Rubber - Daily : Cập nhật tin tức cao su mỗi ngày

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Burschi1977, 04/12/2016.

116 người đang online, trong đó có 46 thành viên. 02:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 136443 lượt đọc và 848 bài trả lời
  1. Burschi1977

    Burschi1977 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2016
    Đã được thích:
    1.413
    Từ chuyện dự đoán :
    - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo sẽ chạm đáy vào quí 4 năm 2015 trước khi phục hồi trở lại bắt đầu từ năm 2016
    - Ngân hàng Thế giới (WB) cũng dự báo giá cao su sẽ phục hồi từ nay đến năm 2025

    Cho đến hiện tại :
    - Tại thị trường cao su tocom Nhật Bản với mức giá đóng cửa 229,5 Yên/kg, hợp đồng benchmark tháng 4/2017 thiết lập mức cao nhất kể từ tháng 6/2015
    - Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2017 tại Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng lên mức cao 17.680 NDT/tấn, mức cao nhất kể từ 30/7/2014.

    Và tương lai : 4 yếu tố sau sẽ quyết định tương lai ngành cao su tự nhiên
    - Đồng USD tăng mạnh và đồng Yên giảm
    - Biến đổi khí hậu khiến cho sản lượng giảm
    - Cắt giảm sản lượng từ 4 nước Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam
    - Ngành công nghiệp ô tô tại Trung Quốc và Ấn độ phục hồi mạnh

    Dự đoán quý 4 ngành cao su tự nhiên :
    Nhìn chung cổ phiếu ngành cao su tự nhiên đều cho lợi nhuận đột biến ( cao nhất năm )
    - Sản lượng cao su tăng mạnh vào quý 4 do mùa vụ
    - Thanh lý gỗ cao su

    PHR : Cổ phiếu cao su tự nhiên đầu ngành
    - Sản lượng quý 4 tăng mạnh ( yếu tố mùa vụ ) , giá cao su cũng tăng từ trung bình 26 triệu / tấn lên trung bình 31,2 triệu / tấn
    - Tổ chức đấu giá thanh lý 650 ha gỗ cao su, chuẩn bị đất sạch sau thanh lý để trồng tái canh đầu mùa mưa 2017 với giá từ 180 triệu - 200 triệu / 1ha , thu về lợi nhuận sau thuế từ 117 - 130 tỷ / 650 ha
    - Nhận tiền đền bù đất khu công nghiệp (cả năm ước khoảng xấp xỉ 120 tỷ đồng)
    - Dự đoán quý 4 PHR : 200 - 250 tỷ

    DPR :
    Cũng như PHR quý 4 đều cho lợi nhuận đột biến từ tăng sản lượng và thanh lý gỗ cao su
    - Luỹ kế 10 tháng đầu năm đạt lợi nhuận 106 tỷ đồng
    - Tương lai về DPR khá tươi sáng , lý do là công ty con của DPR có đầu tư dự án trồng 9000ha cao su tại Campuchia và đang cho thu hoạch 3000 ha ( năng xuất chưa cao do thời kì đầu khai thác ) , đến năm 2017 sẽ khai thác toàn bộ diện tích còn lại ( cầy trồng từ năm 2008 - 2009 )
    - Dự đoán quý 4 DPR : 65 - 75 tỷ

    TRC :
    - Vừa qua TRC dính phốt dụ điều chỉnh lợi nhuận và doanh thu quý 3 giảm 40% khiến NĐT nghi ngờ tính minh bạch cổ phiếu TRC
    - Trên thực tế TRC là doanh nghiệp cao su nhỏ nhất nhưng tiềm năng lại rất cao . Năm 2014 TRC đầu tư trồng
    mới cao su tại Campuchia với tổng vốn đầu từ là 1300 tỷ ( tất nhiên là 6-7 năm mới khai thác )
    - Dự đoán quý 4 TRC : 35 - 40 tỷ


    GIÁ CAO SU TOÀN CẦU CÓ THỂ CHẠM MỐC 2500 USD/TẤN
    Trang Khmer Times trích lời của ông Pol Sopha – tổng giám đốc sở cao su trực thuộc Bộ Nông nghiệp Campuchia cho biết, bốn nước trụ cột trong Hiệp hội các nước Sản xuất Cao su thiên nhiên, gồm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Malaysia, đã thống nhất tạm ngừng xuất khẩu cao su ra thị trường để ổn định giá.

    “Nhờ đó, nguồn cung cao su thiên nhiên toàn cầu đã giảm khoảng 300.000 tấn và giá đồng thời bị đẩy lên cao. Chúng tôi dự đoán, giá cao su sẽ tăng lên khoảng 2.000 – 2.500 USD/tấn vào năm 2017,” ông Sopha nói.

    Cũng theo ông, giá cao su tăng mạnh trong thời gian qua một phần khác nhờ nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên tăng mạnh khi Mỹ và các nền kinh tế lớn khác đang dần phục hồi.

    Bổ sung ý kiến của ông Sopha, ông Men Sopheak – Tổng thư ký Hiệp hội Phát triển Cao su Campuchia cho rằng, yếu tố thời tiết cũng là nguyên nhân khiến nguồn cung cao su trên toàn cầu bị thiếu hụt.

    “Tình hình thời tiết tại các nước sản xuất cao su gần đây không mấy thuận lợi. Mưa nhiều gây trở ngại cho công tác lấy mủ và đóng gói xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp đã phải tạm ngừng sản xuất. Kết quả là, giá cao su càng được đà tăng mạnh. Giá cao su hiện nay vào khoảng 1.860 USD/tấn. Tuy nhiên, nếu 4 nước, gồm Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Thái Lan, đồng thuận tiếp tục giảm 15% xuất khẩu cao su, giá mặt hàng này sẽ ổn định trở lại, thậm chí tăng lên,” ông nói.

    Giá cao su tăng thêm 35% và đạt 2500 usd/tấn đồng nghĩa là Rubber Tocom đạt 310 điểm , với mức tăng như vậy thì các cổ phiếu PHR, DPR, TRC sẽ trở về thời hoàng kim EPS đạt 10.000đ
    trunglph, PhongVanCKTienthanh68 thích bài này.
    Tienthanh68 đã loan bài này
  2. NgocDung2014

    NgocDung2014 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/08/2014
    Đã được thích:
    1.269
  3. Burschi1977

    Burschi1977 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2016
    Đã được thích:
    1.413
    Báo cáo ngành hàng cao su tháng 11/2016

    I. Thị trường thế giới:
    1. Tiêu thụ cao su thế giới:

    Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên thế giới (ANRPC) ra lời kêu gọi các nước tăng nguồn cung cho thị trường nội địa, trong thời điểm các nước xuất khẩu cao su tự nhiên đang dần chuyển thành các nước tiêu dùng cao su lớn. Nếu khuynh hướng này tiếp diễn, dư cung cao su cho xuất khẩu từ các nước này có thể giảm trong dài hạn.

    Các doanh nghiệp sản xuất cao su và lốp xe đang được thúc đẩy phát triển tại Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Ma-lai-xia. Với tiêu dùng cao su toàn cầu dự đoán tăng ít hơn 4% trong năm 2016, tiêu dùng được dự đoán tăng 8,3% tại Thái Lan, 12,4% tại Indonesia và 17,6% tại Việt Nam. Các chính sách công nghiệp tại Thái Lan, Indonesia, Ma-lai-xia và Việt Nam đang tập trung vào thu hút đầu tư phát triển chế biến cao su ở hạ nguồn chuỗi giá trị.

    ANRPC nhận định kinh tế tiếp tục chậm lại tại nhiều nước và giảm giá hàng hóa có thể khiến nhiều người tin rằng nguồn cung nguyên liệu thô đang dư thừa. Tuy nhiên, đây có thể là một giả định sai.

    Theo Thời báo Khơ me, giá cao su thế giới có thể tăng lên mức 2.000 – 2.500 USD/tấn nhờ tiến triển lạc quan của kinh tế toàn cầu cũng như việc cắt giảm sản lượng của 4 nước sản xuất cao su hàng đầu là Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Hiện nay, Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) đang cắt giảm khoảng 300.000 tấn nhằm ổn định giá. Tổng thư ký Hiệp hội Phát triển cao su Campuchia Men Sopheak cho biết, sản lượng cao su giảm còn do nguyên nhân mưa nhiều ảnh hưởng đến việc khai thác mủ cao su. Giá cao su thế giới hiện nay khoảng 1.860 USD/tấn và nếu 4 quốc gia trên cùng bắt tay cắt giảm ít nhất 15% sản lượng cao su xuất khẩu thì giá sẽ ổn định hoặc tăng dần. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng nhận định còn quá sớm để các nhà sản xuất cao su thuộc nhóm nằm ngoài 4 “đại gia” nói trên lạc quan.

    Bộ Nông nghiệp Campuchia cho biết nước này xuất khẩu gần 83.000 tấn cao su từ tháng 1 – 9/2016, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu cho thấy diện tích cao su ở Campuchia tiếp tục tăng lên, đa số tập trung ở các tỉnh đông bắc như Mondulkiri và Rattanakiri. Tổng diện tích cao su Campuchia đạt khoảng 402.000 ha vào tháng 9, vượt xa mục tiêu 400.000 ha chính phủ đặt ra đến năm 2020.

    2. Thị trường cao su Ma-lai-xia:

    Chính phủ Ma-lai-xia sẽ không hỗ trợ đẩy giá cao su nhưng sẽ tập trung tới ảnh hưởng của việc giảm giá đến thu nhập của các hộ dân trồng cao su. Chính phủ đã thực hiện chương trình Khuyến khích sản xuất cao su (IPG) từ năm 2015 nhằm giảm gánh nặng cho các hộ tiểu điền bị ảnh hưởng từ việc suy giảm giá cao su và đảm bảo nguồn cung nguyên liệu đầy đủ cho lĩnh vực chế biến.

    Đầu năm 2016, IPG được khởi động khi giá cao su SMR 20 (FOB) ở mức 5,50 RM (1,3 USD)/kg hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường và mức giá khởi động. Với cách tính toán như vậy, các hộ tiểu điền có năng suất 3.000 kg/ha/năm và có 2 ha diện tích cao su có thể đạt thu nhập hàng tháng khoảng 1.100 RM (262 USD). Tháng 9/2016, 349.248 hộ tiểu điền đã được hỗ trợ trên phạm vi quốc gia theo ưu đãi này với số tiền 50,98 triệu RM (12 triệu USD). Chính phủ Ma-lai-xia đã phân bổ nguồn ngân sách khoảng 200 triệu RM (47,6 triệu USD) để thực hiện hỗ trợ này.

    Đại diện các công ty chế biến cao su từ các quốc gia Ma-lai-xia, Trung Quốc và Ấn Độ đã liên hệ trực tiếp với Hội đồng mạng lưới cao su (Rubber Network Council) và Tổ chức Cao su Tiểu điền Thái Lan (RNRF) kể từ khi giá cao su bắt đầu hạ xuống hơn 1 năm qua. Như vậy, thương lái cao su quốc tế bỏ qua thị trường cao su kỳ hạn và mua cao su trực tiếp từ các hộ dân trồng cao su Thái Lan với lý do là có sự chênh lệch lớn so với cao su được định giá tại thị trường cao su kỳ hạn.

    Hiện là một trong những nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, Ma-lai-xia đã tiến lên vị trí nằm trong top 3 thế giới về nguồn cung cao su tin cậy và nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới với doanh thu xuất khẩu 1 tỷ USD (4,38 tỷ RM). Theo thống kê của Hội đồng Cao su Ma-lai-xia (MRB), tính đến hết quý 3/2016, ngành cao su đã đóng góp 7,97 tỷ RM trong doanh thu xuất khẩu quốc gia, tăng 56% so với năm ngoái. Năm ngoái, tăng trưởng xuất khẩu cao su của Ma-lai-xia cũng đạt tới 54%. Ngành cao su Ma-lai-xia lạc quan bất chấp triển vọng kinh tế toàn cầu, đồng Riggit yếu đi làm tăng chi phí nguyên liệu thô.

    Ngành cao su Ma-lai-xia đã có sự tăng trưởng đột biến từ những năm 1960, cao su trở thành một ngành quan trọng trong nền kinh tế nước này trong nhiều năm và đã tăng trưởng tốt, kéo theo nhiều các nhà sản xuất, xuất khẩu cao su vào các ngành sản xuất cao su đa dạng. MRB giám sát nguồn cung cao su trên cả thị trường nội địa và quốc tế để duy trì cạnh tranh bất chấp tình hình thị trường quốc tế ngày một khốc liệt. MRB cũng triển khai các chiến lược duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành ở mức 6%/năm nhằm đạt muc tiêu của chính phủ đưa nền kinh tế Indonesia trở thành nền kinh tế có thu nhập cao.

    3. Thị trường cao su Ấn Độ:

    Chính phủ Ấn Độ vừa cắt giảm thuế nhập khẩu nhiều sản phẩm cao su từ Ma-lai-xia theo Thỏa thuận Hợp tác kinh tế toàn diện Ấn Độ – Ma-lai-xia (IMCECA). Theo thông báo của Tổng cục Thuế và Hải quan Ấn Độ, thuế nhập khẩu của lốp mới và lốp đắp lại cho ô tô con, xe buýt và xe tải sẽ giảm xuống 5%, có hiệu lực kể từ ngày 30/6/2016 trong khi thuế của lốp máy bay, lốp máy móc nông nghiệp và lốp xe công trình sẽ được xóa bỏ.

    Danh mục các hàng hóa khác được hưởng thuế nhập khẩu 0% trong thông báo bao gồm bao cao su, găng tay y tế, thảm lót sàn, gôm tẩy, sản phẩm cao su cứng, một số loại cao su tổng hợp, cao su phế liệu và vụn cao su, đai cao su đắp lại, săm xe, ống cao su và băng tải.

    Ngành cao su Ấn Độ nhận định, khi thuế nhập khẩu giảm xuống, nhiều sản phẩm cao su giá rẻ từ Ma-lai-xia tràn vào thị trường nội địa Ấn Độ và đẩy nông dân cao su vào tình thế khó khăn hơn.

    4. Thị trường cao su Tocom, Nhật Bản:

    [​IMG]

    Thị trường cao su giao kỳ hạn tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo, Nhật Bản (Tocom) biến động tăng tích cực trong tháng 11/2016 do đồng đô la Mỹ tăng mạnh so với đồng yên Nhật. Đồng yên suy yếu khiến giá cao su giao dịch bằng tiền yên rẻ hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ tiền tệ khác.

    Hợp đồng benchmark giao tháng 4/2017 đạt mức cao nhất trong 17 tháng vào cuối phiên giao dịch 22/11, tăng phiên thứ 3 liên tiếp sau khi giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải tăng lên mức cao nhất trong hơn 2 năm. Với mức giá đóng cửa 229,5 Yên/kg, hợp đồng benchmark tháng 4/2017 thiết lập mức cao nhất kể từ tháng 6/2015, và tăng 5,4 yên so với phiên trước (21/11). So với ngày giao dịch đầu tháng, hợp đồng benchmark tháng 4/2017 đã tăng tổng cộng 46,4 yên/kg (tương đương 25%) so với giá đóng cửa phiên giao dịch 1/11 ở mức 183,1 yên/kg.

    Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2017 tại Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng lên mức cao 17.680 NDT/tấn, mức cao nhất kể từ 30/7/2014.

    Đồng đô la Mỹ tăng 0,1% lên mức 112,56 yên vào đầu phiên 24/11, sau khi chạm mức cao 112,98 yên phiên trước đó, trước ngày nghỉ Lễ Tạ ơn tại Mỹ. Trong khi đó, chứng khoán Nhật Bản tăng lên mức cao nhất gần 11 tháng do đồng yên suy yếu và sau khi chứng khoán phố Wall đóng cửa đạt mức cao kỷ lục, trong khi đồng đô la Mỹ tăng, số liệu nền kinh tế Mỹ đẩy lợi tức trái phiếu Mỹ lên mức cao nhiều năm.

    Trên thị trường cao su giao ngay tại châu Á, thương lái nước ngoài bắt đầu mua tại khu vực phía Nam Thái Lan, với hy vọng mua cao su từ các công ty và các nhóm nông dân lớn tại đây, tuy nhiên nguồn cung không đủ để đáp ứng. Sau đó, họ đã chuyển hướng tới Indonesia nhưng chất lượng cao su ở đây chưa phù hợp với yêu cầu. Cuối cùng, họ chuyển sang những người trồng cao su tại khu vực Đông Bắc Thái Lan thông qua mạng lưới của họ. Cao su được định giá dựa vào giá mặt bằng chung của thị trường, cộng thêm chi phí quản lý và một khoản lợi nhuận.

    Các công ty cao su tại Thái Lan chào giá mủ chén (100%) vào khoảng 51 – 52 Baht (1,46 – 1,49 USD)/kg, mủ chén thô được bán khoảng 21 – 32 Baht (0,6 – 0,91 USD)/kg và giá mủ latex tại phía Nam Thái Lan khoảng 56 Baht (1,6 USD)/kg.

    II. Việt Nam:
    1. Tình hình trong nước:

    [​IMG]

    Trong tháng 11/2016, giá cao su thành phẩm tại Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh diễn biến tăng tích cực, cùng với xu hướng tăng giá trên thị trường cao su thế giới. Cụ thể: cao su SVR3L tăng gần 8.000 đ/kg, từ 33.800 đ/kg (1/11) lên 41.700 đ/kg (22/11); cao su SVR10 tăng 5.600 đ/kg, từ 34.100 đ/kg lên 39.700 đ/kg.

    Tuy nhiên, hệ thống cung cấp giá tại địa phương ghi nhận giá mủ cao su dạng nước tại Bình Phước lại quay đầu giảm sau hai tuần đầu tháng tăng giá, từ 9.280 đ/kg xuống còn 8.960 đ/kg đối với mủ tạp 32 độ.

    Nếu kể từ đầu vụ thu hoạch năm nay, giá mủ cao su đang dần nhích tăng. Suốt mấy tháng qua, khi những cơn mưa xuất hiện ngày càng nhiều cũng là thời điểm bước vào vụ thu hoạch mủ cao su năm 2016. Giá mủ nước nhiều nơi tương đối ổn định với mức cao hơn so với cuối năm 2015. Các đại lý thu mua mủ cao su tại khu vực Đông Nam bộ cho biết, giá mủ cao su tươi mua vào từ 6.500 – 12.000 đ/kg (tăng 1.000 – 2.500 đ/kg so với hồi đầu tháng 9/2016). Giá mủ cao su dạng nước tại Bình Phước tăng từ 6.720 đ/kg lên 7.040 đ/kg, 7.400 đ/kg và hiện tại là 8.960 đ/kg đối với mủ tạp 32 độ. Nguyên nhân giá mủ cao su tươi tăng là do một số nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn đã giảm sản lượng khai thác vì giá mủ thời gian qua quá rẻ, có lúc chỉ bằng 2/3 giá hiện tại.

    Cùng với đó, mặt hàng cao su thiên nhiên đã ổn định được thị trường xuất khẩu, nhất là Trung Quốc vì nhu cầu sản xuất săm lốp ô tô của thị trường này đang đà tăng nhẹ. Còn tính từ mức đáy gần nhất vào giữa tháng 6/2016, đến nay giá mủ cao su thế giới đã tăng xấp xỉ 20%.

    Riêng về cao su sơ chế SVR3L, hồi quý 1/2016, giá dao động ở mức 26 – 28 triệu đồng/tấn, vào cuối tháng 4/2016 bỗng tăng lên 37 triệu đồng/tấn nhưng kéo dài không bao lâu. So với mức giá chạm đáy hồi đầu năm 2016 là 26 triệu đồng/tấn thì với mức giá 33-34 triệu đồng/tấn đã và đang mang lại chút ít hy vọng.

    Trong nhiều tuần qua, sản lượng cao su thiên nhiên Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng từ 10 – 12%/tuần. Tuần qua, lượng cao su xuất khẩu đạt 15.200 tấn, với chủng loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn đưa vào xuất khẩu đa dạng hơn. Giá cao su xuất khẩu chủng loại SVR 3L tuần qua đạt xấp xỉ 16.000 NDT/tấn. Các loại thuộc chất lượng 1 giá thấp hơn từ 200 – 300 NDT/tấn. Loại cao su xám SVR10, SVR20 thấp hơn tới 2.000 NDT/tấn. Dự báo xuất khẩu cao su của Việt Nam trong thời gian tới sẽ tăng 8% về sản lượng và 2 – 3% về giá.

    Không chỉ thuận lợi về nhu cầu, giá cao su cũng đang có xu hướng tăng. Giá sản phẩm cao su sơ chế đóng bánh 33,3 kg thương hiệu SVR 3L đạt bình quân là 12.500 – 13.000 NDT/tấn. Sự chênh lệch giá của sản phẩm này đối với các sản phẩm khác như SRV 5, SRV-L, SRV-CV50. SRV-CV60 dao động từ 300 – 400 NDT/tấn. Riêng đối với hai sản phẩm cao su đóng bánh màu xám là SRV 10, SRV 20 thấp hơn 100 NDT/tấn.

    2. Dự báo xuất nhập khẩu cao su tháng 11/2016:

    Theo Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS), Bộ Nông nghiệp và PTNT, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 11 năm 2016 đạt 117 nghìn tấn với giá trị đạt 165 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 11 tháng đầu năm 2016 đạt 1,1 triệu tấn và 1,43 tỷ USD, tăng 12,3% về khối lượng và tăng 4,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Giá cao su xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2016 đạt 1.267 USD/tấn, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc và Ấn Độ là 2 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2016, chiếm 66,1% thị phần. Mười tháng đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu cao su sang hai thị trường này tăng lần lượt là 21,6% và 10,6% so với cùng kỳ năm 2015.

    Ước khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 11/2016 đạt 44 nghìn tấn với giá trị đạt 74 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này 11 tháng đầu năm 2016 đạt 387 nghìn tấn với giá trị đạt 604 triệu USD, tăng 10,9% về khối lượng và tăng 2,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Bốn thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 10 tháng đầu năm 2016 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia và Đài Loan, chiếm 55,7% thị phần. Trong 10 tháng đầu năm 2016, khối lượng cao su ở hầu hết các thị trường nhập khẩu đều tăng trừ thị trường Nga. Về giá trị, các thị trường hầu hết có giá trị nhập khẩu cao su tăng trong 10 tháng đầu năm 2016 ngoại trừ thị trường Nga, Nhật Bản và Campuchia với mức giảm lần lượt là 22,5%, 2,4% và 9,8%.
    Trust_for_you, lethanhcuong2006anhntls thích bài này.
  4. hpkt85

    hpkt85 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    23.052
    chọn Blue đầu ngành PHR các bác,
    PHR đáng để xem xét đầu tư!
  5. nguyenductucg

    nguyenductucg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Đã được thích:
    5.198
    Khiếp bác chém PHR lãi to ghê thế . Những - Dự đoán quý 4 PHR : 200 - 250 tỷ cơ à :D
  6. Tienthanh68

    Tienthanh68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2013
    Đã được thích:
    4.203
    Bác oang oang thế này thì mai lại ce mất à kaka! PHR mình đang gom nhiệt tình, có lẽ chuỗi ngày rũ hàng đã kết thúc! Chỉ cần q4 làm 180 tỏi cũng đã quá ok roài. Lên 4x nhé hehe
  7. hpkt85

    hpkt85 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    23.052
    thật sự PHR đáng để đầu tư !
  8. Burschi1977

    Burschi1977 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2016
    Đã được thích:
    1.413
    Mình chỉ dự đoán từ những thông tin có sẵn thôi bạn
    Đấu giá 650ha thu về ít nhất cũng 117 tỷ rồi bạn , sản xuất cao su quý 4 bao giờ cũng tăng sản lượng và giá cao su liên tục tăng thì sẽ tăng lợi nhuận , quý 4 năm nay có thêm tiền đền bù đất công nghiệp ( cả năm 120 tỷ , chi 9 tháng đầu năm bao nhiêu chưa biết , nhưng số còn lại chắc kha khá tầm 70- 80 tỷ )

    Tính ra riêng vụ gỗ và đền bù đất đã là 200 tỷ lợi nhuận rồi , phần còn lại là lợi nhuận cao su , mình tính vậy cũng ko quá
    nguyenductucg thích bài này.
  9. Tienthanh68

    Tienthanh68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2013
    Đã được thích:
    4.203
    Bác phân tích và đưa căn cứ rõ thế này thì em biết phải làm sao roài. Đố bác nào cản đươc em bán nhà mua PHR đấy kaka
  10. binh3535

    binh3535 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2014
    Đã được thích:
    5.736
    quý 4 lãi 200ty co ti cậy ko bác thớt

Chia sẻ trang này