Sóng Cao su 3t cuối năm - Canh bạc upcom VHG

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nontop, 25/09/2021.

1407 người đang online, trong đó có 562 thành viên. 09:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 12053 lượt đọc và 77 bài trả lời
  1. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    Trong 7 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 11 cho Hoa Kỳ. Thị phần cao su của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng.

    https://image.*********.vn/2021/09/24/xuat-khau-cao-su-sang-my.jpg​
    Trong 7 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 11 cho Hoa Kỳ
    Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ cho biết, 7 tháng đầu năm 2021, Hoa Kỳ nhập khẩu 1,09 triệu tấn cao su (mã HS 4001, 4002, 4003, 4005), trị giá 2,19 tỷ USD, tăng 12% về lượng và tăng 27,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Indonesia, Thái Lan, Canada, Hàn Quốc và Bờ Biển Ngà là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su lớn nhất cho Hoa Kỳ.

    Trong 7 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 11 cho Hoa Kỳ với 23,51 nghìn tấn, trị giá 41,87 triệu USD, tăng 61% về lượng và tăng 92,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Hoa Kỳ chiếm 2,2%, tăng nhẹ so với mức 1,5% của 7 tháng đầu năm 2020.

    Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 4 cho Hoa Kỳ trong 7 tháng đầu năm 2021, với 23,46 nghìn tấn, trị giá 41,65 triệu USD, tăng 60,8% về lượng và tăng 92,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ chiếm 4,3%, tăng so với mức 2,9% của 7 tháng đầu năm 2020.

    Trong 7 tháng đầu năm 2021, Hoa Kỳ nhập khẩu 396,22 nghìn tấn cao su tổng hợp (mã HS: 4002), trị giá 823,13 triệu USD, tăng 15,6% về lượng và tăng 20,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Mexico và Nga là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho Hoa Kỳ trong 7 tháng đầu năm 2021. Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp cho Hoa Kỳ trong 7 tháng đầu năm 2021 có sự thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Nhật Bản trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng; trong khi thị phần của Đức, Hàn Quốc, Mexico, Nga giảm. Cao su tổng hợp của Việt Nam mới chỉ chiếm 0,01% trong tổng lượng cao nhập khẩu của Hoa Kỳ.
  2. NhadautuF00

    NhadautuF00 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/04/2021
    Đã được thích:
    6.202
    Có thông tin doanh nghiệp k bác. Thấy làm ăn thua lỗ mà nhỉ.
    Bevoimayman thích bài này.
  3. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    CHỨNG KHOÁN
    Đặt niềm tin vào cổ phiếu cao su
    07:03 23/09/2021
    (ĐTCK) Bốn tháng qua, giá cao su có diễn biến giảm, nhưng vẫn đạt mức cao so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng vào mùa vụ cuối năm của ngành này.

    Cao su là mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất trong các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu. Ảnh: Dũng Minh.[​IMG]
    Bài toán tiêu thụ

    Theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), trong tháng 8/2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam ước đạt 200.000 tấn, trị giá 328 triệu USD, giảm 2,2% về lượng và giảm 3% về trị giá so với tháng 7.

    Giá xuất khẩu cao su bình quân là 1.640 USD/tấn, giảm 0,8% so với tháng 7. Đây là tháng thứ tư liên tiếp, giá cao su xuất khẩu giảm, nhưng tổng mức giảm chỉ là 7,5% và vẫn cao hơn 33,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Vấn đề đáng quan ngại là hoạt động xuất khẩu cao su chững lại do không ít doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất vì nằm trong khu vực phong tỏa, hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng bởi công nhân nghỉ việc, cách ly do dịch Covid-19, đặc biệt tại TP.HCM.

    Trước đó, tháng 7/2021, xuất khẩu cao su đạt 204.520 tấn, trị giá 338,2 triệu USD, tăng lần lượt 25,3% về lượng và 22,8% về kim ngạch so với tháng 6.

    Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Cao su - Nhựa TP.HCM cho biết, 3 tháng qua, phần lớn các doanh nghiệp cao su trên địa bàn thành phố phải ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng với các sản phẩm nội địa để giữ công nhân, còn lại hầu hết là đóng cửa.

    “Doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu vẫn tổ chức sản xuất 3 tại chỗ, nhưng năng suất chỉ bằng một nửa so với bình thường”, ông Tuấn nói.

    Bên cạnh đó, tình trạng thiếu container rỗng đã diễn ra từ nhiều tháng trước do tình hình vận chuyển chưa được khắc phục. Đồng thời, giá cước vận chuyển được dự báo duy trì ngưỡng cao, có thể kéo dài sang năm 2022, sẽ ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu cao su của các doanh nghiệp trong nước.

    Ngoài ra, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô toàn cầu chưa giải quyết được vấn đề thiếu chip bán dẫn nên phải cắt giảm sản xuất. Ở trong nước, nhu cầu cao su cũng giảm khi nhiều nhà sản xuất, lắp ráp ô tô bị đóng băng hoạt động vì dịch Covid-19. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ cao su phục vụ sản xuất lốp xe - nguồn doanh thu quan trọng của nhiều doanh nghiệp cao su.

    Một thách thức khác, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, khi các nước bắt đầu phục hồi kinh tế và gia tăng nhu cầu về cao su, doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh đơn hàng sản xuất mới.

    Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp vừa cố gắng cầm cự sản xuất vừa chống dịch có nguy cơ bị khách hàng quốc tế tạm dừng hoặc hủy đơn hàng để chuyển sang các nước có thể duy trì sản xuất. Nghĩa là, việc duy trì các mối quan hệ làm ăn sau dịch cũng là bài toán khó với doanh nghiệp.

    Trong khi đó, các doanh nghiệp đang thiếu dòng tiền để tổ chức sản xuất - kinh doanh và có khả năng thiếu hụt lao động tham gia sản xuất khi thị trường bước vào giai đoạn “bình thường mới”.

    Kỳ vọng chưa tắt

    Nhìn nhận một cách tích cực, cao su vẫn là mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất trong các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,12 triệu tấn, trị giá 1,87 tỷ USD, tăng 23,3% về lượng và tăng 61,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

    Hiệp hội Cao su Việt Nam nhận định, nhu cầu nhập khẩu cao su của các thị trường lớn như EU, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ sẽ tiếp tục có xu hướng tăng khi biện pháp phong tỏa nhằm phòng chống dịch Covid-19 ở các quốc gia được nới lỏng và kinh tế dần hồi phục.

    Đồng thời, Việt Nam có thể tận dụng yếu tố thuận lợi từ các hiệp định thương mại tự do với các nước trong khu vực và trên thế giới để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành cao su.

    Ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh: “Để các doanh nghiệp cao su có thể hồi phục, chỉ có con đường mở cửa thị trường tiêu dùng cùng với thúc đẩy hoạt động sản xuất được diễn ra liền mạch”.

    Trong các thị trường xuất khẩu, nhu cầu nhập khẩu cao su để sản xuất lốp xe của Ấn Độ gia tăng, nhất là khi bang Kerala - nơi sản xuất cao su lớn nhất cả nước vẫn đang phải chống chọi với đại dịch. Trong 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 47.360 tấn, tăng 70,6%; trị giá 85,5 triệu USD, tăng 119,4%; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.805 USD/tấn, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 7, chiếm 6,8% tổng kim ngạch nhập khẩu cao su của Ấn Độ.

    Mặt khác, đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu đối với các sản phẩm thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) tăng cao trên toàn cầu, trong đó có găng tay y tế. Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), thành viên của Ngân hàng Thế giới đánh giá, Việt Nam đang nổi lên là một trong những nhà cung cấp PPE mới cho thị trường toàn cầu, sản lượng sản xuất PPE của Việt Nam đã tăng gấp 6 lần trong năm 2020.

    IFC cho rằng, nhu cầu sản phẩm PPE trên thế giới đã tăng 3 - 4 lần trong giai đoạn 2019 - 2020 và dự kiến tăng 6 - 9%/năm ít nhất cho đến năm 2025. Điều này sẽ mở ra thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các sản phẩm găng tay cao su với các doanh nghiệp trong nước.

    Mức nền tốt của doanh nghiệp

    Bốn tháng đầu năm 2021, giá cao su thế giới kéo dài xu hướng hồi phục, sau đó duy trì ở mức cao so với cùng kỳ năm 2020, cùng với thời tiết thuận hòa là những yếu tố tích cực cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp cao su trong nước. Nhờ đó, kết quả kinh doanh nửa đầu năm nay tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

    [​IMG]
    Chẳng hạn, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) đạt 10.544 tỷ đồng doanh thu và 2.282 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 77% và 171% so với cùng kỳ.

    Công ty Chứng khoán Bản Việt dự báo, doanh thu riêng mảng cao su của GVR sẽ tăng 23% trong năm 2021, đạt 16.000 tỷ đồng, chủ yếu nhờ sản lượng tăng 10% và giá bán trung bình tăng 12%. Doanh thu từ sản phẩm cao su sẽ được hỗ trợ từ việc mở rộng công suất sản xuất găng tay cao su.

    Với Công ty cổ phần Đầu tư Cao su Đắc Lắk (DRI), nửa đầu năm 2021, sản lượng tăng 26,1%, giá bán tăng 47,9%, giúp Công ty đạt doanh thu 252,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 46,5 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2020 lỗ 21,5 tỷ đồng). Tổng diện tích khu khai thác cao su của DRI đạt 8.800 ha, trong đó 8.300 đã đi vào khai thác, có thể cung ứng ra thị trường khoảng 16.000 tấn mủ mỗi năm.

    Riêng Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa (PHR) ghi nhận lãi ròng 6 tháng đầu năm 2021 giảm 69% so với cùng kỳ năm 2020, xuống 169,7 tỷ đồng, do cùng kỳ năm ngoái ghi nhận khoản tiền bồi thường tại dự án Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn II là 456 tỷ đồng. Doanh thu nửa đầu năm 2021 của PHR đạt 757,8 tỷ đồng, tăng 53%, chủ yếu đến từ mảng cao su và chế biến gỗ.

    Đặc thù của cây cao su là sản lượng sẽ tập trung vào những tháng cuối năm, nên các doanh nghiệp đang chuẩn bị cho đợt phục hồi ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Theo đó, các doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ ghi nhận lợi nhuận cao trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý cuối năm. Điều này phản ánh vào giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán khi có diễn biến tăng trong thời gian gần đây.

    Kiều
  4. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    Tăng trưởng dẫn dầu, xuất khẩu cao su tiếp tục khả quan với giá cao09/08/2021




    7 tháng đầu năm 2021, trong nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản, cao su là mặt hàng có tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất. Dự báo thời gian tới, xuất khẩu cao su sang các thị trường lớn như EU, Trung Quốc tiếp tục tăng, giá ở mức cao.



    [​IMG]

    Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet



    Theo thông tin mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su ước đạt 914 nghìn tấn, trị giá 1,5 tỷ USD, tăng tới 33,6% về lượng và tăng 73,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mặt hàng có tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất trong nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản.



    Về mặt giá cả, Bộ NN&PTNT thông tin, giá xuất khẩu cao su bình quân 7 tháng đạt 1.677,4 USD/tấn, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.



    Tại thị trường nội địa, giá mủ cao su nguyên liệu tại Bình Phước có xu hướng tăng mạnh trong tháng 5/2021 và tháng 6/2021. Cuối tháng 7/2021, giá mủ cao su nguyên liệu tại Bình Phước dao động trong khoảng 315 - 330 đồng/độ TSC.



    Đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) thông tin thêm, trong các tháng đầu năm 2021, nhập khẩu cao su của hầu hết các thị trường lớn trên thế giới đều tăng so với cùng kỳ năm 2020; trong đó tăng mạnh nhất là khối thị trường EU27, Malaysia, Ấn Độ.



    Đáng chú ý hơn, nhập khẩu cao su từ Việt Nam của các thị trường này đều tăng so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, ngoài Trung Quốc thì thị phần cao su của Việt Nam tại các thị trường này vẫn ở mức thấp.



    Tính riêng 5 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cao su lớn thứ hai thế giới, đạt 5,14 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu cao su từ Việt Nam đạt 770 triệu USD, tăng 77,3% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su Việt Nam chiếm 15% trong tổng trị giá nhập khẩu cao su của Trung Quốc, tăng so với mức 11% của cùng kỳ năm 2020.



    Nguồn cung cao su toàn cầu bị ảnh hưởng do tình trạng thiếu container vận chuyển. Việc Trung Quốc tăng cường dự trữ và dịch bệnh hoành hành cũng ảnh hưởng đến sản lượng cao su cung cấp ra thị trường.



    “Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng nhờ nhu cầu từ Trung Quốc, thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam với lợi thế về vị trí địa lý và là thị trường truyền thống. Đồng thời giá cao su cũng ở mức cao so với cùng kỳ năm 2020”, đại diện Cục Xuất nhập khẩu nhận định.



    Tại thị trường EU, những tháng đầu năm nay, EU là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, thị phần cao su Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 0,8% trong tổng trị giá nhập khẩu cao su của EU. Triển vọng xuất khẩu cao su Việt Nam trong thời gian tới sang các quốc gia EU được dự báo vẫn khả quan khi nhu cầu dự báo tiếp tục tăng, trong khi nguồn cung chưa thể sớm hồi phục.



    Với Hoa Kỳ, 5 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu cao su đạt 1,68 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Hoa Kỳ nhập khẩu cao su từ Việt Nam đạt 36,7 triệu USD, tăng 75,4% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su Việt Nam chiếm 2,2% trong tổng trị giá nhập khẩu cao su của Hoa Kỳ, tăng so với mức 1,4% của cùng kỳ năm 2020.



    Đánh giá chung triển vọng xuất khẩu cao su sang hầu hết thị trường thời gian tới, Cục Xuất nhập khẩu cho rằng phụ thuộc vào chiến dịch tiêm chủng tích cực ở các nền kinh tế phát triển - yếu tố hỗ trợ phục hồi sản xuất và làm tăng nhu cầu cao su toàn cầu, nhất là ở những thị trường như Trung Quốc, Hoa Kỳ và EU.



    Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), nguồn cung cao su của thế giới trong tháng 7/2021 dự kiến tăng 11,3% so với tháng 6/2021, lên 1,1 triệu tấn. Nguồn cung cao su tự nhiên tháng 7/2021 tăng cũng ảnh hưởng đến giá mặt hàng.

    Dự báo triển vọng thị trường cao su trong ngắn hạn không khả quan do sự gián đoạn về hậu cần, cước phí vận chuyển đường biển tăng, việc vận chuyển bị chậm trễ, thiếu chip ảnh hưởng đến ngành sản xuất ô tô, tiêu thụ ô tô chậm lại,...



    https://haiquanonline.com.vn/tang-t...-su-tiep-tuc-kha-quan-voi-gia-cao-150304.html
    Rolex4646 thích bài này.
  5. NhadautuF00

    NhadautuF00 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/04/2021
    Đã được thích:
    6.202
    Ý tôi là ngành cao su thì ok nhưng vhg thì có gì hay ấy.
    Miminana15hiepnt88 thích bài này.
  6. anhtuan0806

    anhtuan0806 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2015
    Đã được thích:
    510
    Xuất khẩu nếu không chơi thép thì qua bên Gỗ mà chơi, mấy con Cao su có con nào làm ăn ra hồn đâu
  7. NhadautuF00

    NhadautuF00 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/04/2021
    Đã được thích:
    6.202
    Thấy pr con vhg mà k thấy nói gì. Gỗ có con nào làm ăn tốt bác
  8. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    [​IMG]

    • vtv.vn
    • Bình Luận 0
      [​IMG]
      Chế biến mủ cao su xuất khẩu tại nhà máy của Công ty TNHH Một thành viên Cao su Chư Păh (tỉnh Gia Lai). Ảnh: Vũ Sinh

      VTV.vn - Trong 7 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 11 cho Hoa Kỳ. Thị phần cao su của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng.
      [paste:font size="4"]Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa không bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá

      Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn điều tra đối với thép tấm không gỉ của Việt Nam
      Dẫn số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ, theo Cục Xuất Nhập khẩu, tính đến hết tháng 7, Hoa Kỳ nhập khẩu 1,09 triệu tấn cao su với các mã HS 4001, 4002, 4003, 4005, trị giá 2,19 tỷ USD, tăng 12% về lượng và tăng 27,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, Indonesia, Thái Lan, Canada, Hàn Quốc và Bờ Biển Ngà là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su lớn nhất cho Hoa Kỳ.

      Trong thời gian này, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 11 cho Hoa Kỳ với 23,51 nghìn tấn, trị giá 41,87 triệu USD, tăng 61% về lượng và tăng 92,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Hoa Kỳ chiếm 2,2%, tăng nhẹ so với mức 1,5% của 7 tháng đầu năm 2020.

      Đặc biệt, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 4 cho Hoa Kỳ trong 7 tháng năm 2021 với 23,46 nghìn tấn, trị giá 41,65 triệu USD, tăng 60,8% về lượng và tăng 92,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ chiếm 4,3%, tăng so với mức 2,9% của 7 tháng đầu năm 2020.


      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]
      Thống kê cho thấy, trong 7 tháng năm 2021, Hoa Kỳ nhập khẩu 396,22 nghìn tấn cao su tổng hợp (mã HS: 4002), trị giá 823,13 triệu USD, tăng 15,6% về lượng và tăng 20,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Mexico và Nga là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho Hoa Kỳ trong 7 tháng đầu năm 2021.

      Đáng lưu ý, cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp cho Hoa Kỳ trong 7 tháng năm 2021 có sự thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Nhật Bản trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng; trong khi thị phần của Đức, Hàn Quốc, Mexico, Nga giảm. Cao su tổng hợp của Việt Nam mới chỉ chiếm 0,01% trong tổng lượng cao nhập khẩu của Hoa Kỳ.

      * Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!
    --- Gộp bài viết, 25/09/2021, Bài cũ: 25/09/2021 ---
    https://vtv.vn/kinh-te/hoa-ky-tang-nhap-khau-cao-su-tu-viet-nam-20210925121027688.htm.
  9. ntc50hdhkhn

    ntc50hdhkhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Đã được thích:
    1.951
    con này 1 tuần GD có 1 ngày thì chơi j
  10. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    Trung Quốc tăng hơn 61% giá trị nhập khẩu cao su từ Việt Nam
    07:24 | 08/09/2021

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    10 thị trường cung cấp cao su lớn nhất cho Trung Quốc trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2021. (Nguồn: Cơ quan Hải quan Trung Quốc/Bộ Công Thương)

    Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS: 4001) đạt 2,03 tỷ USD, tăng 52,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên chủ yếu từ các thị trường như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Bờ Biển Ngà và Việt Nam.

    Trong 7 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Trung Quốc với 127,11 triệu USD, tăng hơn 67% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 6,3% trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc, tăng so với mức 5,7% của 7 tháng đầu năm 2020.

    Trong khi đó, Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu cao su tự nhiên từ các thị trường như Thái Lan, Malaysia, Bờ Biển Ngà, Myanmar, Lào… so với cùng kỳ năm 2020

    Ngoài ra, Trung Quốc nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS 400280) đạt 2,74 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020. Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Myanmar và Indonesia là 5 thị trường lớn nhất cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp cho Trung Quốc.

    Trong 7 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ hai cho Trung Quốc, đạt 940,34 triệu USD, tăng 61,3% so với cùng kỳ năm 2020.

    Thị phần hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 34,2% trong tổng trị giá nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Trung Quốc, tăng mạnh so với mức 22,7% của 7 tháng đầu năm 2020.

    Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp từ các thị trường như Malaysia, Myanmar, Lào; trong khi giảm nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia… so với cùng kỳ năm
    --- Gộp bài viết, 25/09/2021, Bài cũ: 25/09/2021 ---
    Cả tuần đó bác ơi... 1 ngày thi ma chơi ng ta cười cho..hi bác xem lich sư đi
    --- Gộp bài viết, 25/09/2021 ---
    E nó canh bạc..bên upcom dn no ko cần công bố thông tin..

Chia sẻ trang này