Siêu bờ lu sịp của năm gọi tên : MSN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi connick, 18/05/2021.

4252 người đang online, trong đó có 507 thành viên. 07:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5411 lượt đọc và 24 bài trả lời
  1. connick

    connick Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2011
    Đã được thích:
    1.191
    Với tất cả các thông tin vỉa hè thì sẽ không dám định giá MSN , chỉ biết sẽ sốc, cao nhất 3 sàn
    MSN
    Công ty Cổ phần Tập đoàn MaSan (HOSE)


    Giá hiện tại: MSN[​IMG]109.9+5.7(+5.47%)Hồ sơ công ty[​IMG] GDCĐ lớn & CĐ nội bộ
    Alibaba và Baring đầu tư 400 triệu USD vào The CrownX của Masan, định giá 7,3 tỷ USD
    [​IMG]

    Masan Group cho biết thêm rằng đang trong quá trình đàm phán một giao dịch đầu tư chiến lược với những nhà đầu tư khác trị giá từ 300 - 400 triệu USD vào The CrownX, giao dịch dự kiến hoàn tất trong năm 2021.
    CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group - MSN) và nhóm các nhà đầu tư trong đó có Tập đoàn Alibaba (Alibaba) và Baring Private Equity Asia (BPEA) đã công bố ký kết thỏa thuận mua cổ phần phát hành mới của The CrownX (TCX) với tổng giá trị tiền mặt là 400 triệu USD, tương đương với 5,5% tỷ lệ sở hữu sau phát hành.

    The CrownX là nền tảng tiêu dùng bán lẻ hợp nhất lợi ích của Masan tại Masan Consumer Holdings (MCH) và VinCommerce (VCM). Thông qua giao dịch này, The CrownX được định giá 6,9 tỷ USD (trước phát hành) cho 100% vốn chủ sở hữu, tương đương trị giá mỗi cổ phần là 93,5 USD (xấp xỉ 2,15 triệu đồng). Sau đợt phát hành này, tỉ lệ sở hữu của Masan Group tại The CrownX là 80,2%.

    The CrownX sẽ hợp tác với Lazada để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, tăng tốc phát triển thị trường bán lẻ tích hợp từ offline đến online ("O2O") tại Việt Nam.

    "Giao dịch này củng cố tầm nhìn của các cổ đông về tiềm năng xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng - bán lẻ ứng dụng công nghệ đầu tiên của Việt Nam, đồng thời mở rộng phạm vi phục vụ người tiêu dùng trên toàn quốc", thông cáo cho biết.

    Ông Danny Le, Tổng Giám đốc Masan Group chia sẻ: "Thỏa thuận hợp tác chiến lược sẽ giúp chúng tôi đẩy nhanh quá trình chuyển đổi The CrownX trở thành một Point of Life – nền tảng "tất cả trong một" phục vụ các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng trên các kênh mua sắm offline và online. Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là hiện đại hóa thị trường bán lẻ nhu yếu phẩm tại Việt Nam, phục vụ người tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Tôi tin tưởng quan hệ hợp tác này sẽ giúp Công ty hiện thực hóa Point of Life nhanh chóng và hiệu quả hơn".

    Chia sẻ về thỏa thuận hợp tác này, bà Janice Leow, Giám đốc Điều hành tại BPEA phát biểu: "Chúng tôi rất vui mừng khi hợp tác cùng Masan và Alibaba. Tôi tin rằng thỏa thuận đầu tư chiến lược này sẽ góp phần thúc đẩy The CrownX phát triển vượt bậc và xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng – bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn thị trường vẫn còn non trẻ. Là nhà đầu tư dài hạn, chúng tôi tin rằng thị trườngViệt Nam có rất nhiều tiềm năngtăng trưởng, được hỗ trợ bởi các xu hướng kinh tế vĩ mô thuận lợi và đặc biệt là lợi thế dân số trẻ. The CrownX là một doanh nghiệp giàu tiềm năng trong lĩnh vực kỹ thuật số, đặc biệt là thương mại điện tử và phân tích dữ liệu. Thúc đẩy chuyển đổi số là một trong những ưu tiên của BPEA khi đầu tư vào các công ty. Chúng tôi rất hào hứng được đồng hành cùng The CrownX trong giai đoạn tăng trưởng sắp tới của Công ty."

    Trong khuôn khổ giao dịch, VinCommerce sẽ thiết lập Thỏa thuận Hợp tác Chiến lược với Lazada - nền tảng thương mại điện tử tại Đông Nam Á của Alibaba. Theo đó:

    - VCM sẽ là nhà bán lẻ nhu yếu phẩm hàng đầu trên nền tảng thương mại điện tử Lazada

    - Hai bên sẽ cùng chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm để thúc đẩy nhu yếu phẩm trở thành ngành hàng chủ chốt của thương mại điện tử.

    - Phát triển tính năng cung ứng hàng hóa cho các đơn hàng online tại các điểm bán offline của VCM

    - Phát huy sức mạnh hiệp lực từ nền tảng cung ứng và giao vận của hai bên để tối ưu và tiết kiệm chi phí, gia tăng chất lượng phục vụ người tiêu dùng

    Nhu yếu phẩm hiện chiếm 50% thị trường bán lẻ Việt Nam và 25% chi tiêu tiêu dùng của người Việt. Tuy được mua sắm với tần suất hàng ngày, khả năng người tiêu dùng tiếp cận mặt hàng nhu yếu phẩm thông qua kênh online vẫn còn hạn chế. Masan đặt mục tiêu tổng giá trị hàng hóa từ kênh online của The CrownX chiếm ít nhất 5% tổng doanh số bán hàng của Công ty trong thời gian tới.

    Trong Giao dịch này, Credit Suisse (Singapore) Limited đóng vai trò là đơn vị tư vấn tài chính độc quyền cho Masan Group. Deutsche Bank là đơn vị tư vấn tài chính độc quyền cho BPEA. Việc hoàn tất giao dịch phụ thuộc vào phê duyệt phù hợp theo điều lệ của doanh nghiệp.

    Đồng thời, Masan đang trong quá trình đàm phán một giao dịch đầu tư chiến lược với những nhà đầu tư khác trị giá từ 300 - 400 triệu USD vào The CrownX. Giao dịch dự kiến hoàn tất trong năm 2021.

    Đông A
  2. zhou_ling

    zhou_ling Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2020
    Đã được thích:
    2.110
    Không lẽ bluechip , siêu bluechip em Thuý nói tới là MSN :D
  3. connick

    connick Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2011
    Đã được thích:
    1.191
    chuẩn đó <Xxx:)))
    NVL kém tý thôi
  4. connick

    connick Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2011
    Đã được thích:
    1.191
    Masan Group (MSN) nâng room ngoại lên 100%
    [​IMG]

    Kết thúc năm 2020 các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 1/3 cổ phần tại Masan Group.
    CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group) vừa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) chấp thuận tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa lên 100% vốn điều lệ.

    Theo báo cáo thường niên 2020 của Masan Group, tại ngày 31/12/2020, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty ghi nhận 33,59%.

    Trong đó cổ đông tổ chức nước ngoài lớn nhất là SK Investment Vina I Pte nắm 109,9 triệu cổ phần, tương ứng 9,35%. Một cổ đông ngoại khác là Ardolis Investment thuộc Quỹ chính phủ Singapore (GIC) nắm 8,93%.

    [​IMG]
    Cơ cấu cổ đông lớn Masan Group tại ngày 31/12/2020

    Trong quý 1/2021, Masan Group ghi nhận gần 20.000 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận ròng 343 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái lỗ 216 tỷ đồng.
  5. connick

    connick Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2011
    Đã được thích:
    1.191
    cứ giảm là mua bà con, bình tĩnh chờ hàng hôm qua về đã
    sau đấy thì trần cũng đua :)))
  6. connick

    connick Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2011
    Đã được thích:
    1.191
    Khả năng khó có chỉnh mạnh rồi ae, có khi phải đua thôi :)))
  7. connick

    connick Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2011
    Đã được thích:
    1.191
    Masan sẽ xem xét niêm yết The CrownX sau khi tích hợp kinh doanh giữa mảng tiêu dùng, chế biến thịt với hệ thống VinCommerce đạt kỳ vọng
    [​IMG]

    Với những động thái mới cùng kế hoạch của Masan, VCSC nhận định khả quan về triển vọng tăng trưởng của Masan, chủ yếu được dẫn dắt bởi các mảng kinh doanh trong ngành tiêu dùng.
    Ghi nhận sau buổi gặp gỡ nhà đầu tư diễn ra ngày 4/5/2021 của Tập đoàn Masan (MSN), Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết Masan chưa có kế hoạch niêm yết VinCommerce (VCM), ngược lại Tập đoàn sẽ xem xét niêm yết The CrownX - công ty mẹ của Masan Consumer Holdings (MCH) và VCM – sau khi các tích hợp kinh doanh giữa MCH/MML và VCM được thực hiện thành công và đạt kỳ vọng của ban lãnh đạo.

    Cùng với đó, Masan đang tiếp tục thực hiện các thương vụ tăng vốn cổ phần tiềm năng tại các công ty con để giảm đòn bẩy tài chính cho Tập đoàn.

    Thông tin đáng chú ý mới đây, Masan cùng nhóm các nhà đầu tư, trong đó có Tập đoàn Alibaba (Alibaba) và Baring Private Equity Asia (BPEA), đã công bố ký kết thỏa thuận mua cổ phần phát hành mới của The CrownX với tổng giá trị tiền mặt là 400 triệu USD, tương đương với 5,5% tỷ lệ sở hữu sau phát hành. Tương ứng, The CrownX được định giá sau phát hành gần 7,3 tỷ USD. Sau đợt phát hành này, tỷ lệ sở hữu của Masan tại The CrownX là 80,2%.

    Được biết, The CrownX là nền tảng tiêu dùng bán lẻ hợp nhất lợi ích của Masan. Trong bài phát biểu mới nhất, CEO Danny Le tiếp tục nhấn mạnh sứ mệnh của The CrownX sẽ trở thành một Point of Life – nền tảng "tất cả trong một" phục vụ các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng trên các kênh mua sắm offline và online.

    Với những động thái mới cùng kế hoạch của Masan, VCSC nhận định khả quan về triển vọng tăng trưởng của Masan, chủ yếu được dẫn dắt bởi các mảng kinh doanh trong ngành tiêu dùng.

    [​IMG]

    Năm 2021, ban lãnh đạo Masan kỳ vọng doanh thu đạt 92 nghìn tỷ đồng (tăng 19%-32%) và LNST sau lợi ích CĐTS là 2,5 nghìn - 4 nghìn tỷ đồng (tăng 103% -224%).

    Trên quan điểm của mình, VCSCS dự báo doanh thu Masan sẽ đạt 96 nghìn tỷ đồng (tăng 24%) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 2,3 nghìn tỷ đồng (tăng 88%). Chi tiết kinh doanh từng mảng, gồm:

    Thứ nhất, MCH: Ban lãnh đạo cho rằng Masan Consumer (MSC) - công ty con chính của MCH - có thể vượt mục tiêu doanh thu năm 2021 hiện tại là 27,5 - 30,5 nghìn tỷ đồng (tăng 16-31%) nhờ mức tăng trưởng 1 chữ số cao trong mảng gia vị, tăng trưởng 2 chữ số trong mảng thực phẩm tiện lợi và tăng trưởng 2 chữ số mạnh mẽ trong mảng đồ uống, thịt chế biến và sản phẩm chăm sóc gia đình/cá nhân.

    Trong khi đó, biên lợi nhuận gộp năm 2021 của MSC có thể bị ảnh hưởng bởi giá hàng hóa tăng như lúa mì, đậu nành và nhựa cũng như đóng góp doanh thu lớn hơn từ ngành hàng chăm sóc gia đình/cá nhân. Ban lãnh đạo cho rằng biên lợi nhuận gộp của MSC có thể giảm xuống dưới 42% vào năm 2021 (so với dự báo hiện tại của chúng tôi là 41,8%) so với 42,5% vào năm 2020.

    Thứ hai, VCM: Mặc dù số lượng cửa hàng của VCM giảm nhẹ trong quý 1/2021 do tiếp tục đóng các cửa hàng hoạt động kém hiệu quả theo kế hoạch đã đặt ra từ quý 4/2020, ban lãnh đạo vẫn duy trì mục tiêu VCM sẽ mở 300-700 cửa hàng (sau khi trừ các cửa hàng đóng cửa) vào năm 2021 - chủ yếu là siêu thị mini.

    VCM đã mở khoảng 40 cửa hàng mới vào tháng 4 và đang trên đà mở tổng cộng ít nhất 100 cửa hàng mới trong toàn bộ quý 2/2021. VCM cũng đang triển khai thí điểm 62 cửa hàng siêu thị mini theo các mô hình khác nhau nhằm tìm ra công thức cửa hàng phù hợp trước khi tăng tốc mở rộng cửa hàng trở lại (38 trong số các cửa hàng này ở Hà Nội và phần còn lại ở Tp.HCM).

    Theo Masan, các cửa hàng thử nghiệm này đang mang lại kết quả tốt hơn các cửa hàng hiện hữu của VCM, bao gồm tổng doanh thu/cửa hàng cao hơn khoảng 10% và doanh thu sản phẩm tươi sống/cửa hàng cao hơn khoảng 15%. VCM đã bắt đầu triển khai rộng rãi mô hình siêu thị mini mới của mình tại Hà Nội trong khi động thái tương tự cho Tp.HCM có thể bắt đầu vào cuối năm 2021 vì kết quả thí điểm ở Tp.HCM vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của ban lãnh đạo.

    VCM đặt mục tiêu các cửa hàng mới sẽ đạt mức hòa vốn EBITDA mức độ cửa hàng sau 6 tháng hoạt động và thu hồi hoàn toàn vốn đầu tư sau 2 năm hoạt động. Theo ban lãnh đạo, dựa trên tổng biên lợi nhuận thương mại (TCM) đạt được vào năm 2020, mức doanh thu/m2 cần để một cửa hàng có thể hòa vốn là khoảng 7 triệu đồng.

    Tuy nhiên, nếu VCM có thể đạt được mục tiêu nâng TCM thêm 2,5-3 điểm % vào năm 2021, con số này sẽ giảm xuống 6,6 triệu-6,7 triệu đồng. Trong quý 1/2021, doanh thu/m2 trung bình của VinMart+ (siêu thị nhỏ) đạt khoảng 6,6 triệu đồng trong khi VinMart (siêu thị) đạt khoảng 5,7 triệu đồng.

    VCM đang làm việc với Techcombank (TCB) về việc triển khai các dịch vụ tài chính tại các cửa hàng của VCM. Ban lãnh đạo dự kiến sẽ bắt đầu thử nghiệm các dịch vụ này vào cuối năm 2021 và đặt mục tiêu hơn 50% cửa hàng của VCM sẽ cung cấp các dịch vụ này.

    Thứ ba, Masan Meat Life (MML): Bất chấp sự phục hồi của giá hàng hóa làm giảm biên lợi nhuận thức ăn chăn nuôi, MML đặt mục tiêu giữ biên EBITDA ổn định trong năm 2021 so với năm 2020 nhờ những cải thiện trong mảng kinh doanh thịt vốn sẽ được thúc đẩy bởi lợi thế kinh tế về quy mô và hiệu suất sử dụng heo thịt cao hơn.

    MML có kế hoạch chế biến khoảng 450.000 con heo thịt trong năm 2021 so với 280.000 heo thịt vào năm 2020. Trong số 450.000 heo thịt này, khoảng 240.000 con sẽ đến từ trang trại heo của chính MML, 150.000 con từ những hộ nông dân liên kết dài hạn và phần còn lại từ các trang trại của bên thứ ba khác. Hiện tại, MML không có bất kỳ kế hoạch nào để xây dựng các trang trại chăn nuôi heo mới. Do đó, nguồn cung tăng trong tương lai sẽ chỉ đến từ các nguồn của bên thứ ba.

    Trong tương lai, việc phân phối các sản phẩm thịt mát của MML sẽ chủ yếu đi cùng với mạng lưới cửa hàng của VCM. Hiện tại, Meat Deli - thương hiệu thịt heo của MML - đã có mặt tại gần 90% cửa hàng của VCM. Các cửa hàng còn lại sẽ được lấp đầy vào cuối tháng 6/2021.

    Theo ban lãnh đạo, 3F Việt - công ty con mảng thịt gà mà MML mua lại vào cuối năm 2020 - đã ghi nhận biên LN gộp - 10% trong quý 1/2021 trong bối cảnh giá gia cầm thấp và chạm mức thấp nhất trong 10 năm vào quý 1/2021. Ở mặt tích cực, chi phí hoạt động sản xuất của 3F Việt được giữ ổn định; do đó, lợi nhuận của công ty dự kiến sẽ tăng lên đáng kể khi giá gia cầm bình ổn.

    Cuối cùng, Masan Hi-Tech Materials (MHT): Do các hạn chế của Việt Nam đối với xuất khẩu đồng, MHT đang thảo luận với một công ty nội địa để tiêu thụ lượng tồn kho đồng của công ty. Theo Masan, theo giá trị sổ sách, MHT có lượng tồn kho đồng khoảng 24 triệu USD tính đến cuối quý 1/2021.

    Nếu tính theo giá đồng giao ngay hiện tại, lượng tồn kho này sẽ trị giá khoảng 100 triệu USD. Do đó, nếu thành công, việc tiêu thụ đồng sẽ mang lại thu nhập và tiền mặt đáng kể cho MHT.

    Alibaba và Baring đầu tư 400 triệu USD vào The CrownX của Masan, định giá 7,3 tỷ USD
    Tri Túc
    --- Gộp bài viết, 20/05/2021, Bài cũ: 20/05/2021 ---
    Tây không lông mới mua tý ty đã dư lày, toàn vịt ngan mua king vl :)))
    chautinhtri898 thích bài này.
  8. chautinhtri898

    chautinhtri898 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Đã được thích:
    2.737
    MSN -> 150
    MML -> 100
  9. connick

    connick Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2011
    Đã được thích:
    1.191
    Masan mua 20% vốn chuỗi trà sữa Phúc Long
    Chi 15 triệu USD mua 20% vốn Phúc Long Heritage, Masan triển khai mô hình ki-ốt Phúc Long trong cửa hàng VinMart+.

    Công ty TNHH The Sherpa, thành viên của Tập đoàn Masan (MSN), trưa nay thông báo mua lại 20% vốn Phúc Long Heritage – công ty sở hữu thương hiệu Phúc Long với giá 15 triệu USD. Điều này đồng nghĩa Masan định giá công ty này 75 triệu USD, tương đương khoảng 1.730 tỷ đồng.

    Phúc Long Heritage mới thành lập cách đây 3 ngày, hoạt động trong lĩnh vực buôn bán trà và cà phê. Công ty có vốn điều lệ 260 tỷ đồng, trong đó ông Lâm Bội Minh – người sáng lập Phúc Long – sở hữu 94,5% vốn ban đầu và giữ chức tổng giám đốc.

    Sau khi mua cổ phần, một công ty thành viên khác của Masan là VinCommerce hợp tác với Phúc Long triển khai mô hình ki-ốt tại các cửa hàng VinMart+.

    [​IMG]
    Ki-ốt Phúc Long bên trong cửa hàng Vinmart+ tại TP Thủ Đức. Ảnh: Quỳnh Trần.

    Trao đổi với VnExpress, ông Danny Le – Tổng giám đốc Tập đoàn Masan cho biết đã thử nghiệm mở 4 ki-ốt Phúc Long trong các cửa hàng VinMart+ tại TP Thủ Đức. Hợp tác này giúp thực thi chiến lược phát triển hệ sinh thái tiêu dùng Point of Life mà Masan đang hướng tới, biến mỗi cửa hàng VinMart+ trở thành điểm đến cho mọi lứa tuổi và nhu cầu thiết yếu hàng ngày.

    "Masan và Phúc Long hướng tới mục tiêu mở 1.000 ki-ốt tương tự trong 12 tháng tiếp theo", ông Danny Le nói, đồng thời cho biết kỳ vọng đến năm 2025, chuỗi thực phẩm và đồ uống sẽ đóng góp 500 triệu USD doanh thu vào The CrownX – công ty con của Masan.

    Theo thoả thuận hợp tác, các ki-ốt sẽ chia sẻ 20% doanh thu với cửa hàng VinMart+. Dựa vào kết quả kinh doanh thí điểm, ban lãnh đạo Masan dự đoán hợp tác này góp phần tăng biên lợi nhuận của toàn hệ thống VinMart+ thêm 4% so với hiện tại.

    Phúc Long được thành lập năm 1968 tại Bảo Lộc, Lâm Đồng. Doanh nghiệp này mở 3 cửa hàng đầu tiên để giới thiệu trà và cà phê pha máy tại TP HCM vào những 80 của thế kỷ trước, nhưng đến 2012 mới chính thức mở rộng hoạt động trong ngành đồ uống thông qua việc khai trương cửa hàng Phúc Long Coffee & Tea tại quận 7. Phúc Long hiện có khoảng 60 cửa hàng tại TP HCM và 7 tỉnh, thành phố khác.

    Doanh thu chuỗi này liên tiếp tăng trưởng hai chữ số trong những năm trở lại đây, gần nhất năm 2019 đạt 780 tỷ đồng.

    Phương Đông
    --- Gộp bài viết, 24/05/2021, Bài cũ: 24/05/2021 ---
    năm 2021 chỉ đi mua và bán để trở thành siêu bluechip
  10. connick

    connick Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2011
    Đã được thích:
    1.191
    Tích hợp thêm Phúc Long, VinMart+ trẻ hoá, phả hơi nóng vào mô hình của Circle K?
    [​IMG]

    VinMart+ xưa nay tập trung vào bán các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu với hộ gia đình, với Kiosk Phúc Long chuỗi bán lẻ hiện đại này có thể gia tăng sự hấp dẫn đối với bộ phận khách hàng trẻ tuổi.
    VinMart+ đang dần trẻ hoá?

    Masan Group vừa công bố thương vụ mua lại 20% cổ phần Phúc Long Heritage với mức giá 15 triệu USD, định giá công ty 75 triệu USD. Song song với đó, hai bên thỏa thuận chiến lược phát triển mô hình "Kiosk Phúc Long" qua mạng lưới hơn 2.200 cửa hàng tiện ích VinMart+ trên toàn quốc.

    Phúc Long, một trong những thương hiệu đồ uống ưa thích của giới trẻ có thể giúp cho VinMart+ tiếp cận một cách dễ dàng hơn nữa với nhóm đối tượng khác hàng này.

    Cho dù là thương hiệu trà hình thành từ cách đây 50 năm, nhưng Phúc Long mới chỉ nổi lên với là chuỗi cửa hàng đồ uống trong khoảng 6 – 7 năm trở lại đây.

    Hợp khẩu vị giới trẻ, và tạo hiệu ứng tích cực, Phúc Long tăng trưởng hết sức nhanh chóng trong thời gian ngắn. Phúc Long hiện nằm trong top 5 chuỗi cửa hàng trà – cà phê lớn nhất Việt Nam. Doanh thu năm 2019 đạt gần 800 tỷ đồng, ngang ngửa Starbucks.

    [​IMG]
    Mô hình kết hợp VinMart+ và Phúc Long

    VinMart+ hiện tập trung vào nhóm sản phẩm tiêu dùng thiết yếu với hộ gia đình. Trong khi đó, Circle K đại diện cho mô hình cửa hàng tiện ích phục vụ giới trẻ. Circle K hoạt động 24/7 với cơ cấu sản phẩm chủ yếu bán đồ uống, đồ ăn nhanh và đồ ăn vặt… đồng thời có không gian cho khách hàng nghỉ chân.

    Ông Trương Công Thắng – Tổng giám đốc VinCommerce nói rằng "sẽ biến chuỗi cửa hàng VinMart+ trở thành biểu tượng phong cách sống mới và hiện đại, là điểm đến cho mọi lứa tuổi từ các bạn trẻ đến các cô chị nội trợ trên khắp Việt Nam". Ở đây, "mọi lứa tuổi" có lẽ là từ khóa quan trọng trong chiến lược của VinCommerce thời gian tới.

    Phúc Long sẽ trở thành chuỗi đồ uống có thương hiệu lớn nhất Việt Nam

    Mô hình Kiosk Phúc Long đã được Masan thử nghiệm trong vòng 3 tháng và thu về kết quả thành công. Masan đặt mục tiêu hoàn thành 1.000 Kiosk Phúc Long trong vòng từ 18 – 24 tháng.

    Nếu đạt được độ phủ này, Phúc Long sẽ trở thành chuỗi đồ uống có thương hiệu quy mô lớn nhất Việt Nam. Điều này có thể thúc đẩy đáng kể doanh số bán hàng của Phúc Long.

    Theo kế hoạch, Kiosk Phúc Long sẽ chia sẻ 20% doanh thu với VinMart+. Dựa trên kết quả kinh doanh của mô hình thí điểm, hợp tác có khả năng tăng biên lợi nhuận cho hệ thống cửa hàng VinMart+ hơn 4% so với mức hiện tại.

    Hiện nay, tổng tiêu thụ trà và cà phê tại Việt Nam ước tính là 2,3 tỷ USD và dự kiến tăng trưởng hơn 10% mỗi năm. Trong đó, chuỗi cửa hàng bán lẻ trà và cà phê có thương hiệu chỉ chiếm 25% bao gồm các thương hiệu lớn như Highlands Coffee (trên 300 cửa hàng), The Coffee House (trên 180 cửa hàng), Phúc Long (82 cửa hàng) và Starbucks (trên 70 cửa hàng).

    Hết năm nay, cái tên VinMart sẽ không còn và được chuyển đổi thành WinMart. Ông Trương Công Thắng nói việc chuyển đổi sẽ không phải là "bình mới rượu cũ", mà "bình mới rượu mới", tức là WinMart sẽ phải có cả những thay đổi về chất.

    Thách thức để trở thành Point of Life

    Trong định hướng dài hạn, ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch Masan muốn biến WinMart+ trở thành Point of Life, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

    Khi đó, Masan sẽ cung cấp từ nhu yếu phẩm, đời sống tài chính, cho đến cuộc sống số. Nhóm sản phẩm – dịch vụ này giúp công ty tiếp cận tới 80% ngân sách chi tiêu. Thực tế về mảng tài chính, Masan đã công bố đối tác thực hiện "không ai khác" ngoài Techcombank.

    Để đạt được mục tiêu đó, Masan theo thời gian sẽ phải mở rộng dần gói sản phẩm của mình để tiếp cận nhiều hơn "ví tiền" của khách hàng. Mở rộng tập khách hàng đa dạng hơn vì thế cũng là một định hướng quan trọng.

    [​IMG]
    Ông Trương Công Thắng hứa hẹn về diện mới của VinMart+, trong tương lai trở thành WinMart+

    Nhưng việc tích hợp dịch vụ một cách đa dạng đòi hỏi cơ sở vật chất của WinMart+ cũng phải đáp ứng theo. Công ty sẽ không thể có khả năng phục vụ một lượng khách hàng đông đảo với mức độ hài lòng cao nhất mà không có những cải tiến về "chất" như lời ông Trương Công Thắng nói.

    Điều này sẽ bao gồm một cửa hàng với không gian rộng rãi hơn, nhân viên được đào tạo để đa nhiệm hơn, bên cạnh đó quy trình thanh toán một cách nhanh chóng… Những thay đổi này có thể kéo theo biến đổi đáng kể trong cơ cấu chi phí vận hành, nhất là khi quy mô ngày càng mở rộng.

    Masan rót 15 triệu USD vào Phúc Long, định giá chuỗi trà - cà phê khoảng 75 triệu USD
    Bạch Mộc

Chia sẻ trang này