Relax cuối tuần - Đơn giản vậy thôi :D

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tomxpi, 29/07/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8146 người đang online, trong đó có 1296 thành viên. 16:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 605 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. tomxpi

    tomxpi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Relax cuối tuần - Đơn giản vậy thôi :D

    Sau 10 năm sưu tầm, tra cứu và dịch thuật, chú giải
    BÁCH VIỆT TIÊN HIỀN CHÍ ?" LĨNH NAM DI THƯ.
    Bộ sử liệu về tiền nhân Việt tộc viết ra 500 năm trước lần đầu tiên được dịch ra tiếng Việt.​

    **.- Công trình dịch thuật và chú thích bộ sử liệu quan trọng liên quan đến nguồn gốc dân tộc Việt đã được hoàn tất sau 10 năm trời và được trình làng qua buổi sinh hoạt ra mắt sách hôm chủ nhật 10 tháng 9 năm 2006 tại Thư Viện/Bảo Tàng Viện Việt Nam, **.

    TRÁI BOM ĐỘT PHÁ
    Dư luận đặc biệt quan tâm và trân trọng đón nhận tin vui này. Qua các phương tiện truyền thông Việt ngữ khắp các nước tại hải ngoại, công trình có chiều dày thời gian này được chính thức loan báo bằng buổi ra mắt tác phẩm Bách Việt Tiên Hiền Chí ?" Lĩnh Nam Di Thư.
    Các báo, các đài đã phỏng vấn, loan tin và giới thiệu tác phẩm này. Một số các nhà nghiên cứu cũng đã viết bài giới thiệu, phân tích về nội dung của sử liệu có một không hai này.
    Mọi người đều trông chờ.
    Với người lớn, đây là một bằng chứng lịch sử để trưng ra làm bằng khi giải nghĩa cho con em thế hệ trẻ biết vì sao mà mọi người đều hãnh diện mình là người Việt Nam.
    Người trẻ muốn thấy mới tin, có bằng chứng, có sử liệu ?" nói có sách mách có chứng. Cuốn sách lịch sử này được dịch, chú thích và in kèm nguyên bản bằng cổ ngữ mà ngày nay người ta nói là chữ Tầu, hay chữ Hán.
    Không khua chiêng đánh trống nhưng tin tức loan báo việc hoàn tất công trình dịch thuật, chú thích Bách Việt Tiên Hiền Chí ?" Lĩnh Nam Di Thư đã có sức đột phá của một trái bom tấn. Bằng vào những chi tiết trong 106 tiểu truyện hiền nhân Việt tộc này, trang sử ngàn năm trước của Việt tộc dần dần được đưa ra ánh sáng, giải tỏa được biết bao nghi vấn, khúc mắc, bán tín bán nghi mà từ trước đến nay nhiều người đã cố công chứng minh vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục.

    NỘI DUNG SỬ LIỆU
    Tên sách: ?oBách Việt Tiên Hiền Chí?, gói ghém truyện kể về 106 hiền nhân Việt tộc, toàn là những tên tuổi lẫy lừng trong đủ mọi lãnh vực.
    Tiến sĩ Trần Văn Lương phát biểu trong buổi ra mắt sách về nội dung cuốn sách này như sau:
    Trong bài điểm sách này, tôi xin lần lượt đi qua 3 phần chính:
    1) Nguyên bản bằng Hán Văn của cụ Âu Đại Nhậm
    2) Các khó khăn khi dịch Bách Việt Tiên Hiền Chí, một tác phẩm viết bằng Văn ngôn.
    3) Phần Việt dịch và chú giải của Giáo sư Trần Lam Giang.

    I. Bản Hán Văn:
    Đây là một tuyển tập về các nhân vật lịch sử gốc Bách Việt do cụ Âu Đại Nhậm tham khảo và viết lại từ các sách sử đã có trước như: Sử Ký, Quốc Ngữ, Tả Truyện, Ngô Việt Xuân Thu, Cao Sĩ Truyện, Hậu Hán Thư, Thủy Kinh Chú, Việt Tuyệt Thư... Cụ rất cẩn thận ghi lại ở cuối mỗi bài là Cụ căn cứ vào tài liệu nào để viết ra tiểu sử của các nhân vật này. Trước hết, việc này cho thấy thái độ cẩn trọng và phương pháp khoa học của tác giả, giúp cho người đời sau có thể tra cứu dễ dàng. Ngoài ra, có lẽ Cụ cũng muốn cho biết rằng không phải vì Cụ là người Bách Việt mà tự viết sách ca tụng người mình, trái lại, các dữ kiện này được rút ra từ các sách do người Trung hoa viết, và như mọi người đều biết người Trung hoa vốn dĩ xem các người ở phương Nam là man di mọi rợ, do đó những lời khen ngợi của họ mình có thể tin được .(Điều kỳ thị Bắc Nam này cũng hiện rõ phần nào trong phần đối đáp giữa Ngũ tổ Hoằng Nhẫn và Lục tổ Huệ Năng, mặc dù Hoằng Nhẫn không có ý kỳ thị mà chỉ nói thế để thử Huệ Năng mà thôi).

    Các nhân vật gồm 3 loại chính:
    - Loại thứ nhất những người may mắn được phục vụ cho Bách Việt như Văn Chủng, Phạm Lãi, Chư Kê Dĩnh...
    - Loại thứ nhì là những người ra làm quan cho các triều đại của người Trung Hoa, từ Hán đến Ngô, Đường...
    - Và loại sau cùng là những người có tài nhưng chẳng thà ở nhà, không ra làm quan cho người Trung Hoa, mặc dù đã được mời gọi nhiều lần.

    Tuỳ theo hoàn cảnh mỗi người mà giọng văn thay đổi. Có lúc giọng văn thật khô khốc, sắc cạnh và cô đọng như bài viết về Đốn Kỳ, Nhan Ô, Thân Sóc, Ngu Quốc... Có lúc giọng văn trau chuốt và trải dài như bài văn Ban Cố tiến cử Tạ Di Ngô hoặc bài bia tuyên dương Quách Thương.
    Hán văn mà cụ Âu dùng cũng rất đặc biệt. Có nhiều chỗ có vẻ là văn phạm Việt hơn là Hán. Xin đơn cử một thí dụ (trang 557): khi nói ?ongười ẩn sĩ ở Nam Dương tên Xa Toại?, cụ viết ?oẨn sĩ Nam Dương Xa Toại? (văn phạm Việt) thay vì đúng theo văn phạm tiếng Hán là ?oNam Dương Ẩn sĩ Xa Toại?.

    Xét về phương diện văn chương, mặc dù chưa thể ăn đứt được Tư Mã Thiên hay Tả Khâu Minh, nhưng cách hành văn của Cụ Âu cũng không kém phần độc đáo và có giá trị nghệ thuật rất cao . Tôi xin đưa ra vài thí dụ về cách hành văn thật là tuyệt của cụ Âu:
    Những đoạn tả Phong Hồ tử luận về các bảo kiếm Long Uyên, Thái A, Công Bố, hay đoạn tả Tiết Chúc luận về các bảo kiếm Hào Tào, Cự Khuyết, Thuần Can, cũng như đoạn tả Trần Âm luận về nghề bắn... đọc lên nghe thống khoái không kém gì lúc đọc Kim Dung cho Tổ Thiên Thu luận về nghệ thuật uống rượu hay cho Đoàn Dự luận về trà. Quý vị, nếu không rành Hán Văn, vẫn có thể thưởng thức được điều này qua bản dịch rất sát, rất trôi chảy của GS Trần Lam Giang.
    Nói tóm lại, phần Hán văn là một sử liệu có giá trị, dựa trên những tài liệu khả tín, và được viết một các chính xác, rõ ràng nhưng cũng không kém phần nghệ thuật.

    II. Các khó khăn khi dịch sách Bách Việt Tiên Hiền Chí:
    II.1 Sự cô đọng quá mức của một bản văn ngôn.
    Văn ngôn (ngược lại với bạch thoại) là lối văn cô đọng, được dùng trong tất cả các tác phẩm cổ điển của Trung Hoa . Đặc điểm của lối văn này là việc dùng càng ít chữ càng tốt. Lý do là ngày xưa, khi chưa có giấy, người ta viết chữ lên trên thẻ tre . Vì diện tích có giới hạn, nên phải viết càng ngắn chừng nào tốt chừng nấy, làm sao mà đạt được cảnh giới ít chữ mà nhiều ý . Do đó, nhiều bài ngày nay chúng ta thấy rất khó hiểu, nếu không được người khác giải thích. Vấn đề này không phải chỉ người Việt mình gặp phải, mà ngay cả người Trung Hoa, nếu họ không chuyên về văn chương cổ điển, cũng khó mà hiểu được. Do đó, các tác phẩm cổ điển, khi được in lại, phần đông đều có kèm theo bản dịch ra bạch thoại của một nhóm chuyên gia .

    II.2 Cách chấm câu
    Khó khăn thứ hai là các sách cổ đều không có chấm câu . Người đọc phải tự chấm câu lấy. Do đó, đã xảy ra những trường hợp, vì chấm câu sai mà thành ra ý nghĩa câu văn hoàn toàn khác biệt.
    Thí dụ 1: tên chồng bà Trưng Trắc:
    Từ nhỏ đến lớn chúng ta học Việt sử đều được dạy là : chồng bà Trưng Trắc tên là Thi Sách. Thực ra đây là một sai lầm . Nguyên nhân là do Thái tử Lý Hiền (con vua Đường Cao Tông) lầm lẫn khi dựa trên Thủy Kinh Chú của Lịch Đạo Nguyên để chú giải Hậu Hán Thư, và ông đã chấm sai câu văn của Thủy Kinh Chú.
    Thực ra, sách Hậu Hán Thư của Phạm Việp (hay Diệp) thế kỷ 5 có nhắc đến bà Trưng Trắc nhưng không nhắc đến tên chồng bà. Đến thế kỷ 6, sách Thủy Kinh Chú của Lịch Đạo Nguyên viết : Châu Diên Lạc tướng tử danh Thi, sách Mê Linh Lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê (Nghĩa là: Con trai Lạc tướng Châu Diên tên Thi, cưới con gái Lạc tướng Mê Linh tên Trưng Trắc làm vợ ). Sách thê có nghĩa là hỏi vợ . Tuy nhiên nếu dời dấu phết ra sau chữ sách thì lại có nghĩa là: Con trai Lạc tướng Châu Diên tên Thi Sách, con gái Lạc tướng Mê Linh tên Trưng Trắc là vợ Cách chấm thứ 2 này c ó lẽ sai, vì trong tất cả các đoạn văn tiếp theo trong Thủy Kinh Chú đều gọi bà Trưng Trắc là Trắc, và chồng bà là Thi . Giáo sư Nguyễn Phương là người trình bày ra sai lầm này trong một cuốn sách của ông in năm 1964, nhưng theo ông thì ông không phải là người đầu tiên tìm ra sai lầm này, mà là một cụ đồ nho người Tàu tên là Huệ Đồng.
    Thí dụ 2: câu mà cụ Nguyễn Công Trứ dựa vào để viết câu: ?... người quân tử ăn chẳng cần no? trong bài Hàn Nho Phong Vị Phú. Nguyên văn tiếng Hán được chấm câu theo kiểu cụ Nguyễn Công Trứ : ?oQuân tử thực bất cầu bão, cư bất cầu an?, có nghĩa là ?oNgười quân tử ăn chằng cầu no, ở chẳng cầu yên?. Tuy nhiên, có vài vị túc nho không đồng ý, vì câu đó đi ngược lại với quan niệm ?oan cư lạc nghiệp? và ?onguy bang bất nhập, loạn bang bất cư? của Nho giáo. Theo quý vị đó, câu này phải phải được chấm như sau :?o Quân tử thực bất cầu, bão; cư bất cầu, an?, có nghĩa là ?oNgười quân tử ăn uống không cầu kỳ đòi hỏi, miễn được no; ở không cầu kỳ đòi hỏi, miễn được yên?
    Qua vài thí dụ đơn giản trên, chúng ta thấy được sự khó khăn của cách chấm câu, sai một li đi một dặm.

    II.3 Tên riêng
    Trong các bản văn ngôn cũ, không có cách gì giúp chúng ta phân biệt nhận ngay ra tên một riêng, nhất là nhân danh. Công việc này lại thêm phần khó khăn vì các tên riêng đều có ý nghĩa, và nếu không may đứng chung với những chữ khác mà tạo thành một câu văn có ý nghĩa thì thật là tai họa . Nếu không có một kiến thức quảng bác thì đành chịu.
    Quyển Bách Việt Tiên Hiền Chí này, có lẽ người dịch không gặp khó khăn với những tên tuổi quen thuộc như Phạm Lãi, Văn Chủng, Trần Lâm, Chu Tuấn, Thái Luân, Lý Tiến, Sĩ Nhiếp... nhưng ngoài ra còn rất nhiều nhân vật mà chúng ta thường mới nghe tên lần đầu như Kỳ Mẫu Tuấn, Chung Ly Ý, Đạm Đài Kính Bá, Đổng Ảm ... Nhận diện được tất cả tên của các nhân vật này quả là một kỳ công.



    Được tomxpi sửa chữa / chuyển vào 22:18 ngày 29/07/2007
  2. tomxpi

    tomxpi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2007
    Đã được thích:
    0
    III. Bản tiếng Việt.
    Nếu chỉ bảo đây là một bản dịch thì mình đã bất công với dịch giả, vì đây không chỉ là một bản văn dịch thuần tuý mà còn là một công trình khảo cứu to lớn. Tôi muốn nói đến phần chú giải. Như quý vị thấy, nguyên tác chỉ khoảng 120 trang, mà phần Việt dịch và chú giải dài gấp 4 lần, trên 400 trang. Nhìn 2 trang liệt kê các sách đã tra cứu để viết phần chú thích thì chúng ta có thể tưởng tượng được bao nhiêu công sức đã được đổ vào công việc này. Thực thế, nếu không có phần chú giải, thì khi đọc bản dịch này, có lẽ chúng ta cũng không thu thập được bao nhiêu, mặc dù dịch giả đã rất thành công trong việc chuyển ngữ, từ một bản văn cổ khó khăn ra một bản văn tiếng Việt với cách hành văn lưu loát và các chữ dùng tương đối dễ hiểu. Phần chú giải bao quát từ Tứ Thư Ngũ Kinh đến các sách sử của Trung hoa và Việt nam đã cho người đọc một số vốn kiến thức khá căn bản vê lịch sử cũng như văn học của Trung hoa ngày xưa . Không có phần chú thích, quyển sách sẽ bị khiếm khuyết đi rất nhiều.
    Giờ tôi xin nói đến bản văn bằng tiếng Việt . Người dịch là một giáo sư, và có kiến thức rất cao về Hán học, nên bản dịch vẫn giữ được nét cổ kính của một bản văn cổ điển, nhưng lại rất trong sáng và dễ hiểu . Để minh chứng điều này, xin quý vị hãy cùng tôi đọc đoạn Trần Âm trả lời vua Việt về nghề bắn:
    ?o Về đạo bắn trúng:
    Thân như phản treo, đầu như trứng đập, chân trái ngã vấp, chân phải đứng ngang, tay trái vin cành, tay phải bồng con, cất nỏ nhắm địch, lòng đóng họng mở, cùng khí phát ra, toàn thân bình hoà, ý đi thần định, đi định phân ly, tay phải lảy nỏ, tay trái không hay, một thân hai thể, khởi thế hùng thư, ấy là đạo bắn, chỉ trúng không trật?
    Toàn thể như là một bài thơ 4 chữ. Xin so sánh với nguyên bản (ở trang 494, từ cột thứ 4 từ bên phải qua) mới thấy được cái hay và tài tình của bản dịch. Những thí dụ như thế này, chúng ta đều gặp rải rác khắp cuốn sách.
    Một điểm rất đặc biệt là trong phần chú giải, dịch giả đã thay mặt tác giả nói lên được những điều mà tác giả, sống trong hoàn cảnh Trung hoa thời đó, không dám nói vì không muốn bị tru di và sách của mình bị tiêu hủy. Do đó, trong nhiều đọan văn, tác giả phải đành lòng gọi dân Bách Việt là man di, nhưng lại khéo léo cho thấy cái hay, cái anh hùng, cái căn bản văn hoá rất cao của dân ?oman di? đó, mà ngay cả dân Trung hoa vẫn phải học hỏi và nhận vơ làm của mình. Do đó trong nhiều đoạn chú giải, chúng ta đọc được sự phẫn nộ của một người Việt đối với thủ đoạn không mấy anh hùng và minh bạch của người Trung hoa. Có thể có một vài người khó tính không bằng lòng với sự bày tỏ lập trường này, nhưng cá nhân tôi, tôi rất khâm phục thái độ can đảm và thẳng thắn của dịch giả. Đây là một tác phẩm văn hoá, và người Việt tị nạn chúng ta đang chịu đựng các mũi dùi tấn công từ mọi phía, từ kẻ thù truyền kiếp Trung hoa cũng như tay sai của họ tại VN hiện giờ và các đặc công văn hoá đang len lỏi trong các cộng đồng tị nạn VN khắp nơi trên thế giới.
    (Nhân nói đến chuyện chiến tranh văn hoá, tôi xin được mở một dấu ngoặc ở đây để gửi lời tri ân đến GS Trần Lam Giang đã cố gắng dùng loại tiếng Việt trong sáng của miền Nam trước 1975. Thực thế, trong toàn cuốn sách, tôi không tìm thấy những chữ nào thuộc loại quái thai do ********* hoặc sáng chế ra, hoặc cóp nhặt từ các chữ Hán Việt hoặc các chữ mới của Trung Cộng và sửa đổi rồi dùng sai như các chữ : ?otừ? (thay vì chữ hay từ ngữ), ?ocụm từ?, ?otham quan?, ?ođăng ký?, ?o tản mạn? ... Nhiều người bảo rằng cứ dùng riết thì nó sẽ quen. Đồng ý là cái gì dùng riết rồi nó sẽ quen, chẳng hạn như quý vị vào trong chợ cá một thời gian thì quý vị sẽ quen mùi và không ngửi thấy mùi tanh của cá nữa, nhưng điều đó không có nghĩa là chợ cá không còn có mùi tanh. Xin đóng ngoặc.)
    Và bây giờ, với tất cả tấm lòng khiêm cung và kính cẩn, tôi xin được trân trọng giới thiệu đến các bậc trưởng thượng và toàn thể quý vị tác phẩm Bách Việt Tiên Hiền Chí, tác giả là cu. Âu Đại Nhậm, một người Việt, được dịch và chú giải bởi GS Trần Lam Giang, một người Việt, và được ra mắt ngày hôm nay tại Thư Viện VN, một thành trì văn hoá của người Việt ti. Nạn tại Nam California. Xin chân thành cám ơn tất cả.

    ĐÔNG ĐẢO NGƯỜI TRẺ THAM DỰ
    Hai người bạn trẻ là anh Hoàng Hướng Đạo và cô Roxanne Chow đảm trách phần điều khiển chương trình buổi ra mắt sách. Xen kẽ trong các tiết mục phát biểu, các Hướng Đạo Sinh dưới sự điều khiển của anh Nguyễn Trọng Hoàng, hát những hùng ca rất phù hợp với nội dung cuốn sách. Trong khi đó, cô Roxanne Chow đã khéo léo nói lên tâm tư của giới trẻ với công trình nghiên cứu của các bậc Cha, Anh: ?oCác Bác, các Chú, các Anh, Chị trong Thư Viện/Bảo Tàng Viện VN đã làm việc mài miệt suốt 10 năm trời để hình thành việc dịch thuật sang tiếng Việt và nhất là chú thích tỉ mỉ về cuốn sách quan trọng này...?
    Cô Roxanne Chow nói lên cảm nghĩ của giới trẻ trước công trình đóng góp của Giáo sư Trần Lam Giang và Thư Viện/Bảo Tàng Viện Việt Nam: ?oCông trình của Anh và các Anh, Chị trong Thư Viện, Roxanne tin rằng sẽ có giá trị lâu dài không phải chỉ bây giờ mà còn mãi mãi về sau. Chúng em không dám nói cám ơn Anh và các Anh, các Chị, Chú Bác nhưng chắc chắn một điều, chúng em nguyện nối gót để làm vẻ vang giòng giống Việt...
    Là một người khiêm tốn, giáo sư không bằng lòng cho người khác nói về mình nhiều... Chính vì thế mà nhiều người muốn nói về giáo sư, ca ngợi, thần tượng giáo sư không có cơ hội bày tỏ. Hôm nay, mượn cơ hội này, cơ hội được làm MC trong chương trình sinh hoạt này, Roxanne xin thay mặt cho các bạn trẻ, nói một lời tâm nguyện của bọn em: Chừng nào còn những người như các Anh dấn bước, chừng ấy còn có các em của các Anh nối gót theo sau. Những công trình đóng góp, hi sinh của các Anh, những bậc Cha Anh, chính là những hạt giống tốt để bảo tồn nòi giống và làm rạng danh văn hóa Việt trên khắp thế giới. Công trình dịch thuật và chú thích mà Anh bỏ ra trên dưới mười năm trời để ngày đêm tra cứu, ghi chép và thực hiện, ngày hôm nay, chúng em trân trọng cầm trên tay và rất mạnh dạng... Đúng vậy, từ nay, với cuốn sách Bách Việt Tiên Hiền Chí nầy, chúng em rất mạnh dạn, rất mạnh dạn để hãnh diện mình là người Việt Nam...?

    TRỌNG TÂM CHÚ Ý
    ?oTrước nay vẫn tin người mình tài giỏi. Trong 30 năm tị nạn vừa qua, chúng ta có biết bao nhiêu khoa học gia tài giỏi như cô Dương Nguyệt Ánh chế bom cho bộ quốc phòng Mỹ, các kỹ sư trưởng chỉ huy các chương trình đặc biệt cho cơ quan không gian NASA, các hãng máy bay Boeing... làm vẻ vang dân Việt. Học trò Việt mình học trường nào cũng đoạt bảng vàng, điểm A, đỗ cao, giỏi và thông minh xuất chúng... Nhưng bây giờ cuốn Bách Việt Tiên Hiền Chí cho thêm mình tài liệu quý chứng minh rõ ràng tổ tiên mình tuyệt vời, xuất chúng...? cô Linda Trần, sinh viên đại học UCI vui vẻ trả lời.
    Trong khi đó, một trung niên, ông Hoàng Liên, thì khoái chí: ?oMấy năm trước các con tôi hỏi ngặt tôi về bằng chứng để hãnh diện mình là người Việt Nam. Nay có cuốn sách này mà mấy ổng (ý nói Thư Viện) còn in cả chữ Tầu nữa thì thua... cọp. Chẳng những tôi mua 1 cuốn mà mua luôn 5 cuốn để gửi cho 4 đứa con và thủ cho mình 1 quyền. Uống chai rượu ngon đã gần 200 đô rồi mà say xỉn, mà bị D.U.I. tuy khoái nhưng làm sao khoái bằng mua mấy cuốn sách giá trị bạc triệu này!?

    TÀI LIỆU MỸ
    Một chuyên gia nghiên cứu cổ sử, ông Lê Thanh Hoa, phát biểu: ?oVề mặt lịch sử, xưa nay ai cũng biết chuyện vua Nghiêu nhường ngôi cho vua Thuấn và vua Thuấn nhường ngôi cho vua Vũ. Vua Vũ với đại công trị thủy cứu dân thoát cảnh lũ lụt triền miên nên được nhân gian kính cẩn gọi là vua Đại Vũ. Sách Bách Việt Tiên Hiền Chí ?" Lĩnh Nam Di Thư của sử gia Âu Đại Nhậm viết: ?oVua Vũ đi khắp thiên hạ, nhận định địa lý hình thể, địa lý nhân văn, rồi trở về nước Việt, họp chư hầu bàn định kế hoạch hưng quốc an dân?. Vua Đại Vũ là người Việt, lập nên triều Hạ rồi sau đó mới tới nhà Thương và nhà Chu. Tới thời nhà Chu về sau, người Tầu xua quân tiêu diệt các dân tộc khác, chiếm lấy đất đai để mở rộng biên cương thành một nước Tầu to lớn như ngày nay.
    Theo sử liệu, toàn vùng châu thổ sông Dương Tử (Trường Giang ?" Chang Jiang River) mênh mông, ước chừng gần 1/2 lãnh thổ Tầu ngày nay, là đất của nòi Bách Việt. Từ thời nhà Chu tới thời nhà Hán, người Tầu liên tục xâm lăng, tiêu diệt giống Việt. Cho đến ngày nay Việt tộc còn bảo chủng được ở cõi Việt Nam, một phần ở Cao Ly, một phần ở xứ Phù Tang (Nhật Bản), một phần ở Đài Loan (thổ dân nguyên thủy) và trên 17 triệu người tộc Tráng tồn tại tại Trung Hoa.
    Sử liệu do National Geographic Magazine (Hoa Kỳ) công bố, ghi rõ: ?oHistory of China: 5000 B.C. Farmers along the Chang Jiang (Yangtze River) are the first to grow rice.?
    Lúa gạo ngày nay cả nhân loại ăn hàng ngày do tổ tiên người Việt truyền lại.
    Ông Hoàng Đình Khuê, một chuyên gia Hán Nôm, phát biểu trưng nhiều sử liệu trước cử tọa tham dự buổi ra mắt sách, chứng minh những công trình do người Việt sáng tạo, đóng góp vào cái mà ngày nay thế giới gọi là văn minh Trung Hoa. Ông nêu các công trình nổi bật như việc xây dựng thành Bắc Kinh, thủ đô Trung Hoa, là do kiến trúc sư trưởng Nguyễn An, một người Việt đảm trách. Rồi nhà Tống học cách tổ chức binh bị của nhà Lý nước ta. Rồi nhà Minh phong cho Hồ Nguyên Trừng 2 chức bộ trưởng quốc phòng và xây dựng để trả công cho Trừng mang bí kíp làm súng đại bác của nhà Trần sang dâng nộp.

    NGƯỜI VIỆT PHÁT MINH RA GIẤY VIẾT CHO NHÂN LOẠI
    Trong số 106 nhân vật tiên hiền của người Việt được liệt kê trong Bách Việt Tiên Hiền Chí có người làm thầy của vua nhà Hán, có người là tư tưởng gia, có người rèn đệ nhất danh kiếm lừng danh thiên hạ, có người là danh tướng lẫy lừng.
    Nổi bật nhất là nhà khoa học Thái Luân, người phát minh ra giấy viết ngày nay cả thiên hạ đều dùng và nhớ ơn ông. Lâu nay người Tầu đã nhận Thái Luân là người Tầu nhưng với sử liệu minh chứng hẳn hoi trong Bách Việt Tiên Hiền Chí thì ông Thái Luân là người Việt.
    Các danh tướng khai quốc công thần phò Lưu Bang lập nên nhà Hán như Hàn Tín, Tào Tham, Tiêu Hà, Anh Bố v.v... cũng đều là người Việt. Còn nữa, nhiều nhân vật xưa nay người Tầu vẽ râu, kẽ mắt cho là có công dạy bảo cho người mình cầy cấy làm ruộng như Tích Quang, Nhâm Diêm thì trong Bách Việt Tiên Hiền Chí đưa ra bằng chứng Nhâm Diên bái lạy tiên hiền Việt tộc làm thầy.
    Nói chung, đây là cuốn sách vô cùng quý giá, để đòi lại danh dự cho tiên hiền người Việt hay nói khác đi, xác định căn cước của các danh nhân thế giới, danh nhân lịch sử. Căn cước đó mang quốc tịch Việt tộc.

    MỘT CÔNG TRÌNH XUẤT CHÚNG
    Ai nấy đều công nhận nhóm nhà văn nhà báo dựng lập Thư Viện Việt Nam như Trầm Tử Thiêng (đã qua đời), Trần Lam Giang, Võ Trọng Di, Nguyễn Đức Lập, Du Miên thật trì chí và nhất là liều mạng. Ngoài việc mở cửa thư viện hàng ngày suốt 8 năm qua, không thu lệ phí đồng bào mà phải chi tiền trả tiền phố, mướn nhân viên trên dưới 30 ngàn 1 năm... họ còn dày công biên khảo và xuất bản tác phẩm giá trị. Hai năm trước, họ xuất bản bộ Cổ Tích 3 cuốn dày 1100 trang, lại tặng cho tất cả trung tâm dạy tiếng Việt ở hải ngoại. Nay với bộ Bách Việt Tiên Hiền Chí, một lần nữa, nhóm Thư Viện Việt Nam tạo nên kỳ tích, góp phần rất lớn vào thành quả 30 năm xây dựng người Việt hải ngoại.
    Cô Roxanne Chow, người điều hợp chương trình ra mắt sách, thành viên của nhóm Thư Viện, thán phục nghĩa khí của nhóm Thư Viện, đã dành trọn thì giờ để lao mình vào, góp sức cùng các bác, các chú, các anh, chị hoạt động tích cực cho Thư Viện/Bảo Tàng Viện Việt Nam.
    Trước đó, một số hệ thống truyền thông cũng đã hé lộ cho biết nhóm Thư Viện/Bảo Tàng Viện VN còn nhiều công trình ?ođang cố gắng thực hiện nhưng khi nào xong mới công bố, chưa bao giờ dám công bố những gì chưa thành...?
    Chủ trương thành lập Thư Viện phục vụ miễn phí cho đồng bào từ năm 1999 đến nay, chi phí hàng năm để duy trì sinh hoạt trên dưới 30 ngàn mỹ kim, nhóm Thư Viện/Bảo Tàng Viện VN được các thương gia và mạnh thường quân âm thầm đóng góp vì thấy rõ mục đích hữu ích của Thư Viện, cho cộng đồng, cho giới trẻ. Đây là cơ sở thiện nguyện hoàn toàn được tài trợ bởi chính đồng bào Việt Nam, không nhờ quỹ tài trợ liên bang hay tiểu bang, mở cửa hàng ngày phục vụ rộng rãi cho công chúng.
    Ban quản trị Thư Viện/Bảo Tàng Viện VN tin tưởng: ?oChúng ta sắp đến giai đoạn Thư Viện tự túc chi phí được...? Một trong những hình thức đóng góp được nhiều người hưởng ứng nhất là ?omỗi ngày 1 đồng cho Thư Viện/Bảo Tàng Viện Việt Nam? (một năm 365 mỹ kim) và mua sách do Thư Viện/Bảo Tàng Viện VN ấn hành như bộ Cổ Tích Việt Nam ($50), Bách Việt Tiên Hiền Chí ($35). Mọi đóng góp đều được trừ thuế vì Thư Viện được Liên Bang và Tiểu Bang cấp phái lai hoạt động bất vụ lợi.
    Cô Roxanne Chow kêu gọi: ?oChúng tôi kêu gọi sự đóng góp yểm trợ của cộng đồng. Xin mời đến Thư Viện/Bảo Tàng Viện VN mở cửa hàng ngày tại địa chỉ 10872 Westminster Ave., # 214 ?" 215, Garden Grove, CA 92843 vừa để quan sát sinh hoạt của Thư Viện vừa để đóng góp tinh thần, vật chất... Quý vị ở xa có thể gửi chi phiếu đề tên Nhân Ái Foundation (VN Library) và gửi về PO Box 2051, Westminster, CA 92684, USA?.
    Các nhân viên Hoa Kỳ đảm nhận vai trò giữ an ninh cho buổi sinh hoạt ra mắt cuốn sách lịch sử này, dưới sự điều động của Nghị Viên trẻ Andy Quách (Westminster, California), đã bày tỏ sự thán phục đối với quan khách đông đảo tham dự buổi lễ ra mắt, đã yên lặng ngồi trong 1 căn phòng nhỏ không có máy lạnh giữa lúc trời Nam Cali đang nóng hừng hực. Ai nấy cũng đổ mồ hôi nhưng không ai tỏ ra khó chịu hoặc bỏ ra về. Ngay chính các vị dân cử như ÔB Dân biểu Trần Thái Văn, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Học khu Garden Grove Nguyễn Quốc Lân cùng Ủy Viên Giáo dục Nguyễn Quang Trung đã phải đứng chen giữa đồng bào vì không đủ ghế ngồi. Mọi người đều thương cảm, mến phục nhóm Thư Viện/Bảo Tàng Viện Việt Nam nghèo đến nỗi không có đủ tiền trả tiền điện để xài máy lạnh. Thế mà họ vẫn kiên trì làm việc, kiên trì mở cửa thư viện cho đồng bào xem sách suốt 8 năm qua. Ngày hôm nay là ngày mà cộng đồng được dịp biết đến sự hi sinh, công trình đóng góp của những người văn nghệ sĩ nghèo vật chất nhưng giàu lòng với đồng bào.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này