Sau RIC thì HSL trần bao phiên;SXSP Sắn XK để làm Cồn; ethanol làm Xăng sinh E5, làm thức ăn Gia xúc

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nontop, 01/03/2021.

1932 người đang online, trong đó có 772 thành viên. 18:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 15130 lượt đọc và 73 bài trả lời
  1. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng mạnh

    MINH HUYỀNdientu@hanoimoi.com.vn

    Đánh giá tác giả:

    07:27 thứ hai ngày 22/02/2021



    Mở rộng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

    (HNM) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, từ đầu năm đến nay, xuất khẩu sắn và các mặt hàng từ sắn tăng trưởng mạnh.

    Cụ thể, tính đến hết tháng 1-2021, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 472.805 tấn, tương đương 174,62 triệu USD, tăng 122,9% về lượng và tăng 139,7% về kim ngạch xuất khẩu so với tháng 1-2020. Giá sắn và sản phẩm sắn xuất khẩu bình quân đạt 369,3 USD/tấn, tăng 7,6% so với tháng 1-2020. Tháng 1-2021, xuất khẩu sắn lát đạt 168.864 tấn, tương đương 40,89 triệu USD, tăng 125% về lượng và 69% về giá so với tháng 12-2020.

    Trung Quốc là thị trường lớn nhất nhập khẩu sắn của Việt Nam, chiếm gần 96% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 453.456 tấn, tương đương 166,56 triệu USD, tăng cả về lượng, kim ngạch và giá với mức tăng tương ứng 127,7%, 146,5% và 8,3%. Ngoài ra, sắn và sản phẩm sắn còn xuất khẩu sang một vài thị trường đạt trên 1 triệu USD trong tháng 1-2021 như: Hàn Quốc 9.279 tấn, tương đương 3,08 triệu USD; Đài Loan (Trung Quốc) 5.491 tấn, tương đương 2,51 triệu USD.
  2. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    Thị trường TĂCN thế giới ngày 6/1/2021: Giá ngô tăng đạt mức cao nhất trong hơn 6 năm
    11:14 06/01/2021


    Tweet
    [​IMG]



    - Ngô đạt gần 5 USD một bushe

    - Lúa mì giảm từ mức cao tháng 12/2014

    - Đậu nành tăng 1% do điều kiện thời tiết của Mỹ

    Đầu giờ sáng ngày 6/1/2021 giá ngô kỳ hạn của Mỹ lúc mở cửa phiên giao dịch tăng hơn 1%, đạt mức cao nhất trong hơn 6 năm. Do lo ngại việc thiếu hụt nguồn cung đối với nguyên liệu sản xuất chính của họ
    Giá ngô kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn Chicago tăng 1,2% lên mức 4,92-1/2 USD/bushel, gần mức cao nhất trong phiên trước đó 4,98 USD/bushel- mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2014. Giá ngô đóng cửa tăng 1,7% trong phiên trước.
    Giá đậu tương kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Chicago tăng 1% lên mức 13,66-1/ 2/bushel, tăng 2,6% khi giá chạm mức cao nhất trong tháng 6/2014 là 13,73-1 / 4 USD/bushel.
    Giá đậu tương kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Chicago tăng 1% lên mức 13,66-1/2/bushel, tăng 2,6% vào ngày 5/1/2021, sau khi giá chạm mức cao nhất trong tháng 6/2014 là 13,73-1/4 USD / bushel.
    Giá đậu tương tăng do các nhà đầu tư lo ngại về nguồn cung thấp, bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết khô hạn ở Nam Mỹ vào thời điểm nhu cầu của Trung Quốc tăng cao.
    Giá lúa mì kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn Chicago tăng 0,5% lên mức 6,57 USD/bushel, phiên đóng cửa tăng 1,9% vào ngày 5/1/2021, khi giá chạm mức cao 6,65 USD/bushel - mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 2014.
    Ngô và đậu tương được hỗ trợ về giá do nguồn cung từ Brazil và Argentina đang dần cạn kiệt do ảnh hưởng bởi điều kiện khô hạn ở một số khu vực.

    Argentina tuần trước cho biết họ sẽ tạm ngừng bán ngô xuất khẩu cho đến ngày 28/2/2021 đây là nỗ lực của chính phủ nhằm đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm trong nước được dồi dào.
    Brazil đã bắt đầu thu hoạch đậu tương ở bang sản xuất hàng đầu Mato Grosso. Nông dân địa phương cho biết thu hoạch chậm hơn so với tốc độ năm ngoái do lượng mưa đầu mùa khan hiếm.
    Bộ nông nghiệp Ukraine báo cáo lũy kế xuất khẩu ngũ cốc từ đầu niên vụ mới 2020/21 đã đạt 26.4 triệu tấn, thấp hơn so với mức 31.49 triệu tấn cùng kỳ niên vụ trước. Trong số này, có 12.51 triệu tấn lúa mỳ, tương đương 71.4% mức hạn ngạch 17.5 triệu tấn, và 9.73 triệu tấn ngô. Sản lượng thấp là nguyên nhân khiến xuất khẩu sụt giảm trong giai đoạn này.
    Ukraine chiếm 16% tổng lượng xuất khẩu ngũ cốc toàn cầu và đã xuất khẩu khoảng 57 triệu tấn trong niên vụ 2019/20. Chính phủ nước này cho biết xuất khẩu có thể sẽ giảm xuống còn 44.8 triệu tấn trong niên vụ 2020/21 do sản lượng giảm.
  3. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    Thức ăn chăn nuôi liên tục tăng giá từ cuối năm ngoái đến nay
    Thứ bảy, 30/01/2021 - 16:27 PM
    Giá thức ăn chăn nuôi đã tăng từ tháng 11 năm 2020 đến nay do giá các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tăng mạnh.
    C.P. Việt Nam đứng đầu trong Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
    Đồng Nai: Nhập khẩu gần 1,7 triệu tấn bắp sản xuất thức ăn chăn nuôi
    Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2020 giảm 14%

    [​IMG]
    Thức ăn chăn nuôi đã 3-4 lần tăng giá từ tháng 11/2020 đến nay. Ảnh: Thanh Sơn.
    Theo thông tin từ một số doanh nhân ngành thức ăn chăn nuôi, giá hầu hết các loại nguyên liệu TĂCN đã tăng từ những tháng cuối của năm ngoái đến nay, trong đó có nhiều loại tăng mạnh.

    Chẳng hạn, giá bã đậu nành trước đây khoảng 9.000 đồng/kg, đến đầu tuần này đã lên tới 14.2000 đồng/kg. Giá bắp hiện khoảng 7.400-7.500 đồng/kg, tăng tới 1.700-1.800 đồng/kg so với thời điểm này của năm 2020. Giá bã rượu khô (sản phẩm phụ từ quá trình chiết xuất ethanol từ ngũ cố lên men) hiện ở mức 8.400 đồng/kg, là mức giá chưa từng thấy trong 20 năm qua …

    Giá các loại nguyên liệu sản xuất TĂCN tăng cao, trước hết là do ảnh hưởng của Covid-19 tác động lớn tới logistics toàn cầu, khiến cho cước vận chuyển nhiều loại hàng hóa tăng mạnh, trong đó có nguyên liệu TĂCN. Một số loại nguyên liệu TĂCN vốn được vận chuyển bằng container như phụ gia, premix … cũng đang bị tác động không nhỏ bởi tình trạng thiếu trầm trọng container rỗng trên toàn cầu.

    Một nguyên nhân rất quan trọng khác là thời tiết không thuận lợi ở nhiều quốc gia sản sản xuất và xuất khẩu chủ lực các loại nguyên liệu sản xuất TĂCN như ngô, đậu tương …

    Trong một báo cáo gần đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã điều chỉnh lại năng suất ngô năm 2020 của nước này xuống 10,794 tấn/ha (giảm 0,23 tấn/ha). Qua đó, kéo sản lượng vụ mùa năm 2020 xuống còn 360,25 triệu tấn. Kết hợp với việc giảm 1,93 triệu tấn ngô trong kho dự trữ đầu niên vụ, tổng nguồn cung ngô của Mỹ cho niên vụ 2020/21 đã giảm còn 10,16 triệu tấn.

    USDA đã cắt giảm dự báo sản lượng ngô 2020/21 của Argentina xuống còn 47,5 triệu tấn (giảm 1,5 triệu tấn so với dự báo trước đó), do hạn hán đã ảnh hưởng tới ngành nông nghiệp của quốc gia này. Tương tự, ước tính vụ ngô năm 2020 của Brazil đã giảm 1 triệu tấn xuống còn 109 triệu tấn. Việc cắt giảm dựa trên kỳ vọng năng suất thấp hơn đối với ngô vụ đầu tiên của Brazil, đặc biệt là ở phần phía nam nước này.

    Sự can thiệp của Chính phủ một số quốc gia cũng tác động ít nhiều tới thị trường nguyên liệu TĂCN. Vào cuối tháng 12/2020, trong nỗ lực để kiểm soát giá lương thực nội địa tăng cao do suy thoái kinh tế kéo dài và diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Chính phủ Argentina (nước xuất khẩu ngô lớn thứ 3 thế giới) đã công bố lệnh tạm dừng xuất khẩu ngô trong tháng 1 và tháng 2/2020.

    Sau đó, trước phản ứng mạnh mẽ của nông dân, Bộ Nông nghiệp Argentina đã quyết định dỡ bỏ lệnh dừng xuất khẩu ngô, tuy nhiên, xuất khẩu ngô tại nước này vẫn sẽ bị hạn chế ở mức 30.000 tấn/ngày. Do nông dân vẫn tiếp tục phản đối, nên cuối cùng, Chính phủ Argentina đã quyết định dỡ bỏ cả lệnh hạn chế xuất khẩu nói trên vào quãng giữa tháng 1/2021.

    Dù xuất khẩu ngô của Argentina đã trở lại bình thường, nhưng những động thái vừa qua của chính phủ nước này, cũng đã làm xáo trộn ít nhiều tới thị trường ngô thế giới. Không những thế, cuộc đình công trong lĩnh vực vận tải kéo dài ở Argentina hồi cuối năm 2020, cũng làm chậm đáng kể lịch trình của một số chuyến tàu chở nguyên liệu TĂCN về Việt Nam.

    Giá nhiều loại nguyên liệu TĂCN nội địa như sắn lát, cám gạo … cũng tăng mạnh trong thời gian qua. Do khan hiếm ngô, Trung Quốc đang đẩy mạnh thu mua sắn lát của Việt Nam phục vụ cho sản xuất Ethanol, đang đẩy giá sắn lát ở Việt Nam tăng mạnh và nhiều khả năng sẽ còn tăng trong thời gian tới.

    Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), hiện giá ngô Trung Quốc tăng tại một số tỉnh và cảng do điều kiện thời tiết xấu đã ảnh hưởng đến tiến độ sấy ngô vụ mới và cản trở việc vận chuyển ngô, khiến nguồn cung khan hiếm. Bên cạnh đó tiêu thụ cồn tại Trung Quốc trong dịp Lễ Tết tăng cao sẽ thúc đẩy xuất khẩu sắn lát Việt Nam tiếp tục tăng trong thời gian tới. Dự báo tháng đầu năm 2021, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn sang Trung Quốc vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tốt do được hậu thuẫn bởi yếu tố cầu tăng cao và nguồn cung hạn hẹp.

    Nhu cầu TĂCN tăng ở khu vực châu Á, nhất là Trung Quốc, do nhiều nước khôi phục chăn nuôi lợn sau dịch tả lợn châu Phi, cũng góp phần làm tăng giá các loại nguyên liệu sản xuất TĂCN trên toàn cầu. Trong năm 2020, giá ngô ở Trung Quốc lên cao gấp đôi so với giá ngô ở Mỹ. Giá ngô bình quân nhập khẩu về Hàn Quốc trong nửa đầu năm nay đã cao hơn 15% so với cùng thời điểm này năm ngoái.

    Do các loại nguyên liệu sản xuất TĂCN đều đã tăng mạnh, nên từ cuối năm 2020 đến nay, các nhà máy sản xuất TĂCN ở Việt Nam đã phải điều chỉnh tăng giá TĂCN tới 3-4 lần.
  4. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    Xuất khẩu sắn tăng vọt trong tháng đầu năm, hứa hẹn sẽ cao trong năm 2021
    THỨ 3, 16/02/2021, 14:24
    Dự báo lạc quan về xuất khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2021

    Mặt hàng sắn sắp lọt vào nhóm xuất khẩu tỷ đô trong năm 2020, với xu hướng xuất khẩu liên tiếp tăng mạnh và chưa có dấu hiệu dừng lại.
    [​IMG]
    Khu đô thị vừa ở vừa kinh doanh sở hữu trọn đời tại Phú Quốc
    dongtayland.vn Tài trợ

    [​IMG]
    Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn năm 2020 vừa qua ước đạt 2,8 triệu tấn, trị giá khoảng 989 triệu USD, tăng 9% về lượng và tăng 2,4% về trị giá so với năm 2019. Trong đó, thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 96% tổng xuất khẩu sắn của Việt Nam.

    Tháng 1/2021, do giá ngô thế giới tăng mạnh, Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu sắn lát thay thế cho ngô trong một số ứng dụng, như thức ăn chăn nuôi. Việt Nam đã được hưởng lợi lớn từ xu hướng này.

    Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của cả nước trong tháng 1/2021 ước đạt 472.805 tấn, tương đương 174,62 triệu USD, tăng trên 23% cả về khối lượng và kim ngạch so với tháng 12/2020; còn so với một năm trước đó (tháng 1/2020), tốc độ tăng rất mạnh, lần lượt là 122,9% (về lượng) và 139,7% (về kim ngạch), mặc dù giá xuất khẩu trung bình giảm nhẹ 0,5% so với tháng 12, còn 369,3 USD/tấn. So với tháng 1/2020, giá sắn xuất khẩu bình quân tháng vừa qua tăng 7,6%.


    SponsoredPowered byAdmicro

    [​IMG]Bấm để mở tiếng



    STB - Singapore Tourism Board
    2000XEM NGAY

    Trong các sản phẩm sắn xuất khẩu tháng 1/2021, xuất khẩu sắn lát ước đạt 168.864 tấn, kim ngạch 40,89 triệu USD, giá 242,2 USD/tấn, tăng mạnh 125% về lượng, tăng 280,8% về kim ngạch và tăng 69% về giá so với tháng 12/2020; so với tháng 1/2020 cũng tăng rất mạnh với mức tăng tương ứng 228%, 364% và 41,5%.

    Trung Quốc đại lục tiếp tục là thị trường chủ đạo, nhập khẩu gần như toàn bộ sắn xuất khẩu của nước ta, chiếm chiếm gần 96% trong tổng khối lượng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu sản và sản phẩm sắn tháng 1/2021, đạt lần lượt 453.456 tấn và 166,56 triệu USD, tăng 22% cả về lượng và kim ngạch nhưng giảm 0,5% về giá so với tháng 12/2020; so với tháng 1/2020 tăng cả về lượng, kim ngạch và giá, với mức tăng tương ứng 127,7%, 146,5% và 8,3%. Các thị trường xuất khẩu sắn còn lại của Việt Nam trong tháng 1 vừa qua bao gồm chủ yếu là: Hàn Quốc (9.279 tấn, tương đương 3,08 triệu USD); Đài Loan (Trung Quốc) với 5.491 tấn, tương đương 2,51 triệu USD.

    [​IMG]

    Về phía thị trường Trung Quốc, theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong năm 2020, Việt Nam đứng thứ 2 trong số những nhà cung cấp sắn lát cho Trung Quốc với 95,91 triệu USD, tăng 90,8% so với năm 2019, thị phần sắn lát của Việt Nam chiếm 12,25% trong tổng nhập khẩu sắn lát đạt kim ngạch 782,85 triệu USD của Trung Quốc, tăng mạnh so với thị phần 7,83% của năm 2019. Tốc độ tăng nhập khẩu sắn lát Việt Nam vào Trung Quốc năm qua gấp 4 lần so với tốc độ tăng nhập khẩu sắn nói chung từ các thị trường vào Trung Quốc (tăng 22%).


    Thị phần tinh bột sắn của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2020 cũng tăng lên 35,64%, tăng so với mức 31,73% của năm 2019 (đứng thứ 2 trong số những nhà cung cấp); trong khi thị phần tinh bột sắn của Thái Lan chiếm 61,32%, giảm so với mức 65,7% của năm 2019.

    Các thị trường khác cung cấp sắn lát và tinh bột sắn cho Trung Quốc là Thái Lan, Campuchia và Lào.

    Với sự hồi phục của ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc sau khi bị dịch tả lợn Châu Phi, trong khi nguồn cung ngô ở Mỹ và Nam Mỹ gặp khó do thời tiết bất lợi, dự báo xuất khẩu sắn của nước ta trong thời gian tới sẽ tiếp tục duy trì cao.
  5. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    1. THỊ TRƯỜNG
    Tin NN: Thị trường một số nông sản “nóng’ từ đầu năm


    Sau Tết một số mặt hàng nông sản như sắn, cá ngừ đại dương, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đánh dấu sự gia tăng mạnh về sản lượng và giá trị.[​IMG]

    • [​IMG]
    • Tác giả / Nguồn: Thanh Tâm (Tổng hợp)
      15:05 - Thứ tư, 17/02/2021
    • A+
    • A-
    [​IMG]
    Xuất khẩu sắn sang Trung Quốc tăng mạnh.



    Xuất khẩu sắn tăng vọt

    Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn năm 2020 vừa qua ước đạt 2,8 triệu tấn, trị giá khoảng 989 triệu USD, tăng 9% về lượng và tăng 2,4% về trị giá so với năm 2019. Trong đó, thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 96% tổng xuất khẩu sắn của Việt Nam.

    Tháng 1/2021, do giá ngô thế giới tăng mạnh, Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu sắn lát thay thế cho ngô trong một số ứng dụng, như thức ăn chăn nuôi. Việt Nam đã được hưởng lợi lớn từ xu hướng này.

    Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của cả nước trong tháng 1/2021 ước đạt 472.805 tấn, tương đương 174,62 triệu USD, tăng trên 23% cả về khối lượng và kim ngạch so với tháng 12/2020; còn so với một năm trước đó (tháng 1/2020), tốc độ tăng rất mạnh, lần lượt là 122,9% (về lượng) và 139,7% (về kim ngạch), mặc dù giá xuất khẩu trung bình giảm nhẹ 0,5% so với tháng 12, còn 369,3 USD/tấn. So với tháng 1/2020, giá sắn xuất khẩu bình quân tháng vừa qua tăng 7,6%.

    Trong các sản phẩm sắn xuất khẩu tháng 1/2021, xuất khẩu sắn lát ước đạt 168.864 tấn, kim ngạch 40,89 triệu USD, giá 242,2 USD/tấn, tăng mạnh 125% về lượng, tăng 280,8% về kim ngạch và tăng 69% về giá so với tháng 12/2020; so với tháng 1/2020 cũng tăng rất mạnh với mức tăng tương ứng 228%, 364% và 41,5%.

    Trung Quốc đại lục tiếp tục là thị trường chủ đạo, nhập khẩu gần như toàn bộ sắn xuất khẩu của nước ta, chiếm chiếm gần 96% trong tổng khối lượng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu sản và sản phẩm sắn tháng 1/2021, đạt lần lượt 453.456 tấn và 166,56 triệu USD, tăng 22% cả về lượng và kim ngạch nhưng giảm 0,5% về giá so với tháng 12/2020; so với tháng 1/2020 tăng cả về lượng, kim ngạch và giá, với mức tăng tương ứng 127,7%, 146,5% và 8,3%. Các thị trường xuất khẩu sắn còn lại của Việt Nam trong tháng 1 vừa qua bao gồm chủ yếu là: Hàn Quốc (9.279 tấn, tương đương 3,08 triệu USD); Đài Loan (Trung Quốc) với 5.491 tấn, tương đương 2,51 triệu USD.

    Các thị trường khác cung cấp sắn lát và tinh bột sắn cho Trung Quốc là Thái Lan, Campuchia và Lào.

    Với sự hồi phục của ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc sau khi bị dịch tả lợn Châu Phi, trong khi nguồn cung ngô ở Mỹ và Nam Mỹ gặp khó do thời tiết bất lợi, dự báo xuất khẩu sắn của nước ta trong thời gian tới sẽ tiếp tục duy trì cao.

    Tàu đánh bắt cá ngừ đại dương trúng “lộc biển” đầu năm

    Hiện nay, một số tàu đánh bắt cá ngừ đại dương xuyên Tết ở Phú Yên đã về cập cảng trúng “lộc biển” đầu năm.

    Ông Nguyễn Tri Phương, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên, cho biết, từ mùng 1 Tết đến mùng 3 Tết trên địa bàn có 9 tàu đánh bắt xuyên Tết trở về cập cảng.



    [​IMG]
    Một số tàu đánh bắt cá ngừ đại dương xuyên Tết ở Phú Yên đã về cập cảng.


    Trong đó có 7 tàu chuyên đánh bắt cá ngừ đại dương trở về đạt sản lượng từ 12 con đến trên 30 con/tàu, tương đương từ 500 kg đến 1,5 tấn. Đáng chú ý trong số tàu trên có 4 tàu đánh bắt với sản lượng trên 30 con và dự đoán sẽ có lãi cao.

    Theo dự kiến vào ngày 17/2, tức mùng 6 Tết, ngư dân sẽ mở hầm tàu bốc cá ngừ bán cho các doanh nghiệp thu mua.

    Được biết, toàn tỉnh Phú Yên có 85 tàu, 466 lao động đánh bắt xuyên Tết. Trước đó, ngày 9/2 tại Trạm kiểm soát biên phòng Đà Rằng, lãnh đạo tỉnh cùng lãnh đạo Sở NN-PTNT đã điện đàm từ hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến thăm, chúc Tết, động viên bà con ngư dân đang lao động trên biển dịp Tết Nguyên đán.

    "Nóng" thị trường thức ăn chăn nuôi do khâu nguyên liệu

    Giá thức ăn chăn nuôi (TACN) và nguyên liệu ở nước ta tăng cao trong mấy tháng gần đây do tác động từ giá quốc tế và tình trạng thiếu container rỗng gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng nhập khẩu.



    [​IMG]
    Thiếu nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi.


    Theo đó, giá ngô tháng 1 tăng tới hơn 30% từ mức giá 6.000 đồng/kg lên 7.800 - 8.000 đồng/kg; khô đậu tương tăng từ 9.200 - 9.500 đồng/kg lên khoảng 15.000 đồng/kg; bột xương thịt cũng tăng trên 30% từ 9.500 đồng/kg lên 14.500 đồng/kg. Ở nước ta, cơ cấu giá TACN chiếm khoảng 90% giá thành sản phẩm vật nuôi.

    Thông tin từ Tập đoàn Dabaco Việt Nam cho biết, do ảnh hưởng của việc đứt gãy chuỗi cung ứng vận tải logistics toàn cầu do dịch COVID-19, việc nhập khẩu nguyên liệu phục vụ nhà máy ép dầu và nguyên liệu TACN của Dabaco tháng 1 liên tục trong tình trạng vừa chạy máy vừa chờ nguyên liệu. Nhà máy Dầu thực vật Coba của Dabaco hiện mỗi tháng chỉ chạy được từ 18 - 20 ngày, còn lại phải dừng máy do nguyên liệu đậu tương nhập khẩu không về kịp dù trước đó doanh nghiệp đã chủ động tích trữ nguyên liệu lên tới 100.000 tấn.

    Ngô là một thành phần trong thức ăn chăn nuôi. Giá ngô trên thị trường Châu Mỹ và Châu Âu đã tăng liên tiếp kể từ tháng 8/2020 do nhu cầu từ các thị trường Châu Á, cùng với quá trình khôi phục đàn lợn sau dịch tả lợn Châu Phi, và triển vọng nguồn cung ở các nước Nam Mỹ sụt giảm do thời tiết khô hạn, giữa bối cảnh dòng chảy thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và tình trạng thiếu container.

    Giá gạo tấm trên thị trường thế giới thời gian qua cũng tăng nhanh do nhu cầu từ khách hàng Châu Phi vẫn duy trì trong khi xuất hiện thêm nhu cầu từ Châu Á.

    Giá gạo 100% tấm Ấn Độ (giao tại cảng biển nước này) cuối tháng 1/2021 đã tăng lên 280 USD/tấn, so với 260 USD/tấn hồi tháng 12/2020, và dự báo sẽ còn tăng tiếp./.
  6. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    TIN HÀNG HOÁ THẾ GIỚI


    Giá sắn sẽ còn tăng mạnh vào cuối năm 2021
    Thứ sáu, 26-2-2021


    [​IMG]
    AsemconnectVietnam - Nhu cầu tiêu thụ cồn ethanol sản xuất từ sắn tăng mạnh tại Trung Quốc và Thái Lan, đẩy giá sắn đi lên.



    Tại Việt Nam các nhà máy chế biến tinh bột sắn đang thiếu nghiêm trọng sắn lát, giá sắn lát và sắn nguyên liệu đang tăng. Dự báo giá sắn sẽ còn tăng mạnh vào cuối năm 2021.
    Giá sắn sẽ tăng kỷ lục vào cuối vụ 2020-2021
    Hiệp hội sắn Việt Nam dự báo, giá sắn sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao như hiện tại trong một thời gian nữa, vì nguồn cung tinh bột sắn giảm mạnh. Còn theo các nhà máy chế biến sắn, thời điểm cuối vụ 2020-2021 và trước khi có sắn vụ mới 2021-2022 giá sắn có thể tăng lên mức kỷ lục.
    Giá tinh bột sắn xuất FOB tại TP.HCM đang dao động từ 520-550 USD/tấn, giá sắn lát FOB tại Quy Nhơn 270 USD/tấn. Giá thu mua sắn nguyên liệu (trữ bột 30%) tại cửa khẩu Xa Mát (Tây Ninh) dao động 3.300 – 3.400 đồng/kg, miền Trung và Tây Nguyên dao động 2.700 – 2.800 đồng/kg. Các nhà máy tinh bột sắn ở khu vực miền Trung và miền Nam tăng công suất do giá tinh bột thành phẩm, giá phụ phẩm đều cao.
    Nguyên nhân thiếu hụt nguồn sắn lát là do giá tinh bột sắn và ngô tăng mạnh nên nhiều nhà máy Trung Quốc ưu tiên sử dụng sắn lát về nghiền. Hiện giá chào bán sắn lát đi Trung Quốc tại Quy Nhơn khoảng 270 USD/tấn.
    Có nhiều dấu chỉ cho thấy, trong năm 2021 nhu cầu sử dụng tinh bột sắn để sản xuất cồn ethanol tại Trung Quốc và Thái Lan sẽ tăng mạnh, vì do giá dầu thô đang. Bang Texas (Mỹ) đang chìm trong bão tuyết ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà máy lọc dầu tại đây, lượng dầu tồn kho sụt giảm tại Mỹ và nhu cầu sử dụng dầu trong mùa đồng giá rét bất thường chỉ có trong 20 năm.
    Một yếu tố quan trọng nữa là sau hơn 3 tháng vaccine Covid-19 được tiêm ngừa rộng rải trên thế giới, tổng số ca mắc đã giảm đi rất đáng kể, chứng tỏ vaccine đã có hiệu quả đẩy lùi Covid-19.
    Trong năm 2021 nếu Mỹ và Châu Âu đạt tỷ lệ tiêm chủng trên 80% dân số, thì nền kinh tế khu vực này sẽ trở lại hoạt động bình thường, nhu cầu dầu thô sẽ tăng mạnh do kinh tế hồi phục phát triển.
    Thái Lan còn là đối thủ của sắn Việt Nam tại thị trường Trung Quốc trong năm 2021?
    Tại Thái Lan, đầu tháng 2/2021 đến nay, Hiệp hội tinh bột sắn Thái Lan thông báo giữ ổn định giá sàn xuất khẩu tinh bột sắn ở mức 475 USD/tấn, và giá thu mua tinh bột sắn nội địa cũng được giữ ở mức 13,5 Baht/kg. Trong khi đó, Hiệp hội Nhà máy sản xuất khoai sắn Thái Lan điều chỉnh giá sàn xuất khẩu sắn lát lên mức 260-265 USD/tấn FOB-Bangkok, tăng 5 USD/tấn so với cuối tháng 1/2021.
    Tổng sản lượng khoai sắn của Thái Lan trong niên vụ 2020-2021 dự kiến là 28 triệu tấn, trong khi nhu cầu sẽ là 40 triệu tấn. Nước này cần nhập khẩu 9-10 triệu tấn mỗi năm từ các nước láng giềng. Bộ Ngoại thương và Bộ Nội thương Thái Lan cho biết sẽ tăng cường giám sát việc xuất nhập khẩu và vận chuyển tinh bột sắn nhằm bình ổn giá trong nước.
    Các chuyên gia dự báo, nhu cầu sắn của Trung Quốc sẽ không giảm so với năm 2020, có thể sẽ tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm. Còn Thái Lan, sản lượng sắn trong nước đang thiếu hụt so với nhu cầu sản xuất cồn ethanol, nên nước này đang cạnh tranh thu mua sắn nguyên liệu với Việt Nam tại Campuchia và Lào để bù vào sản lượng thiếu hụt.
    "Trong năm 2020, mặc dù Trung Quốc chiếm trên 90% tổng sản lượng xuất khẩu của cả nước, nhưng Thái Lan mới là thị trường cung cấp sắn số 1 cho Trung Quốc còn Việt Nam chỉ đứng thứ hai. Tuy nhiên, trong năm 2021, có khả năng Thái Lan không còn là đối thủ của sắn Việt Nam tại thị trường Trung Quốc", một chuyên gia phân tích thị trường cho biết.
    Theo Tổng cục Hải quan, sơ bộ trong 15 ngày đầu tháng 2/2021 Việt Nam xuất khẩu được 92.791 tấn sắn và các phản phẩm từ sắn, giá trị ước đạt 36 triệu USD. Giảm mạnh so với tháng 1/2021 , giảm 60% về sản lượng và 55% về giá trị. Lũy kế từ đầu năm đến 15/2/2021 Việt Nam xuất khẩu được 564.780 tấn, thu về 210,3 triệu USD, tăng 189% về sản lượng và 210% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
    Trong tháng 2/2021 giảm mạnh so với tháng 1/2021, là thời điểm nghĩ Tết và đợt dịch Covid-19 thứ 3 bùng phát tại 13 tỉnh thành trong đó có tỉnh Gia Lai nên nhiều nhà máy phải cho công nhân nghĩ Tết sớm. Cộng với nguồn nguyên liệu sắn lát và sắn nguyên liệu khan hiếm, nhiều nhà máy phải hoạt động cầm chứng nên khối lượng sắn xuất khẩu.
    Năm 2020, xuất khẩu tinh bột sắn đạt 2,16 triệu tấn, trị giá 872,03 triệu USD, tăng 1,3% về lượng, nhưng giảm 1,8% về trị giá so với năm 2019, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, chiếm 94,37% tổng lượng tinh bột sắn xuất khẩu của cả nước, tương đương 2,04 triệu tấn, trị giá 820,15 triệu USD, tăng 3,8% về lượng và tăng 0,6% về trị giá so với năm 2019.
    Lượng sắn lát khô xuất khẩu đạt 594,53 nghìn tấn, trị giá 134,9 triệu USD, tăng 97,4% về lượng và tăng 87% về trị giá so với năm 2019. Sắn lát khô xuất chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, chiếm 83,53% tổng lượng sắn lát xuất khẩu của cả nước, với 496,59 nghìn tấn, trị giá 107,26 triệu USD, tăng 147% về lượng và tăng 143,5% về trị giá so với năm 2019.
  7. phucham

    phucham Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Đã được thích:
    2.176
    HSL về lại 6 thì vào lại, con này chân sóng đợt rồi, vãi đái không dám vào ... RIC ... thì thím nào đu được cũng là may, chủ bên Đài Loan nó gom lại trước khi nó làm tháp đôi ở Hạ Long ...
    nontopTTVNBK thích bài này.
  8. TTVNBK

    TTVNBK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Đã được thích:
    1.922
    RIC đội nào lái mà kinh dị vậy bác? SO sánh 2 mã này thì khập khiễng, trừ khi chung lái
    --- Gộp bài viết, 01/03/2021, Bài cũ: 01/03/2021 ---
    giáo sư đọc thông biết thạo vậy mà ko vào được sao?
  9. phucham

    phucham Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Đã được thích:
    2.176
    Trôi nổi ở ngoài nó không có đâu ... nó mà không bị bắt trả cái khu ngoài bãi cho Sun bây giờ và nó làm được như Sun thì giá nó vào khoảng 500k/ cổ ... kkk. Còn giờ chỉ có chủ nó mua thôi, ai đu nương ăn theo được thế nào thì ăn chứ nó dừng mua phát thì lại ... một rổ ... kkk
    --- Gộp bài viết, 01/03/2021, Bài cũ: 01/03/2021 ---
    Ờ tin giáo sư có thể thông thạo nhưng khả năng sử lý chợ búa ... kém ... kkk. Nghiệp gắn với gõ đầu ... các thím thôi ..kkk
    nontop thích bài này.
  10. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    Hsl gia này thi múc ngọt rồi.. Trc 25 xuong 15 mình múc... Sau phải Cắt lỗ

Chia sẻ trang này