'Siêu cảng' Gemalink mang về bao nhiêu lợi nhuận cho Gemadept

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Investor_70, 26/09/2022.

2877 người đang online, trong đó có 1150 thành viên. 16:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2808 lượt đọc và 14 bài trả lời
  1. Investor_70

    Investor_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2013
    Đã được thích:
    16.044
    'Siêu cảng' Gemalink mang về bao nhiêu lợi nhuận cho Gemadept
    26-09-2022 - 07:10 AM | Doanh nghiệp



    Dự án cảng Cảng Gemalink được chính thức khởi công xây dựng từ tháng 2/2019, là một trong 19 cảng nước sâu trên thế giới.


    GMD: Công ty Cổ phần Gemadept
    Giá hiện tại
    48.7

    Thay đổi
    -0.3 (-0.6%)
    Cập nhật lúc 15:15 Thứ 6, 23/09/2022
    Dự án cảng Cảng Gemalink được chính thức khởi công xây dựng từ tháng 2/2019, là một trong 19 cảng nước sâu trên thế giới có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn nhất thế giới hiện nay, lên đến 200.000 DWT. CTCP Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link là chủ đầu tư của dự án. Tổng vốn đầu tư của dự án tương đương 520 triệu USD, tương đương khoảng 12.200 tỷ đồng, bao gồm giai đoạn 1 là 330 triệu USD; giai đoạn 2 khoảng 190 triệu USD.

    Ban đầu, cơ cấu cổ đông của Công ty Cảng Cái Mép Gemedept - Terminal Link gồm Gemadept ( HoSE: GMD ), một trong những doanh nghiệp khai thác cảng, vận tải biển, logictics của Việt Nam, nắm giữ 75% và CMA Terminals, thuộc Tập đoàn Hàng hải CMA-CGM - một trong bốn hãng tàu lớn nhất thế giới, nắm giữ 25% vốn góp.

    Tuy nhiên, tại BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2021, Gemadept chỉ còn ghi nhận đang sở hữu 50% cổ phần tại CTCP Cảng Cái Mép - Gemadept - Terminal Link, nhưng tỷ lệ lợi ích là 65%. Trong thời gian tới, Gemadept còn có kế hoạch đầu tư thêm 1.000 tỷ đồng vào dự án này để nhanh chóng hoàn thành giai đoạn 2. Để có thêm tiền đầu tư cho dự án, đầu tháng 6, doanh nghiệp cảng biển này đã thông qua chào bán 100,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá phát hành 20.000 đồng/cp, tỷ lệ thực hiện 3:1.

    Khi mới khởi công dự án, Phó Tổng Giám đốc Gemadept Phạm Quốc Long cho biết ngay trong giai đoạn 1, cảng Gemalink sẽ có cầu bến chính dài 800 m cho tàu mẹ có trọng tải lên đến 20.600 TEU (tương đương 200.000 DWT), bến tàu feeder dài 260 m, cùng diện tích kho bãi và tổ hợp văn phòng cảng rộng 33 ha. Cầu tàu được nối với bờ bằng ba cầu dẫn. Năng lực xếp dỡ của giai đoạn 1 là 1,5 triệu TEU/năm và toàn dự án là 3 triệu TEU/năm sau khi hoàn thành.

    [​IMG]
    Hình ảnh cảng Gemalink.

    Ngày 9/1/2021, "siêu cảng" này đã chính thức đi vào hoạt động và tổ chức lễ đón chuyến tàu thương mại đầu tiên của hãng tàu CMA-CGM. Đến tháng 5/2021, cảng chính thức khai trương và khai thác thương mại. Và tính đến cuối năm 2021, công suất của cảng khai thác được đã đạt mức 80%. Đặc biệt, đến cuối tháng 3 năm nay, Gemalink đã ghi dấu mốc son 1 triệu TEU thông qua cảng chỉ sau một năm vận hành, trở thành cảng đầu tiên trong lịch sử ngành khai thác cảng Việt Nam thiết lập kỷ lục mới này.

    Theo tính toán của Gemadept, tại khu vực Cái Mép, Thị Vải, Gemalink sẽ chiếm 15% thị phần vào năm năm 2022. Sau khi tối đa công suất 1,5 triệu TEU, thị phần tăng lên 20%. Thời gian tới, khi hoàn thành cả 2 giai đoạn nâng công suất lên 3 triệu TEU thì thị phần tăng lên 30-35%. Với những lợi thế mà siêu cảng này có được, Gemadept đã đặt mục tiêu trong năm 2021, doanh thu tối thiểu có thể đạt của Gemalink là 41 triệu USD - khoảng 963,5 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận ngay trong năm đầu tiên hoạt động là tối thiểu 1 triệu USD (23,5 tỷ đồng).

    Tuy nhiên, theo số liệu mà Người Đồng Hành, khi mới chỉ bắt đầu đưa vào khai thác từ năm 2021, Gemalink chưa thể có lãi mà vẫn đang chịu lỗ do khoản đầu tư ban đầu lớn và chi phí lãi vay.

    [​IMG]
    Bắt đầu khởi công xây dựng từ 2019, do chưa ghi nhận doanh thu trong khi vẫn phải thanh toán các chi phí hoạt động khiến Gemalink lỗ lần lượt 29,1 tỷ đồng và 50,4 tỷ đồng.

    Trong năm đầu đi vào hoạt động chính thức, Gemalink đã ghi nhận doanh thu 756,4 tỷ đồng, sau khi từ giá vốn hàng bán đơn vị này vẫn lãi gộp 355,3 tỷ đồng, biên lãi gộp ở mức 47%. Tuy nhiên, do phải trả khoản chi phí lãi vay lớn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 306,6 tỷ đồng, cùng phí quản lý doanh nghiệp gấp đôi năm trước lên 99,2 tỷ đồng, Gemalink lỗ sau thuế 56,4 tỷ đồng.

    Vào thời điểm cuối năm 2021, khoản nợ vay tài chính ở mức 4.616 tỷ đồng, gần gấp đôi vốn chủ sở hữu là 2.271 tỷ đồng. Nợ vay tăng gần 40% so với năm 2020 và gấp gần 5 lần so với năm 2019. Lỗ lũy kế là 329,5 tỷ đồng do công ty được thành lập từ năm 2008 để chuẩn bị triển khai dự án, vốn góp chủ sở hữu là 2.601 tỷ đồng.

    Dư địa phát triển của Gemalink

    Mặc dù lỗ trong năm đầu đi vào hoạt động, tuy nhiên cảng Gemalink đã có bắt đầu có lãi trong nửa đầu năm 2021. Tại BCTC soát xét bán niên 2022 của Gemadept, đơn vị này đã ghi nhận khoản lãi 69,3 tỷ đồng từ số tiền đầu tư 1.479 tỷ đồng vào Gemalink. Do tỷ lệ lợi ích của Gemadept ở Gemalink chỉ là 65% nên khoản lãi mà "siêu cảng" này trong nửa đầu năm nay đạt khoảng 106,6 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Nguồn: BCTC soát xét bán niên của Gemadept.

    Ở thời điểm hiện tại, Gemalink đang có nhiều điều kiện để phát triển hơn nữa. Đầu tiên là về mặt vị trí. Gemalink là cảng ở vùng nước sâu, cùng với đó là cảng duy nhất tại Cái Mép - Thị Vải có bến chuyên dụng cho tàu feeder nên có thể kết nối với các nước trong khu vực, như: Philippines, Thái Lan, Campuchia và các cảng trong nước như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, TP HCM, và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, thu hút nhiều tàu bè lớn khi qua vùng biển Thái Bình Dương.

    Bên cạnh đó, Gemalink có thể được hưởng lợi từ sự phát triển của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Theo số liệu của Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu cho biết, tổng số tàu thuyền qua Cụm cảng Cái Mép-Thị Vải năm 2021 đạt khoảng 11.300 lượt, tăng 2% so với. Tổng sản lượng hàng hóa qua cụm cảng này gần 105 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020. Đặc biệt, tổng sản lượng hàng container là khoảng 8,35 triệu Teu, tăng 11% so với năm 2020.

    Những thông số trên đang giúp cụm cảng Cái Mép - Thị Vải đang chiếm khoảng 16% số lượng hàng hóa thông quan tại các biển tại Việt Nam và 40% trong các cảng biển phía nam. Nếu như khu cảng này vào năm 2012 chỉ vài chục nghìn container hàng xuất nhập khẩu thì đầu năm 2021 đã tăng gấp 10 lần. Thực tế ghi nhận hàng hóa các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang có sự dịch chuyển lớn từ các cảng ở TP HCM về khu cảng Cái Mép - Thị Vải. Ngoài ra, theo quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, khu cảng Cái Mép – Thị Vải được xếp hạng đặc biệt, được tập trung phát triển để trở thành cảng trung chuyển quốc tế. Với thị phần năm 2022 là 15% và khi hoàn thành cả dự án thị phần có thể tăng lên 30-35%, cảng Gemalink có thể hưởng được nhiều từ sức hút mà cụm cảng Cái Mép - Thị Vải mang lại.

    Cuối cùng là thiết kế cảng, với đặc tính là cảng nước sâu, Gemalink có thể đón các tàu có trọng tải 200.000 DWT. Trong tháng 8 vừa qua, "siêu cảng" này đã đón tàu Tàu Merete Maersk có trọng tải lớn nhất thế giới đạt 214.121 DWT. Với việc đón được những tàu lớn cập bến, cảng này có thể đón được một lượng hàng hóa lớn sẽ đổ bộ trong tương lai. Bên cạnh đó, trong năm 2021, Gemdept đã đầu tư bổ sung thêm 5 cẩu eFCC (Fixed Cargo Crane), 6 cần cẩu bánh lốp eRTG (Rubber-Tired Gantry) và 2 cẩu bờ STS (Ship-to-shore) giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng nước sâu này.

    Gemalink là động lực thúc đẩy cho Gemadept

    Theo chia sẻ của lãnh đạo Gemadept tại báo cáo thường niên năm 2021, khi Gemalink đi vào hoạt động 1 năm đã góp phần nâng cao gấp đôi sản lượng của khối cảng Gemadept tại miền Nam và đóng góp đáng kể vào thị phần khu vực cụm cảng Cái Mép. Vì vậy, trong thời gian tới, cùng với cảng Nam Đình Vũ, Gemalink sẽ là một động lực tăng trưởng quan trọng cho Gemadept.

    Trong năm 2021, sau khi đưa "siêu cảng" của mình vào hoạt động chính thức, doanh thu từ khai thác cảng của Gemadept đạt 2.762 tỷ đồng, tăng 27,2% so với năm 2020 và 18,2% so với năm 2019. Trong nửa đầu năm 2022, sau khi đi vào hoạt động hết công suất, doanh thu khai thác cảng doanh nghiệp là 1.535 tỷ đồng, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước và tăng 52,2% so với nửa đầu năm 2020.

    Không chỉ làm tăng doanh thu, việc Gemalink có lãi cũng giúp lợi nhuận Gemadpet tăng theo. Trong nửa đầu năm, Gemadept ghi nhận lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ tăng gần 95% lên 561,6 tỷ đồng. Đặc biệt, trong quý II, lãi ròng của đơn vị này đạt 288 tỷ đồng, cao nhất kể từ quý I/2018. Tuy nhiên, nếu chỉ tính lợi nhuận từ hoạt động chính, đây là mức kỷ lục của Gemadept, do mức lợi nhuận đột biến 1.268 tỷ đồng trong quý I/2018 hay 460 tỷ đồng trong quý II/2014 đến từ hoạt động tài chính nhờ việc thoái vốn ở các công ty con.

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng.

    Theo Việt Hưng

    NDH
  2. cuti2019

    cuti2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2021
    Đã được thích:
    10.257
    Vni 1530 rơi về 1145 gmd giảm chỉ 25%, đây là cổ phòng thủ cực tốt.
    Investor_70 thích bài này.
  3. Tuan2017

    Tuan2017 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2018
    Đã được thích:
    1.866
    nó tăng quá nhiều rồi, vùng này có thể coi là giá trị thực rồi và cp phải giảm nữa mới đủ hấp dẫn và thay máu nđt. Chart W xác định phân phối luôn, vùng 31 cực hấp dẫn.....nhưng giảm về đó thì phải tốn thời gian kha khá.....
  4. Investor_70

    Investor_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2013
    Đã được thích:
    16.044
    Tiềm năng bạn, ngắn hạn theo TT thôi, tất nhiên những dạng CP của Quỹ gd là chính thì sẽ có sự đỡ giá khi về giá tốt
    cuti2019 thích bài này.
    Investor_70 đã loan bài này
  5. cuti2019

    cuti2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2021
    Đã được thích:
    10.257
    Nếu xác định vào gmd thì vni chỉnh là cơ hội nhưng phải nhìn xa hơn nam đình vũ gđ 2 hãy mua.
    Investor_70 thích bài này.
  6. Investor_70

    Investor_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2013
    Đã được thích:
    16.044
    Cũng là một phương án đầu tư tốt bạn
  7. VPBankQuan

    VPBankQuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2015
    Đã được thích:
    12.285
    phải nằm dài đấy
  8. Investor_70

    Investor_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2013
    Đã được thích:
    16.044
    Gemadept lãi 667 tỷ đồng trong 7 tháng, gấp đôi cùng kỳ

    HoSE: GMD) công bố BCTC hợp nhất 7 tháng đầu năm với doanh thu 2.166 tỷ đồng, tăng 27,6%; lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ 667 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước.

    Riêng tháng 7, doanh nghiệp đạt 308 tỷ đồng doanh thu thuần và 105 tỷ đồng lợi nhuận ròng, lần lượt tăng 29% và 148% so với cùng kỳ năm trước.

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng

    Doanh nghiệp cho biết lợi nhuận 7 tháng tăng trưởng nhờ lợi nhuận gộp từ hoạt động khai thác cảng và logistics, lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết cùng tăng. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 39% lên 42,7%.

    Theo bản tin IR quý II, trong nửa đầu năm, sản lượng container thông qua toàn hệ thống cảng Gemadept đạt hơn 1,6 triệu TEU, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, với mức tăng trưởng sản lượng của khối cảng Hải Phòng và miền Nam đạt lần lượt 14% và 41%. Siêu cảng nước sâu Gemalink tiếp tục có những đóng góp tích cực trong tổng sản lượng thông qua hệ thống của Gemadept.

    Hoạt động logistics và shipping ghi nhận kết quả khả quan với mức tăng trưởng 2 chữ số và đóng góp 18% vào lợi nhuận tập đoàn. Gemadept cho biết, tính đến cuối quý II, sản lượng container thông qua cảng Thượng Hải đã phục hồi tích cực, gần đạt mức trước phong tỏa, giải tỏa ách tắc hàng hóa trong khu vực. Xung đột Nga-Ukraina tiếp tục gia tăng gây sức ép lên lạm phát và chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khi đó, giá cước thuê tàu trong quý II cũng như nửa đầu năm 2022 tiếp tục neo ở mức cao lịch sử.
    Investor_70 đã loan bài này
  9. Investor_70

    Investor_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2013
    Đã được thích:
    16.044
    CEO Gemadept: Vận tải biển đã qua đỉnh nhưng hoạt động cảng vẫn tăng trưởng

    HoSE: GMD) đánh giá giá cước vận tải biển đã qua đỉnh và hoạt động vận tải biển bắt đầu trở lại bình thường trước dịch. Do đó, lợi nhuận của công ty vận tải biển sẽ giảm từ từ và quay lại mức bình thường sau 2 năm đạt kết quả đột biến.

    Đối với hoạt động cảng biển, ông Bình nhìn nhận trong ngắn hạn có sụt giảm và gặp nhiều thách thức trong thời gian tới. Cụ thể, quý IV và nửa đầu 2023 là giai đoạn khó khăn về vấn đề vận chuyển hàng hóa do suy thoái toàn cầu, nhu cầu ở thị trường chính như châu Âu, Mỹ đang giảm. Dù vậy, với tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, các hiệp định thương mại đã ký, sản lượng hàng hóa qua cảng sẽ còn tăng trưởng và chưa đạt đỉnh.

    [​IMG]
    Ảnh: Chụp màn hình

    Doanh nghiệp vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 25% mỗi năm giai đoạn 2020-2025. Đến 2025, lợi nhuận trước thuế gấp 3 lần năm 2020 và đạt hơn 1.500 tỷ đồng. Động lực đến từ việc gia tăng sản lượng container thông qua hệ thống cảng Gamedept, dự kiến gấp 3 lần 2020 đạt 5,9 triệu TEU.

    [​IMG]
    Ảnh: Chụp màn hình

    Công ty đang thúc đẩy đầu tư dự án Nam Đình Vũ giai đoạn 2 để đưa vào hoạt động từ quý I/2023. Dự án được khởi công từ năm 2021, vốn đầu tư 75 triệu USD, quy mô 600.000 TEU.

    Với Gemalink 2 đang trong quá trình hoàn thiện giấy phép xây dựng, kỳ vọng hoàn thành trong năm nay và có thể khởi công trong nửa đầu năm sau. Dự án có công suất 1,5 triệu TEU, vốn đầu tư 300 triệu USD.

    Ngoài ra, Gemadept có kế hoạch phát triển dự án logistics tại phía Nam quy mô 10 ha và vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng. Doanh nghiệp sẽ tập trung vào đầu tư cảng biển, cảng hàng hóa hàng không, cảng thủy nội địa, trung tâm logistics, khu công nghiệp…

    Cùng với đó, Gemadept sẽ thoái vốn các khoản đầu tư không thuộc lĩnh vực kinh doanh cốt lõi để tạo dòng tiền đầu tư dự án.

    Bà Bùi Thị Thu Hương - Giám đốc Tài chính chia sẻ năm 2021, Gemadept đã thực hiện vượt kế hoạch với lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 57% so với 2020. Với năm 2022, kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm khả quan, dù có những lo ngại sụt giảm trong quý IV nhưng xét cả năm vẫn hoàn thành mục tiêu lợi nhuận 1.200 tỷ đồng. Do vậy, ban lãnh đạo tự tin có thể hoàn thành sớm mục tiêu lợi nhuận năm 2025 là gấp 3 lần 2020 (513 tỷ đồng).

    Đối với vấn đề USD và lãi suất tăng cao, bà Hương cho biết công ty có các khoản thu bằng đồng USD đến từ các hãng tàu nên rủi ro tỷ giá tăng với các khoản vay nợ bằng USD được giảm thiểu đáng kể. Trong khi đó, Gemadept đang tìm cách để trả các khoản vay USD trong bối cảnh lãi suất tăng cao. Doanh nghiệp sẽ làm việc với các ngân hàng trong nước để chuyển đổi khoản vay. Các dự án của công ty triển khai đầu tư thời gian qua hoạt động hiệu quả nên bà Hương cho rằng khả năng đàm phán với ngân hàng để có được lãi suất tốt.

    Với phương án tăng vốn, Gemadept đã công bố nghị quyết HĐQT triển khai và đang làm việc với cơ quan quản lý để được chấp thuận thực hiện.

    Theo kế hoạch được ĐHĐCĐ thường niên thông qua, doanh nghiệp sẽ phát hành 100,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 20.000 đồng/cp. Tỷ lệ thực hiện quyền 3:1, vốn điều lệ tăng từ 3.014 tỷ đồng lên 4.018 tỷ đồng.

    Tổng số tiền 2.009 tỷ đồng thu được từ đợt phát hành dùng để phục vụ hoạt động kinh doanh. Về việc phân bổ số tiền này, công ty sẽ trích 800 tỷ đồng (39,8%) đầu tư vào CTCP Cảng Nam Đình Vũ để mở rộng giai đoạn 2 và góp vốn vào các dự án cảng thủy nội địa; 1.000 tỷ đồng (49,8%) đổ vào CTCP Cảng Cái Mép – Terminal Link để thực hiện đầu tư mở rộng giai đoạn 2; và 209 tỷ (10,4%) đồng để mua sắm tài sản cố định phát triển hoạt động kinh doanh.
    Investor_70 đã loan bài này
  10. Investor_70

    Investor_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2013
    Đã được thích:
    16.044
    [​IMG]
    Ngành cảng biển: Tiềm năng còn ở phía trước
    Tác giả Kiều Trang

    5 giờ trước
    Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    (ĐTCK) Tại hội thảo định kỳ C2C do Công ty Chứng khoán HSC tổ chức ngày 29/9 với chủ đề “Tiềm năng ngành cảng biển Việt Nam và lợi thế của Gemadept”, nhà đầu tư được cập nhật các thông tin mới nhất về ngành cảng biển từ các chuyên gia HSC cũng như “người trong ngành”.
    Ngành cảng biển, tiềm năng dài hạn

    Bà Chế Thị Mai Trang, Trưởng phòng Phân tích, ngành hàng công nghiệp, Công ty Chứng khoán HSC cho biết, Việt Nam có nhiều ưu thế để trở thành công xưởng thế giới, giúp thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy xuất nhập khẩu tăng trưởng. Trong vòng 10 năm qua, tốc độ xuất nhập khẩu tăng trưởng ấn tượng, đạt 14%/năm. Các doanh nghiệp cảng biển được hưởng lợi đầu tiên vì nguyên vật liệu và thành phẩm xuất nhập khẩu đều phải thông qua cảng biển. Chỉ trong 5 năm trở lại đây, sản lượng container ở Việt Nam tăng trưởng bình quân 13%/năm nhờ tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu rất cao của nền kinh tế.

    Ông Nguyễn Thanh Bình, Tổng giám đốc CTCP Gemadept (mã GMD), doanh nghiệp lớn và giàu kinh nghiệm trong ngành cảng biển chia sẻ, năm 2021 - 2022, sản lượng container thông qua các cảng biển tại Việt Nam khoảng 24 triệu TEU, riêng 8 tháng đầu năm 2022 là 17,1 triệu TEU, còn cao hơn Nhật Bản (23 triệu TEU). Bên cạnh đó, Việt Nam đang có 260 tuyến dịch vụ trên toàn quốc; phía Nam là gần 180 tuyến dịch vụ và phía Bắc trên 80 tuyến dịch vụ.

    Đánh giá về rủi ro của ngành cảng biển, chuyên gia HSC cho rằng, trong ngắn hạn, rủi ro đang gia tăng vì vấn đề lạm phát, đứt gãy chuỗi cung ứng, tác động từ chiến sự Nga – Ukraine, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa có dấu hiệu sụt giảm và tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu Việt Nam có dấu hiệu chậm lại. Trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu đã giảm tốc xuống 16% so với mức 32% cùng kỳ năm ngoái cho thấy, sản lượng hàng hóa qua hệ thống cảng biển bị ảnh hưởng.

    “Rủi ro này sẽ tiếp tục hiện hữu trong quý IV cũng như nửa đầu năm 2023, khiến tốc độ tăng trưởng sản lượng container thấp hơn giai đoạn trước. Tuy nhiên về dài hạn, các yếu tố thuận lợi về địa chính trị giúp Việt Nam tiếp tục duy trì lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu nên nhìn dài hạn cảng biển vẫn là ngành có mức tăng trưởng tốt”, bà Trang phân tích.

    [​IMG]
    Bà Chế Thị Mai Trang, Trưởng phòng Phân tích, ngành hàng công nghiệp, Công ty Chứng khoán HSC
    Theo quy hoạch tổng thể ngành cảng biển trong 10 năm, đến năm 2030 lượng hàng hóa thông qua cảng là 38 – 47 triệu TEU, tương ứng tăng trưởng 7 – 10%/năm. Về cơ bản, hệ thống cảng biển Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng xuất nhập khẩu của cả nước, bà Trang đánh giá.

    Khu vực được tập trung phát triển cảng nước sâu bao gồm Lạch Huyện (Hải Phòng) và Cái Mép (Vũng Tàu), được đánh giá tăng trưởng tốt nhất vì các hãng tàu đang tăng kích cỡ tàu để giảm chi phí vận chuyển, đồng thời vị trí cảng cũng gần các khu công nghiệp trọng điểm Việt Nam. Đặc biệt, Cái Mép đứng thứ 13 thế giới trong các cảng hoạt động hiệu quả nhất do World Bank bình chọn.

    Ông Nguyễn Thanh Bình chỉ ra ba điểm quan ngại trong phát triển của ngành là tránh tắc nghẽn về cở sở hạ tầng không thúc đẩy được tăng trưởng xuất nhập khẩu, cảng biển là tài sản cần có thời gian đầu tư lâu, nên thông thường phải có sự đón đầu đầu tư và cảng biển là tài nguyên đặc biệt vì vậy cần có sự khai thác hiệu quả và lâu dài.

    “Quy hoạch cảng biển đến 2030 và tầm nhìn 2050 đã đủ đáp ứng nhu cầu phát triển nhưng chúng ta cần thực hiện đúng tiến độ tránh chậm trễ. Hoạt động của cảng phụ thuộc vào nhu cầu vận chuyển hàng hóa, nó có thể bị ảnh hưởng trong ngắn hạn, nhưng với tiềm năng và với các hiệp định đã ký, tiềm năng phát triển cảng biển chưa phải đạt đỉnh mà vẫn từ từ đi lên. Về lâu dài thì đỉnh còn đang ở phía trước”, ông Bình nhấn mạnh.

    Gemadept, tăng trưởng cao hơn ngành

    Hiện tại, chuỗi dịch vụ logistics của GMD gồm 6 lĩnh vực: trung tâm phân phối hàng hóa; cảng hàng hóa hàng không; vận tải hàng siêu trường, siêu trọng; vận tải đường biển – thủy; vận tải hàng lạnh và logistic. GMD đang tiếp tục tìm kiếm, hợp tác với các đối tác hàng đầu, từ đó đem lại năng lực cạnh tranh tốt nhất.

    Chia sẻ về một số lợi thế của GMD ông Bình nói: “Hệ thống cảng của GMD sở hữu các vị trí đắc địa và tốt nhất ở các khu vực chiến lược, là chuỗi liên hoàn các cảng. Bên cạnh đó, các cảng được đầu tư trang thiết bị hiện đại , theo xu hướng thân thiện môi trường, công nghệ vận hành tiên tiến. Đặc biệt, GMD có hệ thống khách hàng, đối tác lớn, giàu tiềm năng”.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Thanh Bình, Tổng giám đốc CTCP Gemadept chia sẻ về một số lợi thế của Gemadept.
    Hiện nay, các cảng ở TP.HCM quá công suất nên phải di dời và trong quy hoạch cần có cảng nước sâu để đón các tàu lớn nên xu hướng dịch chuyển hàng hóa từ TP.HCM về khu vực Vũng Tàu là lợi thế của GMD vì công ty có cảng Gemalink ở khu vực này.

    GMD hướng tới triển khai chiến lược bao gồm: tăng trưởng, hiệu quả và dẫn đầu. Công ty dùng hệ sinh thái làm đòn bẩy, tiếp tục đầu tư cảng, công ty phân phối, trang thiết bị, phương tiện vận tải. Ngoài ra, GMD sẽ tái cấu trúc doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác thoái vốn ở một số lĩnh vực không hiệu quả, đảm bảo tốc độ tăng trưởng thông qua doanh thu và lợi nhuận trên từng container.

    Bà Bùi Thị Thu Hương, Giám đốc tài chính GMD cho biết, với các lợi thế, GMD đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận gấp 3 lần cho tầm nhìn 2020 đến 2025, tức bình quân tăng trưởng 25%/năm. Lợi nhuận năm 2025 đạt 1.500 tỷ đồng. Năm 2021, Công ty vượt kế hoạch lợi nhuận và 9 tháng đầu năm nay khả quan nên khả năng hoàn thành kế hoạch 1.200 tỷ đồng lợi nhuận cả năm. Mặc dù tăng trưởng chung của ngành chậm lại nhưng tốc độ tăng trưởng của GMD tốt hơn nhờ hệ sinh thái trải rộng ở cả 3 miền.

    Tuy nhiên, với dự báo nền kinh tế toàn cầu giảm phát Ban điều hành GMD đã trăn trở xây dựng kế hoạch năm tới để tìm giải pháp đạt hiệu quả và sớm đạt được mục tiêu lợi nhuận của 2025.

    Trong bối cảnh môi trường kinh doanh hiện nay, để đảm bảo vốn cho công tác đầu tư, Công ty đang cắt giảm chi phí, quản lý dòng tiền để tối ưu hóa lợi nhuận. Đồng thời đẩy mạnh thanh lý tài sản không hiệu quả, tập trung phát triển hoạt động cốt lõi để đạt mục tiêu, chiến lược dài hạn. Việc thoái vốn vườn cao su, bà Hương cho biết đang làm việc với một số đối tác nhưng chưa chốt được và kỳ vọng có thể thực hiện vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau. GMD đã xây dựng các kịch bản trong ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo thực hiện chiến lược kinh doanh.

    Về tác động của tỷ giá khi đồng USD tăng, bà Trang nhất trí với nhận định của chuyên gia HSC, do nguồn thu của GMD có tỷ trọng thu tiền USD với hãng tàu nước ngoài nên tác động của tỷ giá giảm thiểu hơn. Nhưng GMD có khoản vay USD đầu tư cho Gemalink, được hưởng lãi suất thời gian qua nhưng hiện nay GMD tìm cách thu hồi khoản thu USD để trả trước hạn khoản vay USD (theo đàm phán ban đầu không mất phí) để giảm thiểu rủi ro.

    Về kế hoạch tăng vốn, bà Hương cho biết, Công ty đã có nghị quyết triển khai kế hoạch phát hành 100,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu giá 20.000 đồng/cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên hơn 4.000 tỷ đồng. Thủ tục tăng vốn đang được thực hiện và Công ty hy vọng sớm được chấp thuận hồ sơ tăng vốn để các dự án được triển khai đúng tiến độ và hiệu quả hơn khi sử dụng vốn vay.

    Bà Trang đánh giá, sự suy giảm hàng hóa do bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế Mỹ và EU là một rủi ro trong ngắn hạn với ngành cảng biển, nhưng nếu cuối năm nay, Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế thì tình hình sẽ khả quan hơn. Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá trị xuất nhập khẩu với Việt Nam nên đây sẽ là yếu tố hỗ trợ với ngành cảng biển. GMD là doanh nghiệp có hệ sinh thái khép kín có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ đầy đủ có thể duy trì tốc độ tăng trưởng, biên lợi nhuận tốt hơn ngành.

    Ông Bình chia sẻ chi tiết hơn, thị trường Trung Quốc có một số hãng tàu đang là bạn hàng của GMD, đặc biệt ở phía Bắc thì hãng tàu Trung Quốc có tỷ trọng khá lớn, nên nếu nước này bỏ chính sách zero Covid-19 từ nửa cuối tháng 10, đầu tháng 11, thì tăng trưởng sản lượng khu vực phía Bắc sẽ mạnh, nhanh hơn. Còn cảng phía Nam của GMD không có các tuyến tàu nội Á, chỉ có cảng Gemalink đi châu Âu, châu Mỹ, khi Trung Quốc bỏ zero Covid, nhu cầu hàng hóa tăng thì các chuyến tàu không bị bỏ chuyến, cảng Gemalink sẽ được hưởng lợi gián tiếp.

    Theo kế hoạch của GMD, dự án Nam Đình Vũ giai đoạn 2 được khởi công năm 2021 sẽ được đưa vào hoạt động trong quý I/2023, đúng tiến độ đề ra. Dự án Gemalink giai đoạn 2 hiện đang trong quá trình hoàn thiện giấy phép xây dựng kỳ vọng , dự kiến triển khai đầu năm 2023.
    cuti2019 thích bài này.
    Investor_70 đã loan bài này

Chia sẻ trang này