REE đang cứng sao xìu nhanh thế ! À thì ra...... BCs thủng !!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sincere4ever, 05/09/2007.

7814 người đang online, trong đó có 1201 thành viên. 15:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 514 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. sincere4ever

    sincere4ever Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2007
    Đã được thích:
    0
    REE đang cứng sao xìu nhanh thế ! À thì ra...... BCs thủng !!!!!

    GDTT tới 600K mà bán sàn FL 131 thế này thì chết toi cả đám ! Mịa bố chúng nó chứ ! Lắm trò mèo thế kô bít ~!
  2. sincere4ever

    sincere4ever Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Lên lại nào !

    http://www.vnexpress.net/Vietnam/The-thao/2007/09/3B9F9EAF/

    ''Cuộc mây mưa'' của Ronaldo với ******* bị tiết lộ

  3. OverSeaStock

    OverSeaStock Guest

    Nhìn 2 em ngon thế mà ko lên mới lạ.
    Dạo này cứ dính em BCs nào là chết sặc. Chắc phải sang tuần mới sống được. Tui chỉ kết PVD thui.
  4. vietha83

    vietha83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/08/2005
    Đã được thích:
    2
    anh sin trở lại bàn luận, tức là TT uptrend,
    Chào mừng anh!!!!!!!!!
  5. cuonghcd

    cuonghcd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Đã được thích:
    0
    Hấp dẫn cổ phiếu hết "room"



    Thông báo thay đổi tỉ lệ sở hữu của NĐTNN đối với AGF từ mức 49% xuống còn 45% sau đợt phát hành thêm 4,9 triệu CP đã khiến cho NĐTNN có cơ hội tiếp tục mua vào CP này, khối lượng AGF được mua trong mỗi phiên giao dịch chiếm khoảng 50% - 80% tổng khối lượng giao dịch của AGF.


    Tương tự với AGF là SAM, sau khi thông tin về tỉ lệ nắm giữ của NĐTNN giảm xuống do SAM phát hành tăng vốn điều lệ lên thành 545 tỉ đồng thì NĐTNN lại ào ạt mua vào. Gần đây nhất là sự kiện STB với việc nhầm lẫn về room cho NĐTNN thành 49%. Tại sao NĐTNN lại tranh nhau mua vào những CP này trong khi mà một số chỉ số tài chính như PE của các Cty vẫn đang giữ ở mức khá cao?



    Giá cao vẫn đắt khách?



    Đây là những CP có ngành nghề hấp dẫn. Đa phần các CP được NĐTNN mua hết room đều thuộc những ngành có tốc độ tăng trưởng cao như ngành ngân hàng (tăng trưởng từ 40 - 45%/năm), thuỷ sản (tăng trưởng khoảng 30%/năm), BĐS, cảng biển, xây dựng cơ sở hạ tầng, viễn thông... Đây là những ngành quan trọng của nền kinh tế và đang có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển.



    Đối với lĩnh vực NH, nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về vốn cho nền kinh tế, nhu cầu sử dụng các dịch vụ tiện ích của NH ngày càng gia tăng. NH được coi như mạch máu của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đất nước.



    Thuỷ sản nhận được những sự ưu đãi từ đường bờ biển dài cùng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ về phát triển ngành thuỷ sản, thêm vào đó, thuận lợi từ việc gia nhập WTO giúp hàng thuỷ sản của VN mở rộng thị phần và tăng khả năng cạnh tranh. Các lĩnh vực BĐS, cảng biển cũng đang đứng trước những cơ hội lớn cho sự phát triển...



    Mặc dù chỉ số P/E đối với những CP này là khá cao, khoảng 30 - 40 lần nhưng với tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 30 - 40% thì các NĐT có thể chấp nhận mua vào với mức P/E cho CP bằng tốc độ tăng trưởng G.



    Theo phương pháp định giá dựa vào tỉ số PEG thì mức PEG chấp nhận chung cho các CP là bằng 1. CP có PEG >1 thì được định giá cao, PEG<1 là có thể xem xét đầu tư. Như vậy, với PEG = 1 thì PE = G. G của những CP này đạt được là từ 30 - 40%/năm nên mức PE có thể chấp nhận để mua vào là từ 30 - 40 lần. Đây là nguyên nhân cho thấy, các CP có PE cao chưa hẳn đã đắt vì tốc độ tăng giá có thể được bù đắp lại bằng sự tăng trưởng nhanh về lợi nhuận của Cty.



    Cơ hội cho vốn "nội"



    Giá giảm xuống khá sâu và đang ở một mức giá hợp lý. Trong giai đoạn thị trường điều chỉnh giảm, mức độ mất giá của những cố phiếu này là khá lớn. Tính tới thời điểm trước kỳ nghỉ 2.9, BT6 mất 30%, GMD mất 42%, REE mất 32%, STB mất gần 50%... giá trị so với thời điểm giá cao nhất của mình.



    Lượng cung bán ra trong thời điểm thị trường đi xuống tăng mạnh trong khi lượng cầu từ các NĐT trong nước rất yếu. Giá giảm sâu cùng khối lượng giao dịch không lớn. Điều này cho thấy, lượng cung giá thấp dường như không còn nhiều. Khi những CP này đã tích lũy đủ về giá và khối lượng thì chỉ cần một lượng cầu lớn mua vào cũng sẽ có thể vét hết lượng cung giá thấp và đẩy giá CP tăng mạnh.



    Lượng cầu tiềm năng từ phía các NĐTNN. Thực tế diễn biến trên bảng giá có thể nhận thấy, thỉnh thoảng khối lượng đặt mua những CP hết room như REE, GMD,... bất ngờ tăng vọt với khối lượng rất lớn ngay từ đầu một đợt giao dịch.



    "Phép thử" STB đã cho thấy sức cầu thường trực của NĐTNN lớn thế nào và mối quan tâm tới những CP chủ chốt vẫn không hề suy giảm.



    Hiện tại, thông tin về khả năng mở room vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, hiện Bộ Kế hoạch-Đầu tư đang xây dựng Nghị định liên quan đến việc thực hiện cam kết đàm phám WTO trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Như vậy các danh mục đầu tư hạn chế hay ưu đãi sẽ rõ ràng hơn.



    Khi rào cản giới hạn sở hữu được mở rộng, nhiều DN niêm yết sẽ nằm trong "tầm ngắm" của NĐTNN và khả năng diễn ra các giao dịch thâu tóm sẽ diễn ra. Thực tế hoạt động này rất phổ biến trên thế giới và vốn cổ đông sẽ tiếp tục được sinh lợi chứ không thuần túy là phá sản hay đổi chủ một DN.



    Khi thời điểm cam kết cho việc mở room đối với NĐTNN đang đến gần, chắc chắn đây sẽ là một nguồn cầu lớn, hỗ trợ cho sự tăng giá của các CP đã cạn room và cơ hội trước hết thuộc về NĐT trong nước
  6. cuonghcd

    cuonghcd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Đã được thích:
    0
    [Thu hồi hơn 28 tỷ đồng của Vinamilk


    Theo một nguồn tin từ Thanh tra Chính phủ, cơ quan này đã ra quyết định thu hồi số tiền 28,8 tỷ đồng sai phạm của Công ty cổ phần sữa Vinamilk vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý.


    Đồng thời, Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Tài chính thu hồi 11,8 tỷ đồng khoản tiền gốc và lãi phải nộp khi thực hiện cổ phần hóa mà Vinamilk chưa nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.



    Trước đó, ngày 5/1/2005, Bộ Tài chính chấp thuận cho Vinamilk bán 15% vốn điều lệ thuộc sở hữu Nhà nước, trong đó bán cho người lao động trong công ty là 4,8% với giá bán là giá đấu giá thành công bình quân.



    Theo kết quả đấu giá thì giá thành công bình quân là 313.100 đồng/CP. Ngày 21/2/2005, Vinamilk có công văn đề nghị Bộ Tài chính và được Bộ chấp thuận cho người lao động của công ty mua số cổ phần theo giá trúng thầu tối thiểu là 266.100 đồng/CP.



    Việc làm này được xác định là đã gây thất thu của Nhà nước khoản tiền 35,9 tỷ đồng.

Chia sẻ trang này