SHB và KBC Thương vụ để đời 2018

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi laihainam, 13/12/2017.

5168 người đang online, trong đó có 709 thành viên. 19:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 42051 lượt đọc và 217 bài trả lời
  1. laihainam

    laihainam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/09/2014
    Đã được thích:
    1.083
    Tỉnh Bắc Ninh đứng đầu GDP cả nước, với thu hút FDI lớn nhất có dự án Sam Sung Display quy mô 2,5 tỷ USD thu hut trên 100 doanh nghiệp vệ tinh và 3000 chuyên gia sẽ đến làm việc và sinh sống tại Bắc ninh sẽ là cú hích cho thị trường BDS Bắc ninh đặc biệt là KĐT Phúc Ninh (hiện nay VinGroup đang bán căn hộ tại Bắc ninh với giá khoảng 35 tr/m2 ) với lợi suất cho thuê lại căn hộ cao gấp đôi Hà nội khoảng 12%/tháng.


    KBC và Dự án khu đô thị Phúc Ninh – Thành phố Bắc Ninh | Kinh Bắc City
    BY HAIPHAT INVEST October 20, 2017 Dự Án
    Dự án Khu đô thị mới Phúc Ninh thành phố Bắc Ninh được đầu tư xây dựng bởi tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) là một trong số các dự án khu đô thị hiện đại được UBND T.p Bắc Ninh ưu tiên phát triển tạo tiền đề đưa đô thị trung tâm tỉnh Bắc Ninh thành đô thị loại I và làm tiền đề cho thành phố trực thuộc trung ương tương lai!

    KĐT Phúc Ninh được quy hoạch với diện tích 136,47 ha với tổng mức đầu tư hơn 200 triệu USD, là khu đô thị mới có kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, gồm: Các khu nhà ở, các công trình công cộng phục vụ dân cư khu đô thị và thành phố, gồm: Sân vận động trung tâm là một dự án thành phần cấu thành khu trung tâm thể dục thể thao thành phố, hồ điều hòa và công viên nghỉ ngơi giải trí, trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng,… và các dịch vụ khác của đô thị.

    [​IMG]
    Phối cảnh tổng thể dự án khu đô thị Phúc Ninh – TP. Bắc Ninh

    Giai đoạn I của dự án có diện tích 55.8ha đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh cho phép chủ đầu tư được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sau khi đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng thiết yếu và cho người dân tự xây dựng nhà ở theo đúng quy hoạch chi tiết, theo quyết định số 2911/UBND-TNMT của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh.

    I. VỊ TRÍ DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ PHÚC NINH:
    Dự án Phúc Ninh có vị trí thuộc các phường Đại Phúc, Vũ Ninh, Thị Cầu thành phố Bắc Ninh, được giới hạn bởi: Quốc Lộ 1A – AH1 (trục DCT Hà Nội – Bắc Giang) – Quốc Lộ 18, đường Trần Hưng Đạo, và đường Đấu Mã.

    [​IMG]
    Vị trí khu đô thị Phúc Ninh trên bản đồ Google

    Các hướng chính vào khu đô thị mới Phúc Ninh gồm: Hướng Nam – Bắc, Đông Nam – Tây Bắc và Tây Bắc – Đông Nam, theo các hướng này là các không gian trọng điểm, các đường chính và trục đi bộ làm trung tâm bố cục cho các thành phần chức năng xung quanh.

    II. PHÂN KHU CHỨC NĂNG DỰ ÁN PHÚC NINH, BẮC NINH:
    Khu đô thị Phúc Ninh
    gồm 2 phân khu chức năng chính là: khu đô thị và khu thể dục thể thao.

    Trong đó:

    – Khu đô thị gồm:

    • Đất công cộng và thương mại dịch vụ: (nhà trẻ, trường học, khu vui chơi giải trí, khu sinh hoạt cộng đồng, khu trung tâm thương mại,…)
    • Đất ở đô thị: Gồm đất ở liền kề, biệt thự và đất ở chung cư. Các loại hình nhà ở bao gồm: Nhà chung cư cao tầng từ 9-18 tầng, nhà biệt thự song lập có diện tích 180-240m2, biệt thự nhà vườn cao cấp ven hồ có diện tích 400-600m2, nhà liền kề 120m2. Các thành phần chức năng gồm: Đất cây xanh mặt nước, tuyến đi bộ kết hợp với dải cây xanh và một số chức năng dịch vụ đô thị nhỏ kèm theo.
    [​IMG]

    – Khu thể dục thể thao:

    Được chia thành 2 khu chính gồm khu các công trình thể thao (Sân bóng đá, sân cầu lông, bóng chuyền…); khu dịch vụ (làng vận động viên và chuyên gia, các khối nhà đa chức năng là các căn hộ cho thuê và làm dịch vụ). Đất cây xanh và các bãi đỗ xe được bố trí xen kẽ hài hòa và hợp lý trong từng khu chức năng.

    * Xem thêm: Dự án khu đô thị mới Phú LươngHải Phát Invest

    III. BẢN ĐỒ QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHU ĐÔ THỊ PHÚC NINH
    Khu trung tâm đô thị vừa là cửa ngõ đô thị tạo sự phát triển của tổng thể và được nhấn mạnh như một biểu tượng kiến trúc và khu vực phát triển cao nhất trong tổng thể của dự án. Khu trung tâm với đầy đủ chức năng như: Thương mại và không gian mở công cộng để đáp ứng nhu cầu của dân cư trong đô thị. Điểm nhấn của khu trung tâm là xây dựng công trình biểu tượng cầu đi bộ như là một cổng chào vào khu ở, vị trí công trình đặt ở vùng giao thao giữa khu ở với trung tâm thể dục thể thao thành phố Bắc Ninh.

    Trong khu trung tâm, xây dựng các công trình đa chức năng cao từ 3 tầng đến 18 tầng với phong cách kiến trúc hiện đại phục vụ các hoạt động của cộng đồng, các công trình được gắn kết với tổng thể cây xanh, mặt nước, các hoạt động ven hồ, vui chơi giải trí, thư giãn,… Không gian quảng trường là một thành tố không thể thiếu trong không gian khu đô thị, có vị trí tại ngã ba trung tâm khu đô thị và phía trước khu thể dục thể thao thành phố hướng trên đường nối từ Trần Hưng Đạo vào khu đô thị.

    [​IMG]
    Quy hoạch tổng thể khu đô thị Phúc Ninh

    IV. BÁN LIỀN KỀ BIỆT THỰ DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ PHÚC NINH, THÀNH PHỐ BẮC NINH
    Hiện nay chủ đầu tư Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (Kinh Bắc City) đang tiến hành thi công hạ tầng giai đoạn 1.2 để mở bán sau khi đã hoàn thiện xong cơ sở hạ tầng và ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu đô thị.

    • Diện tích liền kề: 120m2
    • Diện tích biệt thự song lập: 180m2
    • Diện tích biệt thự đơn lập: 240 – 550m2
    [​IMG]
    Kinh Bắc City triển khai giai đoạn mới dự án KĐT Phúc Ninh

    Dưới đây là một số hình ảnh dự án:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Last edited: 13/12/2017
    quocdai307 thích bài này.
  2. laihainam

    laihainam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/09/2014
    Đã được thích:
    1.083
    SHB Cổ phiếu vua: Đi tìm lý lẽ của giá
    [​IMG]
    Cổ phiếu HDBank đang được chào mua/bán ở mức trên 30.000 đồng/cổ phiếu

    (ĐTCK) Cơn sốt cổ phiếu ngành ngân hàng đang tạm lắng xuống khi các mã chứng khoán (cả niêm yết và chưa niêm yết) đang tạm đi ngang. Thế nhưng, nếu so sánh giá giữa các mã chứng khoán với nhau, hẳn nhiều nhà đầu tư đang đau đầu đặt câu hỏi: Lý lẽ nào cho giá các cổ phiếu này?
    Khoảng cách giá cổ phiếu ngân hàng ngày một nới rộng

    Từ cuối tuần qua, giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) đã được chào mua/bán ở mức trên 30.000 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, HDBank là một trong những cổ phiếu ngân hàng có thị giá cao nhất toàn thị trường.

    So với các cổ phiếu ngành ngân hàng đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch tập trung trên UPCoM, HDBank chỉ đứng sau VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, có giá đóng cửa ngày 27/11/2017 là 47.900 đồng/cổ phiếu); VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, giá 39.800 đồng/cổ phiếu); ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu (34.200 đồng/cổ phiếu).

    So với cổ phiếu ngân hàng chưa giao dịch tập trung, HDBank chỉ đứng sau cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, hiện được báo giá khoảng 55.000 đồng/cổ phiếu).

    Ở cùng thời điểm này, cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) có giá đóng cửa phiên chỉ 24.400 đồng/cổ phiếu, VIB của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam có giá 23.500 đồng/cổ phiếu, LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienvietPostBank, giá 13.900 đồng/cổ phiếu), STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, giá 12.550 đồng/cổ phiếu), SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (giá 8.800 đồng/cổ phiếu)…

    Lợi nhuận không phải yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến giá

    Dù thông tin về việc sẽ niêm yết cổ phiếu trên TTCK đã được lan truyền, nhưng trên website của HDBank, đến thời điểm này, nhà đầu tư không tìm thấy báo cáo tài chính các quý năm 2017 của HDBank.

    Thông tin đăng kèm với việc HDBank được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ lên gần 8.829 tỷ đồng cho thấy, tính đến 30/9/2017, HDBank có tổng tài sản 174.594 tỷ đồng, tổng vốn huy động đạt 156.419 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng 104.233 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 1,2%. Thông tin này cũng cho biết, dự kiến HDBank sẽ vượt xa kế hoạch năm 2017, với lợi nhuận trước thuế hợp nhất khoảng 2.400 tỷ đồng, ROA dự kiến đạt 1,43%, ROE đạt trên 20%.

    Trong khi đó, 9 tháng đầu năm, MBB đạt 4.002 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất trước thuế trên vốn điều lệ 17.127 tỷ đồng. Với kết quả này, tương quan so sánh về kết quả kinh doanh của MBB trên vốn dự phóng cuối năm 2017, nếu không có yếu tố bất ngờ, có thể sẽ đạt trên 5.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt trội hơn hẳn con số ước tính của HDBank ở thời điểm cuối năm. Thế nhưng, thị giá của MBB chỉ bằng gần 70% giá HDBank đang được loan báo trên thị trường OTC.

    [​IMG]
    Cổ phiếu LBP có thu nhập trên mỗi cổ phiếu tính riêng 9 tháng là 1.743 đồng, tương đương mức thu nhập dự phóng cuối năm có thể vượt HDBank, đã lên UPCoM, nhưng có giá chưa tới 50% giá của HDBank.
    Tương tự, 9 tháng đầu năm, SHB báo lãi sau thuế cổ đông Công ty mẹ 1.071,756 tỷ đồng trên vốn điều lệ 11.291,147, trong khi NVB chỉ báo lãi gần 7,5 tỷ đồng trên vốn điều lệ 3.010,216 tỷ đồng, có vốn chủ sở hữu nhỏ hơn vốn điều lệ, nhưng giá cổ phiếu SHB chỉ cao hơn 20% so với giá NVB.

    Điều gì quyết định “cuộc chơi”?

    Rõ ràng, nếu chỉ nhìn vào tương quan lợi nhuận và giá, thì thị trường dường như đã rất “sai”. Vậy, điều gì quyết định diễn biến giá các cổ phiếu, khi mà các mã cổ phiếu ngành ngân hàng chưa niêm yết, thông tin còn mịt mờ (nhiều trường hợp chưa có hoặc chưa đủ báo cáo tài chính các quý năm 2017 như Techcombank, HDBank, OCB…) lại được định giá cao vượt trội so với cổ phiếu ngân hàng đã niêm yết? Điều gì tạo ra sự khác biệt trong định giá các cổ phiếu đã niêm yết với nhau?

    Câu trả lời có lẽ trước hết nằm ở cơ cấu cổ đông. MBB được đánh giá là có nền tảng tốt, nhưng cơ cấu cổ đông phân tán, khiến giá khó bứt phá hơn các ngân hàng khác. VCB được các chuyên gia đánh giá là một trong những ngân hàng tốt nhất, nhưng có thể thiếu yếu tố đầu cơ.

    Techcombank, VPBank… thời gian gần đây bứt phá mạnh nhờ có hướng đi chuyên biệt. Nhưng có một yếu tố không thể định lượng, càng khó xác minh, dường như tác động nhiều đến giá cổ phiếu ngành ngân hàng lại chính là các thông tin về chiến lược giá cổ phiếu mà thị trường đồn thổi.

    Đâu đó, những thông tin dạng cổ phiếu này sẽ được đưa lên mức giá X, Y... nhận được sự phản hồi tích cực của dòng tiền đầu cơ còn hơn cả việc lợi nhuận sẽ đạt mức nào.

    Muốn chơi cổ phiếu ngân hàng phải hiểu lý lẽ của những con sóng…
    Last edited: 13/12/2017
    Rolex4646, quocdai307dinhquangtu thích bài này.
  3. laihainam

    laihainam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/09/2014
    Đã được thích:
    1.083
    SHB tiếp tục khẳng định là ngân hàng tốt nhất Việt Nam
    Chia sẻ
    Vừa qua, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vinh dự nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2017” (Bank of the year 2017) do The Banker – Tạp chí uy tín trong ngành tài chính ngân hàng trên toàn thế giới bình chọn. Đây là lần thứ 3 SHB đạt giải thưởng quan trọng này, khẳng định sự phát triển an toàn bền vững trong những năm qua của ngân hàng.
    Ra đời năm 1926 và có trụ sở đặt tại London (Anh), Tạp chí The Banker trực thuộc tập đoàn Financial Time uy tín hàng đầu thế giới về mảng kinh tế, tài chính, thương mại. Mỗi năm, tạp chí này cung cấp thông tin xếp hạng của hơn 1.000 ngân hàng hàng đầu thế giới và xét trao tặng giải thưởng “Bank of the year 2017” cho các ngân hàng xuất sắc nhất của 120 quốc gia thông qua các dữ liệu hoạt động đáng tin cậy suốt 12 tháng của năm bình chọn.

    Để trở thành Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2017, SHB đã trải qua cuộc sát hạch kỹ lưỡng bởi các chuyên gia hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đánh giá về tổng tài sản, lợi nhuận ròng, ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu), các chỉ số an toàn trong hoạt động kinh doanh… Theo đó, tổng tài sản của SHB tăng liên tục qua các năm và tính đến 30/09/2017 đã đạt hơn 265 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.330 tỷ đồng, các chỉ số an toàn đều đạt hoặc vượt chuẩn.
    --- Gộp bài viết, 13/12/2017, Bài cũ: 13/12/2017 ---
    Năm 2017 là năm của HBC (HBC tăng từ 2x lên 6x)
    [​IMG]


    năm 2018 là năm của KBC từ 1x lên 5x




    năm 2017 là năm của MBB từ 12 lên 24
    [​IMG]


    năm 2018 là năm của SHB từ 1x len 3x
    bienlangquocdai307 thích bài này.
    superhome đã loan bài này
  4. laihainam

    laihainam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/09/2014
    Đã được thích:
    1.083
    ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch HĐQT SHB cho biết, các chỉ tiêu đặt ra của 2017 đã là khiêm tốn và thận trọng bởi khi SHBSF (Công ty tài chính tiêu dùng được thành lập sau khi SHB hoàn tất nhận sáp nhập Công ty tài chính Vinaconex - Viettel) đi vào hoạt động sẽ đóng góp rất lớn vào kết quả của SHB. Bên cạnh đó, SHB tiến tới tăng lợi nhuận từ nguồn thu dịch vụ, trong đó có việc hợp tác với các công ty bảo hiểm. Hiện đã có tập đoàn bảo hiểm nhân thọ lớn của nước ngoài đang thương thảo hợp tác với SHB và sẵn sàng chi trả phí độc quyền là 500 tỷ đồng trong năm đầu tiên, và các năm tiếp theo.

    Đề cập thêm đến Công ty tài chính tiêu dùng SHBSF, công ty này có vốn điều lệ 1,000 tỷ đồng, đi vào hoạt động và dự kiến ghi nhận lợi nhuận từ quý 3/2017. SHBFC sẽ đóng góp lợi nhuận trên 100 tỷ đồng vào kết quả của SHB.
    quocdai307 thích bài này.
  5. laihainam

    laihainam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/09/2014
    Đã được thích:
    1.083
    Nhiều cổ phiếu ngân hàng trên OTC tăng giá gấp 2-4 lần trong năm nay

    Quan sát cho thấy, dòng cổ phiếu ngân hàng vẫn thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Dù vẫn có rất nhiều ngân hàng chật vật mà giá cổ phiếu chưa qua nổi vùng mệnh giá, có vài ngân hàng vượt qua vùng 10.000 đồng nhưng cũng chỉ được đôi ba chục phần trăm tăng giá so với đầu năm song lại có những ngân hàng có cổ phiếu tăng giá ầm ầm, thậm chí gấp 2 – 4 lần so với đầu năm.

    Đầu tiên phải kể đến là Techcombank (TCB) của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam. Hồi đầu năm nay, giá TCB trên OTC chỉ được chào mua, chào bán khá lẻ tẻ với giá hơn chục nghìn đồng/cổ phiếu, rồi lên đến 20.000 đồng. Mức giá này tại thời điểm đó được đánh giá là rất cao, vì suốt vài năm qua TCB chỉ giao dịch quanh vùng trên dưới 10.000 đồng. Nhưng các mức giá ấy để mua một cổ phiếu của ngân hàng này nhanh chóng trở thành quá quá khứ rất khó tìm lại, vì thời điểm này muốn đặt mua TCB giá 50.000 đồng cũng còn khó khăn lắm. Thậm chí những ngày đầu tháng 12, mỗi cổ phiếu TCB đã được các nhà đầu tư đẩy lên tới 57.000 đồng – 60.000 đồng, tăng gấp 4 lần so với đầu năm. Nếu tính trên thị trường hiện nay thì Techcomabang đang có giá đắt đỏ nhất.

    HDBank của Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Tp. Hồ Chí Minh cũng là một hiện tượng đáng chú ý. Nếu như đầu năm, HDBank được giới đầu tư giao dịch chỉ quanh vùng 9.000 – 10.000 đồng, rồi đẩy lên 11.000 đồng thì vài tháng gần đây, giá cổ phiếu ngân hàng này tăng vọt, hiện đã lên đến 30.000 – 32.000 đồng, tức cũng tăng giá gấp hơn 3 lần chỉ trong vòng 11 tháng, và đang tương đương giá của ACB trên sàn.

    TPBank cũng là một trường hợp đáng lưu ý trên OTC. Giá cổ phiếu ngân hàng này hiện đã được đẩy lên quanh 25.000 – 26.000 đồng, ngang với giá cổ phiếu của các ngân hàng lớn niêm yết trên sàn chứng khoán như MB, VietinBank, VIB, BIDV. So với đầu năm, TPBank cũng đã tăng giá gấp hơn 2 lần.

    OCB của Ngân hàng TMCP Phương Đông đầu năm nay mới chỉ giao dịch cách xa mệnh giá, hồi tháng 7 tăng lên nhưng cũng mới đạt 8.000 – 9.000 đồng song đến thời điểm này cũng đã tăng giá gấp hơn 2 lần, giao dịch phổ biến ở 15.000 – 16.000 đồng. Nếu so với thời điểm cuối tháng 9 năm ngoái thì giá cổ phiếu OCB cũng đã tăng giá gấp 3 lần.

    Cổ phiếu như thế nào dễ rơi vào “tầm ngắm” của nhà đầu tư?

    Giá tăng nhưng để mua được các lô lớn cổ phiếu ngân hàng cũng không dễ nếu như không thông qua các nhà môi giới để nhờ họ “gom”. Anh Minh, một nhà đầu tư lâu năm và chuyên “săn” cổ phiếu OTC ngân hàng cho biết, cổ phiếu ngân hàng vẫn được ưa chuộng từ trước tới nay nhưng thường nhắm vào các ngân hàng sắp có “game”. Còn với các ngân hàng hoạt động bình thường, không có gì biến động lắm thì người ta sẽ quan tâm ít hơn và chỉ giao dịch như một hình thức đầu tư thông thường.

    “Tức là người ta dự đoán ngân hàng đó kinh doanh chắc chắn đi lên, hoặc là ông chủ của ngân hàng có mong muốn đẩy giá cổ phiếu lên, cũng có thể xuất hiện dự báo về khả năng sáp nhập, hoặc có tin sẽ bán cho nhà đầu tư nước ngoài, hoặc là lên sàn trong tương lai gần…” – anh giải thích kỹ hơn về thuật ngữ mà giới đầu tư các anh vẫn gọi là “game”.

    Anh lấy ví dụ về cổ phiếu OCB. Trong 9 tháng đầu năm, OCB đã đạt lợi nhuận trước thuế gần 800 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra cho cả năm. Tại đại hội cổ đông năm nay ngân hàng đã thông qua việc niêm yết thẳng trên HOSE, và hiện Hội đồng quản trị cũng đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục, hồ sơ cần thiết để chuẩn bị niêm yết.

    Hay như trường hợp của HDBank, ngân hàng này năm nay cũng bất ngờ làm ăn đạt kết quả ấn tượng với lợi nhuận cao kỷ lục là hơn 1.900 tỷ đồng trong 9 tháng, chỉ kém MB, Techcombank, VPBank trong nhóm tư nhân. Ngân hàng này cũng phát tín hiệu chuẩn bị lên sàn và bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian từ nay đến cuối năm.

    “Những thông tin như vậy khiến người ta muốn săn lùng cổ phiếu. Họ kỳ vọng sau khi lên sàn nếu bán ngay thì cũng kiếm được khoản lời kha khá” – anh nói.

    Kỳ vọng niêm yết


    Một chuyên gia khác theo dõi sát thị trường OTC cũng đánh giá kế hoạch niêm yết của các ngân hàng đã tác động lớn tới giá cổ phiếu ngân hàng thời gian qua.

    "Nếu như trước đây việc các ngân hàng thông báo sẽ niêm yết sẽ khó có tác động lên thị trường vì người ta không tin sau bao nhiêu ngân hàng khất hết lần này đến lần khác rồi lý do chưa phù hợp, thị trường chưa được như kỳ vọng. Còn năm nay nhiều ngân hàng đã nói đi đôi với làm nên nhà đầu tư có niềm tin vững hơn và muốn bỏ tiền đầu tư nghiêm túc hơn" - vị chuyên gia nói.

    Đồng tình với nhận định này, nhiều nhà quan sát khác cũng nhận xét việc kinh doanh tốt hơn và kỳ vọng cổ phiếu sẽ sớm lên sàn đã thôi thúc nhà đầu tư tìm đến cổ phiếu ngân hàng trên OTC nhiều hơn trong những tháng gần đây.

    Thực tế cũng chứng minh cho thấy cả 4 ngân hàng kể trên với mức tăng giá gấp đôi cho đến gần 4 lần kể từ đầu năm đều là những ngân hàng có kết quả kinh doanh rất ấn tượng, trong đó Techcombank đang đứng thứ 2 về lợi nhuận nhóm tư nhân sau VPBank (nếu không tính công ty con thì đứng số 1), HDBank đang vươn lên như một hiện tượng mới khi lợi nhuận đứng trong top 4 nhóm tư nhân và OCB cùng TPBank cũng là những ngôi sao của nhóm ngân hàng nhỏ và vừa. Và cả 4 ngân hàng này cũng đang rục rịch niêm yết trên thị trường chứng khoán vào những ngày cuối năm nay hoặc đầu năm tới.
    quocdai307 thích bài này.
  6. laihainam

    laihainam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/09/2014
    Đã được thích:
    1.083
    Tại Việt Nam, KBC được xem là cầu nối dẫn lối hàng loạt doanh nghiệp FDI "hàng khủng" đến đầu tư. Trong kết quả 30 năm thu hút đầu tư FDI của Việt Nam thì KBC đã đóng góp không ít. Xung quanh nội dung này, Tạp chí Vietnam Business Forum đã có nội dung trao đổi với ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT KINHBAC CITY DEVELOPMENT HOLDING CORPORATION. Lê Sáng thực hiện.

    [​IMG]
    Ông có thể tổng kết lại những điểm nhấn lớn nhất trong 17 năm thực hiện sứ mệnh "cầu nối" của mình?
    Ngay từ khi bắt đầu "dấn thân" vào lĩnh vực phát triển hạ tầng KCN, tôi đã xác định sứ mệnh quan trọng nhất của mình là làm sao thu hút được nhiều dự án chất lượng, đem lại lợi ích cho quốc gia và cho địa phương mà KBC đầu tư. Trong suốt 17 năm theo đuổi sứ mệnh này, nhờ sự nỗ lực hết mình và có một phần may mắn, chúng tôi đã có cơ duyên gặp gỡ, làm việc và thu hút được một số dự án lớn vào các KCN của KBC.

    Năm 2004, khi đang vận hành nhà máy thứ nhất tại KCN Thăng Long I, tập đoàn Canon đã khảo sát địa điểm để đầu tư nhà máy thứ hai tại Việt Nam. Với các nhà đầu tư Nhật Bản, việc khảo sát không chỉ dừng ở điều kiện về mặt bằng mà là tất cả các vấn đề chi tiết tỉ mỉ nhất liên quan đến việc thực hiện một nhà máy tại địa bàn. Trải qua thời gian hơn một năm chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ sát sao từ các cấp lãnh đạo, sự phối hợp nhiệt tình cùng các cơ quan bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực đàm phán và tạo các điều kiện thuận lợi 1 cách tối đa để dự án được triển khai. Kết quả vô cùng tốt đẹp, năm 2005 tập đoàn Canon đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy lớn thứ 2 của tập đoàn ở Việt Nam tại KCN Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh của Kinh Bắc với quy mô vốn đầu tư 60 triệu USD, sử dụng 20ha đất, sản xuất sản phẩm máy in lazer. Canon là dự án lớn đầu tiên đầu tư tại KCN Quế Võ, mở ra thời kỳ phát triển thịnh vượng cho KInh Bắc bởi sau đó hàng loạt các Công ty vệ tinh của Canon đã tìm đến Bắc Ninh và đầu tư tại Quế Võ.

    Từ cuối năm 2006 đến năm 2007, Tập đoàn Foxconn ( Đài Loan) đã khảo sát thị trường Việt Nam và có thông báo sẽ đầu tư khoảng 5 tỷ USD vào vào 7 địa phương ở Việt Nam, gồm Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Bắc Giang. Ngay sau đó, Hồng Hải đã chọn Khu công nghiệp Quế Võ ( Bắc Ninh) làm trạm dừng chân đầu tiên, xây dựng nhà máy trên diện tích 12,7 ha với tổng vốn đầu tư 160 triệu USD để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao như camera module, bản mạch chủ máy tính,…Đây là một trong những kế hoạch ban đầu của Foxconn để triển khai thành phố công nghệ thông tin tại 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.

    Từ đầu năm 2012, nhận được thông tin Công ty điện tử LG Electronics thuộc tập đoàn LG – một trong những tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc đang có nhu cầu khảo sát để mở rộng đầu tư với quy mô khủng tại Việt Nam (trước đó LG đã có nhà máy sản xuất hàng điện tử gia dụng tại tỉnh Hưng Yên với quy mô vừa), với uy tín và năng lực trên thị trường bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam chúng tôi đã tìm cách tiếp cận với LG Electronics, đề xuất đầu tư tại KCN Tràng Duệ tại TP. Hải Phòng. Sau gần 1 năm với sự cố gắng và nỗ lực cao độ của tập thể lãnh đạo, nhân viên KBC cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ Chính phủ, các cơ quan bộ, ngành, địa phương, đến tháng 1/ 2013 tập đoàn LG ký Hợp đồng nguyên tắc thuê lại 40.2ha đất tại KCN Tràng Duệ (giai đoạn 1). Với cam kết sẽ dành những ưu đãi đầu tư lớn cho LG khi đầu tư tại Hải Phòng, tháng 8/2013 KCN Tràng Duệ chính thức được Thủ Tướng chính phủ phê duyệt trở thành 1 bộ phận của KKT Đình Vũ – Cát Hải. Ngay sau đó, tháng 9/2013 Công ty điện tử LG Việt Nam Hải Phòng (LGEVH) đã chính thức được Ban quản lý các KKT Hải Phòng cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 1,5 tỷ USD, sản xuất và xuất khẩu sản phẩm điện tử, điện gia dụng (tủ lạnh, điều hòa, TV, máy giặt, máy hút bụi, thiết bị định vị trong ô tô, điện thoại di động).
    [​IMG]

    Tiếp nối thành công của dự án thứ nhất của LGE tại KCN Tràng Duệ, đến tháng 9/2014 tại trụ sở LG HQ lãnh đạo tập đoàn LG cùng với lãnh đạo TP Hải Phòng và KBC đã cùng nhau ký Biên bản ghi nhớ để tiếp tục triển khai dự án đầu tư mở rộng của LG ngay tại KCN Tràng Duệ. Và đến tháng 7/2015, KBC cùng Công ty con KBC đã ký HD thuê đất chính thức với Công ty LGEVH với diện tích 37,7ha tại KCN Tràng Duệ ( giai đoạn1) với kế hoạch triển khai 1 dự án lớn khác của tập đoàn LG.

    Sau đó, dự án này của LGEVH được chuyển lại cho Công ty LG Display (LGD) với sự hỗ trợ của TP. Hải Phòng và KBC để thực hiện một dự án tỉ đô. LG Display là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất các loại màn hình hiển thị công nghệ cao dùng cho ĐTDĐ, TV, máy tính… Công ty LGD có kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất các loại màn hình công nghệ cao tại Việt Nam với quy mô vốn 1.5 tỉ USD, 6000 lao động, diện tích đất công nghiệp dự kiến sử dụng khoảng 40ha.

    Tháng 7/2015, LGD đã khảo sát thông tin và thị sát 1 số KCN tại miền Bắc Việt Nam, trong đó quan tâm hơn cả đến KCN Tràng Duệ tại Hải Phòng và kế hoạch nhận chuyển nhượng lại lô đất E (37.7ha) mà Công ty LGEVH đã ký HD thuê tháng 7/2015.

    KBC đã có nhiều buổi làm việc cùng với nhóm khảo sát LGD, đồng hành trong các buổi làm việc của LGD với TP. Hải Phòng và Bộ KHĐT. LGD đã có quyết định chính thức nhận chuyển nhượng lại lô đất E (37.7ha) mà Công ty LGEVH đã thuê. Tháng 5/2016, LGD đã khởi công xây dựng nhà máy LG Display Việt Nam Hải Phòng tại KCN Tràng Duệ dưới sự chứng kiến và ủng hộ từ lãnh đạo cao nhất của CP Việt Nam và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương.

    Năm 2016 đánh dấu sự bùng nổ của KCN Tràng Duệ khi thu hút hàng loạt các dự án khủng từ các nhà đầu tư Hàn Quốc, chủ yếu là các vệ tinh của LG là động lực phát triển chính trong tập đoàn LG như: LG Innotek (quy mô vốn 550triệu USD), LG International, LG Chemical, Haengsung Electronics (100 triệu USD), Heesung Electronics (154 triệu USD)… đưa tên tuổi và thứ hạng của KCN Tràng Duệ lên hàng top các KCN miền Bắc. Thêm vào đó, nhiều tín hiệu đáng mừng của năm 2016 ở KCN Tràng Duệ là KBC được nhận chủ trương đầu tư thêm gần 700ha KCN Tràng Duệ giai đoạn 3, nhiều hợp đồng ở KCN Tràng Duệ được ký kết và tổng vốn đã cấp phép đầu tư vào KCN Tràng Duệ trong năm 2016 là 2,5 tỷ USD chiếm 10% tổng đầu tư nước ngoài vàoViệt Nam và Tràng Duệ vinh dự được nhận cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu của Chính Phủ.

    Bên cạnh đó, năm 2016 KCN Quang Châu – Bắc Giang liên tiếp ký những hợp đồng lớn như JA Solar (là nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới với các sản phẩm hiện đại kỹ thuật cao sử dụng năng lượng mặt trời) đầu tư 280 triệu USD thuê 40ha đất, Công ty Luxshare la một trong những vệ tính lớn của Apple thuê 14ha đất với số vốn đầu tư 70 triệu đôla Mỹ. Đặc biệt phải kể đến Tập đoàn ZhongYiFeng là tập đoàn nằm trong TOP 200 của Trung Quốc chuyên sản xuất kết cấu thép, VLXD cao cấp ký Hợp đồng nguyên tắc thuê 108ha.

    Năm 2017, một khởi đầu tốt đẹp về thu hút FDI vào các KCN của KBC là thu hút thành công dự án công nghệ cao của Công ty Hanwha Techwin Securities với quy mô vốn đầu tư 100 triệu USD , xây dựng nhà máy Hanwha trên diện tích 60.000m2 tại KCN Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. KCN Quang Châu đón thêm Công ty Lens từ Trung Quốc sản xuất linh kiện điện tử, đồng hồ với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD.

    Theo ông đâu là những rào cản còn tồn tại trong việc kết nối một cách "đồng điệu" và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị với các doanh nghiệp FDI?

    Trong những năm gần đây, việc Chính phủ đưa ra những cải cách về chính sách thu hút đầu tư, chính sách thuế đã khiến nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn đến môi trường đầu tư của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn tồn tại một số rào cản nhất định trong việc kết nối một cách "đồng điệu" với các doanh nghiệp FDI. Thứ nhất có thể kể đến hạ tầng công cộng của Việt Nam chưa thực sự đồng bộ và hoàn thiện, hiện tại nhiều tuyến đường đã không đáp ứng theo kịp tốc độ phát triển công nghiệp, dẫn đến khó khăn trong lưu thông, vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp. Thứ hai là vấn đề thiếu hụt lao động chất lượng cao ở một số địa phương đã gây khó khăn cho doanh nghiệp khi cần sử dụng lượng lao động lớn đã qua đào tạo. Thứ ba là vấn đề rào cản về pháp lý, đơn cử như việc luật đất đai của Việt Nam không cho phép nhà đầu tư FDI dùng đất thuê lại trong KCN làm tài sản đảm bảo để thu xếp nguồn vốn, điều này cũng là một hạn chế đối với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Đối với việc tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp FDI thì việc thiếu hụt doanh nghiệp phụ trợ là một rào cản lớn nhất hiện nay.

    Mặc dù chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước đã rất rõ rang, đồng thời chính phủ đã có những chính sách rất tốt và khuyến khích đầu tư nước ngoài, do xác định đầu tư nước ngoài là đầu tư rất quan trọng trong tỷ trọng tăng trưởng GDP và giúp đất nước phát triển. Tuy vậy, còn không ít địa phương và một số nơi ở các Bộ, Ngành vẫn không hiểu điều này, vẫn cho rằng không cần thu hút đầu tư nước ngoài vì xét cho cùng việc đầu tư này cũng chỉ phục vụ lợi ích của họ, sẽ lấy đi nhiều hơn bỏ vào, sẽ tìm mọi lý do để gây khó dễ khi mà hệ thống pháp luật của chúng ta chưa được hoàn thiện. Bên cạnh đó là tiêu cực, tham nhũng vì lợi ích cá nhân cũng là rào cản rất lớn làm khó khăn thêm cho đầu tư nước ngoài và thu hút đầu tư nước ngoài.

    Ông có thể giới thiệu đôi nét về năng lực và tầm nhìn hợp tác của KBC trong thời gian tới?

    KBC hiện còn tiềm năng rất lớn trong việc khai thác hạ tầng KCN với quỹ đất 4.500 hecta tại 11 KCN trên toàn quốc. Với kinh nghiệm 15 năm kinh doanh hạ tầng và thu hút đầu tư, KBC hoàn toàn đầy đủ năng lực để tiếp tục triển khai và phát triển các dự án hiện tại của tập đoàn. Trong thời gian tới, định hướng của KBC là tiếp tục sứ mệnh thu hút đầu tư vào các KCN một cách mạnh mẽ và có chọn lọc. Hiện tại KBC đang tiếp cận và thảo luận với các nhà đầu tư lớn có kế hoạch đầu tư các dự án hàm lượng kỹ thuật cao, thân thiện với môi trường vào các KCN của KBC. Bằng năng lực và uy tín được khẳng định trong suốt 17 năm qua, KBC tin tưởng rằng các doanh nghiệp, các nhà đầu tư sẽ luôn tin tưởng, đồng hành và cùng KBC thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đóng góp nhiều hơn nữa cho xã hội và nhân dân Việt Nam.
    --- Gộp bài viết, 13/12/2017, Bài cũ: 13/12/2017 ---
    https://www.youtube.com/watch?v=FzKP4OMb92U
    quocdai307chungkhoanyb thích bài này.
  7. beboonice

    beboonice Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/05/2010
    Đã được thích:
    2.102
    :drm:drmKBC va SHB mua va cat giu thoi chuc cac pac thqnh cong ^:)^^:)^^:)^
    thanhannguyen29vnquocdai307 thích bài này.
  8. trabac

    trabac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2014
    Đã được thích:
    21.177
    5 giờ mở pic thì xoắn lắm đây.
  9. beboonice

    beboonice Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/05/2010
    Đã được thích:
    2.102
    :drm:drm:drmo=>:-c:-c:-c<):)<):)
    nhin KBC nhu HBC vung nay nam 2016 vay sau do do bung no len thang 75x khung thiet
  10. chungkhoanyb

    chungkhoanyb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2014
    Đã được thích:
    2.932
    Tôi định giá SHB là 12 k cho tháng 1/2018!
    quocdai307 thích bài này.

Chia sẻ trang này