SFG- Từ trong khói lửa bỗng vùng đứng lên

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Taybalo7878, 21/08/2019.

5271 người đang online, trong đó có 636 thành viên. 19:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3719 lượt đọc và 31 bài trả lời
  1. Taybalo7878

    Taybalo7878 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2016
    Đã được thích:
    753
    Giá hiện tại 8.52

    [​IMG]
  2. Taybalo7878

    Taybalo7878 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2016
    Đã được thích:
    753
    Năm 2020: 93 doanh nghiệp Nhà nước phải cổ phần hóa
    nguoitieudung.com.vn
    09:30' AM - Thứ ba, 20/08/2019
    - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg phê duyệt danh mục 93 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. Trong danh mục này quy tụ nhiều doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn như: Vinacomin, Agribank, Mobifone, Vicem, Vinachem, Satra, Saigontourist, VNPT.
    Hàng loạt “ông lớn” phải cổ phần hóa
    Theo danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020, Nhà nước sẽ nắm giữ 65% vốn điều lệ trở lên tại 4 doanh nghiệp, nắm giữ 50% đến dưới 65% vốn điều lệ tại 62 doanh nghiệp và nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không nắm giữ cổ phần tại 27 doanh nghiệp.

    Địa phương có số lượng doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa nhiều nhất là TP.HCM với 38 doanh nghiệp. Xếp sau là Hà Nội với 13 doanh nghiệp, Hải Phòng có 3 doanh nghiệp...

    Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (6 doanh nghiệp), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (3), Bộ Công thương (2), Bộ Xây dựng (2), Bộ Y tế (2), Bộ Khoa học và Công nghệ (1), Ngân hàng Nhà nước (1), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (1), Bộ Thông tin và Truyền thông và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (2) đều có doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa.

    Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên tại 4 doanh nghiệp, gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 2) và Công ty TNHH Nhà nước MTV Khoáng sản Thừa Thiên - Huế (Humexco).

    Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ tại 62 doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp trực thuộc bộ, Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có: Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem), Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe), Tổng công ty Viễn thông Mobifone, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem).

    Các doanh nghiệp lớn tại Hà Nội nằm trong diện này, gồm: Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco), Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội (Handico), Tổng công ty Đầu tư Phát triển hạ tầng đô thị (UDIC)...

    Tại TP.HCM có: Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn (Saigoncons), Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri), Tổng công ty Bến Thành (BenthanhGroup), Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (Samco), Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn (Resco), Tổng công ty Văn hóa Sài Gòn (SCPC), Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS), Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist)...

    Có 27 doanh nghiệp cổ phần hóa, Nhà nước chỉ nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không nắm giữ như: Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco), Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (HUD), Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC), Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist), Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Tổng công ty Công nghiệp In Bao bì Liksin, Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1), Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2).

    [​IMG]
    Phải báo cáo tiến độ cổ phần hóa hàng quý
    Để thực hiện danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện cổ phần hóa (hoàn thành công bố giá trị doanh nghiệp) đúng kế hoạch; xây dựng lộ trình tiếp tục bán phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa bảo đảm phù hợp với tiêu chí quy định.

    Báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; những trường hợp đặc thù, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế tại địa phương, phục vụ chiến lược phát triển ngành và các trường hợp đặc thù khác.

    Đồng thời báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định đối với trường hợp Nhà nước cần nắm giữ từ 36% đến 50% vốn điều lệ khi thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không nắm giữ cổ phần.

    Định kỳ hàng quý và trước ngày 30/9/2020 báo cáo kết quả thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

    Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty chịu trách nhiệm về việc không hoàn thành cổ phần hóa theo đúng tiến độ quy định.

    Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiệp sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước trên phạm vi cả nước đến năm 2020 và đề xuất phương án sắp xếp doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025.
  3. Taybalo7878

    Taybalo7878 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2016
    Đã được thích:
    753
    Việt Nam xem xét áp thuế tự vệ đối với phân bón DAP, MAP nhập khẩu
    02:09' PM - Thứ sáu, 16/08/2019
    Cục Phòng vệ thương mại đã tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu điều tra rà soát cuối kì biện pháp tự vệ đối với phân bón DAP và MAP nhập khẩu (ER01.SG06)

    Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết ngày 13/8, Cơ quan điều tra xác nhận hồ sơ về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức với phân bón DAP, MAP nhập khẩu đã đầy đủ, hợp lệ theo qui định .

    Theo đó, trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan điều tra thẩm định hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định rà soát hoặc không rà soát vụ việc.

    Nội dung thẩm định Hồ sơ bao gồm xác định dấu hiệu gia tăng của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, thông tin về tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất trong nước và thông tin về điều chỉnh của ngành sản xuất trong nước kể từ khi biện pháp tự vệ được áp dụng.

    Đồng thời xác định khả năng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng nếu chấm dứt việc áp dụng biện pháp tự vệ.

    Do đó, Cơ quan điều tra đề nghị các doanh nghiệp trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hóa tương tự, hàng hoá cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá nêu trên cung cấp các thông tin gồm thông tin về doanh nghiệp, công suất thiết kế và sản lượng của phân bón DAP và MAP trong các năm: 2016, 2017, 2018 và 6 tháng đầu năm 2019.

    Ngoài ra, ý kiến của doanh nghiệp về vụ việc và bất kì tài liệu, chứng cứ nào khác mà doanh nghiệp cho rằng liên quan đến vụ việc. Thời hạn cung cấp các thông tin nêu trên là ngày 27/8/2019.

    Trước đó, ngày 2/3/2018, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 686/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức với phân bón DAP, MAP nhập khẩu.

    Thời hạn có hiệu lực của Quyết định là đến hết ngày 6/3/2020 nếu không gia hạn (SG06).

    Ngày 31/5/2019, Cục Phòng vệ thương mại đã thông báo công khai về việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kì biện pháp tự vệ nêu trên.

    Ngày 2/7, Cục Phòng vệ thương mại đã nhận được Hồ sơ yêu cầu từ Công ty Cổ phẩn DAP -Vinachem và Công ty Cổ phần số 2 – Vinachem.

    Ngày 10/7, Cục đã có công văn đề nghị bên yêu cầu bổ sung một số thông tin liên quan.

    Ngày 2/8, Cục đã nhận được hồ sơ bổ sung thông tin theo yêu cầu.

    Đến ngày 13/8, Cơ quan điều tra xác nhận hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ theo qui định.
  4. Taybalo7878

    Taybalo7878 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2016
    Đã được thích:
    753
    Phân bón: Nhiều triển vọng trong năm 2019
    09:49 | 19/04/2019

    Việc sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12, mức thuế suất mới sẽ được áp dụng cho mặt hàng phân bón là 6%, sẽ có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp sản xuất phân bón từ đầu chuỗi giá trị.
    [​IMG]
    [​IMG]Tăng tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ lên 10%
    [​IMG]
    Năm 2018 là một năm thuận lợi cho các DN phân bón khi sản xuất hầu hết các loại phân bón 9 tháng đầu năm 2018 đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2017, tăng mạnh nhất là phân DAP khi chính sách thuế tự vệ chính thức có hiệu lực từ tháng 3/2018. Bên cạnh đó, giá phân bón trong nước cũng tăng đáng kể do ảnh hưởng từ giá phân bón thế giới tăng và tính mùa vụ nông nghiệp, đặc biệt từ tháng 10/2018 trở lại đây.

    [​IMG]
    Phân bón Đầu Trâu được ưa chuộng tại thị trường Campuchia
    Song ngành này cũng gặp một số khó khăn, nhất là trong năm 2018, giá cả các mặt hàng năng lượng tăng đáng kể. Giá các mặt hàng cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, cao su… ở mức thấp cũng đã khiến nhu cầu đầu tư chăm sóc cho các loại cây này sụt giảm. Tuy nhiên, khi xét từng loại phân bón khác nhau, các yếu tố trên sẽ có mức độ tác động khác nhau đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của từng loại phân bón.

    Đánh giá cao về triển vọng 2019, các chuyên gia nhận định, xu hướng phát triển ngành phân bón sẽ chuyển dịch sang phân bón chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và Việt Nam cũng đang dần chuyển dịch theo xu hướng này. “Trong thời gian tới, chúng tôi cho rằng nhu cầu tiêu thụ phân NPK sẽ tiếp tục tăng khi xu hướng sử dụng sản phẩm NPK chất lượng cao đang được ưa chuộng hiện nay”, đại diện CTCK Vndirect nhận định.

    Một số ý kiến khác thì cho rằng, xét trong trung và dài hạn, các yếu tố về chính sách hỗ trợ nông nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu thụ phân bón do đây là đầu vào sản xuất nông nghiệp. Theo dự báo của BMI, sản xuất nông nghiệp Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ 5,7%/năm đến năm 2025 do nhu cầu tiêu thụ nông sản nội địa và xuất khẩu. Theo đó, ngành phân bón trong nước sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khoảng 4% đến năm 2025. Còn xét trong ngắn hạn, dự báo nhu cầu tiêu thụ phân bón không tăng trưởng trong nửa đầu năm 2019.

    Song, yếu tố tích cực là giá nông sản được dự báo tăng nhẹ 2% trong năm 2019 do sự tăng lên của chi phí năng lượng và phân bón đầu vào. Các yếu tố trên có thể sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất nông nghiệp trong nước nửa đầu năm 2019, đặc biệt là nhóm cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu… Về phía cung, tỷ suất lợi nhuận gộp các doanh nghiệp trong ngành sẽ ổn định trở lại sau các biến động mạnh năm 2018.

    Bên cạnh đó, giá dầu thô, than được dự báo giảm nhẹ trong năm 2019 sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp phân bón. Năm 2018, giá dầu Brent đạt mức trung bình khoảng hơn 73 USD/thùng. Theo dự báo của một số tổ chức như: Worldbank, OECD hay EIA, giá dầu trong năm 2019 sẽ ổn định ở mức 72 USD/thùng. Giá than cũng được dự báo giảm đáng kể so với năm 2018, cụ thể giá than đá Úc giảm từ 197,3 USD/tấn về mức 179,7 USD/tấn, than nhiệt giảm từ 109,5 USD/tấn còn 104 USD/tấn năm 2019. Sau những biến động mạnh năm 2018, giá năng lượng giảm nhẹ trong năm 2019 sẽ giúp các doanh nghiệp đạm cải thiện biên lợi nhuận gộp của mình so với cùng kỳ khi chi phí khí, than chiếm gần 70% tổng giá vốn sản xuất.

    Điểm quan trọng khác sẽ hỗ trợ tích cực cho ngành phân bón đó là việc sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12, mức thuế suất mới sẽ được áp dụng cho mặt hàng phân bón là 6%, sẽ có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp sản xuất phân bón từ đầu chuỗi giá trị. Cụ thể, những doanh nghiệp này sẽ được khấu trừ phần thuế GTGT đầu vào thay vì tính vào giá vốn sản xuất như trước đây. Tuy nhiên, hiện tại vẫn phải chờ quyết định chính thức từ Quốc hội.

    Cùng với đó, thuế tự vệ đối với phân DAP, MAP đến năm 2020 cũng sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất DAP và MAP tận dụng lợi thế cạnh tranh trong năm 2019 trước khi thuế suất về 0% từ ngày 7/3/2020
    --- Gộp bài viết, 21/08/2019, Bài cũ: 21/08/2019 ---
    Hiện Vinachem đang là công ty mẹ sở hữu gần 31,16 triệu cổ phần SFG, tương ứng hơn 65% vốn điều lệ tại Phân bón Miền Nam. Ngoài ra, trong danh sách cổ đông lớn còn có ông Vũ Huy Phương và CTCP Quản lý quỹ đầu tư MB cùng sở hữu gần 2,4 triệu cổ phiếu SFG, tương ứng tỷ lệ 5%.

    Năm 2019, SFG đặt kế hoạch doanh thu 2.353 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 80 tỷ đồng và tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt dự kiến 10%.
  5. violetviolet8x

    violetviolet8x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2016
    Đã được thích:
    3.040
    Chưa thấy đáy dự còn rơi.
  6. letran2016

    letran2016 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2015
    Đã được thích:
    552
    Trả lại hếtđất thì còn lâu mới về mệnh đc.
  7. cafe0sugar

    cafe0sugar Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2007
    Đã được thích:
    417
    Định lùa gà hay sao mà lại lôi cái cáo bạch 2014 khi chuẩn bị lên sàn lên vậy cụ chủ. 03 lô đất không thời hạn kia trả lại cho nhà nước hết rồi. Còn mỗi cái đất trụ sở ở ngã tư Minh Khai - CMT8 là có thời hạn 50 năm. Con này FA có vẹo gì đâu, thời anh Đạt còn làm lãnh đạo thi OK chứ giờ chán lắm. Bộ máy lãnh đạo điều hành còn nhiều hơn cán bộ chuyên môn thì sxkd bằng niềm tin.
    mrking164 thích bài này.
  8. violetviolet8x

    violetviolet8x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2016
    Đã được thích:
    3.040
    Cụ này nói hơi quá rồi, lùa gà gì giá này.
    Chủ top đang pr giá đáy lịch sử. Giá này sẽ có hồi lên 9.5 nên lướt cũng đc nhưng lâu dài sfg còn phải chờ động thái tiếp theo từ vinachem. Nó định giá 3x thoái đa phần trên tài sản đất vàng chứ sfg làm ăn cũng k hot lắm. Đc cái cổ tức đều 10% thì chấp nhận đc
    chehanoi thích bài này.
  9. Taybalo7878

    Taybalo7878 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2016
    Đã được thích:
    753
    Mục tiêu ngắn hạn 10.15
  10. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.090
    Xuống mạnh quá liệu có âm mưu gì không á

Chia sẻ trang này