Relax cuối tuần (Nhật ký chuyến đi biển ra trường sa, đọc xem và suy ngẫm)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi casauchua, 02/06/2013.

1694 người đang online, trong đó có 677 thành viên. 20:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 546 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. casauchua

    casauchua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2011
    Đã được thích:
    117
    http://tranhung09.blogspot.com/2013/05/ra-truong-sa-moi-hieu-viet-nam-chua-co.html


    Ra Trường Sa mới hiểu Việt Nam chưa có một ngày hòa bình


    Thụy My
    Cần phải tổ chức thêm nhiều chuyến thăm Trường Sa, tuyên truyền mạnh mẽ cho người dân biết tình hình ở vùng biển đầu sóng ngọn gió, đang bị sức ép dữ dội từ âm mưu xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Đó là cảm nhận của, ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty dã ngoại Lửa Việt.
    Vừa đi thăm quần đảo Trường Sa về, ông đã vui lòng trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.
    RFI : Kính chào ông Nguyễn Văn Mỹ. Thưa ông, qua chuyến đi vừa rồi ông có những cảm nghĩ như thế nào ?











    Ông Nguyễn Văn Mỹ : Vừa rồi đi Trường Sa thì có rất nhiều việc để nói. Trước khi đi thì náo nức, cảm giác rất lạ và có một chút hồi hộp. Hành trình suốt 10 ngày lênh đênh trên Biển Đông mình có rất nhiều cảm nhận, từ thực tế không chỉ của Trường Sa mà cả Hoàng Sa, về cũng trăn trở suy nghĩ. Có cả niềm vui, cả ray rứt và cả nỗi buồn.
    Nỗi buồn đầu tiên là mình biết rõ thực tế của Hoàng Sa và Trường Sa. Hoàng Sa thì Trung Quốc đã chiếm toàn bộ. Như vậy về Hoàng Sa thì không còn gì để bàn cãi nữa, mặc dù Việt Nam có tổ chức chính quyền huyện đảo Trường Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng, nhưng mà đó chỉ là huyện ảo thôi.
    Còn Trường Sa thì cũng không như chúng tôi nghĩ. Khi đi mình cứ tưởng đơn giản là của Việt Nam. Nhưng mà Trường Sa hiện nay thì có quân đội của 5 nước đang chiếm đóng ở trên đó. Sớm nhất là Đài Loan, chiếm đảo Ba Bình – đảo lớn nhất ở Trường Sa. Việt Nam chiếm giữ nhiều đảo nhất : 24 đảo, tiếp theo là Philippines 9 đảo, Malaysia 7 đảo, Trung Quốc 7 đảo.

    Toàn bộ Trường Sa có khoảng 100 đảo lớn nhỏ, trong đó có 36 đảo nổi, tức là đảo có đất. Còn lại đa phần là đảo chìm, tức là khi thủy triều xuống thì mới nổi đá lên. Chưa kể những bãi đá ngầm, tức là những bãi mà tàu chạy qua không được, mình không thấy nó nhô lên khỏi mặt nước – những rạn san hô và bãi đá ngầm.
    Năm nước đang có quân đội chiếm đóng. Riêng Brunei thì không có quân chiếm đóng nhưng cũng đang có yêu sách về Trường Sa. Quần đảo Trường Sa cách Philippines khoảng 230 hải lý, cách Cam Ranh của Việt Nam và Malaysia khoảng 245 hải lý, và cách Trung Quốc 558 hải lý, cách Đài Loan 813 hải lý. Rất xa !
    Mặc dù diện tích chưa tới 6 km vuông, nhưng trong số 5 quân đội đang chiếm giữ Trường Sa thì có 4 sân bay của 4 nước. Đó là Đài Loan, Việt Nam, Philippines và Malaysia. Có một điều ngạc nhiên là Malaysia mới chiếm các đảo ở Trường Sa vào năm 1983. Thủ tướng Badawi từng đến thăm Trường Sa vào năm 2009, và Malaysia có cả cơ sở làm du lịch trên đảo của họ.
    Còn Trung Quốc thì họ chiếm từ năm 1988 rồi gây sự, sau đó tới năm 1995 và 2005 họ vẫn tiếp tục chiếm những đảo chìm. Bởi vì là đảo chìm cho nên Trung Quốc chưa thể làm sân bay được. Quân đội các nước khác dù có chiếm đóng nhưng mà lâu nay cũng chỉ đấu tranh trên bàn ngoại giao. Chỉ có Trung Quốc là nghênh ngang nhất !
    Ngoài chuyện đường lưỡi bò mà mọi người đều biết rồi, trong hải trình mà chúng tôi đi Trường Sa thì gặp tàu hải giám Trung Quốc nghênh ngang trên Biển Đông. Nó chạy cách tàu mình khoảng vài cây số, và mình cũng phải dè chừng, tránh cái động thái mà người ta gọi là khiêu khích. Hành động của Trung Quốc là hết sức ngang ngược, làm cho các thành viên trong đoàn rất khó chịu.
    Thật ra đường của họ, họ vẫn đi, đường mình, mình vẫn chạy. Chỉ có điều một số chỉ huy trên tàu yêu cầu anh em mình không được ra lố nhố đứng ngoài tàu, có thể tạo cớ khiêu khích nó. Mà tôi cũng chẳng biết là khiêu khích cái gì ! Bởi vì anh em mình chỉ ra chụp hình, rồi xem mặt mũi cái tàu nó như thế nào thôi. Tàu màu trắng, to lắm ! Chắc chắn mặc dù mang tiếng hải giám nhưng nó trang bị vũ khí hạng nặng ở trên đó.
    RFI : Bên cạnh đó ông còn những cảm nhận nào khác ?
    Khi đi Trường Sa thì tôi cảm nhận ra một điều. Thật ra lâu nay chúng ta giáo dục cho lớp trẻ về biển đảo chưa rõ lắm. Mà ngoài hai từ rất là chính xác « đất nước », « Tổ quốc », thì người ta hay dùng từ « giang sơn » và « non sông » hay là « sơn hà ». Thì như vậy chỉ có núi và sông thôi, mà không có biển đảo. Cho nên tôi nghĩ rằng có lẽ phải dùng chính xác là Tổ quốc Việt Nam, đất nước Việt Nam bao gồm cả lãnh thổ và biển đảo.
    Một điều tôi cảm nhận nữa là trước đây tại sao có tình trạng 5 nước cùng chiếm giữ da beo như vậy. Là bởi vì lâu nay chúng ta chưa quan tâm cái điều đó lắm, cho nên những đảo đó bỏ hoang thì các nước họ ra họ chiếm thôi !
    Tất cả lực lượng của 5 nước chủ yếu là quân sự, chỉ có một số dân. Dân đông nhất trên Trường Sa là của Philippines, khoảng chừng 240 người. Sau đó là của Việt Nam, khoảng gần 200 người. Mỗi nước đều có một đơn vị hành chính trên Trường Sa.
    RFI : Tình hình ở những đảo Việt Nam đang đóng như thế nào thưa ông ?
    Tôi có lên thăm các đảo mà Việt Nam đang đóng thì thấy lực lượng quân sự, rồi có cả dân sự. Tất cả đều sẵn sàng chiến đấu, và trong tâm thế phòng thủ thôi. Ở Trường Sa thì các đảo nổi thì chúng ta xem được, rồi có các đảo chìm, bãi cạn, và bên cạnh đó có khái niệm nhà giàn.
    Lên đảo thì mình thấy ngoài lính đảo còn có dân. Trên đảo chính Trường Sa thì chúng tôi thấy có cả trường học, chùa, nhà văn hóa, rồi cũng có một cái nhà khách. Đến thăm các đảo, thì thấy anh em luôn sẵn sàng chiến đấu, và họ rất là lạc quan. Ở chỗ nào họ cũng tăng gia sản xuất, tận dụng từng khoảnh không gian. Ở trên nhà giàn họ cũng trồng được rau, từ những loại rau dền, mồng tơi, rau sam, rau muống cho tới lá mơ…Và đặc biệt trên nhà giàn DK14 tôi gặp một cành mai có nguyên một bông mai nở rất đẹp, mặc dù bây giờ là tháng Năm, tức là nở muộn rồi.
    Những đảo của Việt Nam thì mình có phần nào yên tâm. Nhưng cái lo lắng nhất hiện nay – tôi nhắc lại, Trường Sa có quân đội của 5 nước đang chiếm giữ, và trong đó thì cái đáng sợ nhất, liên tục bành trướng, hung hăng, là Trung Quốc. Cụ thể là ngày 16/5 vừa qua thì Trung Quốc xua 32 tàu đánh cá tràn xuống Trường Sa. Họ vừa nghênh ngang đánh cá, vừa cấm các nước khác đánh cá, trong khi Trường Sa là của mình. Tình hình khá phức tạp, dù mình nói là của mình, nhưng để xác định chủ quyền thì hoàn toàn không đơn giản chút nào cả.
    Một điều ray rứt nữa, là trong khi nhân dân Trung Quốc tin rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của họ, khi tôi đi làm việc với một số đơn vị Trung Quốc tại Quảng Châu và Hải Nam thì các cơ quan hành chính, sau lưng các sếp đều có bản đồ Biển Đông và đường lưỡi bò rất rõ. Nhưng ở Việt Nam, điều này chúng ta làm rất hời hợt. Thậm chí như bản thân chúng tôi từ thực tế Trường Sa về chúng tôi mới biết thực trạng, chứ lâu nay thì mình biết không chính xác và cũng không rõ ràng. (Điều làm chúng tôi rất lo lắng là, có thể mình kiên nhẫn, nhẫn nhục nhưng mà Trung Quốc có thể nói là mình càng nhịn nó càng lấn tới).
    RFI : Phương tiện tuần tra trên biển của Việt Nam như thế nào ? Các tàu hải giám Trung Quốc hùng hậu như vậy, còn phía Việt Nam được biết đã có cảnh sát biển ở Trường Sa ?
    Tại vì Biển Đông tất nhiên là rất rộng, và lâu lâu mình mới gặp một cái tàu, cho nên thật ra dùng tàu quân sự mà đi kiểm soát thì cũng không phải đơn giản đâu. Riêng lượng tàu của Việt Nam thì chưa thể bằng lượng tàu Trung Quốc tràn ra trên Biển Đông ngày càng nhiều hơn.
    Tôi nghĩ chủ trương của Nhà nước là hết sức kềm chế, kiên quyết không nổ súng gây sự trước. Hai bên thì như thế, nhưng rồi thì cũng tìm cách vừa có vẻ như giương oai diễu võ nhưng bên này cũng kềm chế bên kia để tránh có thể xảy ra đụng độ. Còn lực lượng cảnh sát biển của ta cũng có, tôi bắt gặp cả anh em bộ đội đặc công trên tàu.
    RFI : Tổ chức những chuyến đi Trường Sa như vậy có khó khăn lắm không thưa ông ?
    Có thể nói là bây giờ Trường Sa, Hoàng Sa là một cái gì rất là thiêng liêng của người Việt rồi. Đặc biệt là những người còn thao thức với vận mệnh đất nước, với chủ quyền lãnh thổ thì có thể nói họ rất là hào hứng.
    Thật ra tôi đi Trường Sa không phải với tư cách doanh nghiệp du lịch, mà với tư cách là Câu lạc bộ truyền thống của Thành Đoàn, vì trước đây tôi là cán bộ của Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh. Anh em đề nghị là đi khảo sát tour, và cố gắng khi về có cách gì đó để tổ chức tour.
    Chuyến đi để lại cho tôi rất nhiều ấn tượng, bởi vì tôi cũng là cựu chiến binh, tôi hiểu những gian khổ của người lính. Cho nên khi mà đi ra Trường Sa thì mình cảm được chuyện đó. Sài Gòn và các thành phố ở trong đất liền thì tạm yên ổn, nhưng mà ở Trường Sa thì anh em xa nhà vẫn cầm chắc tay súng bảo vệ biên cương và sẵn sàng chiến đấu. Tình hình có những lúc rất là căng. Mình nghĩ là chiến tranh rất khó xảy ra, nhưng không thể nói trước được điều gì cả.
    Một điều nữa là trước đó tôi đã từng đi Trung Quốc nhiều lần, tôi cảm nhận rằng thật ra người Trung Quốc họ cũng không thích chiến tranh. Nhân dân Trung Quốc thì họ cũng không muốn gây sự với ai, trừ một số tướng lĩnh diều hâu, những người mà theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, được sự khuyến khích của một vài lãnh đạo, cho nên họ mới như thế.
    Và ra Trường Sa thì mình hiểu một điều là, như vậy đất nước Việt Nam vẫn chưa hề có hòa bình ! Tức là một phần vẫn trong tình trạng báo động sẵn sàng chiến đấu, và ở đó có thể là cái chết vẫn rình rập.
    Người lính vẫn còn rất thiếu thốn. Ví dụ như là thiếu nước. Nước thì phải sử dụng các nguồn nước mưa, gom lại và xài rất là dè xẻn. Rồi thiếu rau, bởi vì có nước đâu mà trồng rau. Những đảo chìm thì không có nước – những đảo như là những cái nhà nổi lên giữa biển, nhưng mà nó sát mặt nước. Còn cái nhà giàn nằm lơ lửng ở trên trời thì lại càng khó khăn nữa ! Cho nên anh em vẫn rất thiếu thốn, gian khổ. Nếu không đi thì mình không thể nào cảm được.
    Trong đoàn đi có rất nhiều người, nhân sĩ, trí thức, đủ thành phần cả, vì tôi đi cái đoàn đó là của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thì tất cả đều có cùng tiếng nói chung là thề dứt khoát là không để mất thêm đảo nào của Trường Sa. Bởi vì nhiều lý do nên chúng ta cũng đã mất khá nhiều đảo. Mà bây giờ đòi lại thì phải nói rằng hết sức khó khăn. Chỉ mong là làm sao đừng có đổ máu tiếp tục nữa.
    Trung Quốc họ vẫn kêu gào là cùng khai thác. Một mặt họ kêu như thế nhưng một mặt họ lại uy hiếp. Thứ hai là cũng không thể khai thác chung với Trung Quốc được. Họ đưa những giàn hiện đại đến, họ chơi một phát là bao nhiêu tấn dầu, còn mình là mình khai thác cò con. Dứt khoát là riêng đối với Trung Quốc thì phải cẩn thận, chứ còn từ hồi nào tới giờ họ chuyên uy hiếp các nước nhỏ. Và với Việt Nam thì có quá nhiều bài học rồi.
    Trở lại đất liền thì tôi mong muốn làm sao phải đẩy mạnh giáo dục tuyên truyền về biển đảo. Tôi có đề nghị với Bộ tư lệnh Hải quân và lãnh đạo thành phố tổ chức cho người dân được đi ra du lịch. Nhưng mà các anh ấy bảo rằng thật ra hiện nay chưa thể làm được. Năm 2004, Tổng cục Du lịch từng tổ chức một đoàn các doanh nghiệp lữ hành qua đó khảo sát, thì sau đó Trung Quốc phản đối quyết liệt. Và hình như mình sợ Trung Quốc cho nên mình im luôn !
    Thì tôi bảo rằng nếu chưa tổ chức đi du lịch để tránh tạo cớ cho Trung Quốc gây sự, thì mình có thể nói chúng tôi đưa người dân Việt Nam đi ra thăm bộ đội, thăm nhân dân ở trên quần đảo Trường Sa của chúng tôi. Hiện nay hàng năm đều tổ chức nhiều đoàn đi ra thăm, tặng quà, hỗ trợ vật chất lẫn tinh thần cho quân dân Trường Sa.
    RFI : Theo ông thì nên tổ chức nhiều chuyến thăm Trường Sa nữa phải không ạ ?
    Lâu nay thì chỉ có cán bộ được mời. Tôi nghĩ là có thể tổ chức cho nhân dân với danh nghĩa là đi thăm, và anh em sẵn sàng đóng một khoản tiền để đi, mặc dù hơi lớn. Chi phí đi ra Trường Sa hiện nay là khá lớn, bởi vì tôi đi hôm đó là đi từ Cát Lái ra Vũng Tàu, rồi bắt đầu từ Vũng Tàu mới đi ngược ra Trường Sa. Cho nên nếu đi từ Cam Ranh thì sẽ gần hơn. Và nếu là tàu cứu hộ thì chi phí lớn lắm. Nhưng mà chúng tôi nghĩ rằng nhiều anh em sẵn sàng bỏ tiền ra.
    Tôi có nói với lãnh đạo quân chủng Hải quân cũng như Thành ủy là chúng tôi sẵn sàng tổ chức cái tour này, và toàn bộ tiền thu được sẽ gởi vào Quỹ Vì Trường Sa thân yêu. Ngoài việc mở rộng giáo dục tuyên truyền về biển đảo, và nên nói rõ ràng thực tế chứ cũng không nên né tránh. Có sao mình nói vậy thôi, chứ mình cứ né tránh, lơ lửng người ta lại càng dễ suy diễn, người ta đồn thổi những tin không tốt.
    Hiện nay bên cạnh việc tổ chức tuyên truyền như vậy, thì phải tổ chức cho một số anh em có điều kiện được đi ra thăm quần đảo Trường Sa, để họ được mục sở thị, họ về kể lại. Chứ còn bây giờ nhiều khi dân chưa được đi mà chỉ một số cán bộ được đi thôi. Thậm chí rất nhiều cán bộ muốn đi cũng chưa được đi, như vậy rất là tiếc.
    Chỉ cần mỗi năm mình cho ra được vài đoàn thì số này họ sẽ về lan tỏa ra. Có trải nghiệm thực tế, tai nghe mắt thấy về họ sẽ cho người khác biết. Và tôi nghĩ rằng không nên chậm trễ nữa. Làm càng sớm càng tốt !
    Tôi hỏi một số người thì có khi họ cũng không biết là Trường Sa nằm ở đâu. Cái bi kịch hiện nay là rất nhiều ấn phẩm Việt Nam, kể cả những ấn phẩm Việt Nam ở nước ngoài quên mất quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Hoặc là tô quần đảo Hoàng Sa màu khác, coi như không phải là của mình. Những cái điều khá nguy hiểm, mặc dù nhỏ nhưng mà gây hệ quả.
    RFI : Còn về thái độ trước những hành động xâm lấn của Bắc Kinh, lúc nãy ông có nói lên nỗi lo là càng nhẫn nhịn thì Trung Quốc càng lấn tới ?
    Cần phải có thái độ mạnh mẽ hơn. Họ chiếm Hoàng Sa của mình rồi họ nghênh ngang đưa khách du lịch ra. Trong khi đảo của mình, đất của mình thì mình lại không dám đưa khách ra. Đó là điều mà tôi ray rứt. Về mình cũng suy nghĩ mà thật ra tôi biết là Nhà nước sẽ có đối sách, có cách xử lý của riêng họ, nhưng mà mình cũng chưa hiểu hết được, cho nên mình vẫn băn khoăn, vẫn lo.
    Tôi đang sợ là không khéo cứ cái đà này thì Trung Quốc có thể chiếm thêm một số bãi cạn khác. Đảo thì bây giờ gần như hết rồi, nhưng có thể một số bãi cạn Trung Quốc nó sẽ bành trướng, rồi nó làm khó dễ nữa, như đã từng làm trong ngày 16/5 vừa qua. Và tôi nhắc lại, phản đối của Nhà nước Việt Nam hết sức là yếu ớt. Chưa kể một số hành động khác, nhiều khi mình vô tình tạo cho người ta suy diễn là mình nhượng bộ Trung Quốc.
    Cái thực trạng rối ren hiện nay ở Trường Sa, tôi nghĩ rằng một phần nào có trách nhiệm của Nhà nước chúng ta. Lâu nay nhiều khi chúng ta không thật sự quan tâm – do nhiều thứ, có thể khách quan là do khó khăn, rồi bị phân tán, và có cái chủ quan là chưa quan tâm. Chứ nếu chúng ta đưa quân ra chiếm giữ tất cả các đảo thì làm sao mà mấy ông khác chiếm được. Đặc biệt là Malaysia, tôi nhắc lại, họ mới chiếm được từ năm 1983 tới nay thôi.
    Tôi nghĩ rằng nhân dân cũng mong muốn Nhà nước có thái độ mạnh mẽ hơn. Nếu không hơn thì ít nhất phải bằng Philippines, và mình sẽ góp chung tiếng nói. Chứ nếu không, mình là nước trực tiếp bị ảnh hưởng nặng nhất của sự bành trướng, uy hiếp của Trung Quốc, mà lại để cho Trung Quốc càng lấn tới như vậy thì đánh mất sự ủng hộ của bè bạn. Kể cả những nước muốn ủng hộ mình, nhưng người ta thấy mình không quyết liệt thì người ta cũng không nhiệt tình lắm.
    Một điều nữa là chắc chắn phải đưa chuyện này ra quốc tế, để tránh rơi vào cái bẫy của Trung Quốc – cứ yêu cầu giải quyết song phương. Không song phương được !
    RFI : Xin chân thành cám ơn ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty dã ngoại Lửa Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh.
  2. haglland

    haglland Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Đã được thích:
    0
    BBC và RFI chưa bao giờ ủng hô chế độ CS. Báo chí thường kích động, đổ dầu vào lửa. Nhất là BBC và RFI là 2 phương tiện truyền thông chuyên đăng bài của đám Việt Kiều lưu vong có "thù địch" với VN.
    Nên nhớ rằng VN cũng không phải loại vừa đâu, không hèn hạ đâu, cứ lô loa như vậy thôi chứ VN cũng cao khỉ lắm đấy.
    Cuộc sống mưu sinh thì phải chấp nhận sóng gió, rủi do. Nói ngay cái nghiệp chơi chứng khoán này thôi, đừng tưởng cứ ngồi ở nhà nhâm nhi cafe mà sướng à? cũng sóng gió không kém gì ngoài biển đâu, cũng "chết" bỏ mịa đấy chứ.


    http://www.baomoi.com/Tu-tu-vi-thua-lo-chung-khoan/126/2450060.epi

    Tự tử vì thua lỗ chứng khoán

    VnExpress - 16/02/2009 15:26 2 tin đăng lại 00 Tin gốc
    Em trai ở nước ngoài gửi về 130.000 USD, anh Nguyên đã chơi chứng khoán nhưng thua lỗ. Khi được tin em trai sắp về nước, anh đã tìm đến cái chết.

    Chiều 12/2, người dân ở phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội phát hiện anh Nguyên, 46 tuổi chết trong nhà, trên ngực có vết thương, hiện trường không xáo trộn.

    Theo cơ quan điều tra, trước khi chết, nạn nhân có viết một bức thư tuyệt mệnh gửi lại cho gia đình. Nội dung thư cho biết, gần đây, người em trai của anh đang ở nước ngoài gửi tiền để đầu tư làm ăn tại quê nhà.

    Tuy nhiên, anh Nguyên đã dùng toàn bộ số tiền 130.000 USD vào chứng khoán nhưng bị thua lỗ. Nhận được tin em trai sắp về nước, anh này đã tìm đến cái chết.

    Anh Nguyên đang là chủ một cửa hàng tạp phẩm.

    Anh Thư


    http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=205927

    Nữ sinh gào thét, xé quần áo vì... thua chứng khoán
    A- A A+ ‹Đọc›
    Không gian đêm yên tĩnh ở hành lang Viện Sức khoẻ tâm thần (bệnh viện này thường được gọi một cách dân dã là Viện Trâu Quỳ vì đóng tại Trâu Quỳ, Gia Lâm - Hà Nội) bị phá vỡ bởi tiếng gào thét man dại, khóc lóc thảm thiết của một phụ nữ.



    ảnh minh họa
    Đã quen thuộc với cảnh bệnh nhân tâm thần la hét, đập phá, nhưng đứng trước cảnh hai nam thanh niên khênh một cô gái trẻ tóc tai bù xù, gào thét đến độ sùi bọt mép, trên người cuốn độc chiếc chăn chiên hoa như khênh một khúc gỗ, bác sỹ Dũng cảm thấy lạnh sống lưng. Ông giật mình khi những thanh niên đưa nữ bệnh nhân trẻ tuổi này đến viện cho biết: do thua chứng khoán 17 triệu đồng, cô sinh viên đã phát điên, tự xé quần áo và kêu gào thảm thiết.

    Tuy nhiên, đó không phải là trường hợp duy nhất được đưa đến điều trị ở Viện Sức khoẻ tâm thần do liên quan đến chứng khoán. "Đã có trường hợp một thanh niên con một tự cho mình là... thần thánh. Đau xót hơn nữa, có trường hợp một phụ nữ quyên sinh dưới dòng sông Đuống hồi mấy tháng trước. Dư luận cho rằng, cô tự tử vì tình. Nhưng tôi biết rằng, nỗi bất hạnh của cô mang tên... chứng khoán" - Bác sĩ Dũng nói...

    Nữ sinh viên "xé quần, xé áo"

    Nhìn đồng hồ đã hơn 1 giờ đêm. Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng và cộng sự của mình nhanh chóng thực hiện các thao tác cần thiết để chế ngự "cơn điên" của cô gái trẻ vừa mới được bạn bè đưa đến. "Ấn tượng duy nhất của tôi với cô bệnh nhân 23 tuổi tên Hồng Oanh, đang là sinh viên một trường đại học ở Hà Nội là sự ham làm giàu nhanh chóng từ chứng khoán" - Bác sỹ Dũng tâm sự.

    Bạn bè của Oanh cho biết, Oanh chơi chứng khoán mới được hơn 1 năm nay. Là sinh viên không có nhiều tiền, Oanh chỉ chơi cò con. Mỗi lần đặt lệnh mua cổ phiếu, móc cả hầu bao của nhà đầu tư này cũng chỉ vài ba chục triệu. Khi thấy cổ phiếu lên dù ít dù nhiều, Oanh bán ngay để ăn tiền chênh lệch. Lợi nhuận thu được từ chơi chứng khoán, cô mời bạn bè đi ăn khao và mua son phấn, áo quần cho mình.

    Với những chiến tích từ chứng khoán, bạn bè xung quanh Oanh nhìn cô bằng con mắt ngưỡng mộ. Thế nhưng, cuộc đời có ai đoán được chữ ngờ. Trong một lần hùn hết cả vốn, cộng thêm tiền vay bạn bè cả thảy được 17 triệu đồng, Oanh mua cổ phiếu của một đơn vị kinh tế ở Nam Định mới lên sàn. Trái ngược hẳn với những suy đoán, cổ phiếu Oanh mua liên tục rớt giá thảm hại. Bán ra thì lỗ, để lại chẳng khác gì mớ giấy lộn.

    Vừa tiếc tiền, vừa lo tiền vay của bạn bè không trả được như đã hứa, Oanh phát rồ phát dại. Cô sinh viên quê Hải Dương tự xé quần áo của mình đến độ trên người không còn mảnh vải che thân, khóc lóc thảm thiết, gào thét như bị tra tấn. Quá thương tâm trước cảnh bạn mình không mảnh vải che thân, chạy lông nhông quanh phòng như người điên, mấy người bạn của Oanh đã lấy chăn chiên cuốn quanh người cô và đưa đến Viện Sức khoẻ tâm thần chữa trị.

    Bác sỹ Dũng cho biết, bệnh nhân Oanh bị rối loạn thần cấp, sang chấn tâm lý do thua chứng khoán.

    Chàng trai con một hoang tưởng mình là... thần thánh

    Khác với cô sinh viên nghèo tên Oanh, chàng thanh niên Nguyễn Văn Tiến sinh ra trong một gia đình giàu có, bố làm thuyền trưởng tàu viễn dương, mẹ là dân buôn bán. Tốt nghiệp một trường đại học ngành công nghệ thông tin, Tiến lao vào chơi chứng khoán với tham vọng làm giàu nhanh chóng. Sau một trận chơi chứng khoán "sinh tử", Tiến trắng tay và mất luôn cả căn biệt thự trị giá 7 tỷ đồng của gia đình mà cậu ta đã mang cắm sổ đỏ ở ngân hàng.

    Cú ngã đầu đời quá sức chịu đựng cho cái đầu của chàng thanh niên đang chập chững bước vào đời, Tiến đã phát điên. Ngay trong đêm tối, gia đình đã trói Tiến lại và đưa đến Viện Sức khoẻ tâm thần trong trạng thái bị kích động mạnh, vung tay, đá chân, tự cho mình là thần thánh.

    Quá trình điều trị tại bệnh viện, bác sỹ Nguyễn Văn Dũng - Trưởng phòng Điều trị tâm thần nam & Điều trị nghiện chất (Viện Sức khoẻ tâm thần) cho biết, bệnh nhân Tiến luôn khóc lóc, kêu la và luôn miệng nói: "Tôi là người giỏi nhất. Bố mẹ toàn là những người ngu muội". Khỏi phải nói, bố mẹ Tiến đã khóc hết nước mắt khi thấy đứa con trai duy nhất của mình vật vã vì chứng khoán.

    Đặc biệt, Tiến luôn cho mình là người tài giỏi, trong khi nằm trên giường bệnh vẫn lảm nhảm chỉ đạo người nhà, người đến thăm mình mua cổ phiếu: "Thằng Hưng hôm nay mua ngay 50.000 cổ phiếu của công ty A, cái Hương bán luôn 100.000 cổ phiếu công ty B...", khiến nhiều người có mặt trong phòng bệnh cười ra nước mắt.

    Quyên sinh ở sông Đuống...

    Cách đây mấy tháng, dư luận Hà Thành xôn xao chuyện một người phụ nữ tuổi ngoài 40 quyên sinh dưới dòng sông Đuống. Người nói cô này chết vì tình, người khác lại cho rằng sơ ý bị ngã xuống sông... Thật ra, nguyên nhân làm cho người phụ nữ xấu số tên Hải Diệp tự tử, chính là vì chứng khoán. Theo lời kể của bác sỹ Dũng, trước khi bập vào chơi chứng khoán, Hải Diệp đã có một gia đình yên ấm: chồng đang công tác ở nước ngoài và 2 đứa con ngoan ngoãn.

    Dấn thân vào chứng khoán, Hải Diệp lần lượt phải bán 4 mảnh đất đáng giá tiền trăm, bạc tỷ của gia đình ở trong nội thành Hà Nội. Nỗi đau của Hải Diệp như được hoàn tất khi cô biết tin chồng cũng chơi chứng khoán và mất rất nhiều tiền như mình.

    "Hải Diệp vào Viện Sức khoẻ tâm thần với trạng thái thân tàn ma dại. Cô khóc nhiều và mắc bệnh hoang tưởng (lúc nào cũng nghi mình bị theo dõi) ". Bác sỹ Dũng nhớ lại. Sau đó ra Viện được ít lâu, Hải Diệp có gọi điện thoại cho bác sỹ Dũng và nói về sự chán chường của mình. Khi ấy bác sỹ Dũng đang đi công tác ở TP. Quy Nhơn nên chỉ tư vấn sức khoẻ cho bệnh nhân này qua điện thoại. Khoảng 10 ngày sau đó, khi bác sỹ Dũng về Hà Nội thì hay tin Hải Diệp đã tự vẫn ở sông Đuống.

    Trên đây mới chỉ là những vụ điển hình về rối loạn thần cấp do chứng khoán gây ra mà ĐS &PL ghi nhận được tại Viện Sức khoẻ tâm thần. Các bác sỹ ở đây cho biết, từ tháng 3/2009 đến nay, Viện đã tiếp nhận trên chục trường hợp liên quan đến chứng khoán vào đây với biểu hiện của rối loạn thần cấp (cả nam và nữ). Họ đều có học thức, ham làm giàu nhanh chóng từ chứng khoán và bị sang chấn thương tâm lý tức thời, suy sụp về tâm lý.



    Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=205927#ixzz2V2NGyC5i
    http://www.xaluan.com/


    Trên đây chỉ là 2 ví dụ thôi, còn nhiều vô kể các vụ tự tử, tan cửa nát nhà ......vì chứng khoán đấy. Tự tìm trên google thì sẽ thấy.
  3. knd2011

    knd2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/02/2011
    Đã được thích:
    526
    Đang nói về biển đảo, bác đưa cái đánh chứng ra đây để làm gì?
    việc đánh chứng là việc riêng của mỗi người tự quyết định.
  4. dangkimanh

    dangkimanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/12/2007
    Đã được thích:
    664
    Xem video cho sướng mấy bác ơi:


  5. INKE

    INKE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    728
    Tự nhiên có thèng bệnh xuất hiện trong chủ đề biển đảo này là thế nào nhể[r37)]
  6. casauchua

    casauchua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2011
    Đã được thích:
    117
    Xem xong Clip thấy xúc động quá:(( trường sa thân yêu
  7. anhvaem6868

    anhvaem6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Đã được thích:
    9
    Nếu mình làm lãnh đạo, thằng nào tranh đảo , ko nói nhiều, ko cần tranh luận lịch sữ chủ quyền quá 3 tháng, cảnh báo rút quân trong 72h, xong ko nghe thì mang bom hạt nhân ném xuống thủ đô nước đó cái rụp . Thế giới cũng chỉ những thằng to mồm, đố dám dùng hạt nhân ném lại nếu ko liên quan đến quyền lợi của nó.
  8. cnn1996

    cnn1996 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/12/2013
    Đã được thích:
    443
    Cập nhật: Chân dung của hai người ăn cắp bị bắt tại Thụy Sỹ - Đẹp mặt chưa?

    Đăng bởi BTV VANEWS on Thứ Bảy, ngày 25 tháng 7 năm 2015 | 25.7.15

    [​IMG]
    Đây là 2 em anh em ruột: * Nhâm Tiến Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thu Dung - Số 21, ngõ 670/49, đường Hà Huy Tập, Xã Đìng Xuyên, Huyện Gia Lâm, Hà Nội. Điện thoại: 04-3698287. * Nhâm Thị Hồng Phương, Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư A&B Việt Nam - Số 45, phố Nguyễn Sơn, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội. Điện thoại: 0904919090


    [​IMG]
    Du khách Việt Nam bị bắt vì ăn cắp ở Thụy Sĩ - Ảnh: FB Son Nguyen
    Nạn trộm cắp của người Việt nam trong nước đi du lịch ra nước ngoài khi nào mới chấm dứt???

    Vụ việc 2 khách du lịch Việt Nam vừa bị cảnh sát bắt giữ tại Zurich do ăn cắp trong cửa hàng vừa được một hướng dẫn viên chia sẻ trên Facebook.


    Một hướng dẫn viên du lịch vừa chia sẻ trên Facebook việc 2 khách du lịch Việt Nam vừa bị cảnh sát bắt giữ tại Zurich do ăn cắp đồ trong một cửa hàng thời trang.

    Theo tường thuật, vụ việc xảy ra khi anh đang đưa một đoàn khách gồm 29 người Việt tới du lịch ở Pháp và Thụy Sĩ trong tuần vừa rồi.

    [​IMG]
    Nhâm Tiến Dũng - Nhâm Thị Hồng Phương (hoặc Phượng) đang tạo dáng trên tuyết tại Thụy Sỹ

    Chuyến đi diễn ra tốt đẹp cho đến ngày 15/7, hai thành viên trẻ trong đoàn bị bắt tại Zurich vì ăn cắp 3 chiếc kính mát hiệu Gucci và Louis Vuitton với trị giá khoảng 300 euro/chiếc.

    [​IMG]
    Vé phạt của cảnh sát cho mổi người ăn cắp là 1000 Euro- Ảnh: Facebook Son Nguyen

    Sau khi nhận được tin nhắn của cảnh sát Zurich, HDV này và một nhân viên công ty đã đến giải quyết, do ngày hôm sau đoàn phải bay sớm về Hà Nội. Cảnh sát đã yêu cầu nộp phạt 2000 Franc Thụy Sĩ mới thả hai khách này.

    [​IMG]
    Đây là địa chỉ cảnh sát nơi bắt Nhâm Tiến Dũng - Nhâm Thị Hồng Phương (hoặc Phượng)

Chia sẻ trang này