Quy chế ''trói tay'' tự doanh công ty chứng khoán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi viettrader102, 10/08/2007.

3579 người đang online, trong đó có 1431 thành viên. 14:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 420 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. viettrader102

    viettrader102 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Quy chế ''trói tay'' tự doanh công ty chứng khoán

    Lãnh đạo các công ty chứng khoán đang đau đầu vì các quy định chưa được rõ ràng lắm nêu trong Quy chế tổ chức và hoạt động của các công ty chứng khoán, được Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC.

    Theo đó, mảng tự doanh của các công ty chứng khoán đang có nguy cơ sẽ bị thổi còi bất cứ lúc nào nếu không cẩn thận.

    Trong quy chế này, ở điều 34 về hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán có ba mục đang đánh đố nhà điều hành các công ty chứng khoán.

    Mục 3, điều 34, nói rằng công ty chứng khoán phải công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác trong giao dịch trực tiếp với khách hàng và không được thu phí giao dịch của khách hàng trong trường hợp này.

    Giám đốc một công ty chứng khoán cho biết tại các công ty chứng khoán, bộ phận đầu tư tự doanh và môi giới hoạt động độc lập với nhau, vì vậy làm thế nào bộ phận tự doanh của công ty biết được khách hàng của công ty có mua hoặc bán cùng loại chứng khoán đó hay không và làm thế nào để biết lệnh của mình được khớp với lệnh của khách hàng tại công ty.

    Liền kế đó, mục 4 điều 34 quy định rằng trong trường hợp lệnh mua hoặc bán chứng khoán của khách hàng có thể ảnh hưởng lớn tới giá của một loại chứng khoán nào đó, công ty chứng khoán không được mua hoặc bán trước cùng một loại chứng khoán cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin cho bên thứ ba mua hay bán chứng khoán đó.

    Vị giám đốc kia băn khoăn, khi bộ phận tự doanh của công ty đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán làm thế nào lường được việc sau mình cũng sẽ có một khách hàng đột ngột đặt một lệnh có thể gây ảnh hưởng lớn tới giá cổ phiếu mà mình đã yêu cầu mua hay bán trước đó. Nếu lệnh của công ty chứng khoán đã được khớp thì công ty sẽ phải làm thế nào.

    Điều khoản quy định việc tự doanh của công ty chứng khoán cũng đề cập khi khách hàng đặt lệnh giới hạn, công ty chứng khoán không được mua hoặc bán cùng loại chứng khoán đó cho mình ở mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá của khách hàng trước khi lệnh của khách hàng được thực hiện. Ở hai đợt khớp lệnh định kỳ, lệnh sẽ chỉ được khớp vào cuối các đợt nên không gây khó khăn gì cho các công ty chứng khoán.

    Tuy nhiên, trong khoảng thời gian khớp lệnh liên tục, nếu có một khách hàng nào đó đặt một lệnh mua ở mức giá sàn hay lệnh bán ở mức giá trần và các lệnh này còn nằm trên sổ lệnh vì không thể khớp được thì công ty chứng khoán trong suốt thời gian đó không thể bán hay mua cùng một loại chứng khoán đó. Điều này thật sự gây khó khăn cho các công ty chứng khoán, vị giám đốc kia cho biết.

    Các quy chế được ban hành là nhằm để quản lý chặt chẽ tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán và để bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ, tuy nhiên những quy định như vậy sẽ là không công bằng với các công ty chứng khoán trên cương vị họ cũng là một trong số những nhà tạo lập thị trường, đầu tư một cách chuyên nghiệp và có tổ chức.

    Thiết nghĩ, cơ quan chức năng có thể xem xét lại các quy định của mình để có thể hướng dẫn một cách cụ thể và chi tiết hơn đối với các tình huống có thể xảy ra cho các công ty chứng khoán như đã nêu trên để các công ty không phải lo sợ mình sẽ bị phạt bất cứ lúc nào.
  2. stockvn

    stockvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2006
    Đã được thích:
    1
    em mà làm ra cái thông tư thì em cấm ko cho bọn công ty CK có mục tự doanh, cái ngon nó mua hết, cái lởm nó ưu tiên bán đầu tiên. Cty CK phải độc lập chứ
  3. WarrenBuffetWTO

    WarrenBuffetWTO Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2006
    Đã được thích:
    1
    Cái vấn đề quản lý tự doanh của các cty chứng khoán cần học và cải tiến tập nước ngoài thì ko học thì học cái gì nữa.
    Sao chúng nó tư duy logic kém thế nhỉ.Ko ra luật CẨN THẬN thì quản lý yếu kém.Đến khi ra luật thì lại làm cho người ta ko sống được chính đáng,làm ăn lành mạnh ko xong.
  4. star_seeker

    star_seeker Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Đã được thích:
    1
    Nói chung em thấy luật của mình thì cũng giống luật của nước ngoài thôi. Vấn đề là việc giám sát luật của mình không chặt, phạm luật mà bị phát hiện cũng chẳng bị làm sao cả nên chẳng ai sợ cả.

    Còn công ty chứng khoán đó. Nếu có bộ phận tự doanh và bộ phận tư vấn khách hàng thì 2 bộ phận này phải đựơc firewall với nhau, tức là không thể biết thông tin của nhau. Nếu có bộ phận phân tích làm việc chung với 2 nhóm tư vấn và tự doanh thì nhóm phân tích phải được bố trí sao cho thông tin cung cấp cho phiá tư vấn phải đến khách hàng sớm hơn nhóm bên tự doanh. Nếu mà công ty cũng mua bán cùng 1 loại cổ phiếu như khách hàng thì công ty phải nói cho khách hàng biết. Sau khi khách hàng mua bán xong rồi thì nhóm tự doanh mới đựơc mua bán. Còn lúc nhập lệnh thì lệnh của nhóm tự doanh phải đựơc nhập sau lệnh của khách hàng.
    Còn nước mình hình như toàn là ngược lại không à? Mà có bị ai làm gì đâu?
  5. invisible

    invisible Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2001
    Đã được thích:
    2
    Đúng roài firewall hết, lệnh P1-2 chậm thía, báo Pendding tới 5'', mà P3 vừa đẩy vào đã chuyển sang trạng thái Sent luôn..
  6. immonenyeuem

    immonenyeuem Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Cái mục 3 điều 34 thì máy tính có thể làm được, quá dễ mà. DM thằng giám đốc nào nói mà ngu thế.
    Còn 2 khoảng kia có vẻ vô lý. Nhưng tốt nhất là công ty CK không được tự doanh vì nó không mất phí, và nó dễ thao túng thị trường. Nên chia thành công ty mua bán chứng khoán và công ty môi giới.

Chia sẻ trang này