Sóng lớn ngành xây dựng ----- HBC Trở lại thời hoàng kim $$$$$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 08/03/2021.

1964 người đang online, trong đó có 785 thành viên. 19:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10799 lượt đọc và 51 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Ricons muốn mua lại 3 triệu cổ phiếu quỹ với giá tối đa 110.000 đồng/cp, mở đường cho Coteccons thoái vốn?
    CHỦ NHẬT, 07/03/2021, 07:45

    [​IMG]
    Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons vừa thống nhất phương án bán 58.600 cổ phiếu quỹ theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) trong Công ty. Các cổ phiếu quỹ chào bán đợt này cũng là cổ phiếu ESOP được doanh nghiệp thu hồi trong những năm trước.

    Dự kiến, Công ty sẽ bán 37.100 cổ phiếu với giá 20.000 đồng/cp, 21.500 đơn vị khác giá 50.000 đồng/cp. Các cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm.

    Đáng chú ý hơn, cổ đông Ricons cũng thông qua phương án sử dụng thặng dư vốn cổ phần để mua lại 3 triệu cổ phiếu. Mức giá mua được xem xét trong khoảng 60.000-110.000 đồng/cp. Theo ước tính, Công ty sẽ chi từ 180-330 tỷ đồng để hoàn tất các giao dịch. Phía Ricons cho biết mục đích đợt mua lại 3 triệu cổ phiếu trên nhằm giảm vốn điều lệ doanh nghiệp. Các giao dịch sẽ được tiến hành sau khi Công ty hoàn tất quá trình bán cổ phiếu ESOP nêu trên.



    Hiện tại Ricons có vốn điều lệ 317,2 tỷ đồng. Với mức giá trong khoảng 60-110 nghìn đồng/cp thì định giá công ty dao động trong khoảng từ 1.900 tỷ đến 3.500 tỷ đồng. Hiện định giá của Coteccons đang ở mức 5.400 tỷ đồng.

    Luỹ kế cả năm 2020, Ricons ghi nhận 7.955 tỷ doanh thu, lợi nhuận ròng 251 tỷ đồng, lần lượt giảm 9% và 30% so với năm 2019. So với kế hoạch 7.500 tỷ doanh thu và 250 tỷ lãi ròng, Công ty đi đúng với chủ trương ban đầu.

    Cũng theo Ricons, dù nhiều năm liền đi chung với Coteccons, tuy nhiên quyết định rút khỏi hệ thống này từ đầu năm 2020 sẽ không ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Công ty. Ricons cũng đã tự phát triển hệ sinh thái Ricons Group và thay đổi nhận diện thương hiệu.


    Coteccons đang nắm giữ 4,5 triệu cổ phiếu, tương đương 14,3% cổ phần của Ricons. Với việc 2 bên có định hướng khác nhau, không loại trừ khả năng Coteccons sẽ thoái vốn khi Ricons tiến hành mua cổ phiếu quỹ.

    Liên quan đến kế hoạch niêm yết, đại diện Công ty cho biết đã gửi hồ sơ cho đơn vị tư vấn để hoàn tất các thủ tục và nộp hồ sơ lên HoSE, đang trong quá trình xem xét và chờ phê duyệt của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Kế hoạch đề ra trước đó, chậm nhất quý 2/2021 Ricons sẽ chính thức niêm yết.

    [​IMG]
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Hậu thâu tóm CotecCons – Nhóm Kusto muốn ‘buông’ xây dựng, nhảy vào lĩnh vực IT, Logictics và các dịch vụ tài chính với mục tiêu đạt 3 tỷ USD vào năm 2025
    [​IMG]
    Thâu tóm một công ty xây dựng để rồi ‘buông’ lĩnh vực cốt lõi và nhảy sang những lĩnh vực khác thì phí quá không nhỉ? Phải chăng lý do là vì lượng tiền mặt dồi dào của Coteccons sẽ giúp ông chủ Kusto dễ dàng thực hiện những chiến lược mới.
    Cụ thể, theo chia sẽ của tân chủ tịch của Coteccons- ông Bolat Duisenov trong buổi Year End Party cuối năm 2020, trong năm 2021 công ty này đặt mục tiêu doanh thu đạt 1 tỷ USD với lĩnh vực chiến lược là Cơ sở hạ tầng, năng lượng tái tạo, tài chính và xây dựng EPC.
    Trong khi đó, mục tiêu đến năm 2025 công ty này sẽ định hướng phát triển thành tập đoàn đa ngành với 5 trụ cột mới , với mục tiêu đạt 3 tỷ USD. Theo đó Coteccons vào năm 2025 sẽ có 5 lĩnh vực kinh doanh chính là KCN và bất đông sản, vật liệu xây dựng, logictics và vận chuyển, IT và phát triển phần mềm, dịch vụ bảo hiểm và tài chính.
    [​IMG]
    Trước đó, Coteccons đã thông qua Covestcons – một công ty con để mua lại hơn 8% vốn Tổng công ty Idico- một doanh nghiệp chuyên đầu tư bất động sản công nghiệp nên KCN và bất đông sản là một trong 05 trụ cột trong chiến lược mới của Coteccons là không có gì phải bất ngờ.
    Điều bất ngờ chính là 04 lĩnh vực còn lại khi nó hoàn toàn không cùng hệ sinh thái với lĩnh vực cốt lõi là xây dựng mà doanh nghiệp này đang theo đuổi trong 20 năm qua. Thậm chí trong 05 lĩnh vực mới này không thấy đề cập đến lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực tạo dựng nên tên tuổi của Coteccons.
    Trước đó trong những bức tâm thư gửi cho nhân viên ông Bolat Duisenov luôn khẳng định rằng, Coteccons sẽ có những đổi mới mạnh mẽ, những hướng đi táo bạo, những bước nhảy thần tốc để đảm bảo Coteccons luôn là công ty đứng đầu ngành xây dựng.
    Với những lĩnh vực mới, rõ ràng ông chủ mới của Coteccons đang có những hướng đi rất táo bạo. Nhưng nếu như vậy thì liệu Coteccons sẽ trở thành công ty đầu ngành xây dựng như thế nào khi họ không còn ở trong lĩnh vực xây dựng?
    [​IMG]
    Một nhân sự cũ ở Coteccons cho biết, có lẽ lực lượng nhân sự rời khỏi Coteccons rời khỏi công ty này (phần lớn là kỹ sư) thời gian qua vì định hướng tương lai của công ty này. Ở diễn biến khác, Coteccons cũng liên tục đăng tuyển nhân sự ở hàng loạt vị trí như: Thư kí Giám đốc điều hành, Chuyên viên cao cấp phân tích đầu tư mảng Bất động sản, Chuyên viên kiểm toán nội bộ, Kế toán công trình,…thay vì tuyển các nhân sự trong lĩnh vực xây dựng.
    Cho đến thời điểm, dù đã đưa nhiều người của mình vào ban lãnh đạo, và bổ sung được 2 thành viên có chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng, vào ban điều hành. Tuy nhiên, với những gương mặt mới chắc chắn không thể khỏa lấp những vị trí của ông Nguyễn Bá Dương cũng như các vị trị cán bộ chủ chốt khác như ông Nguyễn Sỹ Công hay ông Trần Quang Quân.
    Với việc thiếu đi những đầu tàu chủ chốt về chuyên môn, nhiều người lo sợ Coteccons sẽ trở thành “zombie”, đi theo vết xe đổ của Descon hay Beton6 – những doanh nghiệp xây dựng vang bóng một thời nhanh chóng đi xuống sau khi về tay Kusto.
    Việc Kusto nhanh chóng thanh lọc nội bộ Coteccons, đưa vào những nhân sự chất lượng về lĩnh vực tài chính như ông Lý Xuân Hải, Trịnh Quỳnh Giao cho thấy, quỹ đầu tư Kazakhstan có tham vọng thay đổi Coteccons.
    [​IMG]
    Với những công bố chiến lược mới này, ông Bolat Duisenov và các cộng sự có lẽ đang chuẩn bị cho một kịch bản khác. Kịch bản Coteccons không còn mảng xây dựng!
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Tham vọng chữ ‘EP’ của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình
    Với mục tiêu biến lĩnh vực xây dựng khu công nghiệp trở thành 1 trong 3 mũi nhọn cốt lõi, hiển nhiên tham vọng của Hòa Bình không đơn giản chỉ dừng lại ở việc thi công, xây dựng lắp đặt công trình nhà máy KCN thuần túy.

    [​IMG]

    Mũi chiến lược quan trọng của Hòa Bình

    Xưa nay, mỗi khi nhắc tới Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, người ta thường liên tưởng tới một nhà thầu thi công xây dựng dân dụng hàng đầu Việt Nam đáp ứng chuẩn mực quốc tế và thắng thầu nhiều dự án của các tập đoàn bất động sản lớn như VinGroup, Novaland, Keppel Land, Sun Group,… Cũng vì thế, giới đầu tư phần nào bất ngờ khi Hòa Bình đã đề ra chiến lược kinh doanh năm 2020 với 3 mũi nhọn: Khu công nghiệp (KCN), hạ tầng giao thông và đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, đáng chú ý khi Hòa Bình đặt mục tiêu mảng xây dựng KCN cùng với xây dựng dân dụng sẽ đóng góp 60-65% trong cơ cấu lợi nhuận năm 2020.

    So với mảng xây dựng dân dụng (cao tầng) vốn được tạo dựng bằng uy tín từ suốt nhiều năm, thì lĩnh vực xây dựng KCN của Hòa Bình dường như mới mẻ và mờ nhạt. Có chăng, giới đầu tư thường sẽ nhắc đến việc Hòa Bình từng thi công dự án nổi danh Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát (Dung Quất, Quảng Ngãi).

    Thực tế, Hòa Bình đã tham gia vào lĩnh vực xây dựng KCN từ năm 1997 đến nay, khởi đầu với dự án Cảng cá Vũng Tàu. Trao đổi với Tạp chí Nhà Đầu tư, ông Hồ Ngọc Phương, Phó Tổng giám đốc Công nghiệp Hòa Bình cho biết, trước đây khi chưa có Khối công nghiệp riêng, mảng xây dựng KCN được tích hợp và đi liền cùng lĩnh vực xây dựng dân dụng. Từ giai đoạn 2017 đến nay, Hòa Bình đã thực hiện nhiều dự án KCN như: Nhà máy Nitori Bà Rịa – Vũng Tàu (Doanh thu 200 tỷ đồng), nhà máy gang thép Hòa Phát Dung Quất (DT 1.800 tỷ), nhà máy sản xuất bán gạo Want – Want (DT 500 tỷ đồng); còn trước đó là một số dự án quy mô, như: Nhà máy sản xuất may mặc Esquel ở tỉnh Hòa Bình (DT 180 tỷ đồng), nhà máy ******* ở Hà Tĩnh (DT 1.500 tỷ đồng),….

    Do đó, việc thành lập Khối công nghiệp (Nghị quyết HĐQT số 19/2020/NQ-HĐQT.HBC ngày 9/7/2020) và bổ nhiệm Phó giám đốc khối công nghiệp (ông Hồ Ngọc Phương) là những bước đi cho thấy Hòa Bình định hướng phát triển mảng xây dựng KCN một cách chiến lược và bài bản.

    Tham vọng chữ E và P của Hòa Bình

    “Triển vọng lĩnh vực khu công nghiệp tại Việt Nam được giới chuyên gia nhận định khả quan nhờ vào nhiều yếu tố, như: Đại dịch COVID-19 thúc đẩy động lực dịch chuyển công xưởng ra khỏi Trung Quốc, chiến tranh thương mại trở thành mối lo của các nhà sản xuất tại Trung Quốc, hay Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam,… Tất cả những điều này là động lực thúc đẩy Hòa Bình quyết định lựa chọn phát triển mảng xây dựng KCN một cách chiến lược và bài bản”, ông Hồ Phương chia sẻ.

    Giới đầu tư đánh giá cao nước đi phát triển mảng xây dựng KCN của Hòa Bình. Bởi, lĩnh vực này vừa theo kịp xu thế đất nước đón luồng vốn FDI, vừa tận dụng được những thế mạnh nội tại của Tập đoàn.

    Một ưu thế đáng chú ý của xây dựng KCN là yếu tố dòng tiền. Với mảng dân dụng, cần phải bán được nhà mới có thể thanh toán cho nhà thầu, do đó sẽ khó tránh được việc phát sinh công nợ do các vấn đề từ phía chủ đầu tư. “Mảng xây dựng KCN của tập đoàn thời điểm hiện tại có thể không tạo doanh thu tăng trưởng đột biến (so với mảng xây dựng dân dụng), nhưng dòng tiền sẽ ổn định và đều. Các chủ đầu tư dự án khu công nghiệp đã có sẵn nguồn vốn, nguồn tài chính, cái họ cần là nhà thầu thi công xong càng sớm càng tốt để bắt tay vào sản xuất”, ông Hồ Phương nói.

    Dù vậy, đưa mảng xây dựng KCN trở thành một mũi chiến lược quan trọng đồng nghĩa tham vọng của Hòa Bình sẽ không dừng lại ở xây dựng nhà máy KCN đơn thuần.

    Hợp đồng EPC (tiếng Anh: Engineering, Procurement and Construction) là một loại hợp đồng xây dựng mà nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc từ (E) thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công; (P) cung ứng vật tư, thiết bị; và (C) thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình và chạy thử bàn giao cho chủ đầu tư.

    Hiện tại, những gì Hòa Bình thực hiện mới dừng ở thi công xây dựng hạng mục công trình (bê tông, cốt thép,..). “Chữ C” này chiếm một phần nhỏ chừng 1/8 – 1/6 tổng mức đầu tư một dự án. Nếu chỉ dừng lại ở đây, khối lượng công việc thi công không nhiều, và rõ ràng doanh thu, lợi nhuận công ty khó có sự tăng trưởng đột biến.

    “Trong 1-3 năm tới, một trong những mục tiêu quan trọng của chúng tôi là nâng cao năng lực cạnh tranh công nghệ, xây dựng nguồn lực cơ sở hạ tầng để đi đến tương lai tập trung vào mảng công nghiệp nặng, đủ năng lực thực hiện chữ ‘E’, ‘P’, và đi vào thay thế các nhà thầu ngoại quốc ở thị trường công nghiệp nặng. Riêng thị phần đó, giá trị sẽ đem lại doanh thu và lợi nhuận cao hơn. Đây mới là những nhân tố tạo ra đóng góp lợi nhuận lớn hơn nữa cho tập đoàn”, ông Phương chia sẻ.

    Trong tương lai, Hòa Bình sẽ tham gia siêu dự án nhà máy ở Thừa Thiên Huế. Đây là dự án có tổng mức đầu tư 6 tỷ USD, dự kiến sẽ khởi công xây dựng quý I/2021.

    Hòa Bình đã làm việc một thời gian dài với chủ đầu tư dự án nhà máy này. “Tham gia dự án với vai trò thầu phụ, chúng tôi nhìn nhận đây là cơ hội lớn cho tập đoàn. Bởi ngoài câu chuyện doanh thu và lợi nhuận, đó còn là kinh nghiệm chúng tôi có thể học hỏi và tích lũy”, ông Phương nhận định.

    Dù vậy, để cụ thể hóa những tham vọng của mình, Hòa Bình sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Mà ở đó, một trong các vấn đề nhà đầu tư quan tâm nhất là nguồn lực tài chính của Hòa Bình.

    Việc nới lỏng tín dụng, chấp nhận thu hồi công nợ chậm hơn, giãn tiến độ thu nợ, của Hòa Bình từng được đánh giá cao. Đây là một nét hấp dẫn của Hòa Bình, cho thấy chính sách sẵn sàng hợp tác, đồng hành cùng chủ đầu tư. Mặt khác, nó cũng tạo ra sự tăng trưởng nhanh về mặt doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp trong thời gian dài.

    Đi kèm với đó, công nợ khách hàng cũng tăng trưởng tương ứng và ít nhiều gây khó khăn cho dòng tiền hoạt động, yếu tố sống còn của một doanh nghiệp. Do vậy, để cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng KCN, Hòa Bình sẽ dùng nguồn vốn vay, phát hành cổ phần hay sẽ tiếp tục nới lỏng tín dụng?

    Ông Hồ Phương nhận định, với hạn mức cho vay tín dụng lên đến 13.000 tỷ, Hòa Bình rõ ràng vẫn còn nhiều nguồn lực để thực hiện tham vọng, cũng như đảm bảo dòng tiền lưu chuyển trong quá trình hoạt động.

    Mặt khác, ĐHĐCĐ thường niên 2020 của Hòa Bình đã thông qua phương án phát hành tối đa 1.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, thời hạn 5 năm. Trước đó, Hòa Bình đã có thỏa thuận hợp tác cùng các quỹ Hàn, dự phát hành 50 triệu USD trái phiếu chuyển đổi (khoảng 1.200 tỷ đồng).

    “Ngoài tiền, vốn huy động, nguồn lực quan trọng nhất của chúng tôi là hệ thống, quy trình được tích lũy qua nhiều năm hoạt động. Hòa Bình có tiềm lực về máy móc, các hệ thống, quy trình chặt chẽ, con người của Hòa Bình cũng được đào tạo bài bản về thi công xây dựng, cũng như tư duy tối ưu hóa biện pháp thiết kế thi công”, ông Phương nói.

    Với định hướng chiến lược hợp lý và rõ ràng, Hòa Bình nắm trong tay nhiều lợi thế để trở thành một “case-study” thú vị, một khi hiện thực hóa được các dự án hiện tại. Chia sẻ với Tạp chí Nhà Đầu tư, Giám đốc một công ty chứng khoán nhìn nhận, “Trong 2 năm tới, khi pháp lý các dự án bất động sản được tháo gỡ, tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát,…, HBC sẽ là một cổ phiếu thú vị trên thị trường”.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Những bước đường tái cấu trúc

    Chủ tịch Hòa Bình cho rằng đại dịch Covid-19 là một thách thức rất lớn song cũng là một cơ hội để tập đoàn tập trung vào công cuộc tái cấu trúc, nhằm chuẩn bị cho sự bứt phá ở giai đoạn tiếp theo.

    Hiện, Hòa Bình đang trong quá trình “lột xác” để vươn ra quốc tế, sau khi đã trở thành “gã khổng lồ” của ngành xây dựng Việt Nam. Nội dung tái cấu trúc của Hòa Bình khá đa dạng nhưng tập trung vào các nhóm: tái cấu trúc dịch vụ, sản phẩm, thị trường; tái cấu trúc mô hình kinh doanh; tái cấu trúc tài chính; tái cấu trúc nhân sự; đầu tư nghiên cứu phát triển…

    Cụ thể, đối với nhóm dịch vụ, sản phẩm và thị trường, năm 2020, trước sự chững lại của mảng xây dựng nhà ở dân dụng cao tầng, Hòa Bình đã phát triển thêm sản phẩm dịch vụ của mảng xây dựng công nghiệp và cơ sở hạ tầng.

    Về trình độ phát triển, trải qua các vai thầu phụ, thầu chính, hiện tại Hòa Bình đang là tổng thầu thiết kế thi công (Design & Build) và nuôi tham vọng trở thành tổng thầu EPC (Engineering, Procurement and Construction).

    Về công nghệ, bên cạnh việc phát triển các hệ thống quản lý nội bộ, Hòa Bình đang mở rộng quy mô của ứng dụng mô hình BIM (Building Information Modeling) vào thiết kế, quản lý xây dựng. Hiện tỷ lệ dự án áp dụng BIM đã lên tới 30%.

    Về thị trường, Hòa Bình đang dần vươn tay ra thị trường quốc tế, gồm cả xây dựng lẫn kinh doanh địa ốc. Cụ thể, về xây dựng, Hòa Bình đã thi công tại các thị trường Malaysia, Myanmar, Kuwait…; về kinh doanh địa ốc, Hòa Bình đang hợp tác với một đơn vị để triển khai dự án nhà ở cao tầng tại Canada.

    Đối với việc tái cấu trúc mô hình kinh doanh, Hòa Bình đang trù bị kế hoạch thoái vốn tại hàng loạt công ty con. Song song với đó, tập đoàn sẽ xem xét sáp nhập các công ty có năng lực chuyên môn trong lĩnh vực hạ tầng, công nghiệp. Hòa Bình cũng sẵn sàng tham gia liên kết với các công ty chuyên sâu khác để mở rộng lợi thế cạnh tranh.

    Theo Chủ tịch Lê Viết Hải, vừa qua, Hòa Bình đã mua bán, sáp nhập thành công Công ty Cổ phần 479, chuyên ngành thi công xây dựng cầu đường, cảng sông, cảng biển, công trình thủy lợi ở Việt Nam, sau đó đổi tên thành Công ty Cổ phần 479 Hòa Bình.

    Ngoài ra, Hòa Bình còn có kế hoạch mua một công ty tại Romania để biến đơn vị này thành công ty con. Nếu thành công, Hòa Bình sẽ trở thành công ty xây dựng số 1 tại Romania đồng thời nuôi tham vọng thành công ty xây dựng số 1 Đông Âu, xa hơn là định hướng xuất khẩu dịch vụ xây dựng sang các nước EU.

    Đối với việc tái cấu trúc tài chính, Hòa Bình dự tính sẽ lấy nguồn từ việc thoái vốn khỏi các công ty con cộng thêm các nguồn lực khác để tài trợ cho hoạt động M&A.

    Chủ tịch Hòa Bình cho biết trước đây tập đoàn thường tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu, nhưng nay sẽ chuyển sang phát hành trái phiếu chuyển đổi.

    Hiện, Hòa Bình đang từng bước cân đối nợ vay cả ngắn và dài hạn. Được biết nợ vay của Hòa Bình tại ngày 30/6/2020 đã lên tới hơn 5.000 tỷ đồng (ngắn hạn 4.939 tỷ đồng, dài hạn 165 tỷ đồng).

    Đáng chú ý, thông qua hợp tác với Infinity Blockchain Group, Hòa Bình đã giới thiệu quỹ đầu tư Hòa Bình Infinity, mục tiêu là quản lý các nguồn quỹ, vốn và khởi tạo các công cụ quản lý tài chính hiệu quả theo đặc thù của ngành xây dựng để mở rộng kinh doanh và phát triển thị trường nước ngoài.

    Về thu hồi nợ, Hòa Bình đã lập hẳn một ban chuyên môn đảm nhiệm công tác này do tổng giám đốc làm trưởng ban. Theo báo cáo hợp nhất 6 tháng, khoản phải thu ngắn hạn của Hòa Bình là 10.611 tỷ đồng. Ông Lê Viết Hải kì vọng việc đôn đốc thu hồi nợ sẽ mang về cho tập đoàn “vài nghìn tỷ” để hoạt động kinh doanh.

    Đối với việc đầu tư nghiên cứu phát triển, Hòa Bình đang chuẩn bị đầu tư trung tâm sáng tạo Hòa Bình tại khu công nghệ cao TP. HCM. Bên cạnh đó, tập đoàn cũng cho biết sẵn sàng chi tiền để mua bản quyền sáng chế, công nghệ mới, vật liệu mới…

    Những bước đường tái cấu trúc nói trên chắc chắn sẽ hao tốn một nguồn lực không hề nhỏ của Hòa Bình. Tuy vậy, đó gần như là con đường phải đi, khi phương thức cũ và các yếu tố nội tại không còn phù hợp trong tình hình mới, nhất là khi thị trường xây dựng trong nước đã chạm ngưỡng bão hòa.

    Ông Lê Viết Hải tỏ ra khá tự tin khi nói về việc “đem chuông đi đánh xứ người”. Năm ngoái, nói với VietnamFinance, ông đã bày tỏ: “Tôi cho rằng nếu biết làm đúng cách, xây dựng sẽ là ngành có lợi thế cạnh tranh rất lớn của Việt Nam và Việt Nam sẽ có thể trở thành một quốc gia nổi tiếng về xây dựng”.

    “Các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam hoàn toàn có thể đi ra thế giới…”, ông Hải nhấn mạnh thêm.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Giải ngân hơn 353.000 tỷ vốn đầu tư công hai tháng đầu năm, đạt 99% kế hoạch
    01/03/2021


    Tính đến ngày 23/2/2021, tổng số vốn địa phương đã phân bổ là 353.259 tỷ đồng, đạt 99,96% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao

    Theo Bộ Tài chính, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) Quốc hội giao cho các địa phương về dự toán NSNN năm 2021 và về phân bổ NSTW năm 2021 là 369.413 tỷ đồng.

    Trong đó, vốn ngân sách địa phương là 255.300 tỷ đồng, vốn ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương đầu tư theo ngành lĩnh vực là 98.113 tỷ đồng, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia là 16.000 tỷ đồng.

    Tại Quyết định về giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2021, Thủ tướng đã phân bổ tổng số vốn là 353.413,166 tỷ đồng (phân bổ toàn bộ vốn ngân sách địa phương và vốn ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư theo ngành lĩnh vực) cho 63 địa phương, đồng thời giao các địa phương phân bổ chi tiết danh mục và mức vốn của từng dự án.

    Số kế hoạch vốn còn lại Thủ tướng chưa giao là 16.000 tỷ đồng (Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia) do hiện nay Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa được Thủ tướng phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.

    Bộ Tài chính cho biết tính tới cuối tháng 2, 63 tỉnh, thành phố đã gửi báo cáo tình hình hình phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2021 về Bộ Tài chính với tổng số vốn đã phân bổ là 353.259 tỷ đồng, đạt 99,96% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao.

    Một số địa phương giao kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương tăng so với Thủ tướng giao do tăng từ nguồn thu sử dụng đất, nguồn tăng thu, nguồn xổ số kiến thiết như Hà Giang, Lào Cai, Hải Phòng, Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước.

    Nhiều địa phương phân bổ vốn ngân sách trung ương thấp hơn kế hoạch Thủ tướng (gồm: Gia Lai, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Phước, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang) do địa phương mới giao kế hoạch vốn đợt 1, các dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư.

    Theo Quyết định số 2185/QĐ-TTg dự án chưa đủ thủ tục đầu tư tính đến ngày 31/12/2020 tiếp tục hoàn thiện, phân bổ sau khi Quốc hội khóa XV quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
    Bahung2017 thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    HBC: Thiếu gia thừa kế tập đoàn xây dựng lớn nhất nhì Việt Nam.

    "Nhưng điều quan trọng là mình làm được gì, cống hiến như thế nào, tập đoàn phát triển như thế nào. Đó mới là thứ mà tôi hướng tới" - Lê Viết Hiếu nói.

    [​IMG]

    Ông Lê Viết Hiếu sinh năm 1992, là con trai của ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình Lê Viết Hải. Vào năm ngoái, ông Hiếu trở thành Tổng giám đốc của Tập đoàn.

    Mới đây, trả lời phỏng vấn của báo doanh nhân Sài Gòn, ông Hiếu cho rằng khi có người cha đã dẫn dắt Hòa Bình đi đến đỉnh cao như ngày hôm nay, bất cứ người con nào cũng cảm thấy mình khó vượt qua được cái bóng của ông. Bên cạnh đó là áp lựctừ kỳ vọng của mọi người và mong muốn của chính bản thân để chứng minh năng lực.

    "Nếu như mình để áp lực ảnh hưởng tới suy nghĩ, cách mình làm việc thì sẽ không bao giờ thành công. Việc mình ở dưới bóng của người cha có thể là mãi mãi. Nhưng điều quan trọng là mình làm được gì, cống hiến như thế nào, tập đoàn phát triển như thế nào. Đó mới là thứ mà tôi hướng tới" - Lê Viết Hiếu nói.

    [​IMG]

    CEO sinh năm 1992 của Tập đoàn xây dựng Hòa Bình

    "Ứng cử vào vị trí Tổng giám đốc của Hòa Bình có nhiều người xuất sắc nhưng may mắn ở đây là tính cách của con tôi rất phù hợp"

    Theo ông Lê Viết Hải, con trai ông - Lê Viết Hiếu giống ông, có thể kế thừa sự nghiệp của ông và văn hóa của Hòa Bình.

    "Tôi nghĩ, văn hóa là cái gốc, nếu không hiểu và không kế thừa văn hóa thì không thể kế thừa doanh nghiệp", ông Lê Viết Hải nói.

    Về năng lực, ông Hải cho rằng con trai vượt trội ông vì được đi học ở nước ngoài, học về quản trị kinh doanh bài bản hơn, còn ông xuất thân từ ngành kiến trúc, chưa được học quản trị kinh doanh. Về kinh nghiệm thì rõ ràng là cần thêm thời gian và ông sẽ giúp con rút ngắn để độc lập được hoàn toàn.

    "Nhưng phải nói là nó rất chủ động đấy, có tố chất rất độc lập, bản lĩnh và khiêm tốn trong suy nghĩ chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào tôi đâu. Nó yêu Hòa Bình, yêu từ nhỏ", ông Viết Hải kể.

    Ông nhớ lại ông cho con ra nước ngoài học từ hồi trung học. Khi đó, Viết Hiếu đã nói thế này: "Ba đừng có lo, mai mốt con về nhất định sẽ phục vụ cho Hòa Bình thôi. Nhưng không ỉ thế vào ba, con sẽ tự đi lên. Con đi về nhưng sẽ không ăn trên ngồi trước người ta, cũng sẽ làm cu li thôi. Con đi ra Vũng Tàu tắm 1 tuần để cho da đen đi, để không ai biết là con ông Hải, sau đó làm phụ hồ, làm lao động thực sự rồi đi lên dần bằng chính năng lực của mình".

    Khi về, không còn ngây thơ như hồi nhỏ, 9X nói đi làm ở công ty nước ngoài 2 năm. Đúng 2 năm làm cho Shinhan Bank để học hỏi cách tổ chức quản lý thì ông Viết Hiếu về Hòa Bình làm 4 năm, từ phụ trách phát triển thị trường kinh doanh quốc tế, rồi phụ trách khu vực miền bắc, phó tổng. Vào vị trí Tổng giám đốc là được Hội đồng quản trị chọn chứ không phải cá nhân ông Hải chọn.

    Chủ tịch HĐQT Hòa Bình kỳ vọng người con trai của mình sẽ tiếp tục đưa Hòa Bình phát triển, sẽ viết nên một trang sử mới cho Hòa Bình, đó là Hòa Bình ở thị trường toàn cầu.

    "Ở trong nước, coi như tôi đã hoàn thành sứ mệnh của mình là đưa Hòa Bình thành công ty hàng đầu rồi. Bây giờ sứ mệnh của nó là đưa Hòa Bình thành một công ty có tên tuổi trên thế giới", Chủ tịch HĐQT Hòa Bình nói.

    [​IMG]

    Lê Viết Hiếu kể lại, khi xem xét bổ nhiệm CEO, Ban giám đốc, Hội đồng quản trị tập đoàn đã đưa ra nhiều phương án, trong đó đã kêu gọi những người nghĩ mình có đủ năng lực và mong muốn ứng cử cho vị trí đó.

    Cuối cùng Hội đồng quản trị chốt lại và chọn ông làm CEO vì có thể gắn bó lâu dài với tập đoàn, xem tập đoàn như gia đình của mình. "Tất nhiên, họ cũng thấy những nỗ lực, cách mà tôi đã xử lý công việc ở các vị trí đã kinh qua tại Hòa Bình. Lúc được đề cử vị trí này, tôi cũng chưa nghĩ là mình đã sẵn sàng. Sau một thời gian củng cố tinh thần, củng cố niềm tin, tôi quyết định nhận trọng trách này và sẽ làm hết sức, không để ai thất vọng", lãnh đạo Hòa Bình nói.

    "Nếu như không thực tế, sẽ không biết công nhân vất vả như thế nào"

    Trước khi đảm nhiệm vị trí cao trong Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình, ông Lê Viết Hiếu có 2 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí Chuyên viên Tín dụng doanh nghiệp, Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam.

    Lý giải về điều này, ông Viết Hiếu cho biết ông được tiếp xúc với môi trường xây dựng từ khi còn nhỏ, có cơ hội nhìn thấy người công nhân, nhìn thấy anh kỹ sư, nhìn thấy điều kiện làm việc ở công trường. Nếu như bản thân không có thực tế thì sẽ không hiểu được người ta vất vả như thế nào. Ý tưởng hồi xưa ông muốn làm công nhân một thời gian sau khi học ở nước ngoài về là vì vậy.

    Năm 2012, ông Hiếu thực tập ở một công trường xây dựng của Hòa Bình khoảng ba tháng.

    "Lên công trường, tôi đi theo các kỹ sư, được các anh chỉ cho đọc bản vẽ, chỉ cho từng loại thép, cách dựng giàn giáo, cách làm cốt pha... Trải nghiệm đó tạm đủ để tôi hiểu công việc trên công trường. Nhưng tôi nghĩ trước khi trở thành người của Hòa Bình, mình phải làm việc cho một doanh nghiệp FDI để học hỏi kinh nghiệm quản lý. Bởi khi thực tập tại Hòa Bình, tôi vẫn là người trong nhà, mọi người đối xử với tôi với tư cách là con của Chủ tịch Lê Viết Hải, nên tôi không cảm nhận được đúng nghĩa một nhân viên", ông Hiếu chia sẻ với Doanh nhân Sài Gòn.

    Khi học hỏi được cách quản trị của doanh nghiệp nước ngoài, ông Hiếu cho rằng hiểu nhiều hơn về chuyên nghiệp hóa, quốc tế hóa.

    "Chủ tịch HĐQT Lê Viết Hải muốn đưa Hòa Bình ra làm ăn ở nước ngoài. Và cách tốt nhất muốn đưa tập đoàn ra nước ngoài là phải học hỏi cách làm việc từ những công ty nước ngoài", ông Hiếu nói thêm.

    Bản thân ông Hiếu học tài chính, nên muốn hiểu hơn về quản lý, sử dụng tài chính của các công ty đa quốc gia. Ông Hiếu làm việc trong một ngân hàng, cụ thể là trong khối cho vay doanh nghiệp. Từ đó, học hỏi được rất nhiều về cách đầu tư tài chính.
    Rolex4646LEEITVN thích bài này.
  7. tornado1

    tornado1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2010
    Đã được thích:
    19.492
    HBC ngon đấy.;;)
    BigDady1516 thích bài này.
  8. LEEITVN

    LEEITVN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2020
    Đã được thích:
    12
    vote cho HBC 1phiếu
    BigDady1516 thích bài này.
  9. Ga-Tre

    Ga-Tre Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    1.836
    Canh giá đỏ tích lũy HBC
    BigDady1516 thích bài này.
  10. GSharp

    GSharp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2016
    Đã được thích:
    739
    HBC cầm dài mà bác chủ, có tin LN Q1 mới bay được
    BigDady1516 thích bài này.

Chia sẻ trang này