Sau lễ đứt nặng !!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thailo2011, 04/05/2014.

7799 người đang online, trong đó có 977 thành viên. 13:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13148 lượt đọc và 246 bài trả lời
  1. thailo2011

    thailo2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2011
    Đã được thích:
    1.308
    5 ngày nghỉ trên f chiếm đến 90% bìm bịp...Chim này xoắn quá nên không muốn bay đi chơi !!!
    Chim nhợn chúng tôi có 5 ngày nghỉ rất thoả mái, tinh thận hiện nay là sáng suốt nhất nên nhận định TT là khá chuẩn...Mặc dù 100% xèng nhưng chưa nghĩ tới giữ cổ ở thời điểm này. Giá cổ phiếu còn quá bong bóng nên xác định còn phải giảm 30-100% nữa mới mua tích luỹ dần....Chỉ có 1 số % rất nhỏ anh em chim nhợn có tính ham hố nên TT cứ giảm tý là nhẩy vào rồi cổ phiếu về lại cắt lỗ....

    Kể cả trong uptrend vừa qua tôi nhìn thấy KT toàn màu xám mà gà cứ ham hố bừa bãi, may mà tôi nhẩy ra được đúng đỉnh Trường sơn

    Trong 1 uptrend giả tạo khi mua giấy lộn phải hết sức thận trong....Luôn luôn nghĩ . Ông trời cho bằng nào ta ăn bằng đấy, đừng nghĩ làm giầu nhanh bằng chứng khoán, có ngày chỉ còn mỗi cái quần đùi
    Last edited: 04/05/2014
    ThanTuDo, Jacktom, tuoithindep7 người khác thích bài này.
    Choichuan, cuty2011tiendung2111 đã loan bài này.
  2. thailo2011

    thailo2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2011
    Đã được thích:
    1.308
    Vì sao các nhà đầu tư nước ngoài không mặn mà mua nợ xấu?


    VAMC đã mua hơn 45.000 tỷ đồng nợ gốc với giá trị trái phiếu đặc biệt thanh toán là 37.680 tỷ đồng. Tuy nhiên, số nợ xấu đã thu hồi mới đạt 450 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ thu hồi 1% dư nợ đã mua.

    Trong bối cảnh không thể sử dụng tiền từ NSNN để xử lý nợ xấu, một luồng tiền mới cần được đưa vào để xử lý. Tuy nhiên, luồng tiền mới này dường như khó có thể đến từ các nhà đầu tư nước ngoài. Một câu hỏi đặt ra là vì sao?

    Nhiều vướng mắc về pháp lý chưa thể gỡ bỏ

    Thứ nhất, liên quan đến thế chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ), theo quy định tại Luật đất đai và Luật đất đai sửa đổi, chỉ các tổ chức tín dụng (TCTD) được phép hoạt động tại Việt Nam mới được phép nhận thế chấp QSDĐ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay doanh nghiệp nước ngoài đều không được phép nhận thế chấp QSDĐ. Trên thực tế, chỉ có các TCTD, VAMC và DATC được phép mua nợ xấu được đảm vảo bằng tài sản thế chấp là QSDĐ, không doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nào được phép mua các khoản nợ này.

    Thứ hai, liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS), theo quy định của Luật kinh doanh BĐS năm 2006, để tham gia hoạt động kinh doanh BĐS, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài không được phép trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh BĐS.

    Ngoài ra, phạm vi hoạt động kinh doanh BĐS mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép thực hiện giới hạn ở: i) đầu tư tạo lập các công trình xây dựng để bán hoặc cho thuê; ii) đầu tư cải tạo đất và đầu tư các công trình hạ tầng trên đất để cho thuê đất đã có hạ tầng; iii) cung cấp các dịch vụ kinh doanh BĐS, bao gồm dịch vụ môi giới BĐS, dịch vụ định giá BĐS và các dịch vụ tư vấn BĐS. Cũng theo Luật kinh doanh BĐS, thậm chí kể cả trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có được QSDĐ, họ cũng không được phép chuyển nhượng lại đất.

    Với những quy định nêu trên sẽ hạn chế việc chuyển nhượng hay cho thuê QSDĐ hoặc công trình xây dựng của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư nước ngoài không có thể không đổ vào thị trường BĐS, và do đó, thị trường BĐS có thể rơi vào tình trạng đình trệ. Kết quả là quyền đòi nợ được đảm bảo bằng BĐS không thực sự hấp dẫn đối với người mua (đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài) và điều này trở thành một trong những yếu tố ngăn cản việc bán nợ xấu có tài sản đảm bảo là BĐS.

    Vướng quy định hạn chế về đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp

    Một số khoản nợ xấu được đảm bảo bằng cổ phần trong doanh nghiệp nợ. Vì vậy, một số nhà đầu tư có thể mua nợ xấu nhằm sở hữu cổ phần tại doanh nghiệp nợ bằng phương thức chuyển nợ thành cổ phần (DES). Tuy nhiên, do một số ngành nghề kinh doanh chưa mở cửa hoặc chỉ mở cửa một phần cho nhà đầu tư nước ngoài do luật pháp hiện hành quy định hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam đối cới một số ngành nghề kinh doanh. Ngoài ra, đối với các công ty đại chúng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế ở tỷ lệ 49%.

    Vì vậy, cho dù các nhà đầu tư nước ngoài được mua nợ xấu, trong một số trường hợp, vẫn có những hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài theo phương thức mua cổ phần của doanh nghiệp nợ bằng phương thức chuyển nợ thành cổ phần hoặc phương thức xử lý tài sản đảm bảo. Những hạn chế này không khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài mua nợ xấu.

    Chưa có thị trường mua bán nợ xấu

    Hiện tại, có nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài muốn mua nợ xấu. Tuy nhiên, một thị trường mua bán nợ xấu vẫn chưa được hình thành một cách hoàn chỉnh.

    Cụ thể: chưa có một hệ thống trung tâm quản lý thông tin về nợ xấu (bao gồm cả thông tin liên quan đến doanh nghiệp nợ, tài sản đảm bảo, lịch sử thu hồi nợ và lịch sử giao dịch); các quy định về công bố thông tin cho phép các nhà đầu tư dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận các thông tin về nợ xấu nói trên; các cơ chế xúc tiến và đơn giản hóa thủ tục đăng lý chuyển nhượng tài sản đảm bảo… Do đó, việc thực hiện các giao dịch mua bán nợ xấu vẫn mới chỉ dừng lại ở mức tiềm năng.

    Với những vướng mắc liên quan đến thể chế nêu trên, việc các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào đầu tư, mua, bán các khoản nợ xấu sẽ bị hạn chế rất nhiều, đồng nghĩa với luồng vốn ngoại tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu sẽ không nhiều.

    Nguyễn Lê

    Theo Trí Thức Trẻ
    ThanTuDonickname_311 thích bài này.
  3. thailo2011

    thailo2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2011
    Đã được thích:
    1.308
    Lỗ to, doanh nghiệp thép, thủy sản nhảy sang...lúa gạo?



    Lợi nhuận của ngành chính giảm sút mạnh khiến nhiều doanh nghiệp thép, thủy sản chưa có nhiều kinh nghiệm về nông nghiệp chuyển sang làm lúa gạo.

    Doanh nghiệp thép, thủy sản nhảy sang lúa gạo

    Là trường hợp của doanh nghiệp thuỷ sản Vĩnh Hoàn đã tham gia làm gạo cách đây hai năm. Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn cho biết, từ năm 2012, biên lợi nhuận của Vĩnh Hoàn là 5,8% và tỷ lệ này giảm xuống còn 3% vào năm ngoái. Do vậy, công ty bắt đầu tìm kiếm lợi nhuận từ những ngành khác, trong đó có việc đầu tư vào lúa gạo.

    Hiện nay, Vĩnh Hoàn tập trung đầu tư gạo thơm và gạo đồ, hai loại gạo đang có tiềm năng lớn và giá cao. Gạo thơm đang được thị trường Trung Quốc, Hong Kong ưa chuộng. Bà Khanh cũng vừa có chuyến khảo sát thị trường Trung Quốc trở về và cho biết đã ký hợp đồng với một chuỗi nhà hàng lẩu tại Trung Quốc.

    Ông chủ Huỳnh Cẩm của công ty Thép Cẩm Nguyên, với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành thép lý giải quyết định đầu tư làm nông nghiệp: “Thời gian làm sắt thép, tôi đi rất nhiều nước và trong lúc ăn cơm với bạn bè, khách hàng, nhiều người hay bình luận gạo này ngon, gạo kia không ngon, rồi bảo tôi là nghe nói ở Việt Nam gạo ngon lắm sao ông không làm? Nghe rất nhiều lần và qua nhiều năm, tôi đã quyết định làm”.

    Trong khi đó, một thực tế vẫn đang diễn ra là gạo liên tục giảm giá, các doanh nghiệp muốn bán gạo phải qua tay 2 Tổng công ty lương thực I và II. GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia về nông nghiệp đã từng chỉ thẳng: “Đáng ra các Tổng công ty lương thực phải nỗ lực tìm đầu ra cho gạo nhưng tiếc là họ chỉ lo ăn chặn, ăn bớt của nông dân”.

    Còn TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN-PTNT) cũng từng thừa nhận: "Nếu nói họ (Tổng công ty lương thực I và II -PV) hoàn thành đúng chức năng hay chưa thì rất khó nói. Bởi vì để bán được hàng nhiều nhất thì vẫn phải qua hai tổng công ty này. Chỉ có điều nếu nói hai Tổng công ty này đã hỗ trợ được nông dân hay chưa thì đúng là chưa nhiều.

    Nông nghiệp sống dở, chết dở, "trụ đỡ" lung lay...

    Thời gian vừa qua đã có quá nhiều vấn đề trong nông nghiệp cần được giải quyết cấp bách khi tình trạng người nông dân bỏ ruộng, đầu tư cho nông nghiệp ngày càng giảm; việc quản lý chất lượng giống, phân bón nông nghiệp; vấn đề dịch bệnh... chưa được giải quyết.

    Ở phía Bắc nhiều người trồng lúa đã tính toán: làm một sào lúa sau khi trừ hết chi phí mỗi tháng họ chỉ nhận được khoản lợi nhuận từ 50.000-80.000 đồng, tương đương với hai bát phở ở thành phố, họ đã viết đơn xin trả lại ruộng hoặc bỏ hoang.


    [​IMG]


    Nhiều nơi nông dân đã bỏ ruộng vì quá vất vả nhưng thu lại chẳng đáng là bao

    Bà Nguyễn Thị Hòa, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã thẳng thắn chỉ ra rằng: người nông dân luôn bị thiệt thòi vì họ gần như không có tiếng nói với chính sản phẩm của mình.

    "Cơ chế đẻ ra chỉ phục vụ cho các công ty thu mua. Rõ ràng phân tích chuỗi lúa gạo thấy miếng bánh dành cho trung gian thu mua, chế biến chiếm nhiều và rất không công bằng với người sản xuất. Cơ chế thu mua lúa gạo của nông dân với giá rẻ sau đó ghìm lại để bán với giá đắt là một cách làm “chộp giật”, trong khi người dân chẳng có quyền để bảo vệ sản phẩm của mình, chẳng có ai bảo vệ", bà Hòa nói.

    Nhìn nhận về vấn đề phát triển nông nghiệp, tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014 vừa qua, nhiều ý kiến cho biết, từ vị trí là trụ đỡ cho nền kinh tế, nông nghiệp Việt Nam đang chuyển dần sang trạng thái cần được tiếp sức.

    Việt Nam đã có nhiều chính sách tốt để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, song theo nhìn nhận của TS. Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thì việc sản lượng liên tục tăng lại tạo nên thừa cung. Và trong điều kiện cạnh tranh yếu của nền kinh tế thì thừa cung như vậy khiến “chính mình giẫm vào chân mình”.

    Theo Hà Anh

    Đất Việt
    ThanTuDonickname_311 thích bài này.
  4. nickname_311

    nickname_311 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    13/03/2014
    Đã được thích:
    71
    Bìm bịp nó hô hào vậy chứ nó có cầm hay mua nổi 01 cổ phiếu nào đâu. Chỉ là hô hào để vét nốt mấy con cá nhỏ, tép riêu --> ăn cho đỡ vã trước khi cắm đầu xuống đất.
    ThanTuDothailo2011 thích bài này.
  5. thailo2011

    thailo2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2011
    Đã được thích:
    1.308
    Kể
    Thấy nhiều bịp hô suốt cả ngày, chắc là vô công, không có việc giề nào làm nên đây chém gió chắc
  6. cuty2011

    cuty2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2011
    Đã được thích:
    2.337
    Bem bẹp kẹp nặng...giữ nhiều hàng ra cũng khó
  7. thailo2011

    thailo2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2011
    Đã được thích:
    1.308
    Từ nỗi lo tiền dồn ở kho bạc, ngân hàng
    “Trong 4 tháng đầu năm, tín dụng không tăng mấy. Đầu tư công thì không giải ngân được như mong muốn. Tiền dồn lại, cả ở kho bạc lẫn ngân hàng. Cái đang lo lắng là ở chỗ đó”, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội trao đổi với VnEconomy bên lề Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014.
    http://image.*********.vn/2014/05/02/Bac-lich.jpg
    TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội
    Không cho vay được thì ngân hàng cũng “chết”

    Vậy hệ lụy của việc giải ngân vốn kém xuất phát từ đâu? Và cần làm gì để giải quyết điểm nghẽn này, thưa ông?

    Khâu thủ tục hành chính khiến vấn đề giải ngân cực kỳ nặng nề. Chúng ta chưa chú trọng cải cách một cách mạnh mẽ thủ tục giải ngân. Một công trình xây dựng xong, để giải ngân lấy tiền từ kho bạc ra là cả một vấn đề.

    Tiền chỗ nào cũng có, chia kế hoạch hết rồi, nhưng vướng ở quy trình. Cái này có khách quan là những công trình làm chậm, giải ngân chậm, không chịu nổi thủ tục.

    Về tín dụng, những nỗ lực kéo giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước là tốt. Chúng ta đưa được lãi suất xuống mức bình quân của 10 năm trước.

    Tuy nhiên, vấn đề là lãi suất ngắn hạn giảm được, còn lãi suất trung hạn chưa giảm đáng kể, vẫn còn cao. Đây là cản trở cho những doanh nghiệp đang làm ăn tốt, không vướng nợ để vay vốn và tái cấu trúc.

    Tôi cũng thông cảm vì thực trạng của ngân hàng thương mại là huy động vốn chủ yếu là ngắn hạn, mà phần lớn lại đi mua trái phiếu chính phủ trung hạn. Thành ra thị trường vốn trung hạn cho doanh nghiệp chưa tác động nhiều.

    Ngược lại, nhiều doanh nghiệp khó khăn, đang vướng nợ lại chưa gỡ được để cho vay, nên dòng tín dụng chưa vào được.

    Đấy là hai cản trở, từ đầu tư công đến tắc tín dụng. Nên vấn đề là làm sao tháo gỡ cả hai cái đó, để từ nay đến cuối năm dòng vốn bơm được vào nền kinh tế.

    Tôi xin nói lại, trong hai năm 2014 - 2015, chúng ta phải trông chờ nhóm doanh nghiệp làm ăn tốt đầu tư, tái cấu trúc chuyển đổi mô hình tăng trưởng để chúng ta chuẩn bị một mục tiêu lớn hơn cho giai đoạn 2016 - 2020 là tăng trưởng bền vững với tốc độ cao, chứ không phải như giai đoạn vừa qua.

    Chúng ta nhìn vào mục tiêu đó, thì chúng ta thấy nhiều lo lắng. Còn nếu chúng ta an tâm năm sau cao hơn năm trước, bình bình thế này, thì hiện nay không phải là xấu.

    Có ý kiến của một đại diện ngân hàng, rằng họ chào vốn 7-8%/năm mà doanh nghiệp vẫn thờ ơ...

    Như tôi vừa phân tích, những doanh nghiệp thờ ơ vốn là bởi vì họ làm ăn tốt, không nợ nần. Trước đây, họ còn cầu cạnh ngân hàng, còn bây giờ ngân hàng lại phải cầu cạnh họ. Bây giờ ngân hàng thu tiền vào mà không cho vay được thì ngân hàng cũng “chết”, nhưng lãi suất trung hạn vẫn cao, thành ra doanh nghiệp cũng chưa tính toán sử dụng nguồn vốn trung hạn lãi suất cao để đầu tư.

    Bên cạnh đó, tình hình thị trường thế này thì khó kích thích những doanh nghiệp tốt mở rộng quy mô, mở rộng đầu tư.

    Dù dư nợ tín dụng không tăng, nhưng thực tế doanh nghiệp tốt vẫn vay được vốn, tín dụng vẫn tăng, nhưng những doanh nghiệp nhóm 2 thuộc dạng khó khăn lại bị đòi nợ. Số đòi nợ vào so với vốn cho vay ra bằng nhau nên tín dụng không tăng, chứ không phải không có vay mới.

    Hãy để người ta thấy Nhà nước đồng hành

    Ông nghĩ, động lực cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn này liệu sẽ đến từ đâu?

    Với các doanh nghiệp tốt thì chỉ cần kinh tế vĩ mô ổn định, có triển vọng và nếu như có biện pháp giảm lãi suất trung hạn xuống thì họ sẽ tiếp tục đầu tư phát triển.

    Còn nhóm doanh nghiệp đang khó khăn, vướng nợ, thị trường bị mất, đang chống chọi thì nên tập trung ưu đãi cả thuế, gỡ những vướng mắc của họ. Đây là vấn đề chúng ta cần tập trung.

    Nhưng cái quan trọng nhất mà chúng ta phải tập trung cải cách là hành chính công. Đấy, người ta phản ánh đóng thuế cũng khó khăn, cái gì cũng khó khăn cả. Và đây tôi cho là có vấn đề ở thủ tục hành chính, nhưng cũng có vấn đề về phẩm chất của đội ngũ viên chức hành chính liên quan. Chúng ta phải tính toán lại điều này.

    Cái thứ hai là phải xem lại toàn bộ cách phân bổ và đầu tư công. Vì kênh này là kênh kích thích rất tốt trong giai đoạn tín dụng bị nghẽn, nhưng lại không thực hiện được vai trò.

    Vậy trong cải cách thể thế lần này thì phải tập trung vào hành chính công và tài chính công.

    Chúng ta tưởng rằng điều đó không liên quan, nhưng thực sự nó là động lực đấy, động lực cho môi trường tốt lên, để doanh nghiệp đầu tư. Tôi cho rằng, những ưu đãi cho doanh nghiệp là cần thiết, nhưng cần thiết hơn là chúng ta tạo môi trường minh bạch về chính sách, một nền hành chính mang tính phục vụ. Hãy để người ta thấy được Nhà nước đứng sau doanh nghiệp, đồng hành cùng doanh nghiệp thực sự.

    Vậy cải cách tài chính công thì nên theo hướng nào, theo ông?

    Vấn đề tài chính công cần thay đổi mấy việc. Thứ nhất là xem lại cách phân bố đầu tư hiện nay. Làm rõ thế nào là ngân sách trung ương, thế nào là ngân sách địa phương. Ai chịu trách nhiệm ngân sách địa phương, ai chịu trách nhiệm ngân sách trung ương trong đầu tư.

    Xóa hoàn toàn cơ chế phân bổ ngân sách theo kiểu cơ chế xin cho, trợ cấp nọ, trợ cấp kia và phải thực hiện chính sách tiết kiệm tối đa trong bộ máy hành chính nhà nước.

    Chúng ta không thể để tồn tại bộ máy hành chính lãnh phí ghê gớm, từ vấn đề tiếp khách, họp rồi chi tiêu đi nước ngoài. Chi tiêu thế này dân họ không có niềm tin. Muốn tin thì phải minh bạch.

    Kỷ cương ngân sách của chúng ta là cực kỳ lỏng lẻo vì chúng ta duy trì cơ chế ngân sách lồng ghép trung ương - địa phương, gọi chung là ngân sách nhà nước rồi đi phân cấp ra.

    Đây là cái gốc vấn đề phải sửa. Tôi kỳ vọng lần này sửa Luật Ngân sách phải sửa, nếu không thì chúng ta sẽ không cải cách được và tiếp tục lãng phí đầu tư.

    Duy Cường

    vneconomy
    ThanTuDohyvongmoi102013 thích bài này.
  8. sailam

    sailam Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    05/08/2010
    Đã được thích:
    4.709
    Đầu tư Chứng khoán luôn có 2 trường phái nhận định lên và xuống,Vì vậy cần phải luôn tỉnh táo để có hành động khôn ngoan, kẻ chiến thắng luôn là kẻ kiệm lời chỉ ra đòn khi đã nắm chắc phần thắng. Thị trường đang đi ngang bị kẹp giữa 2 ngưỡng hỗ trợ và kháng cự khá mạnh nên cứ để TT hành xử đúng cái của nó. Bám theo các chỉ số kỹ thuật (loại bỏ các tác động cố tình lôi kéo chỉ số của BBs) và bám sát tâm lý đám đông bạn sẽ có quyết định sáng suốt.
    ThanTuDo, caolapthien89chuonchuonsat thích bài này.
  9. tuananhdientu

    tuananhdientu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2010
    Đã được thích:
    4.449
    Mấy ngày trước lễ tt giảm mạnh thì tuần sau này có cơ hội chứ nó lên rồi thì tuần này thảm lắm
    ThanTuDo, F115hyvongmoi102013 thích bài này.
  10. sailam

    sailam Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    05/08/2010
    Đã được thích:
    4.709
    Kinh tế vĩ mô đã được đảng và nhà nước quan tâm và cải thiện cho đến nay có lẽ đang trong thời kỳ phục hồi. Tuy nhiên kinh tế vi mô đang gặp nhiều khó khăn vì ảnh hưởng của việc giảm phát hàng tồn kho nhiều, sản xuất đình trệ, sức mua trong dân giảm. Tiếp cận vốn của các DN gặp nhiều khó khăn vì còn thiếu cơ chế và NHTM còn phải lo giải quyết cục máu đông là nợ xấu

Chia sẻ trang này