giao 7.644 triệu kwh do nhu cầu điện tăng, nguồn thuỷ điện dự báo bị hạn chế do thời tiết, trong khi một số nhà máy nhiệt điện than trong khu vực gặp sự cố kỹ thuật.

    Hiệu quả kinh doanh tăng lên khi các chi phí khấu hao và lãi vay giảm mạnh: Năm 2021, chi phí khấu hao giảm thêm 178 tỷ đồng, chi phí lãi vay cũng giảm 114 tỷ đồng so với 2020. Sang năm 2023, chi phí khấu hao tiếp tục giảm thêm khoảng 250 tỷ đồng, trong khi đó chi phí lãi vay giảm xuống mức rất thấp khoảng 50 tỷ đồng do công ty thực hiện trả xong nợ vay dài hạn.

    Nhu cầu tiêu thụ điện hồi phục và tăng khoảng 9-10% trong 2022: Nhu cầu điện có khả năng tăng 9-10% sau khi có mức tăng chậm dưới 4% trong năm 2021. Trong dài hạn đến 2025 nhu cầu tiêu thụ điện vẫn được dự báo ở mức từ 8,6-9,4%/năm, là cơ hội để công ty tiếp tục phát triển ổn định.

    Doanh thu và lợi nhuận dự báo tăng 13% và 35% so với 2021: năm 2022, theo kế hoạch EVN dự kiến giao công ty sản xuất 7.644 triệu kwh, tăng 5% so với thực hiện của năm 2022. Chúng tôi dự báo sản lượng điện thực hiện khả năng đạt 7.500 triệu kwh. Doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 9.726 tỷ đồng và 833 tỷ đồng, tăng 13% và 35% so với 2021.

    Kết hợp phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu và so sánh PE-PB, giá trị cổ phiếu QTP được xác định ở mức 21.100 đồng/cổ phần.
  4. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.098
    Kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP) cho biết đã sản xuất được 3,697 triệu kWh, đạt 48,7% kế hoạch năm và bằng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

    Vì vậy, kết quả kinh doanh bán niên của QTP tiếp tục tăng trưởng mạnh, trong đó doanh thu đạt 5.014 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 600 tỷ đồng, lần lượt tăng 17,5% và 93,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Chủ yếu lợi nhuận tăng là nhờ chi phí giá vốn giảm mạnh, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 10,27% lên 15,21% trong quý này. Như vậy, doanh nghiệp đã thực hiện được 52% kế hoạch doanh thu và vượt 9% kế hoạch lợi nhuận năm.

    Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết, thời gian qua nhu cầu điện tăng cao, giá khí tăng mạnh giúp các doanh nghiệp điện than tăng sức cạnh tranh so với điện khí. Trong đó, QTP là một trong số ít những doanh nghiệp điện than có tiềm năng tăng trưởng công suất trong dài hạn.

    Ngoài ra, việc tích cực giảm mạnh nợ vay của QTP cũng hỗ trợ tăng trưởng kết quả kinh doanh trong tương lai, với nợ vay cuối quý I đã giảm 32% so với cùng kỳ. Một yếu tố khác hỗ trợ giá cổ phiếu QTP là việc SCIC công bố QTP nằm trong danh sách thoái vốn năm 2022.

    Ở mức giá đóng cửa hiện tại, QTP đang được giao dịch tại mức P/E 12 tháng là 10,2 lần (tương ứng EPS 12 tháng là 1.567 đồng). Mức Stock Rating của QTP ở mức 84 điểm cho nên Yuanta duy trì đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.

    Đồ thị giá của QTP đóng cửa tăng 1,2% với khối lượng giao dịch dưới mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá của QTP bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực và đồ thị giá vượt đường trung bình 20 và 50 phiên. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của QTP cũng được nâng lên mức tăng.

    Vì thế, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng khi xu hướng ngắn hạn của thị trường tích cực hơn.
  5. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.098
    Trong quý 2/2022, doanh thu của CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP - UPCoM) đi ngang so với cùng kỳ, đạt 2.415 tỷ đồng (giảm 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái). Tuy nhiên với biên lợi nhuận gộp tăng cao, đạt 14,4% so với mức 10,4% của quý 1/2021 đã đem lại lợi nhuận sau thuế quý 2/2022 đạt kết quả tích cực, đạt 267,5 tỷ đồng (tăng 31,8%).

    Lũy kế nửa đầu năm 2022, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của QTP đạt lần lượt 5.014 tỷ đồng (tăng 18% so với cùng kỳ) và 600 tỷ đồng (tăng 93,5%). Biên lợi nhuận gộp nửa đầu năm 2022 tăng cao, đạt mức 15,2% so với mức 10,3% của nửa đầu năm 2021.

    Theo dự báo của các tổ chức khí tượng lớn trên thế giới chỉ ra rằng hiện tượng La Nina sẽ tiếp tục duy trì tới hết năm 2022, đồng nghĩa với việc lượng nước sẽ được đảm bảo cho các nhà máy thủy điện. Tuy nhiên, dự báo cũng chỉ ra rằng kể từ năm 2023, xác suất thời tiết bước vào pha trung tính sẽ tăng lên trên ngưỡng 50%, đồng nghĩa với việc lượng nước về hồ cho các nhà máy thủy điện sẽ giảm bớt so với giai đoạn 2021 - 2022.

    Cùng với tỷ trọng thủy điện lớn trong cơ cấu nguồn của miền Bắc, chúng tôi cho rằng các nhà máy nhiệt điện, trong đó có QTP sẽ tiếp tục được hưởng lợi nhờ xu hướng này.

    Với việc không còn nợ vay trong giai đoạn tới, chúng tôi cho rằng QTP sẽ giữ mức cổ tức hấp dẫn như hiện nay khi không có kế hoạch mở rộng lớn. QTP đã bắt đầu chia cổ tức từ năm 2020 với tỷ lệ 2% và đã gia tăng dần cổ tức trong các năm qua. Chúng tôi kỳ vọng rằng QTP sẽ tiếp tục duy trì mức cổ tức 16% bằng tiền mặt, tương đương 1.600 đồng/cổ phiếu cho 2 năm tới và gia tăng lên 1.800 đồng/cổ phiếu từ năm 2024 trở đi nhờ vào dòng tiền kinh doanh mạnh mẽ của mình.

    Dựa trên định giá FCFF và EV/EBITDA, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu QTP. Giá mục tiêu là 23.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 42,9% so với giá tại ngày 29/07/2022.
  6. mankuin

    mankuin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2015
    Đã được thích:
    3.042
  7. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.098
    Trong năm 2023, sản lượng điện được giao đối với CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP – UPCoM) là 7,7 tỷ kwh, tăng 9% so với thực hiện 2022, sản lượng điện Thương phẩm là là 6,69 tỷ kwh, điều này cho thấy EVN đánh giá cao năng lực hoạt động của nhà máy.

    Chúng tôi kỳ vọng nhu cầu điện sẽ tăng trở lại vào nửa cuối năm 2023 và đưa sản lượng điện của công ty cả năm có thể đạt mức 7.1 tỷ kwh, tương đương với mức của năm 2022, thực hiện 92% kế hoạch được giao.

    Dự báo năm 2023, doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 9.252 tỷ đồng và 895 tỷ đồng, bằng 89% và 111% của năm 2022. Lợi nhuận tăng do các chi phí khấu hao và tài chính tiếp tục giảm, bù lại phần chi phí nhiên liệu tăng và giá bán điện khả năng được điều chỉnh.

    Các năm tiếp theo, chúng tôi đánh giá hoạt động sản xuất của QTP tiếp tục có sự lạc quan nhờ vào nhu cầu thị trường tăng, năng lực hoạt động và nguồn lực tài chính tốt.

    Định giá cổ phiếu: Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu và so sánh PE, PB trung bình các doanh nghiệp nhiệt điện trên thị trường, giá trị cổ phiếu QTP xác định ở mức 17.500 đồng/cổ phần. Đồng thời khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu này.
  8. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.098
    Doanh thu quý III/2023 của Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP – UPCoM) đạt 2.507 tỷ đồng (giảm 20% so với cùng kỳ); lợi nhuận sau thuế chỉ ghi nhận 12 tỷ đồng (giảm 92%). Kết quả kinh doanh quý III/2023 suy giảm mạnh so với cùng kỳ do QTP thực hiện sửa chữa các tổ máy, dẫn đến sản lượng điện thương phẩm thấp kéo doanh thu suy giảm (QTP thực hiện bảo dưỡng tổ máy trong quý IV/2023). Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu của QTP đạt 9.211 tỷ đồng (tăng trưởng 13%). Biên lợi nhuận gộp 9 tháng của QTP chỉ đạt 6%, thấp hơn so với cùng kỳ 2022 (12%).

    El Nino có xác suất cao sẽ diễn ra trong năm 2024 trước khi chuyển sang pha trung tính. El Nino tiếp diễn đồng nghĩa với nền nhiệt cao, theo đó nhu cầu sử dụng điện cho các thiết bị làm mát tăng lên đáng kể, đặc biệt vào khoảng thời gian nắng nóng đỉnh điểm. Về nguồn cung, miền Bắc hiện tại đang gặp vấn đề khi thiếu hụt nguồn cung mới từ các nhà máy do nhiều dự án chậm triển khai. Theo đó, chúng tôi kỳ vọng nhóm nhiệt điện sẽ được huy động tích cực để đảm bảo an ninh năng lượng cho khu vực phía Bắc.

    Dự nợ của QTP giảm mạnh qua các năm nhờ việc tập trung dòng tiền để trả nợ. Theo báo cáo tài chính quý III/2023, QTP chỉ còn khoảng 716,2 tỷ đồng nợ vay. Dựa trên lịch trả nợ và tình hình thực tế, chúng tôi dự báo QTP có thể hoàn thành trả nợ trả nợ vào năm 2024-2025, góp phần đẩy mạnh dòng tiền thuần của doanh nghiệp. Với việc không còn nợ vay, chúng tôi cho rằng QTP sẽ giữ mức cổ tức hấp dẫn như hiện nay khi không có kế hoạch mở rộng lớn trong giai đoạn tới.

    Dựa trên định giá FCFF và EV/EBITDA, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu QTP. Giá mục tiêu là 16.800 đồng/cổ phiếu, cao hơn 17% so với giá tại ngày 22/12/2023.
  9. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.098
    Chúng tôi công bố báo cáo lần đầu cho CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP) với khuyến nghị khả quan và giá mục tiêu là 16.300 đồng/cổ phiếu. Khuyến nghị của chúng tôi dựa trên: (1) QTP là nhà máy nhiệt điện than mới với tuabin chất lượng cao của Trung Quốc, chi phí đầu tư hấp dẫn và năng lực vận hành ổn định và ; (2) vị trí chiến lược đáp ứng nhu cầu điện cao tại miền Bắc và (3) dự kiến giảm nợ và chi phí khấu hao, tạo điều kiện chi trả cổ tức cao hơn.

    Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số báo cáo năm 2024 sẽ tăng 35% đạt 830 tỷ đồng, nhờ (1) chi phí nguyên vật liệu giảm 7% do giá than giảm, (2) chi phí khấu hao dự kiến giảm 300 tỷ đồng, bù đắp nhiều hơn so với mức giảm 5% trong thành phần cố định trong hợp đồng mua bán điện (PPA) (do những lo ngại về tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN, mặc dù thành phần cố định ổn định theo kế hoạch của ban lãnh đạo).

    Chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) EPS là 16% trong giai đoạn 2023-26, nhờ (1) hiệu suất hoạt động cao bền vững ở mức 68-75%, (2) chi phí khấu hao giảm, (3) giá thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) tăng và (4) chi phí than giảm.

Chia sẻ trang này