Sóng lớn.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Hungckvn65, 18/06/2019.

2187 người đang online, trong đó có 121 thành viên. 05:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8997 lượt đọc và 41 bài trả lời
  1. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Con sóng khu công nghiệp bất tận, ưu tiên hàng ở khu vực thu hút vốn FDI nhiều nhất, nhất là khu vực kinh tế trọng điểm phía nam
    1. TP HCM (Thu hút đầu tư số 1), đaị diện là SIP, đang tiết cung, con này chưa biết đỉnh là 4 x hay bao nhiêu?
    2. Khu vực Bình Dương (thu hút đầu tư FDI thứ 2 cả nước)
    - Đại diện NTC, tạo đáy, nhịp này vượt 150 ...., hổng biết đỉnh bao nhiêu;
    - PHR, tương lai là cổ KCN, hiện giá cao su tăng phi mã?
    3. Khu vực Đồng Nai (thu hút đầu tư FDI thứ 3): Đại diện SNZ...
    --- Gộp bài viết, 18/06/2019, Bài cũ: 18/06/2019 ---
    TP HCM + Binh Dương + Đồng Nai + Bà Rịa Vũng tàu = Khu vực trọng điểm kinh tế phía nam
    Long Thành sắp khởi công, thàng nào gần Long Thành???
    --- Gộp bài viết, 18/06/2019 ---
    Kích vào đọc xong ngất luôn:
    https://vn.investing.com/indices/indices-futures
    --- Gộp bài viết, 18/06/2019 ---
    RUMP - Tập gặp G20, Tàu xuống nước, Hạc lại đi Mỹ, lần này ký: TRUMP cửa trên 60%, Tập cửa dưới 40%
    thokemCaiBang thích bài này.
  2. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, vốn FDI giải ngân vào Việt Nam trong năm 2016 vừa qua lên mức kỷ lục 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm trước đó. Trong 2 tháng đầu năm 2017, vốn FDI giải ngân tiếp tục ghi nhận những con số tích cực với 1,6 tỷ USD.
    Thời gian gần đây, nhóm cổ phiếu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) đang có biến động khá tích cực. Tính tới hết phiên giao dịch 15/3, cổ phiếu NTC của KCN Nam Tân Uyên có thị giá 57.200 đồng, tăng 53% so với đầu năm và là một trong những cổ phiếu có giao dịch tích cực nhất trong nhóm BĐS KCN. Tương tự, các cổ phiếu như IDV cũng tăng 22%; SZL tăng 19%; D2D tăng 19%; LHG tăng 10%...

    Cổ phiếu MH3 của KCN Cao su Bình Long (KCN Nam Tân Uyên nắm 37%) dù chỉ vừa lên sàn Upcom vào đầu tháng 3 vừa qua nhưng đã mau chóng ghi nhận mức tăng trưởng lên tới 110%.

    Cổ phiếu hạ tầng KCN tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2017

    Hưởng lợi từ làn sóng FDI, KQKD tăng trưởng tích cực

    Sự bứt phá của nhóm cổ phiếu hạ tầng KCN trong thời gian qua có sự đóng góp quan trọng từ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

    Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, vốn FDI giải ngân vào Việt Nam trong năm 2016 vừa qua lên mức kỷ lục 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm trước đó. Trong 2 tháng đầu năm 2017, vốn FDI giải ngân tiếp tục ghi nhận những con số tích cực với 1,6 tỷ USD và Bình Dương là điểm sáng của cả nước về thu hút vốn.

    Việt Nam thu hút vốn FDI kỷ lục trong năm 2016

    Có thể nói, việc thu hút vốn đầu tư tăng mạnh trong những năm qua đã giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng KCN hưởng lợi không nhỏ, đặc biệt các doanh nghiệp tại Bình Dương như trường hợp NTC.

    Hiện tại, NTC đang sở hữu KCN Nam Tân Uyên tại Bình Dương và đã lấp đầy 98%. Tuy vậy, trong giai đoạn cuối năm 2016, NTC đã được cấp thêm 346 ha để mở rộng và đây là lợi thế lớn của doanh nghiệp trong việc thu hút đầu tư. Cũng trong năm 2016, NTC ghi nhận lợi nhuận lên tới 131 tỷ đồng – gấp hơn 2 lần năm trước đó. Những lý do trên phần nào giải thích việc cổ phiếu NTC “hút tiền” trong thời gian gần đây.

    Cổ phiếu NTC tăng "phi mã" trong thời gian gần đây

    Tương tự là trường hợp IDV khi ghi nhận 73,4 tỷ đồng LNST trong năm 2016, tương ứng mức tăng trưởng 53%. Trong năm vừa qua, IDV đã ký hợp đồng cho thuê đất với Cao su sao vàng tại KCN Châu Sơn và thu về khoảng 200 tỷ đồng từ hợp đồng thuê đất này.

    Long Hậu cũng đạt kết quả kinh doanh tích cực với LNST năm 2016 đạt 162 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm trước đó nhờ diện tích cho thuê đất KCN tăng. Năm qua, Long Hậu cũng đã phê duyệt đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Long hậu 3 với quy mô diện tích gần 124 ha với tổng mức đầu tư 1.102 tỷ đồng.

    Một trường hợp khác là Kinh Bắc cũng ghi nhận lợi nhuận ấn tượng trong năm 2016, lên tới 712 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh tích cực của Kinh Bắc có sự đóng góp lớn từ việc cho các tập đoàn lớn như LG, Luxshare – ICT, JA Solar thuê đất triển khai dự án. Trong những tháng đầu năm 2017, Kinh Bắc tiếp tục đón nhận thông tin tích cực với việc tập đoàn Hanwha Techwin đầu tư dự án trên diện tích 6ha tại KCN Quế Võ với tổng mức đầu tư 100 triệu USD. Đây là dự án đầu tư lớn thứ 2 được cấp phép tại Bắc Ninh trong năm 2017.

    Còn với Sonadezi Long Thành, nhờ việc kinh doanh nhà xưởng thuận lợi nên công ty ghi nhận LNST lên tới 103 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với năm trước.

    Bên cạnh yếu tố kết quả kinh doanh tích cực, việc các doanh nghiệp nhóm hạ tầng KCN chi trả cổ tức ổn định cũng là yếu tố thu hút giới đầu tư.

    Không phải ai cũng có “quà”

    Mặc dù nhóm ngành hạ tầng KCN đang được hưởng lợi lớn nhưng không phải cổ phiếu nào cũng mang lại niềm vui cho nhà đầu tư.

    ITA của Tập đoàn Tân Tạo – một cổ phiếu “anh em” với KBC là ví dụ tiêu biểu khi liên tục lao dốc và thị giá hiện chỉ quanh ngưỡng 4.000đ. Biến động tiêu cực của ITA nguyên nhân quan trọng từ KQKD yếu kém. Trong năm 2016, ITA chỉ đạt khoảng 54 tỷ đồng lợi nhuận, giảm mạnh 60% so với năm 2015.

    Biến động không thực sự tích cực của cổ phiếu ITA

    Ngoài yếu tố về mặt KQKD, việc liên tục pha loãng cổ phiếu như trường hợp ITA cũng là nguyên nhân khiến giá cổ phiếu khó “ngóc đầu”. Tính tới thời điểm hiện tại, lượng cổ phiếu lưu hành của ITA đã lên tới 940 triệu đơn vị và ngoài ra, cổ phiếu này cũng vừa bị V.N.M ETF loại khỏi danh mục trong đợt review đầu tiên của năm 2017.
  3. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Chiến tranh tranh thương mại leo thang sẽ khiến làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam “nóng” trở lại, tác động tích cực đến các cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp (BĐS KCN).
    Mỹ tăng thuế nhập khẩu từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lẽ ra khiến thị trường chứng khoán (TTCK) toàn cầu “chìm” trong cơn bán tháo. Thế nhưng, TTCK toàn cầu, trừ TTCK Nhật Bản, lại phản ứng tích cực sau quyết định nói trên của Tổng thống Mỹ.

    [​IMG]

    Diễn biến của VN-Index từ ngày 6 - 15/5/2019

    Có 2 điểm đáng lưu ý mà TTCK tạo ra lần này là:

    Thứ nhất, nhiều nhà đầu tư (NĐT) kỳ vọng rằng những tín hiệu tích cực trước cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung vừa qua sẽ giúp đạt được một thỏa thuận cụ thể trong tháng 6 tới. Hơn nữa, việc tăng thuế nói trên của Mỹ không có lợi cho bên nào, nên hai bên sẽ sớm đạt được thỏa thuận giải quyết xung đột hiện nay.

    Thứ hai, nhiều quỹ đầu tư lớn đã hiểu rằng căng thẳng thương mại với Trung Quốc mà Tổng thống Mỹ tạo ra không đơn thuần là thương mại như tuyên bố.

    Cuộc chiến này rõ ràng bắt nguồn từ cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện mà Mỹ đang gây sức ép với Trung Quốc. Bởi vậy, cuộc chiến thương mại giữa 2 quốc gia này sẽ còn kéo dài, chưa có hồi kết. Thay vì lo ngại những dòng tweet của Tổng thống Mỹ, các NĐT lớn này lại tập trung vào khai thác những cơ hội mà cuộc xung đột này tạo ra.

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang lại một lần nữa khiến cho xu hướng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc “nóng” trở lại, và Việt Nam sẽ hưởng lợi từ làn sóng này. Quả thật, các doanh nghiệp hoạt động tại Trung Quốc sẽ khó tồn tại với mức thuế siêu cao như trên nếu không phải là mặt hàng đặc biệt. Hơn nữa, các doanh nghiệp này cũng không thể kinh doanh trong một môi trường biến động khó lường như hiện nay.

    Trên TTCK Việt Nam, nhóm cổ phiếu BĐS KCN cũng lại nóng lên với những cổ phiếu, như NTC, LHG, KBC... trước những thông tin nói trên. Sau một tuần chịu trận khi TTCK toàn cầu điều chỉnh, dòng tiền trên TTCK Việt Nam đang có xu hướng gia tăng trở lại.

    Những tín hiệu từ TTCK thế giới có thể cũng đang phản ánh vào tâm lý NĐT, có nghĩa rằng những NĐT nội cũng đang tin rằng cuộc chiến này còn dài lâu và không dễ chấm dứt. Theo lẽ đó, các NĐT nên tập trung vào những câu chuyện ngắn hạn là điểm tựa cho thị trường như kỳ tái cấu trúc danh mục tới đây của quỹ ETF hay nâng hạng TTCK Việt Nam lên thị trường mới nổi. Nếu điều này xảy ra, mốc 944,91 điểm vừa qua có thể sẽ trở thành đáy ngắn hạn trong nhịp điều chỉnh này.
  4. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Một cổ phiếu khu công nghiệp tăng 84% trong 3 phiên
    [​IMG]TDG, HCM, HNG, SRF, RCL, C69: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu
    [​IMG]MB vững vàng với mô hình tập đoàn tài chính
    Sau khi chào sàn vào đầu tháng 6, cổ phiếu SIP của doanh nghiệp sở hữu 2 khu công nghiệptại TP HCM gần như không có thanh khoản.

    [​IMG]



    Kết phiên 17/6, cổ phiếu CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (UPCoM: SIP) có giá 31.700 đồng/cp, cao hơn 15% so với tham chiếu. Đây là phiên trần thứ 3 liên tiếp của SIP, sau 4 ngày không có giao dịch từ khi chào sàn 6/6, ghi nhận mức tăng 84%. Thanh khoản chỉ đạt 100 cổ phiếu mỗi phiên, trong khi dư mua dao động 360.000-827.000 cổ phiếu.

    [​IMG]

    Đầu tư Sài Gòn VRG có vốn điều lệ 690 tỷ đồng với 7 cổ đông lớn, sở hữu 81,3% vốn. Trong đó, cổ đông lớn nhất là cá nhân Nguyễn Thanh Tùng nắm 22,3% vốn, theo sau là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giữ 13%, Công ty Đô thị An Lộc nắm 11%.
  5. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    ậy sóng cổ phiếu KCN: Thiết lập đỉnh lịch sử, giá tăng bằng lần, dư mua trần hàng triệu đơn vị khi 'tân binh' lên sàn... không ai bán
    06:52 | 11/06/2019

    [​IMG]
    Diến biến các cổ phiếu khu công nghiệp trong vòng một năm. Nguồn: VNDirect

    Cái tên "hot" nhất phải kể đển cổ phiếu SIP của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG. Ngay từ phiên giao dịch đầu tiên trên UPCoM vào ngày 6/6 với giá tham chiếu 17.200 đồng/cp, cổ phiếu này đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư với khối lượng dư mua hàng triệu đơn vị tại mức giá trần. Tuy nhiên, trong ba phiên liên tiếp, cổ phiếu SIP không có đơn vị nào được bán ra, hiện vẫn dừng ở mức giá 17.200 đồng/cp.

    [​IMG]
    Diến biễn giá cổ phiếu khu công nghiệp sau một năm. Nguồn: Sơn Tùng tổng hợp

    Cũng giao dịch trên UPCoM, cổ phiếu VRG của CTCP Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam đang có đợt tăng giá ấn tượng. Vốn không được nhiều nhà đầu tư quan tâm trước đó do thanh khoản thấp, tuy nhiên trong khoảng một tháng trở lại đây, cổ phiếu VRG bật tăng mạnh với thanh khoản đột biến. Kết phiên 10/6, cổ phiếu VRG dừng ở mức giá 13.000 đồng/cp, tăng gấp 2,25 lần sau một năm.

    Đáng chú ý, hai cổ phiếu NTC của CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên và D2D của CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp Số 2 đang 'làm mưa làm gió' trên thị trường trong thời gian gần đây khi liên tiếp phá đỉnh. Ghi nhận trong một năm qua, giá cổ phiếu NTC có mức tăng trưởng ấn tượng 170,9%, hiện đang giao dịch tại 150.100 đồng/cp, trong khi cổ phiếu D2D cũng ghi nhận mức tăng lên đến 111,9%, đóng cửa phiên giao dịch 10/6 tại 139.000 đồng/cp.

    Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu 'họ' Sonadezi cũng ghi nhận sự bứt phá. Cụ thể, cổ phiếu SNZ của Tổng CTCP Phát triển Khu công nghiệp tăng 128,6% lên 22.400 đồng/cp. Cổ phiếu của hai công ty thành viên là Sonadezi Châu Đức (Mã: SZC) và Sonadezi Long Thành (Mã: SZL) có mức tăng trưởng lần lượt 90,5% và 54,8%.

    Ngoài ra, cổ phiếu KBC của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc đạt mức tăng 14,6%. Riêng cổ phiếu LHG của CTCP Long Hậu lại 'ngược sóng' với mức giảm 1,8%.

    Kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng

    Hầu hết các doanh nghiệp trong nhóm đều có mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ấn tượng trong năm 2018 cũng như quý I/2019, trong đó có những doanh nghiệp đạt mức tăng hơn 100%.

    [​IMG]
    Kết quả kinh doanh năm 2017 - 2018 của các công ty nhóm Khu công nghiệp. Nguồn: Sơn Tùng tổng hợp

    Nam Tân Uyên có mức tăng trường doanh thu và lợi nhuận cao nhất, lần lượt đạt 264,4% và 229,6% nhờ lợi thế về quỹ đất cho thuê lớn. Đến quý I/2019, doanh thu Nam Tân Uyên tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 39,2 tỉ đồng. Tuy nhiên, nhờ ghi nhận doanh thu tài chính hơn 60 tỉ đồng từ lãi tiền gửi ngân hàng và cổ tức, lợi nhuận sau thuế đạt 69,8 tỉ đồng, tăng 114,8%. Tính đến 31/3, tồng tài sản đạt 3,297 tỉ đồng, trong đó có hơn 1.041 tỉ đồng tiền gửi ngân hàng và 1.037 tỉ đồng chi phí trả trước, chủ yếu tiền thuê đất do đối tác đặt trước.

    Đứng thứ hai về hiệu quả kinh doanh là Đầu tư Sài Gòn VRG. Năm 2018, công ty đạt được doanh thu 3.244,3 tỉ đồng, tăng 25,7% so với năm trước. Trong đó, trên 50% tổng doanh thu của Sài Gòn VRG đến từ hoạt động bán điện, nước, trên 10% đến từ hoạt động bán thành phẩm, phần còn lại nhờ cung cấp dịch vụ tiện ích KCN, cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng, bán hàng hoá, xây dựng và các hoạt động khác. Theo đó, lợi nhuận sau thuế đạt 248,5 tỉ đồng, tăng trưởng 39,8%.

    Tình hình kinh doanh trong quý I/2019, công ty ghi nhận doanh thu đạt 858 tỉ đồng, tăng 17,9% so với cùng kì năm trước; LNST tăng 17,4%, đạt 67,5 tỉ đồng. Năm 2019, Đầu tư Sài Gòn VRG đặt chỉ tiêu doanh thu thuần 3.000 tỉ đồng, giảm 7,39% so với năm 2018; lợi nhuận sau thuế 200 tỉ đồng, giảm 19,54%.

    [​IMG]
    Kết quả kinh doanh quý I/2019 của các doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp. Nguồn: Sơn Tùng tổng hợp

    Tổng CTCP Phát triển Khu công nghiệp ghi nhận 4.314,3 tỉ đồng doanh thu và 794,4 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2018, tăng trưởng lần lượt 13,9% và 35,4%.

    Sonadezi đã phát triển hơn 11 khu công nghiệp trọng điểm và hiện đang phát triển các KCN lớn tại Bà Rịa – Vũng Tàu, tiêu biếu như KCN Biên Hòa, Amata, Châu Đức, Gò Dầu, Giang Điền, … Nhờ kết quả tích cực từ các công ty con và công ty liên kết, quý I/2019, công ty tiếp tục đạt được tăng trưởng 9,6% doanh thu và 2,3% lợi nhuận sau thuế, tương ứng đạt lần lượt 975,4 tỉ đồng và 178,8 tỉ đồng.

    Hai công ty thành viên của Sonadezi là Sonadezi Châu Đức và Sonadezi Long Thành cũng có kết quả tốt. Trong đó, Sonadezi Châu Đức đạt mức tăng trưởng 33,8% lợi nhuận sau thuế năm 2018, trong khi Sonadezi Long Thành đạt 22,5%.

    Sonadezi Châu Đức hiện là chủ đầu tư KCN Châu Đức quy mô 2.245ha và dự án sân Golf Châu Đức 36 lỗ với diện tích 152ha. Quý I/2019, công ty ghi nhận doanh thu 48 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 18,5 tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt 42,4 và 20,9%.

    Với Sonadezi Long Thành, công ty ghi nhận doanh thu và lợi nhuận giảm trong quý I do ảnh hưởng bởi giá vốn tăng, doanh thu tài chính giảm cũng như không còn ưu đãi thuế doanh nghiệp. Cụ thể, doanh thu đạt 95,4 tỉ đồng, giảm 0,7% trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 22,5 tỉ đồng, giảm 20,7%.

    Một doanh nghiệp khác cũng ghi nhận lợi nhuận sụt giảm trong quý I là Long Hậu, doanh thu công ty đạt 172,6 tỉ đồng trong kỳ, tăng trưởng 3,2%. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng mạnh 52,8% so với kỳ trước, dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm 28,3%, đạt 54,8 tỉ đồng.

    Đáng chú ý, Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam ghi nhận lợi nhuận âm trong quý I vừa qua. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế ghi nhận âm 0,4 tỉ đồng do tăng chi phí quản lý doanh nghiệp, từ 0,9 tỉ đồng lên 1,8 tỉ đồng.

    Triển vọng phát triển của nhóm cổ phiếu Khu công nghiệp
    Trong Báo cáo Triển vọng thị trường chứng khoán 2019 mới ra đầu tháng 6, Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Nam (DNSE) cho rằng lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp là lĩnh vực được hưởng lợi trực tiếp và mãnh mẽ nhất từ xu hướng chuyển dịch sản xuất trên thế giới sang Việt Nam. Điều này có thể dễ dàng nhận biết qua số vốn đầu tư trực tiếp FDI vào Việt Nam liên tục tăng mạnh trong nhiều năm qua.

    [​IMG]
    Tình hình cho thuê các KCN đã triển khai. Nguồn: DNSE

    Theo Chứng khoán Đại Nam, làn sóng đầu tư này đang có xu hướng ngày càng mạnh lên từ chính các nước châu Á, các quốc gia đã từng là công xưởng của thế giới trong những thập niên trước như Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc. Lý do xuất phát từ nền kinh tế chính trị ổn định với nguồn nhân công dồi dào với chi phí thấp.

    Sự chuyển dịch ồ ạt này đã dẫn đến việc tăng giá thuê đất KCN rất nhanh trong những năm trở lại đây, cùng với đó là những lo ngại về quỹ đất còn lại để phát triển KCN khi mà hệ số lấp đầy liên tục tăng cao và gần đạt ngưỡng giới hạn. Do đó, các doanh nghiệp KCN có thể đạt được những kết quả bùng nổ về doanh thu cũng như lợi nhuận trong những năm tới.
  6. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Tiền đẻ ra tiền' từ hàng chục nghìn tỉ tiền thuê đất ứng trước: Lời giải cho cổ phiếu khu công nghiệp dậy sóng?
    06:48 | 12/06/2019

    [​IMG]
    Nguồn: Sơn Tùng tổng hợp

    Thống kê các doanh nghiệp, Đầu tư Sài Gòn VRG (Mã: SIP) là doanh nghiệp đứng đầu về giá trị tiền ứng thuê đất từ đối tác với 7.564 tỉ đồng tại thời điểm 31/3. Được biết, đây là doanh nghiệp sở hữu KCN – Đô thị - Dịch vụ Phước Đông Bời Lời (2.838 ha), KCN Đông Nam (342 ha), KCN Lê Minh Xuân 3 (220 ha) và KCN Lộc An – Bình Sơn (336 ha). Hầu hết dự án của công ty tập trung ở những khu vực kinh tế trọng điểm phía nam như TP HCM, tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh.

    Theo sau đó, Nam Tân Uyên (Mã: NTC) và Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (Mã: D2D) cũng được các đối tác ứng trước nghìn tỉ đồng tiền thuê đất. Cụ thể, Nam Tân Uyên ghi nhận gần 2.585 tỉ đồng tiền ứng trước, gấp gần 5 lần so với doanh thu 2018. Khoản này gồm 19,3 tỉ đồng tiền người mua trả trước và 2.565,4 tỉ đồng doanh thu chưa thực hiện, chủ yếu là tiền khách hàng đặt trước để thuê đất trong dự án KCN Nam Uyên mở rộng giai đoạn 2.

    Được biết, Nam Tân Uyên giai đoạn 2 có tổng mức đầu tư 871,9 tỉ đồng với mục đích sử dụng để phát triển khu công nghiệp. Dự án này được bắt đầu thực hiện từ năm 2017 và dự kiến hoàn thành vào năm 2022.

    Tính đến 31/3, Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 ghi nhận tổng cộng 1.587,5 tỉ đồng tiền trả trước từ khách hàng, cao gấp 5,6 lần doanh thu năm 2018, bao gồm người mua trả trước 910,7 tỉ đồng và doanh thu chưa thực hiện 676,8 tỉ đồng. Trong đó, các khoản người mua trả trước gồm tiền chuyển quyền sử dụng (CQSD) nhà, đất KDC Chợ Quản Thủ 1,3 tỉ đồng, KDC Lộc An 849 tỉ đồng, KDC Võ Thị Sáu 200 triệu đồng và KDC P. Thống Nhất 60 tỉ đồng. Doanh thu chưa thực hiện bao gồm KH trả trước tiền thuê đất KCN Nhơn Trạch 2 616,1 tỉ đồng, trả trước thuê đất cs GD P.TN 15,5 tỉ đồng và khu chợ Long Thành 44,9 tỉ đồng.

    Trên đây là những doanh nghiệp ghi nhận giá trị "khủng" tiền thuê ứng trước, tuy nhiên, nếu so sánh với doanh thu đạt được năm 2018, Vinaruco đứng đầu với tiền thuê ứng trước từ đối tác cao gấp hơn 46 lần doanh thu. Nhờ lợi thế quỹ đất rộng tại KCN Cộng Hòa (Hải Dương), Vinaruco có 323,9 tỉ đồng doanh thu chưa thực hiện, gấp hơn 46 lần doanh thu năm 2018.

    Trong đó, các khoản do đối tác trả trước để thuê cơ sở hạ tầng tại KCN Cộng Hòa bao gồm Công ty TNHH NICE CERAMIC (126,8 tỉ đồng), Công ty TNHH Điện tử POYUN (HD) Việt Nam (45,2 tỉ đồng), Công ty TNHH hàng tiêu dùng Kim Dương Việt Nam (31,5 tỉ đồng), Công ty TNHH công nghệ DAINTY & GEMMY Việt Nam (45,3 tỉ đồng), Công ty TNHH EASTECH Việt Nam (37,3 tỉ đồng), và Công ty TNHH SUN ACOUSTIC VIMA (37,3 tỉ đồng).

    Bên cạnh đó, các doanh nghiệp "họ Sonadezi" là TCT Sonadezi (Mã: SNZ), Sonadezi Châu Đốc (Mã:SZC) và Sonadezi Long Thành (SZL) cũng thu được khoản tiền cho thuê đất lớn do khách hàng trả trước. Cụ thể, Công ty mẹ Sonadezi thu trước được 31,7 tỉ đồng từ KCN Biên Hòa 1. Sonadezi Châu Đốc thu trước 372,6 tỉ đồng chủ yếu từ đối tác SH Solar Farm Vina. Trong khi đó, Sonadezi Long Thành thu trước 819 tỉ đồng từ KCN Long Thành.

    Không cùng xu hướng với các công ty trên, Kinh Bắc và Long Hậu thu trước từ đối tác khá khiêm tốn, lần lượt ở mức 17,5% và 7,6% so với doanh thu 2018. Đơn cử như Kinh Bắc thu được 437,2 tỉ đồng tiền đặt cọc thuê đất tại KĐT Phúc Ninh, Tràng Duệ và Quang Châu.

    Duy trì lượng tiền mặt "khủng", nhóm KCN trong thế "tiền đẻ ra tiền"
    Hưởng lợi từ việc đối tác ứng trước hàng chục nghìn tỉ đồng tiền thuê đất, các doanh nghiệp phát triển KCN duy trì trạng thái tiền mặt khủng, chủ yếu dưới dạng tiền gửi ngân hàng. Tổng hợp từ Báo cáo tài chính quý I/2019, khoản tiền và tương đương tiền của 9 doanh nghiệp là 9.856,3 tỉ đồng, chiếm 21,9% trong cơ cấu tài sản.

    [​IMG]
    Nguồn: Sơn Tùng tổng hợp

    Tại thời điểm 31/3, Đầu tư Sài Gòn VRG đang "ôm" 4.738,5 tỉ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, chiếm tới 40,8% tổng tài sản. Trong đó bao gồm 646,8 tỉ đồng tiền mặt và 3.780,8 tỉ đồng tiền gửi ngắn hạn. Bên cạnh đó là 52 tỉ đồng tiền gửi dài hạn. Với lượng tiền khủng, doanh nghiệp này ghi nhận lơi nhuận tài chính từ lãi tiền gửi là 17,5 tỉ đồng, đóng góp 20,1% vào tổng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2019.

    Một doanh nghiệp khác cũng ôm hàng nghìn tỉ đồng tiền mặt là Nam Tân Uyên. Với 1.041 tỉ tiền gửi ngắn hạn, Nam Tân Uyên thu về 23,5 tỉ đồng lãi tiền gửi trong quý I, qua đó đóng góp tới 30,6% vào lợi nhuận trước thuế.

    Trong quý đầu năm 2019, với việc có trong két 932 tỉ đồng tiền và tiền gửi, Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 ghi nhận 19,8 tỉ đồng lãi tiền gửi, đóng góp 40,4% vào lợi nhuận trước thuế của công ty.

    Nhóm Sonadezi cũng duy trì trạng thái tiền và tương đương tiền tương tiền so với tổng tài sản tương đối cao. Đơn cử, TCT Sonadezi có tỉ lệ tiền mặt 15,8%, Sonadezi Long Thành (30,5%) và Sonadezi Châu Đức (17,6%). Đáng chú ý, quý I/2019 Sonadezi mẹ thu được 9,9 tỉ đồng lãi tiền gửi, đóng góp tới 55,9% trong cơ cấu lợi nhuận trước thuế.

    Một đơn vị khác cũng ghi nhận tỉ trọng tiền mặt cao trong cơ cấu tài sản là Phát triển Đô thị và KCN Cao su Việt Nam (Vinaruco).Theo đó, doanh nghiệp này hiện có tổng tài sản 633,8 tỉ đồng, trong đó có 2 tỉ đồng tiền mặt, nhưng có đến 234 tỉ đồng tiền gửi ngắn hạn và 43 tỉ đồng tiền gửi dài hạn. Trong kỳ, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính của công ty bị âm hơn 1 tỉ đồng, tuy nhiên nhờ thu được 0,6 tỉ đồng tiền lãi ngân hàng, lợi nhuận trước thuế chỉ còn âm 0,4 tỉ đồng.

    Bên cạnh đó, tính đến cuối quý I, Long Hậu đang duy trì hơn 650 tỉ đồng tiền và tương đương tiền, chiếm 30,3% tổng tài sản. Trong đó, với 614,4 tỉ đồng gửi ngân hàng, Long Hậu thu về hơn 6,3 tỉ đồng tiền lãi, đóng góp 9% vào lợi nhuận trước thuế.

    Nếu như các doanh nghiệp khác cùng ngành luôn "rùng rỉnh" tiền mặt, thì "ông lớn" về KCN tại miền Bắc là Đô thị Kinh Bắc lại có tỉ lệ tiền mặt khá thấp, đạt 3,5%. Việc "khát' tiền mặt, đầu tháng 4/2019, Đô thị Kinh Bắc đã bị HOSE nhắc nhở về việc chậm trả cổ tức cho cổ đông.

    Kỉ lục dòng vốn FDI và tiềm năng của doanh nghiệp có quỹ đất mới
    Khách hàng thuê đất tại các khu công nghiệp một phần là những doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó, những dấu hiệu tăng trưởng về dòng vốn FDI cho thấy tiềm năng tăng trưởng của ngành.

    Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 5 tháng đầu 2019, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 7,3 tỉ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2018.

    Cụ thể, tính đến ngày 20/5/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài đạt 16,74 tỉ USD, tăng 69,1% so với cùng kỳ năm 2018, đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký của 5 tháng trong vòng 4 năm trở lại đây (năm 2016 đạt 10,1 tỷ USD; năm 2017 đạt 12,1 tỷ USD và năm 2018 đạt 9,9 tỷ USD).

    [​IMG]
    Cơ hội cho những doanh nghiệp phát triển quỹ đất mới. Ảnh minh họa. Nguồn: UPJSC

    Theo báo cáo phân tích ngành được Chứng khoán Đại Nam (DNSE) công bố đầu tháng 6, CTCK này đánh giá những yếu tố thuận lợi từ dòng vốn FDI, nhóm KCN của Việt Nam có cơ hội rất lớn để phát triển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành sẽ phải đối mặt với rủi ro về việc quỹ đất để phát triển KCN có hạn. Vì vậy mà các doanh nghiệp đầu ngành, sở hữu quỹ đất lớn ở các tỉnh thành, thành phố trọng điểm sẽ nắm giữ lợi thế lớn hơn so với các doanh nghiệp khác.

    Cũng cùng với quan điểm trên, trong báo cáo phân tích ngành cập nhật đầu tháng 6, Chứng khoán BSC cho rằng ngành Bất động sản Khu công nghiệp có kết quả kinh doanh khả quan trong thời gian tới nhờ vào quỹ đất mới sắp đưa vào hoạt động sẽ bù đắp nguồn cung và nhu cầu thuê đất KCN từ dịch chuyển công xưởng do chiến tranh thương mại.

    Hạch toán doanh thu từng năm của doanh nghiệp phát triển KCN
    Theo thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, doanh nghiệp KCN được chọn một trong hai phương pháp ghi nhận doanh thu cho thuê theo từng năm hoặc một lần.

    Ghi nhận doanh thu từng năm

    Doanh thu từ hoạt động cho thuê được xác định bằng tổng số tiền nhận từ người thuê (trả trước), chia cho số kì nhận trước tiền (tối đa 50 năm). Trên bảng cân đối kế toán xuất hiện khoản mục Doanh thu chưa thực hiện bên phần "Nợ phải trả – Nguồn vốn", tương ứng với đó sẽ là khoản tiền và tương đương tiền lớn ở "Tài sản". Đến cuối kì, một phần doanh thu chưa thực hiện sẽ được kết chuyển vào doanh thu bán hàng tương ứng với số tiền cho thuê của kì đó.

    Ghi nhận doanh thu một lần

    Đây là phương pháp mà doanh nghiệp cho thuê đất KCN nhận tiền về "một cục" khi cho thuê. Toàn bộ số tiền thuê nhận trước của người đi thuê sẽ được Chủ đầu tư hạch toán ghi nhận doanh thu một lần duy nhất. Điều này giúp doanh nghiệp báo cáo doanh thu lớn hơn rất nhiều so với các đơn vị hoạch toán doanh thu từng năm.

    Tuy nhiên, phương pháp này có một số điều kiện như:

    - Bên đi thuê không có quyền hủy ngang hợp đồng thuê và doanh nghiệp cho thuê không có nghĩa vụ phải trả lại số tiền đã nhận trước trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức.

    - Số tiền nhận trước từ việc cho thuê không nhỏ hơn 90% tổng số tiền cho thuê dự kiến thu được theo hợp đồng trong suốt thời hạn cho thuê và bên đi thuê phải thanh toán toàn bộ số tiền thuê trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm khởi đầu thuê tài sản.

    - Hầu như toàn bộ rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê đã chuyển giao cho bên đi thuê;

    - Doanh nghiệp cho thuê phải ước tính được tương đối đầy đủ giá vốn của hoạt động cho thuê.
    --- Gộp bài viết, 18/06/2019, Bài cũ: 18/06/2019 ---
    SNZ là mẹ của D2D, SZC, SZL....., nên phải đọc báo cáo tài chính hợp nhất.
    --- Gộp bài viết, 18/06/2019 ---
    SNZ lại thêm một mớ D2D:
    http://images1.cafef.vn/download/18...-tang-von-co-phan-tu-nguon-von-chu-so-huu.pdf
    --- Gộp bài viết, 18/06/2019 ---
    Hay đọc thằng này:
    http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/2019/SNZ_19Q1_BCTC_HN.pdf
    Tiền: 3.800 tỷ.
    Doanh thu chưa thực hiện: 3.700 tỷ.
    Lợi ích cổ đông công ty mẹ snz= 60%
    taloha thích bài này.
  7. taloha

    taloha Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/11/2009
    Đã được thích:
    598
    1 like cho pác. Quá hay
    Hungckvn65 thích bài này.
  8. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Lưu ý sân bay Long Thành.....nhiều cái hay .... đó là tương lai khu vựa Đong Nai.
  9. minhlongcntt

    minhlongcntt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    577
  10. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    [​IMG]
    D2d, szc, szl là con của thàng snz.

Chia sẻ trang này