Sờ Là Sướng !!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 20/02/2021.

1692 người đang online, trong đó có 676 thành viên. 22:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 32763 lượt đọc và 216 bài trả lời
  1. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.003
  2. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.003
    Đường Thái “nghẽn” lối vào Việt Nam
    Thứ 6, 16/04/2021 | 08:00
    Ngành mía đường Việt Nam khởi đầu năm 2021 với nhiều tín hiệu tích cực về thị trường và quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với đường mía xuất xứ Thái Lan được kỳ vọng sẽ giúp mía đường Việt phục hồi sản xuất.
    Liên tiếp tin vui cho mía đường Việt

    Ngay sau khi hiệp định ATIGA chính thức có hiệu lực, thuế suất nhập khẩu mặt hàng đường vào Việt Nam giảm bình quân từ 85% xuống 5%. Không còn rào cản thuế, hàng nhập khẩu từ Thái Lan tràn vào Việt Nam theo đường chính ngạch với tổng lượng đường nhập năm 2020 tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm trước với giá rẻ bất ngờ nhờ vào các biện pháp trợ giá cho doanh nghiệp từ chính phủ Thái Lan. Bên cạnh đó, còn một lượng lớn đường nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam chưa được kiểm soát cũng được đội lốt đường nhập khẩu để hưởng ưu đãi về thuế.

    Bước sang năm 2021, ngành mía đường Việt Nam liên tục đón nhiều tin vui. Giá đường trong nước có xu hướng tăng nhờ vào tác động tích cực của chiều tăng giá đường thế giới. Theo đó, từ đầu năm 2021, giá đường thế giới tăng giá nhiều phiên liên tiếp và thậm chí lên mức cao kỷ lục sau 3,5 năm. Giá đường thô tháng 3/2021 là 16,41 US cent/lb, tiếp tục tăng 3,6% so với tháng trước.

    Tại thị trường trong nước, giá mua mía ở miền Nam và miền Trung đã tăng đến mức bình quân 950.000 đồng/tấn tại ruộng. Tại miền Bắc bình quân 900.000 đồng/tấn. Ngoài ra, ở một số địa phương giá mua mía đã tăng đến mức bình quân 1.100.000 đồng/tấn tại ruộng.

    [​IMG]
    Anh Vũ Văn Hào, một nông dân trồng mía tại tỉnh Sơn La cho biết: “Hiện nay, giá mía nguyên liệu bán cho các nhà máy đường đạt trên 900.000đ/ tấn. Bà con rất phấn khởi và hy vọng mức giá này được duy trì trong thời gian tới. Mong chính sách mới của nhà nước sớm thúc đẩy giá đường trong nước để nông dân có thể sống được nhờ cây mía”.


    Đường Thái “nghẽn” lối vào Việt Nam

    Sau gần một năm với đầy biến động gây thiệt hại đáng kể, việc Việt Nam bắt đầu thực hiện áp dụng PVTM được các chuyên gia đánh giá là việc làm đúng đắn, kịp thời, phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó, các sản phẩm đường nhập khẩu vào nước ta có xuất xứ từ Thái Lan sẽ bị áp mức thuế CBPG và CTC. Thông tin này, ngay lập tức đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo nông dân, doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất mía đường, mang lại kỳ vọng tăng trưởng ngọt ngào cho ngành mía đường Việt trong năm mới.

    Quyết định này đã giúp thị trường cân bằng trở lại và mang lại nhiều lợi ích: Thứ nhất, giá đường tăng sẽ giúp giá thu mua mía nguyên liệu tăng, nông dân đảm bảo thu nhập và có lãi để tiếp tục đầu tư cho cây mía. Thứ hai, doanh nghiệp ngành đường có dư địa phát triển, tạo công ăn việc làm cho nhân công và bao tiêu được toàn bộ sản phẩm cho nông dân trồng mía. Thứ ba, người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm đường chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng, an toàn cho sức khỏe. Thứ tư, thị trường đường được bình ổn sẽ giúp ổn định chất lượng, giá cả đường nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất có sử dụng đường làm nguyên liệu như bánh kẹo, sữa, nước giải khát,.. Và cuối cùng, Nhà nước được tăng thu ngân sách nhờ vào các khoản thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp từ các nhà máy đường khi họ ổn định sản xuất và hoạt động hiệu quả.

    Thực tế cho thấy, lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan trong năm 2020 xấp xỉ 1,3 triệu tấn, nghĩa là trung bình mỗi tháng ở ngưỡng hơn 100,000 tấn… Con số này đã giảm đến mức đáng kể sau khi các biện pháp bảo hộ chính thức có hiệu lực, từ ngày 15/2 đến 2/3/2021 lượng đường nhập từ Thái Lan chỉ còn 25,000 tấn.

    [​IMG]
    Tuy nhiên, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời, để ngành mía đường Việt Nam có thể thực sự phục hồi sản xuất và cất cánh, theo ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện chính sách Nông nghiệp: về dài hạn cả nhà nước và các doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ, quyết liệt những giải pháp chiến lược như: sàng lọc, tái cơ cấu và tập trung đầu tư cho vùng nguyên liệu và nhà máy sản xuất hoạt động hiệu quả, năng suất; đầu tư nghiêm túc cho công nghệ nhằm tối ưu hoá quy mô, đa dạng hoá sản phẩm từ cây mía và phế phụ phẩm.

    Với những tín hiệu tích cực từ thị trường và chính sách, cùng những nỗ lực vươn lên từ cả doanh nghiệp và nông dân, trong năm 2021, ngành mía đường Việt Nam được kỳ vọng sẽ từng bước khôi phục khi giá đường thế giới được dự báo sẽ duy trì ở mức cao do tình trạng cung không đủ cầu và mở ra triển vọng tăng cao vị thế cạnh tranh trên bản đồ mía đường quốc tế.

    Thu Hà
  3. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.003
    Áp thuế chống bán phá giá đường từ Thái Lan, cơ hội cho ngành mía đường Việt Nam
    16/04/2021, 10:10

    Sau khi áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với các sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, thị trường mía đường Việt Nam có cơ hội được phục hồi, bước đầu ổn định thị phần nội địa và quốc tế.

    Cụ thể, ngày 9/2/2021 Bộ Công Thương ký Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc Việt Nam chính thức áp thuế chống bán phá giá (CBPG), chống trợ cấp (CTC) với các mặt hàng đường nhập khẩu có xuất xứ từ Thái Lan.

    Qua số liệu thống kê cho thấy, lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan trong năm 2020 xấp xỉ 1,3 triệu tấn, nghĩa là trung bình mỗi tháng ở ngưỡng hơn 100.000 tấn… Tuy nhiên, con số này đã giảm đến mức đáng kể sau khi các biện pháp bảo hộ chính thức có hiệu lực, từ ngày 15/2 - 2/3/2021 lượng đường nhập từ Thái Lan chỉ còn 25.000 tấn.

    [​IMG]
    Ngay sau khi áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm đường nhập khẩu từ Thái Lan, ngành mía đường Việt Nam có cơ hội khởi sắc
    Một thực tế cho thấy, ngành mía đường Việt Nam trong thời gian qua không chỉ đối mặt với cạnh tranh thiếu lành mạnh trên thị trường, mà còn phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng do diện tích vùng trồng mía đang có xu hướng thu hẹp mạnh những năm qua.

    Theo thống kê, phần diện tích mía của cả nước từ 300 nghìn ha nay giảm xuống còn gần 160 nghìn ha; từ chỗ có hơn 300 nghìn hộ dân tham gia trồng mía, nay chỉ còn khoảng 170 nghìn người trồng.

    Theo báo cáo của các nhà máy đường, dự kiến còn hoạt động trong vụ 2020-2021, toàn Việt Nam, sản lượng mía ép tổng cộng dự kiến chỉ đạt khoảng 5,5 triệu tấn, ước tính sản xuất ra 600.000 tấn đường và hết vụ sớm vào ngày 30/4/2021. Trong khi đó, tổng nhu cầu tiêu thụ đường trong nước hiện khoảng 2 triệu tấn, và theo dự báo, nhu cầu sử dụng đường trong nước sẽ tăng lên 2,5 triệu tấn vào năm 2025.

    Vì vậy, việc áp thuế CBPG như đã ban hành sẽ giúp phục hồi sản xuất cho các nhà máy trong bối cảnh thiếu hụt nguyên liệu nghiêm trọng như hiện nay. Việt Nam thậm chí còn có thể áp mức thuế thấp hơn nữa với đường thô để đảm bảo hoạt động sản xuất của nhà máy, ổn định việc làm cho công nhân, song song với việc gia tăng phát triển, quy hoạch các vùng nguyên liệu chất lượng cao.

    Thời gian và mức thuế áp dụng có thể điều chỉnh dựa vào năng lực phát triển vùng trồng mía trong thực tế để đảm bảo, dung hoà lợi ích của tất cả các bên, từ sinh kế bền vững của nông dân đến quyền lợi người tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp và kinh tế ngành.

    Theo dự đoán, thị trường đường thế giới niên vụ 2020 - 2021 sẽ thiếu hụt lên đến 4,8 triệu tấn thay vì mức 3,5 triệu tấn như dự báo trước đó do sự sụt giảm sản lượng ở Tây Âu và nhiều quốc gia khác như Iran, Pakistan, Thái Lan,… cùng những tác động từ khủng hoảng logistics toàn cầu. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ được dự báo sẽ tăng 2,1% so với vụ trước, ở mức 173,8 triệu tấn.

    Đặc biệt là cơ hội xuất khẩu đường chất lượng cao sang EU cho các doanh nghiệp Việt nhờ hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), sản lượng đường nhập khẩu vào EU trong niên vụ 2020/2021 ước đạt 3,0 triệu tấn (tăng 43%, mức tăng cao so với dự báo cũ là 2,1 triệu tấn).

    Ngoài các thị trường cao cấp như EU, mía đường Việt Nam còn có thể tăng sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc khi nước nay quyết định gia tăng trữ lượng đường trong niên vụ tới, sau ảnh hưởng của Covid-19 và lũ lụt. Nhu cầu gia tăng liên tục của thị trường, cùng với sự sụt giảm sản lượng đường của các quốc gia lân cận đã mở rộng cửa cho mía đường Việt Nam xuất khẩu ra thị truờng thế giới.

    Với những thị trường tiềm năng trên, Việt Nam cần phải đẩy mạnh phát triển bền vững, bằng cách xây dựng mối quan hệ bền vững với các đối tác phân phối và nông dân, tạo nên chuỗi giá trị sản xuất bền vững để đảm bảo ổn định nguồn cung nguyên liệu, chất lượng sản phẩm và hoạt động sản xuất. Có như vậy, ngành mía đường Việt Nam mới có cơ hội trở mình và phát triển hơn, cạnh tranh thắng lợi với các nước trong khu vực và nắm bắt các cơ hội rộng mở trong niên vụ mới.
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.003
    Đường nhập khẩu Thái Lan "tắc đường"
    P.V Thứ bảy, ngày 17/04/2021 15:57 PM (GMT+7)
    Aa Aa+
    Quyết định số 477/QĐ-BCT do BCT ban hành, chính thức áp thuế chống bán phá giá tạm thời với các sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan được coi là thông tin tích cực nhất giúp giải tỏa áp lực lên ngành đường vốn đang khó chồng khó sau một năm hội nhập ATIGA.

    Bài học bảo hộ ngành đường từ các quốc gia trong khu vực

    Ngành đường Việt Nam nhiều năm nay đã "thấm đòn" vì phải đối diện với tình trạng nhập lậu đường qua biên giới, sau khi hội nhập ATIGA, nghiêm túc tuân thủ cam kết không giới hạn lượng đường nhập khẩu từ các nước trong khu vực và áp dụng mức thuế 5% với đường thô và đường tinh luyện, ngành đường lại chịu thêm "cú đấm bồi" với tổn thất nặng nề hơn bởi Thái Lan - quốc gia xuất khẩu đường lớn nhất vào Việt Nam, liên tục triển khai các biện pháp bán phá giá và cạnh tranh không lành mạnh.

    Cụ thể, các doanh nghiệp xuất khẩu đường Thái Lan được Chính phủ hỗ trợ để xuất khẩu đường thô và tinh luyện vào Việt Nam với giá chỉ 334USD/tấn, rẻ chỉ bằng 40% giá đường nội địa ở nước họ (755UUSD/tấn). Mỗi năm, chính phủ nước này còn hỗ trợ cho ngành đường ít nhất 1,3 tỉ USD, bao gồm trợ cấp xuất khẩu gián tiếp thông qua hệ thống bình ổn giá đường. Đến tháng 4/2020 vừa qua, 325 triệu USD trợ cấp lại tiếp tục được bơm vào ngành đường để hỗ trợ nông dân mua tư liệu sản xuất cho niên vụ 2019-2020.

    [​IMG]
    Các quốc gia khác như Philippines và Indonesia dù hội nhập ATIGA nhưng vẫn áp dụng các biện pháp quản lý để bảo vệ ngành mía đường của họ. Chính phủ trợ giá, và chỉ cho phép nhập đường tương ứng với sản lượng thiếu hụt trong nước hoặc đường nhập khẩu chỉ được đưa vào thị trường sau khi đã kết thúc vụ ép mía.

    Trong bối cảnh nhiều quốc gia trong khối ASEAN đang áp dụng những biện pháp không chính thống, việc Việt Nam áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với luật pháp quốc tế và các quy tắc giao thương của WTO là cần thiết để bảo vệ ngành mía đường trong nước và sinh kế của người nông dân trồng mía.

    Với mức thuế chống bán phá giá và chống trợ với đường nhập khẩu từ Thái Lan vừa được ban hành, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, mức thuế này đã có thể giải tỏa tức thời những khó khăn của ngành đường trong nước và cân bằng lợi ích giữa các bên: doanh nghiệp, người tiêu dùng và người nông dân trồng mía. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển dài hạn của ngành từ việc ổn định vùng trồng, đảm bảo nguyên liệu chất lượng và vận dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà máy.

    Triển vọng sáng của ngành đường

    Theo Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) dự báo thiếu hụt đường trên toàn cầu trong niên vụ 2020/21 sẽ tăng lên 4,8 triệu tấn, nhiều hơn mức 3,5 triệu tấn dự báo trước đây. Sản lượng đường thế giới trong niên vụ 2020/21 (tháng 10 – tháng 9) sẽ ở mức 169 triệu tấn, thấp hơn mức 171,1 triệu tấn dự báo trước đây. Tình hình trong nước cũng không khả quan hơn khi nhu cầu ngày một tăng nhưng sản lượng mía giảm đến mức thấp chưa từng có. Ước tính sản lượng đường từ mía chỉ đạt khoảng 600.000 tấn so với nhu cầu là 2 triệu tấn.

    Chính sách thuế chống bán phá giá với đường nhập khẩu từ Thái Lan có thể xem là một trợ lực tốt với các doanh nghiệp ngành đường trong bối cảnh đang có nhiều thuận lợi từ thị trường. Sự sụt giảm về sản lượng đường ở các thị trường lân cận, sự tăng cường nhập khẩu đường nhằm dự trữ lương thực thiết yếu của Trung Quốc và triển vọng xuất khẩu sang EU nhờ hưởng lợi từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU là những cơ hội cho đường Việt Nam trong niên vụ tới.

    Tuy nhiên, để phục hồi được sản xuất và nắm bắt cơ hội thị trường, các doanh nghiệp ngành đường phải giải được bài toán thiếu hụt nghiêm trọng nguyên liệu sản xuất do diện tích trồng mía bị thu hẹp mạnh những năm qua. Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hội, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương cho biết: "Hiện nay diện tích vùng mía nguyên liệu của toàn tỉnh Tuyên Quang là 2.600 ha, chỉ bằng 1/4 so với thời kỳ hoàng kim; nếu nhà máy thu mua ổn định với giá 900.000 đồng/kg và có thể cao hơn nữa, đó vẫn chưa phải là cái gốc để giải quyết vấn đề. Bởi hiện nay vùng nguyên liệu còn quá ít. Với diện tích hơn 2.000 ha mía, chỉ đáp ứng cho việc sản xuất trong thời gian hơn 2 tháng cho 1 nhà máy hoạt động."

    Chính vì vậy, bên cạnh thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tái cơ cấu vùng trồng, đồng hành cùng nông dân để khôi phục, phát triển vùng nguyên liệu năng suất cao trong dài hạn; việc áp thuế chống bán phá giá thấp hơn cho đường thô đóng vai trò quan trọng để đảm bảo hoạt động sản xuất đường trong nước trong tình thế trước mắt. Thậm chí, mức thuế với đường thô nên ở mức thấp hơn để các doanh nghiệp nước ngoài ưu tiên xuất đường thô vào Việt Nam, đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động ổn định, từ đó đảm bảo việc làm cho nhân công, tăng nguồn thu từ các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng,… trong bối cảnh vùng nguyên liệu chưa đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất đường trong nước như hiện nay.

    Bên cạnh đó, việc ngăn chặn nạn đường lậu cũng là một bài toán cần sự chung tay và đồng lòng từ các Bộ Ban Ngành liên quan, các doanh nghiệp mía đường nội địa, nông dân, người tiêu dùng,… Có như vậy, ngành đường mới ổn định và phát triển bền vững, người nông dân mới bớt thiệt thòi.
    Urani_235 thích bài này.
    138nam đã loan bài này
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.003
    Sướng chưa các Cụ
    --- Gộp bài viết, 19/04/2021, Bài cũ: 19/04/2021 ---
    ~o)~o)
    nguyenductri20ankhue_ac thích bài này.
  6. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.003
    ~o)~o)
    --- Gộp bài viết, 21/04/2021, Bài cũ: 21/04/2021 ---
    Giá đường thế giới lại tăng khá ngày hôm nay nhỉ
  7. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.003
    Ai còn ai mất

Chia sẻ trang này